THÀNH LẬP THỊ XÃ AN NHƠN (TỈNH BÌNH ĐỊNH)

Theo tin của bạn Hoàng Mẫn,
 Ngày 28/11, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 101/NQ-CP thành lập thị xã An Nhơn và thành lập 5 phường thuộc thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định.
Theo đó, thị xã An Nhơn thuộc tỉnh Bình Định được thành lập trên cơ sở toàn bộ 24.264,36 ha diện tích tự nhiên và 178.817 nhân khẩu của huyện An Nhơn. Đồng thời, thành lập 5 phường thuộc thị xã An Nhơn, gồm:
- Phường Bình Định trên cơ sở toàn bộ 612,27 ha diện tích tự nhiên và 17.408 nhân khẩu của thị trấn Bình Định.
- Phường Nhơn Hưng trên cơ sở toàn bộ 833,42 ha diện tích tự nhiên và 12.386 nhân khẩu của xã Nhơn Hưng.
- Phường Đập Đá trên cơ sở toàn bộ 507,13 ha diện tích đất tự nhiên và 16.785 nhân khẩu của thị trấn Đập Đá.
- Phường Nhơn Thành trên cơ sở toàn bộ 1.269,27 ha diện tích tự nhiên và 15.605 nhân khẩu của xã Nhơn Thành.
- Phường Nhơn Hòa trên cơ sở toàn bộ 2.792,58 ha diện tích tự nhiên và 18.017 nhân khẩu của xã Nhơn Hòa.
Như vậy, sau khi thành lập, thị xã An Nhơn có 15 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 5 phường nêu trên và 10 xã: Nhơn An, Nhơn Phong, Nhơn Hạnh, Nhơn Hậu, Nhơn Mỹ, Nhơn Khánh, Nhơn Phúc, Nhơn Lộc, Nhơn Tân, Nhơn Thọ.
Được biết, tỉnh Bình Định có 11 đơn vị hành chính trực thuộc gồm: Thành phố Quy Nhơn, thị xã An Nhơn và 9 huyện: An Lão, Hoài Ân, Hoài Nhơn, Phù Mỹ, Phù Cát, Vĩnh Thạnh, Vân Canh, Tây Sơn, Tuy Phước.
Quyết định có hiệu lực từ ngày ký ban hành.
******

 Nhân dịp này, Hương Quê Nhà xin chuyển đến các bạn bút ký của Trần Quang Khanh viết trước thềm Đại hội Đảng bộ huyện An Nhơn lần thứ 22, tựa đề: ĐẤT THÀNH LÊN THỊ
"Thị xã An Nhơn", cụm từ này được đọc lên ở ngay thời điểm này vẫn cứ thấy ngờ ngợ, lạ lẫm. Nhưng chắc rằng chỉ sau một năm nữa nó sẽ trở nên quen thuộc và khi ấy An Nhơn sẽ khác, rất khác. Tôi sinh ra và có hộ khẩu thường trú 20 năm đầu đời ở mảnh đất này; 30 năm sau, tháng tháng năm năm vẫn về quê mà không sao cảm nhận hết "sức lớn" của quê mình...
Nếu như người cố đô Tràng An (Hoa Lư - Ninh Bình) có câu ca tự trào: Chẳng thơm cũng thể hoa nhài/ Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An thì người dân An Nhơn cũng tự hào về vùng phát tích văn hóa của mình không kém: Có dở cũng ở Đất Thành/ Phèng la có bể cũng còn cái vành keng keng...Ngày nay, người ta có thể dùng nhiều mỹ từ thay thế tên gọi An Nhơn mà đọc lên ai nghe cũng hiểu được: Đất Vua, Kinh xưa, Bàn Thành, Bình Thành, Đất Thành... Bởi nơi đây từng là đất thánh của của Vương quốc Champa xưa và sau này là kinh đô của Vương triều Tây Sơn. Mảnh đất có thành Đồ Bàn, thành Cha, thành Hoàng Đế, thành Bình Định và từng là nhân chứng của nhiều sự kiện lịch sử, văn hóa lớn của đất nước.


Thâm hậu một nền văn hóa
Tôi "cuồng tín" mảnh đất An Nhơn của mình đến mức chọn một cô vợ cũng đặt tiêu chuẩn có quê quán An Nhơn; rồi sau khi đã định cư ở thành phố Quy Nhơn, dẫu biết vợ sinh khó, phải mổ, tôi vẫn chọn An Nhơn làm nơi sinh cho con đứa con đầu lòng chứ không phải là Bệnh viện đa khoa Bình Định, nơi có dịch vụ sinh tốt gấp nhiều lần!
Tôi có lý do để tự hào về nơi chôn nhau cắt rốn của mình bởi ấy là nơi có lịch sử và một nền văn hóa thâm hậu. Trong 5 thế kỷ (938-1470), An Nhơn là kinh đô Vijaya của Vương quốc Champa; rồi hơn 10 năm (1778-1789), An Nhơn là đế đô của nhà Tây Sơn; từng là lỵ sở của phủ Hoài Nhơn sau là phủ Quy Nhơn của Chúa Nguyễn rồi thành tỉnh lỵ Bình Định (1838-1934) thời nhà Nguyễn. An Nhơn một thời là trung tâm học vấn của tỉnh Bình Định, có Văn miếu, có Trường thi..., nơi sản sinh ra nhiều chí sĩ yêu nước qua các thời đại như Nguyễn Trọng Trì, Võ Duy Dương, Võ Duy Tân, Hồ Sỹ Tạo... Chính vì là Đất Vua, Đất Thành nên người An Nhơn có truyền thống hào hoa, thanh lịch. Và có lẽ thế mà An Nhơn có truyền thống chơi mai, chơi cây kiểng thuộc vào hàng số một của cả nước; là nơi luôn có đông người làm thơ, viết văn. Cả tỉnh Bình Định chỉ có An Nhơn là thành lập được Hội Văn học - Nghệ thuật ở cấp huyện. Cũng có lẽ các bậc tiền bối xưa đã chọn phong thủy An Nhơn để dựng nên "Đất Thành", "Đất Kinh xưa" nên nơi đây thế đất ôn hoà, núi sông hùng vĩ lại không hề hiểm trở, đã hội tụ được khí chất của bốn phương. An Nhơn hiện đã có 7/30 di tích được xếp hạng cấp Quốc gia, đáng kể là thành Hoàng Đế, tháp Cánh Tiên, tháp Phú Lốc, di tích khảo cổ gốm sứ Gò Sành, chùa Thập Tháp.... Một nét văn hóa vượt trội khác của An Nhơn là có nhiều làng nghề truyền thống. Có người đã gọi An Nhơn là "Đất Trăm nghề" cùng với những "Đất Thành", "Đất Kinh xưa". Trong rất nhiều làng nghề ấy có những làng nghề độc đáo, nức tiếng trong cả nước: Làng rượu Bàu Đá, Làng nón Gò Găng, Làng mai Háo Đức, Làng tiện Nhạn Tháp, Làng rèn - đúc Phương Danh,...
An Nhơn có một nền văn hóa thâm hậu bởi nó kết tinh từ sự giao thoa giữa các dân tộc sống trên địa bàn cùng với những làn điệu hát bội, những lễ hội đậm đà bản sắc, những kiến trúc cổ xưa.

Năng động cùng thời cuộc

Tôi còn nhớ như in giai thoại về bài hát "Hát về Nghĩa Bình" của nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn sáng tác từ những năm 80 của thế kỷ trước lan truyền trong văn giới; khi ấy tỉnh Nghĩa Bình còn chưa được chia tách. Bài hát bắt đầu từ "Anh đưa em đi về thăm Sa Huỳnh..." đến An Nhơn nhạc sĩ dành cho đúng 2 câu: "Đất An Nhơn quê hương của lúa/lúa trải dài quanh những xóm nhà...". Nghe câu hát trên giới văn nghệ sĩ ở An Nhơn không mừng mà tỏ ra giận dữ. "Sao lại lúa? Vật chất thế à? Đất An Nhơn là quê hương của thơ, thơ chớ!". Và họ đã toan làm đơn kiện nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn. Nhưng dù sao thì bài hát đã phản ánh đúng thực tế của một thời. Không chỉ phạm vi ở Bình Định mà cả Nghĩa Bình cũ, An Nhơn từng dẫn đầu về cây lúa, nhất là khi hồ Núi Một hoàn thành, giải quyết về căn bản khâu thủy lợi. Bất kể ở vào vị trí chiến lược thuận lợi tới đâu; bất kể có đường sắt, đường hàng không, có Quốc lộ 1, Quốc lộ 19... một khi "nông nghiệp là mặt trận hàng đầu" thì An Nhơn phải đi đầu về cây lúa. Xã Nhơn Khánh được phong Anh hùng Lao động trong bối cảnh ấy, một số cán bộ lãnh đạo huyện cũng trở thành người hùng trong bối cảnh ấy.
Và rồi thời cuộc thay đổi. Chủ trương công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông thôn đưa ra, An Nhơn lại nhanh chóng chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế, xác định phát triển CN-TTCN là nòng cốt. Đồng nghĩa với việc chuyển đổi này là sự ra đời của một loạt các điểm, cụm công nghiệp (CCN). Đi đầu là CCN Gò Đá Trắng (thị trấn Đập Đá) rồi các CCN: Thanh Liêm (Nhơn An), thị trấn Bình Định, Tân Đức (Nhơn Mỹ), Nhơn Hòa... cùng một các cụm CN-TTCN sắp ra đời ở Gò Ổi (Nhơn Lộc), Thắng Công (Nhơn Phúc), Gò Cây Sanh (Nhơn Thọ), Nhơn Phong, Vân Sơn (Nhơn Hậu)... Nhờ thế giá trị sản xuất CN-TTCN củaAn Nhơn những năm gần đây tăng trưởng không ngừng, bình quân trên 10%/năm, chỉ đứng sau TP Quy Nhơn (mục tiêu 5 năm đến tăng trưởng 15-16%/năm! Và trong tương lai không xa thị xã An Nhơn sẽ trở thành trung tâm công nghiệp của tỉnh.
Cùng với sự phát triển CN-TTCN và dịch vụ, tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh chóng. Các khu dân cư: Thanh Niên, Vĩnh Liêm (thị trấn Bình Định); khu đô thị mới Đập Đá, Bả Canh, Khu Bàn Thành... lần lượt mở ra đã tạo nên diện mạo mới cho An Nhơn. 

Trăn trở với quê hương

An Nhơn giờ đây đang ở gần với thời điểm "nâng cấp" tên gọi hơn bao giờ hết. Ông Ngô Thanh Tùng, Phó phòng Quản lý đô thị huyện An Nhơn, cho biết: Đề án thành lập thị xã An Nhơn đang được xúc tiến để Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Mọi thứ sẽ hoàn thành vào trước quý II năm 2011. Mặc dù vậy, An Nhơn vẫn còn nhiều việc phải làm để hoàn thiện theo chuẩn đô thị loại 4. Trong đó cần ưu tiên xây dựng hạ tầng đô thị đồng bộ cho cả khu đô thị cũ và khu ngoại thị; nỗ lực trùng tu và phát huy các di tích; có phương án xây dựng quỹ nhà ở cho người có thu nhập trung bình và thấp; tăng cường nguồn lực cho đầu tư và phát triển tương xứng với yêu cầu phát triển đô thị...
Tôi trở về thăm quê trước ngày Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện An Nhơn lần thứ XXII diễn ra và dùng chung bữa trưa đạm bạc cùng Bí thư Huyện ủy Trần Kim Hùng và Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Trần Châu(*). Cả hai đều là cán bộ cấp tỉnh tăng cường nên đều ở nhà công vụ và góp gạo nấu cơm chung hằng ngày, cuối tuần mới trở về thành phố đoàn tụ gia đình. Anh Trần Kim Hùng, sau gần 3 năm rưỡi về làm Bí thư Huyện ủy đã thôi không tham gia cấp ủy khóa này để trở về tỉnh. Anh chân tình tâm sự: "Trong suốt thời gian công tác ở đây, tôi đã phải tiêu tốn quá nhiều thời gian phục vụ cho công tác thanh tra, kiểm tra, điều tra trên lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai; xây dựng cơ bản và quản lý khai thác tài nguyên... Những sai phạm do công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Thường vụ Huyện ủy, sự quản lý điều hành của UBND huyện và chính quyền ở một số địa phương trước đây đã được xử lý nghiêm túc, đến nơi đến chốn mà kết quả là gần 30 cán bộ bị kỷ luật, có người bị cách chức. Trong tình cảnh ấy, không khí làm việc của các ban, ngành ở huyện có lúc giống như người ốm dậy; một số chương trình, dự án triển khai chậm chạp, trì trệ. Bản thân tôi đã nỗ lực động viên tinh thần đoàn kết, tinh thần vượt qua khó khăn của anh em để hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị...".
Tôi hiểu những nỗi khó khăn, vất vả của anh Trần Kim Hùng và sự tiếp nối sau Đại hội Đảng bộ huyện là anh Trần Châu. Tôi mừng vì Đại hội Đảng bộ huyện An Nhơn lần thứ XXII đã thành công tốt đẹp về nhiều mặt. Và sau đại hội, nhất định sẽ có một sự sắp xếp tổ chức mới, một không khí làm việc mới trong đội ngũ cán bộ để cùng với người dân An Nhơn "tự nâng cấp mình" thành công - dân - thị - xã - An - Nhơn...
Trong mọi tình huống tôi vẫn tin người An Nhơn "Có dở cũng ở Đất Thành..."
T.Q.K                          
(*)Ông Trần Kim Hùng, nay là Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy tỉnh Bình Định, và ông Trần Châu, nay là Bí thư Huyện ủy An Nhơn.

Cùng tác giả:








Read more…

KHUÔN MẶT PHÒNG HỌP (Truyện ngắn Trần Văn Bạn)


Một ngày kia, đang ngồi họp, C. chợt phát hiện đồng nghiệp mình bị biến đổi. Từ những khuôn mặt khác nhau, giờ đây bọn họ có chung một khuôn mặt.
Không vội vàng tiết lộ điều mình phát hiện, C. tiếp tục quan sát và càng ngạc nhiên thấy rằng cái khuôn mặt phòng họp không chỉ đóng khung trong khuôn viên của cơ quan, mà nó đã cùng đồng nghiệp C. vượt ra ngoài cánh cổng cơ quan.
Sự phát hiện của C. có ý nghĩa gì?
Rõ ràng là từ khi phát hiện cái hiện tượng kia, C. không thể giữ lấy nhịp sống bình lặng trước đây của mình: ở C. đã có sự xáo trộn. Giờ đây C. đang phải đối mặt với một cái gì trừu tượng, mơ hồ nhưng có thể cảm nhận được rằng nó khuôn mẫu, xơ cứng và hết sức giả tạo: bọn họ đi lại, nói, cười, chào hỏi, thao tác công việc cứ hệt theo một kiểu trong một khuôn mặt.
C. bộc lộ nỗi bức xúc với vợ.
Vợ C. cũng là viên chức. Nàng có thâm niên hơn 20 năm công tác. Dĩ nhiên, chuyện họp hành, với nàng, gần gũi như cơm ăn áo mặc. Song, nàng chưa bao giờ nhận thấy điều gì tương tự như điều chồng nàng phát hiện. Nhưng một thời gian sau nhìn vẻ mặt thành khẩn của chồng, nàng không thể không quan tâm đến tính chân thực của vấn đề: biết đâu cái tập thể của cơ quan nàng cũng có cái hiện tượng kỳ lạ như tập thể cơ quan chồng nàng?
Thế là nàng bắt đầu quan sát. Nhưng quan sát mãi nàng vẫn không thấy gì. Nàng nói với chồng: "Đừng có nói với em cái chuyện mặt mày của anh nữa. Chẳng có biến đổi biến điếc gì đâu". C. im lặng. Với con người ta, cái trước mắt không phải là cái nhìn thấy, cái trước mắt là cái chỉ để nhìn thấy. Với C., những gì diễn ra ở đồng nghiệp là cái nhìn thấy. Đó là cái vừa thực vừa ảo, vừa xa lạ vừa quen thuộc, vừa mòn cũ, khô cứng vừa mới mẻ, mềm mại. Đó là cái hiện hữu. Đó là cái hiện tồn. Đó là cái có thực. Nhưng có cần chứng minh cho bàn dân thiên hạ biết hiện đang tồn tại trong đời sống một khuôn mặt phòng họp?
Một hôm, C. tiết lộ với một đồng nghiệp cùng phòng về phát hiện của mình.
Đồng nghiệp giễu: C. bị hâm.
C. bảo: "Hãy nhìn. Nhìn để thấy, thấy để biết".
Nhưng chẳng có nhìn, thấy, cảm, biết gì cả. Với đồng nghiệp của C., câu chuyện C. đề cập chỉ là sự thêu dệt cẩu thả của một đầu óc bất bình thường.
Nguy cơ C. bị đưa ra kiểm điểm trước tập thể vì lý do tung tin đồn nhảm là không tránh khỏi.
Quả nhiên, chuyện vỡ lở và sếp tức tốc gọi C. lên "làm rõ vụ việc".
"Tất cả mọi người chỉ có chung một khuôn mặt", C. nói.
"Khuôn mặt nào?".
"Khuôn mặt phòng họp".
"Khái niệm mới mẻ nhỉ?".
"Không phải khái niệm mà nó là một thực thể hiện tồn"
Dĩ nhiên, với sếp, đó là chuyện nhảm nhí. Sếp là người của chủ nghĩa duy vật.
"Cậu biết tôi là người của khoa học, của logic?".
Nhưng với đồng nghiệp của C. chuyện đó chẳng nhảm nhí chút nào.
Đó là sự khiêu khích, là sự bôi bác, xúc phạm nghiêm trọng đến lòng tự trọng cá nhân, vì rằng anh qui chụp tất cả mọi người trong một khuôn mặt chung, nghĩa là anh tước đi cái cá nhân, cái riêng biệt mà vốn nó khẳng định sự tồn tại của từng cá thể. Điều đó còn có thể hiểu: câu chuyện là sự kết luận đầy ác ý về tính a dua, ăn theo nói leo tập thể, sự cố tình đánh mất bản thân của cái tập thể C. đang sống và làm việc. Do đó, người ta nhanh chóng tìm được sự đồng thuận và một cuộc họp toàn thể cơ quan để kiểm điểm, kỷ luật C. đã được tổ chức.
Cuộc họp diễn ra gay gắt và quyết liệt. Và điều bất ngờ đã xảy ra: giữa cuộc họp, đột nhiên C. thấy mình bị biến mất. C. như cảm nhận được sự nghiền nát và tan ra của thân xác mình trong cái khối bầy nhầy, hỗn độn.
Phải đến cuối cuộc họp, C. mới trở lại tồn tại và như người mộng du, C. thừa nhận mọi khuyết điểm của mình.
Cảnh cáo là mức kỷ luật đã được tập thể cân nhắc dành cho C..
Giờ đây, mỗi khi bước vào phòng họp C. thấy mình bị biến mất. Sự biến mất cứ lặp đi lặp lại thành nỗi ám ảnh khiến C. thật sự lo âu, và nỗi lo đó ngày càng dồn ứ trong C. như một nỗi kinh hoàng khi mà nguy cơ bị biến mất vĩnh viễn luôn đe dọa C. và C. không thể tìm kiếm sự chia sẻ. C. thật sự hoang mang.
Dẫu đã nhắc nhở chồng về tính hoang đường của câu chuyện khuôn mặt phòng họp nhưng vợ C. vẫn không thôi quan sát cái tập thể, nơi nàng công tác. Trong cái phi lý bao trùm của câu chuyện, nàng vẫn mang máng thấy hiện diện một chút sự thật. Và tại cuộc họp bình xét thi đua cuối năm của cơ quan, nàng đã thảng thốt nhìn thấy khuôn mặt phòng họp.
Trong bữa cơm tối, nàng thuật lại vụ việc với chồng.
Bất giác, mắt C. và vợ gặp nhau. Một nỗi sợ hãi xuyên qua người khiến bọn họ run lên.
"Em có thấy mình bị biến mất?".
Vợ C. lắc đầu với ánh mắt dò hỏi.
Nhưng một buổi trưa đi làm về, vợ C. hốt hoảng nói: "Em bị biến mất". Buồn bã C. nói: "Anh đã bị biến mất từ lâu". Vợ C. khóc. Đột nhiên, C. giật bắn người: bên trên cái cổ dài, kiêu hãnh của vợ không còn cái khuôn mặt thanh tú với đôi mắt mơ buồn mà đã gắn lên đó khuôn mặt phòng họp của cơ quan C.
Những ngày tiếp theo, đến cơ quan, C. mang theo chiếc gương con của vợ thường dùng để trang điểm. Những lúc rỗi việc C. bí mật ngắm mình trong gương.
Một lần nhìn thấy khuôn mặt phòng họp trong gương, nghĩ là có đồng nghiệp đứng phía sau mình, C. quay đầu lại nhưng chỉ có bức tường vôi trắng đục màu sữa chắn ngang tầm mắt.
C. cay đắng nhận ra rằng mình đã mang khuôn mặt phòng họp.

Trần Văn Bạn 


Read more…

VỀ LẠI NƠI CHIA TAY (Thơ Trần Viết Dũng)


                                                     

Thoáng chốc mười lăm năm gấp sách
Thời gian qua vàng úa cuối trang Kiều
Nơi ta về bóng nắng đổ xiêu
Xưa em đứng phượng hồng cháy gót

Cổng trường vôi vẫy bàn tay Ngọc
Hứa với nhau đừng khóc, buồn cười
Sợ bạn bè biết chuyện riêng tư
Lúc bình giảng bài Kim Kiều Tái Hợp

Thoáng chốc mười lăm năm xa lớp
Bao gió sương đè nặng hai vai
Hiện tại này từng được gọi tương lai
Học trò giỏi chắc gì nên danh phận

Thoáng chốc mười lăm năm lận đận
Ta miên man mỏi miệng khúc Hồ Trường
Treo lưng chừng giọng hát tang thương
Bước phiêu lãng hôm nay về lại

Trường cũ hồn nhiên áo dài con gái
Cúi xuống sân nhặt hoa đỏ tình đầu
Mười lăm năm em lưu lạc về đâu?
Trần Viết Dũng


Read more…

BỜ VAI ( Thơ Trần Dzạ Lữ )



                   Anh có bờ vai chung thủy
                      Sao em không dựa vào đi?
                   Thời gian trôi nhanh nhẩu thế
                   Thương đi kẻo hết xuân thì…
                   Bờ vai như bài cổ thi
                   Là nơi yên bình muôn thuở
                   Nghiêng dần một phương trời nhớ
                   Tựa vào thơ mộng đêm ni !

                   Anh hứa sẽ không làm gì
                   Khi ghé vào nhau lặng lẽ
                   Chỉ một mùa yêu nhá khẻ
                   Đôi hồn đã chạm trăng khuya…

                   Bờ vai anh luôn đi về
                   Chực chờ tay ai vuốt nhẹ
                        Tóc em - sông dài là thế
                     Cột tình vào cõi mê mê !

                   Anh hứa sẽ không làm gì
                   Vì em  ngoan như mèo ướt
                   Ngủ đi, lông mi dài thượt
                   Mắt nhìn xiêu đổ sơn khê !

                   Bờ vai anh đây là quê
                        Em về ấm êm mà tựa
                      Ngàn năm vẫn còn  chong cửa
                        Đợi người cách mấy sơn khê…

                         Trần Dzạ Lữ
                       ( Sài Gòn tháng  11 năm 2011 )

Cùng tác giả T.D.L
Bờ vai
Khi em về xứ Nẫu
Anh sẽ đưa em về
Lời trần tình tháng giêng
                     



                    
                  
                    
                   
Read more…

MỘT CHÚT NẮNG XUÂN (Truyện ngắn Nguyễn Quang Quân )


 
1.
Làm cái nghề bán quán, tất nhiên tôi phải tiếp khách và làm quen với nhiều người. Thú thật, ở cái thị trấn nhỏ bé này, quán của tôi hơi sang một chút. Tất nhiên khi mở quán, người ta phải nhắm vào đối tượng phục vụ của mình. Chả là, có lần tình cờ trong câu chuyện ở nhà người quen, tôi nghe một vị lãnh đạo chủ chốt của huyện than là ở đây không có quán nào cho ra hồn để huyện tiếp khách, cho nên khi rời khỏi biên chế nhà nước tôi bàn với gia đình mở một quán ăn thật ngon để thu hút đối tượng khách là các cơ quan trong huyện, các nhà thầu, những nhà kinh doanh - nói chung là những người cần đãi đằng, ăn uống giao tiếp. Vì thế, tuy sinh sau đẻ muộn, quán của tôi hơn năm qua đã thật sự thu hút đối tượng khách này, khiến cho - ở một mức độ nào đó, các quán phải ganh tị. Nhưng điều đó có gì đáng nói, nó trở thành qui luật của cuộc sống: mạnh được yếu thua! Nói thế, chứ làm cái nghề này có sung sướng lắm đâu. Ngoài chuyện đổ mồ hôi ra mà phục vụ, chiều khách còn hơn chiều cha, còn phải lo đi đòi nợ. Đi nhiều lần, nỉ non rả miệng cho người ta trả nợ ! Trong sổ nợ của tôi, con số nợ luôn vượt trên năm triệu. Nhưng thôi, đó đâu phải là điều tôi muốn nói ở đây, vì không khéo các vị khách quen rời xa, tôi hết đường làm ăn. Chuyện tôi muốn nói là về một người khách lạ.....
2.
Đó là một buổi chiều mùa hạ, có cơn mưa đột xuất. Lạ thật, trời đang rất xanh, bỗng nhiên tối lại vì những đám mây đen lũ lượt kéo về. Một làn khí lạnh thổi qua, cơn mưa ập đến bất chợt như một lần rủi may trong đời. Thích thật, không khí mát dịu hẳn đi. Lúc ấy tôi ngồi ở quầy, thiu thiu muốn ngủ, vì quán đang  vắng khách. Nhưng rồi có tiếng xe dừng trước cửa. Cơn mưa hình như đã dứt, chỉ còn vài giọt nhỏ rơi tí tách đâu đây, bầu trời bắt đầu trong sáng lại. Một người trung niên ăn mặc giản dị, trang nhã, đang rời xe, thong thả bước vào quán.
Anh khẽ gật đầu chào tôi, rồi đến ngồi ở chiếc bàn gần quầy, hướng mặt ra đường. Anh lấy khăn lau mặt, phủi những giọt mưa đang còn lấm tấm trên tóc. Anh móc gói thuốc 555 đặt lên bàn và bật quẹt châm thuốc. Tôi nhanh chóng đánh giá: đây là một khách sang! Và nhanh nhẹn đến bên anh, mỉm cười hỏi:
- Anh dùng chi ạ?
- Cô cho mấy lon bia. À có mực khô không cô? Cô lấy cho một con nhé!
Tôi cho người phục vụ mang đến các thứ anh cần và trở lại quầy.
Anh tay cầm thuốc, tay bật nắp lon bia trông rất điệu nghệ và uống luôn mấy hơi, thở ra sảng khoái. Xong vừa nhắm mực, vừa thong thả hút thuốc. Trong khói thuốc mơ màng, anh như đang nhớ lại, nghĩ đến một điều gì. Cứ thế, anh ăn uống khoan thai trong vẻ trầm ngâm suy nghĩ. Tôi chưa lần nào bắt gặp một khuôn mặt như thế tại quán này. Khách của tôi, họ thường ăn uống xô bồ và qua vài tuần bia rượu, đã bắt đầu nói năng ầm ĩ. Không ai đi một mình như anh. Khách quen của tôi đi từng nhóm, một người đãi và nhiều người được đãi. Họ tha hồ ăn, tha hồ kêu, hình như ai cũng vui vẻ vì cùng có lợi. Và khoản tiền họ trả thì nhiều lắm, đôi khi cả triệu, không biết lấy từ túi cá nhân hay quĩ nhà nước, nhưng thường là ký sổ, để rồi các kế toán hay thủ quĩ cơ quan mà tôi nhẵn mặt, mang đến trả. Vị khách này không thế, anh ngồi một mình trầm ngâm, như đang uống nỗi cô đơn của mình !
Một nhóm năm, sáu người khách quen đã đến. Họ đi về góc bàn phía trong để bắt đầu một bữa lai rai thường nhật.
Thời gian qua đi, bàn trong đó bắt đầu ầm ĩ và vị khách lạ cũng đã uống hết ba lon Heineken, anh kêu thêm mấy lon khác. Bỗng cô bé An bán vé số đi vào. An đi thẳng vào bàn trong, nơi ngự trị một nhà thầu và năm vị cán bộ quen thuộc. An gặp may. Có một vị đề xuất và ông nhà thầu đã lấy sáu xấp vé số cặp 10, để biếu cái may mắn khó có cho năm người. An trở ra, đến bên người trung niên, mời mua vé số. Anh nhìn cô bé, có vẻ thảng thốt, rồi mỉm cười chỉ chiếc ghế bên cạnh :
- Cháu ngồi xuống đây với chú đi !
An vẫn đứng, cười bẽn lẽn, mời mọc :
- Cháu không dám, mời chú mua giúp cháu vài tấm !
Anh mỉm cười thân mật :
- Được rồi ! Cứ ngồi xuống đi đã ! Cháu ăn uống gì một chút nhé !
An có vẻ lúng túng khó xử, nhìn tôi như cầu cứu. Tôi cười, nói giúp cháu :
- Anh mua hộ cháu ít tấm vé số đi ! Cháu còn đi nơi khác bán.
- À, tôi sẽ mua ! Mời chị lại đây uống nước với tôi và cháu cho vui !
Tôi từ chối, nhưng rồi anh nài nỉ nhiều lần và An cũng có vẻ mong thế, nên tôi miễn cưỡng chiều ý. Thấy An đã ngồi và tôi cũng đến, anh có vẻ vui lắm, nhờ tôi lấy thêm đĩa thịt bò, bánh mì và vài lon Coca. Anh nhìn An, cười hỏi :
- Cháu còn bao nhiêu vé ?
An tính toán : "30 vé ạ!"
Anh nhìn giá vé và bảo :
- Vậy tất cả sáu mươi ngàn đồng phải không ?
Anh móc túi lấy tiền trả :
- Thế là cháu yên tâm về chuyện vé số rồi nhé !
An đưa cả xấp vé, anh xua tay không nhận, bảo : "Cháu cứ để đó !", rồi mời chúng tôi ăn uống. Tôi thì nhấm nháp qua loa vài hớp Coca, và cùng anh nài ép An ăn. Anh nhấm qua, nhấp ngụm bia, đốt thuốc và hỏi chuyện An :
- Cháu bán vé số thế này, ngày kiếm được bao nhiêu ?
- Dạ cũng được mười lăm, hai chục ngàn !
- Ít thế à ?
- Dạ, thế mà cũng bằng lương của má cháu đấy !
- Má cháu làm gì ?
- Má cháu làm công nhân.
- Sao cháu không đi học ?
- Dạ, cháu vẫn học đấy chứ! Vừa học, vừa bán vé số, vì gia đình khó khăn quá !
Anh vừa hỏi, vừa chăm chú nhìn khuôn mặt xinh xắn của cháu, khiến cô bé e thẹn cúi mặt xuống. Hồi lâu , anh đột ngột hỏi :
- Trông cháu rất giống một người quen của chú. Có phải cháu là con cô Hằng không?
An ngạc nhiên hẳn ra, cháu mạnh dạn nhìn người khách, hỏi lại :
- Sao chú biết má cháu ?
Anh mừng rỡ, chộp vào cánh tay nhỏ bé của An, kêu lên :
- Thế là đúng rồi ! Má cháu tên là Lê thị Hằng phải không? Có thật thế không?
Tôi đáp thay An :
- Đúng đấy anh ạ ! Cháu An là con của chị Hằng . Chị ấy cũng là bạn của tôi, tuy rằng lớn tuổi hơn tôi nhiều!
Bây giờ, giữa chúng tôi đã hình thành một mối quan hệ quen biết, không khí thân mật hẳn ra. Anh kể cho chúng tôi biết : Anh vừa ở nước ngoài về thăm gia đình. Trước đây gia đình Hằng cũng ở thành phố, gần bên nhà anh. Anh với Hằng học cùng lớp ở trung học, lại là bạn cùng xóm, nên hai người khá thân nhau. Anh về, hỏi thăm mãi mới biết Hằng lập gia đình ở thị trấn này.
Anh nói với An :
- Chiều nay chú lên đây là để thăm gia đình cháu. Chú hỏi thăm mãi mới tìm được nhà, nhưng cửa đóng, chẳng có ai ở nhà cả. May mà gặp cháu ở đây!
- Dạ, ba cháu đau nặng, má cháu vừa đưa ba đi bệnh viện. Còn đứa em ở nhà, chắc nó chạy chơi đâu đó bên hàng xóm. Chốc nữa cháu về, cơm nước xong, đến thay, má cháu mới về được !
Nói xong, cháu đứng dậy, xin phép ra về. Anh vội vàng ấn vai An bảo ngồi xuống. Suy nghĩ một chút, anh bảo :
- Thế này nhé, cháu thưa lại với má, có chú Bá đến thăm, nhưng không gặp má. Bây giờ thì muộn rồi, chú phải về lại Qui nhơn. Ngày mai, chú đã đi rồi ! Chú có chút quà gởi má để săn sóc ba và sắm sửa chút ít cho các cháu.
Nói xong, anh móc túi lấy một bao thư đựng tiền khá dày, đặt trước mặt An và lấy cọc vé số chồng lên, nói thêm :
- Có ít tiền và xấp vé số này, chú gửi biếu má và các cháu. Chúc ba cháu mau lành bệnh, mong cháu gặp may mắn. Biết đâu trong xấp vé số này lại có vé trúng ? Cháu chuyên đi bán cái may mắn cho người, hôm nay cứ giữ lại cho mình, thử xem ! Cháu thưa lại giúp, chú gửi lời thăm hỏi tất cả nhé !
Tôi và An nhìn nhau, sững người. An giẫy nẩy lên, không dám nhận. Nhưng anh đã nhanh tay bỏ tất cả vào chiếc xách nhỏ cháu vẫn mang bên mình, đựng tiền và vé số. Tôi cũng phải nói thêm mấy câu, cháu mới chịu nhận và nói lời cảm ơn. Khi cháu rời bàn, anh ấy vẫn còn căn dặn : phải cẩn thận, không bán nữa, đi ngay về nhà, kẻo mất mát tiền bạc. Tôi biết số tiền có thể không lớn, nhưng sẽ giúp gia đình Hằng rất nhiều trong lúc khó khăn này. Chồng nằm bệnh viện, chi phí tốn kém, Hằng đã phải vay mượn ít nhiều nơi tôi.
Hình như các ông bàn bên kia nãy giờ có để ý lắng nghe câu chuyện của chúng tôi. Thấy khách bắt đầu vào nhiều, tôi dượm đứng lên, xin phép đi làm việc, thì vị chủ thầu ở bàn bên kia bước đến bên cạnh người khách, giọng điệu chuếnh choáng hơi men :
- Này anh bạn Việt kiều, mời anh sang uống với chúng tôi ly bia.
Anh vội vàng từ chối :
- Xin cảm ơn các anh, tôi đã uống nhiều rồi !
- Các ông thì tiền nhiều rồi, nhưng đây là chúng tôi mời. Tôi là dân thường đây, nhưng không nghèo đâu, đủ sức mời anh uống thả dàn, bao nhiêu cũng có, chẳng sao cả ! Nào, xin mời anh !
Tuy bị lôi kéo, nhưng anh vẫn nhũn nhặn từ chối một cách dứt khoát.
Tôi xin lỗi đứng dậy đi tiếp bàn khách mới đến, phân phối người phục vụ, rồi đến quầy làm việc. Hồi lâu thấy anh vẫn ngồi đó, khui tiếp lon bia cuối cùng, tôi đến bên anh, ân cần hỏi :
- Anh có cần dùng thêm gì nữa không ?
- Thôi đủ rồi ! Nhưng cô có thể ngồi thêm với tôi một chút nữa không?
Tôi ngồi xuống chỗ cũ, uống nốt chút Coca còn lại. Anh nói, giọng nhỏ hẳn đi:
- Chiều nay tôi buồn lắm, cô ạ ! Gia đình Hằng có vẻ khổ quá. Ngày xưa cô ấy xinh và học giỏi nhất lớp đấy ! Gia đình cũng khá lắm chứ ! Cô ấy hơn tôi đủ thứ....
Qua câu chuyện, tôi thấy hình như mối quan hệ giữa anh và Hằng ngày trước, không đơn thuần chỉ là tình bạn. Anh có vẻ không muốn đi sâu vào chuyện này. Và tôi cũng không tiện hỏi nhiều. Cuối cùng khi hỏi tôi về gia đình, biết tôi vẫn còn độc thân, anh có vẻ ngạc nhiên, nhưng ánh mắt hiện rõ nét vui. Anh hỏi tên và địa chỉ của tôi. Tôi cười cười. Anh bảo: Sẽ viết thư về thăm Hằng, thăm Lan... Khi anh vừa nổ máy phóng xe đi, mấy vị khách bàn kia cất tiếng :
- Mấy cha Việt kiều đi đâu cũng rút tiền ra....Xênh xang áo gấm về quê mà!
- Có ông cũng kẹo bỏ mẹ ! Về nước còn trốn cả người thân, vì sợ hao tiền!
Nghe các vị bình phẩm, tôi chỉ thấy buồn cười và thầm nghĩ : Sao lại nói thế ? Dù sao, anh ta cũng bíết cách xài tiền của mình!....Dù sao, anh cũng vừa giúp một người bạn nghèo !...
3.
Thư từ Cali.
Lan thân mến,
... Thế là mình đã quen nhau. Cũng chỉ là một sự tình cờ. Thực ra hôm đó, tôi không bận lăm, cũng còn vài ngày rảnh.....nhưng tôi nghĩ, cũng chẳng ở lại để gặp Hằng làm gì. Hôm đó tôi chỉ muốn đi tìm, để hỏi thăm và biết qua cảnh sống của cô ấy - cho yên lòng. Bạn bè ngày trước, còn lại có bao nhiêu đâu. Mỗi người bây giờ đều có một gia đình riêng, một hoàn cảnh riêng để sống. Cô ấy đã có một gia đình đầm ấm, đôi khi gặp lại là một sự khuấy động không cần thiết. Ngày xưa Hằng vô tư lắm, còn tôi đã kịp nói gì đâu ! Vừa học xong trung học, tôi đã theo bạn bè ra đi. Cũng chẳng phản bội ai, từ bỏ cái gì, chỉ là đi tìm một cuộc sống khá hơn, gia đình tôi vốn nghèo mà !
...Ở đây, mùa này rất buồn. Nói chung, cảnh vật buồn vui theo lòng người. Lần gặp nhau buổi ấy, tôi chưa nói với Lan chuyện này. Ở đây, tôi đã từng có một cô vợ Mỹ chính cống. Cô ấy cũng đẹp, học cùng lớp với tôi ở đại học, giúp đỡ tôi khá nhiều trong những ngày đầu nơi đất khách quê người, nhưng rồi cũng rời tôi sau mấy năm chung sống. Vừa rồi tôi về nước, là để từ bỏ một nỗi đau buồn, tìm lại một nguồn vui. Quả nhiên, quê hương bao giờ cũng là những cây trái ngọt ngào, nguồn an ủi vô tận, có khả năng xoá đi mọi đau buồn của người xa xứ. Nhưng vui đó rồi lại buồn ngay. Tôi lại ra đi, mà lòng muốn khóc. Quê hương với bao kỷ niệm, bao hình ảnh đã hằn sâu trong ký ức, trở thành những gì máu thịt của mình. Những ngày này đây, tôi nhớ quê quá chừng! Và trong nỗi nhớ, hình ảnh những người thân quen cứ hiện ra rõ mồn một. Nói thế, tức là có Lan, người con gái tôi đã quen trong buổi chiều tình cờ ấy. Có thể, tôi đã gặp nhiều người, nhưng đọng lại trong tâm hồn thì ít, có chăng chỉ một, hai. Lan có là người đó không ? - Không nói được, đúng ra chưa dám nói, như ngày đó tôi chưa dám nói với Hằng, mà đã ra đi.
...Đất nước mình bây giờ thay đổi rất nhiều. Chính sách mở cửa đúng đắn sẽ giúp ta thoát nghèo. Xin tiết lộ với Lan : Kỳ về nước vừa rồi, tôi kết hợp nghiên cứu thị trường, xác định khả năng đầu tư. Vài tháng nữa, tôi sẽ về nước làm thủ tục mở một công ty. Được sống và làm ăn trên đất nước mình, sung sướng biết bao ! Ngày ấy, tôi có được gặp lại Lan không nhỉ ?....


4.
Tôi đã đọc lại thư anh ấy nhiều lần. Ba má tôi thấy tôi nhận thư từ Mỹ gửi về, có hỏi chuyện tôi, tôi đã thành thật kể lại tất cả như trên và đưa cả thư cho ba má tôi xem. Có gì mà phải giấu giếm !
Bây giờ là cuối đông, trời lạnh và mưa nhiều. Có lúc tôi bắt gặp mình thẫn thờ nghĩ đến mùa xuân và thầm hỏi : Anh có là một chút nắng xuân không, anh bạn?
10. 2005

Read more…

CÁCH NHẬP COMMENT TRÊN HƯƠNG QUÊ NHÀ

Đầu tiên, nhấp chuột vào ô Nhập nhận xét của bạn rồi viết comment. Viết xong, nhấp chuột vào ô Tài khoản Google. Sau đó nhấp chuột vào Tên/URL thì sẽ hiện ra 2 ô. Ô phía trên, ghi Họ và tên của bạn. Ô phía dưới, ghi dòng chữ:huongquenha.com

Cuối cùng, nhấp chuột vào ô Tiếp tục và nhấp chuột tiếp vào ô Xuất bản là xong. (Nếu bạn đã có sẵn Tài khoản Google, thì sau khi viết comment, chỉ cần nhấp chuột vào ô Xuất bản là thành công)

Số lượt xem tháng trước


-------------------------------------------------------------------------


TÁC GIẢ & TÁC PHẨM
* TÁC GIẢ & TÁC PHẨM * TÁC GIẢ & TÁC PHẨM * TÁC GIẢ & TÁC PHẨM * TÁC GIẢ & TÁC PHẨM---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ái Nhân (21) Ambrose Bierce (1) ẢNH (58) Anh Ngọc (1) Anh Nguyên (1) Anh Phong (4) Anh Phương (9) âm nhạc (2) âm thanh (1) Ân Thiên (1) Bạch Diệp (5) Bách Mỵ (2) BÀN TRÒN VĂN NGHỆ (87) Bảo Hồ (1) Bảo Lâm (1) Bảo Ninh (2) Bé Hải Dân (1) Bích Ái (3) Bích Lê (4) Bích Ngọc (1) Bích Vân (2) Bình Địa Mộc (3) Bình Nguyên (1) Bình Nguyên Trang (2) binh pháp (1) Bình Tâm (1) Bobby Nam Giang (3) Bùi Anh Sắc (1) Bùi Công Thuấn (1) Bùi Danh Hải Phong (1) Bùi Đức Ánh (66) Bùi Hoài Vân (5) Bùi Huyền Tương (2) Bùi Hữu Phước (1) Bùi Nguyên Bằng (25) Bùi Nhựa (4) Bùi Văn Bồng (5) Bùi Việt Thắng (2) BÚT KÝ (17) Ca Dao (2) Cao Duy Thảo (1) Cao Kim Quy (1) Cao Thị Thu Hà (3) Cao Thọ Thêm (2) Cao Thoại Châu (1) Cao Thu Hà (1) Cao Trọng Quế (1) Cao Văn Tam (5) Cát Du (7) Catherine Mansfield (1) Cẩm Lệ (4) Cẩm Tú Cầu (1) Chàng Cát (1) Chánh Đức (1) CHÀO XUÂN 2014 (1) CHÂN DUNG VĂN NGHỆ SĨ (2) Châu Đoàn (1) Châu Quang Phước (1) Châu Thạch (9) Châu Thường Vinh (1) Chí Anh (1) Chính Đức (1) chủ (1) CHỦ BIÊN (136) Chu Giang Phong (1) Chu Lai (2) Chu Ngạn Thư (10) Chu Trầm Nguyên Minh (16) Chu Vương Miện (1) Chúa Sơn Lâm (1) Cỏ Dại (7) covid 19 (1) Công Nguyễn (1) Cơ Xương (1) Cúc Dương (1) Cuộc thi văn chương (1) CỬA SỔ VĂN HÓA (6) Dạ Ngân (1) Dã Phong Bình (2) Dã Phương (1) Dạ Thảo (2) Dạ Thy (1) Diệp Linh (18) Diệp Uy (1) Dino Buzzati (3) DỌC ĐƯỜNG (29) Du Tử Lê (1) Dung Thị Vân (28) Duy Bằng (1) Duy Phạm (3) Dương Diệu Minh (1) Dương Đăng Huệ (1) Dương Hải Yến (2) Dương Hằng (7) Dương Kim Nhi (4) Dương Kim Thoa (1) Dương Phương Vinh (1) Dương Thành Thái (3) Dương Thị Yến Trinh (2) Dương Xuân Triều (6) Dzạ Lữ Kiều (6) Đàm Lan (17) đạo đức (2) Đào Hiền (2) Đào Hữu Thức (2) Đào Khương (2) Đào Minh Hiệp (2) Đào Phạm Thuỳ Trang (82) Đào Quang Bắc (1) Đào Quý Thạnh (1) Đào Thanh Hoà (14) Đào Thị Quý Thanh (1) Đào Thị Thu Hiền (3) Đào Văn Đạt (31) Đào Viết Bửu (7) Đặng Châu Long (1) Đặng Diệu Thoa (1) Đăng Đăng (1) Đăng Huỳnh (1) Đặng Quốc Khánh (8) Đặng Quý Địch (3) Đặng Tấn Tới (2) Đặng Thị Hoa (2) Đặng Thị Xuân (1) Đăng Trình (1) Đặng Tường Vy (3) Đặng Văn Sử (1) Đặng Việt Trinh (1) Đặng Xuân Xuyến (9) ĐIỂM BÁO (2) Điêu Thuyền (1) Đinh Lốc (2) Đình Thậm (1) Đinh Vương Khanh (4) Đoàn Khương Duy (1) Đoàn Thị Minh Hiệp (4) Đoàn Tuyết Thu (1) Đoản văn (1) ĐỌC SÁCH (23) Đỗ Chiến Thắng (6) Đỗ Duy Hoàng (15) Đỗ Hồng Ngọc (5) Đỗ KIm Dung (1) Đỗ Phu (1) Đỗ Quyên (2) Đỗ Tâm Linh (1) Đỗ Tấn Đạt (2) Đỗ Thị Kim Hải (2) Đỗ Trúc Hàn (1) Đỗ Văn Tiến (1) Đỗ Xuân Phương (1) Đức Linh (1) Đức Tiên (3) Elena Pucillo Truong (6) gan jing world (1) Ghi chép (2) Giang Đình (8) Giang Hiền Sơn (6) Giáo dục (1) Guy de Maupassant (1) Hà Đoàn (2) Hạ Ly (1) Hà Nguyên (2) Hà Nhữ Uyên (2) Hà Phi Phượng (1) Hạ Thi (3) Hà Thị Thu Hằng (1) Hà Tùng Sơn (1) Hải Điểu (1) Hải Miên (3) Hải Phong (2) Hải Thăng (1) Hải Thuỵ (6) Hải Yến (2) Hàm Sơn (1) Hàn Dã Thảo (2) Hàn Du Tử (17) Hàn Hữu Yên (1) Hàn Lâm (1) Hãn Nguyên Nguyễn Nhã (1) Hàn Nguyệt (1) Hàn Phong Vũ (19) Hàn Tín (1) Hạng Vũ (1) Hậu Cốc Ngang (1) Hậu Đậu (1) Hiếu Dũng (1) Hoa Hướng Dương (1) Hoa Mai (2) Hoa Tím Buồn (4) Hoa Tuyết (2) Hoà Văn (10) Hoa Xuyến Chi (1) Hoài Huyền Thanh (53) Hoan Giang (1) Hoàng Anh (6) Hoàng Anh 79 (26) Hoàng Chẩm (53) Hoàng Chẫm (1) Hoàng Đình Quang (2) Hoàng Giao (4) Hoàng Hạ Miên (6) Hoàng Hữu (1) Hoàng Khánh Duy (5) Hoàng Kim (1) Hoàng Kim Chi (1) Hoàng Kim Oanh (2) Hoàng Linh (6) Hoàng Long (2) Hoàng Lộc (8) Hoàng Mẫn (1) Hoàng Minh Tường (2) Hoàng Nghĩa Lược (1) Hoàng Ngọc Xuân (4) Hoàng Nguyên (1) Hoàng Phủ Ngọc Tường (1) Hoàng Thảo Chi (1) Hoàng Thị Nhã (8) Hoàng Thị Thu Thủy (2) Hoàng Trang (1) Hoàng Trần (1) Hoàng Trọng Quý (9) Hoàng Trọng thắng (1) Hoàng Tuấn Sơn (1) Hoàng Tuyên (2) Hoàng Vũ Thuật (1) Hoàng Xuân Hiến (1) Hoàng Xuân Niên (1) Hồ Bích Ngọc (4) Hồ Bích Vân (2) Hồ Đắc Thiếu Anh (1) Hồ Hải (2) Hồ Lê Diêm (1) Hồ Nam (1) Hồ Ngọc Diệp (1) Hồ Nhật Quang (1) Hồ Sĩ Duy (1) Hồ Thanh Ngân (10) Hồ Thế Hà (2) Hồ Thế Phất (3) Hồ Thế Sinh (1) Hồ Tĩnh Tâm (1) Hồ Tịnh Thuỷ (21) Hồ Vũ Khánh Linh (1) Hồ Xuân Thu (3) Hội Nhà văn TP. HCM (1) Hồng Hạnh (3) Hồng Liễu (1) Hồng Phúc (8) Hồng Tâm (10) Huệ Triệu (3) HUMICHI (5) Huy Nguyên (15) Huy Vọng (17) Huy Vũ (1) Huyết Kiệt (1) Huỳnh Dạ Thảo (1) Huỳnh Gia (18) Huỳnh Kim Bửu (1) Huỳnh Minh Lệ (2) Huỳnh Ngọc Nga (1) Huỳnh Ngọc Phước (29) Huỳnh Như Phương (1) Huỳnh Thanh Lan (1) Huỳnh Thị Quỳnh Nga (1) Huỳnh Thúy Thúy (1) Huỳnh Văn Diệu (1) Huỳnh Văn Mỹ (1) Huỳnh Văn Yên (1) Huỳnh Xuân Sơn (3) Hương Đêm (1) Hương Đình (4) Hương Quê Nhà (1) Hương Văn (6) Hửu Thỉnh (1) Irina Polianxkaia (1) James Dylan (4) James Joyce (1) Jeffrey Thai (9) Jerry Thu Trà (7) Kai Hoàng (1) Kate Chopin (1) Kha Tiệm Ly (4) Khả Xuân (1) Khán Võ (2) Khảo Mai (1) khoa học (1) Khổng Trường Chiến (3) Khổng Vĩnh Nguyên (1) KỊCH BẢN (1) Kiên Giang (1) Kiến Giang (12) Kiều Huệ (1) Kim Chuông (4) Kim Dung (2) Kim Ngoan (15) Kim Quyên (1) Kim Sơn Giang (22) Kim Tiết (9) Kim Yến (1) Kỳ Nam (2) Ký sự (14) Lã Bố (1) La Hán (1) La Mai Thi Gia (1) Lạc Thảo (1) Lại Ngọc Thư (1) Lam Giang (3) Lan Anh (1) Lan Phương (1) Lan Thanh (1) Lãng Du (6) Lâm Bích Thuỷ (8) Lâm Cẩm Ái (3) Lâm Hạ (11) Lâm Huy Nhuận (1) Lâm Trúc (30) Lâm Xuân Vi (1) Lâu Văn Mua (1) Lê Ân (5) Lê Bá Duy (9) Lê Đình Danh (79) Lê Đức Hoàng Vân (1) Lê Đức Lang (13) Lê Giang Trần (1) Lệ Hằng (3) Lê Hoài Lương (4) Lê Hoàng (2) Lê Hứa Huyền Trân (39) Lê Khánh Luận (1) Lê Minh Chánh (1) Lê Minh Dung (2) Lê Minh Hải (2) Lê Minh Vũ (3) Lê Ngân (3) Lê Ngọc Phái (1) Lê Ngọc Trác (1) Lê Ngũ Nam Phong (11) Lê Nhựt Triết (8) Lê Phương Châu (30) Lê Quang Trạng (23) Lê Sa Long (2) Lê Thanh Hùng (34) Lê Thanh My (8) Lê Thấu (1) Lê Thị Cẩm Tú (6) Lê Thị Hồng Thắm (1) Lê Thị Kim (1) Lê Thị Ngọc Lệ (1) Lê Thị Ngọc Nữ (32) Lê Thị Thu Hiền (1) Lê Thị Xuyên (13) Lê Thiếu Nhơn (15) Lê Thống Nhất (6) Lê Thụy Phương (2) Lê Tiến Dũng (1) Lê Tiến Mợi (6) Lê Trọng Nghĩa (3) Lê Trung Hiếu (1) Lê Tuân (4) Lê Uyên (1) Lê Văn Hiếu (12) Lê Văn Ngăn (3) Lê Vi Thuỷ (1) Lê Vinh (4) Lê Xuân Tiến (1) Lindsay Polak (1) Linh Lan (7) Linh Lan (Quảng Nam) (8) Linh Phương (3) Linh Thy (2) Long Khánh (4) Long Vương (1) luân hồi (1) Lữ Hồng (3) Lư Nhất Vũ (1) Lương Cẩm Quyên (1) Lương Duyên Thắng (3) Lương Đình Khoa (1) Lương Sơn (27) Lưu Ly (6) Lưu Quang Minh (15) Lưu Thành Tựu (1) Lưu Thị Mười (2) Lưu Xuân Cảnh (2) Lý Khánh Vinh (15) Lý Thành Long (1) Lý Thời Miễn (1) M.T.N.H (7) Mã Nhị Lan (1) Mạc Minh (2) Mạc Tố Hồng (1) Mạc Tường (2) Mai Đức Trung (6) Mai Hạnh (1) Mai Kiệm (1) Mai Loan (12) Mai Nhật (2) Mai Thanh (1) Mai Thị Vân (1) Mai Thìn (3) Mai Tuyết (37) Mang Viên Long (63) Marie Hải Miên (4) Mẫu Đơn (1) Mèo Con (1) Mi Thu (1) Miên Đức Thắng (2) Miên Linh (1) Minh Châu (2) Minh Đan (Lọ Lem Đất Võ) (6) Minh Nguyên (15) Minh Nguyễn (3) Minh Nguyệt (15) Minh Nguyệt (NT) (1) Minh Nhân Tông (1) Minh Vy (25) Mỗi tháng một tác giả và một bài thơ hay (2) Mộng Cầm (8) Mộng Nam (1) Mùa Xanh (3) Mưa (1) Mường Mán (1) MỸ THUẬT (6) My Tiên (1) Mỹ Vân (1) Nam Art (2) Nam Cao (1) Nam Thi (17) Năm Bửu (1) Nấm Độc (1) NCCGL (4) Ngàn Thương (33) Ngày Đẹp Tươi (1) nghệ thuật. (1) nghiên cứu (1) Ngọc Bút (8) Ngọc Diệp (35) Ngọc Thịnh (1) Ngô Càn Chiểu (1) Ngô Cự Chính (2) Ngô Diệp (6) Ngô Đình Hải (7) Ngô Hồng Nhung (1) Ngô Liêm Khoan (1) Ngô Minh Trãi (3) Ngô Nguyên Ngiễm (1) Ngô Thị Hoà (1) Ngô Thị Ngọc Diệp (10) Ngô Thuý Nga (30) Ngô Thúy Nga (16) Ngô Thy Học (7) Ngô Văn Cư (51) Ngô Văn Giảng (11) Ngô Văn Khanh (17) Ngô Viết Hòa (1) Nguyễn (1) Nguyễn An Bình (70) Nguyễn An Đình (4) Nguyễn Ánh 9 (1) Nguyễn Bá Nhân (1) Nguyễn Bích Sao Linh (1) Nguyễn Bình (1) Nguyễn Bính Hồng Cầu (2) Nguyên Cẩn (26) Nguyễn Châu (2) Nguyễn Chinh (4) Nguyễn Công Thụ (2) Nguyễn Công Tùng Chinh (1) Nguyễn Cử Tú Quỳnh (2) Nguyên Diệp (1) Nguyễn Dũng (1) Nguyễn Duy Khương (6) Nguyễn Duy Phương (1) Nguyễn Duy Thịnh (3) Nguyễn Đại Duẩn (2) Nguyễn Đặng Mừng (3) Nguyễn Đăng Thanh (20) Nguyễn Đăng Trình (4) Nguyễn Đình Bảng (1) Nguyễn Đình Trọng (1) Nguyễn Đoan Tuyết (25) Nguyễn Đồng Bội Thảo (1) Nguyễn Đức Chính (5) Nguyễn Đức Cơ (1) Nguyễn Đức Mậu (2) Nguyễn Đức Minh (6) Nguyễn Đức Minh Hùng (10) Nguyễn Đức Nhân (1) Nguyễn Đức Phú Thọ (25) Nguyễn Đức Quyền (4) Nguyễn Đức Tấn (6) Nguyễn Đức Tình (4) Nguyễn Gia Long (1) Nguyên Hạ (11) Nguyễn Hải Thảo (2) Nguyễn Hậu (2) Nguyễn Hiếu (8) Nguyễn Hiếu Học (2) Nguyễn Hòa Hiệp (2) Nguyễn Hoài Ân (1) Nguyễn Hoàng Thức (2) Nguyễn Hồng Diệu (1) Nguyễn Huệ (3) Nguyên Hùng (1) Nguyễn Huy (3) Nguyễn Huy (HD) (1) Nguyễn Huy Khôi (1) Nguyễn Huỳnh (1) Nguyễn Hữu Minh (1) Nguyễn Hữu Phú (1) Nguyễn Hữu Quý (2) Nguyễn Hữu Thuần (4) Nguyễn Hữu Trung (2) Nguyễn Khiêm (1) Nguyễn Khoa Đăng (51) Nguyễn Kiều Lam (2) Nguyễn Kiều Phương (3) Nguyễn Kim Hương (7) Nguyễn Kim Thịnh (1) Nguyễn Lam (2) Nguyễn Lương Vỵ (4) Nguyên Minh (1) Nguyễn Minh Dũng (46) Nguyễn Minh Hoà (1) Nguyễn Minh Khiêm (1) Nguyễn Minh Nguyệt (1) Nguyễn Minh Phúc (47) Nguyễn Minh Quang (5) Nguyễn Minh Thuận (9) Nguyễn Minh Toàn (1) Nguyễn Mỳ (1) Nguyễn Mỹ Nữ (3) Nguyễn Nga (14) Nguyễn Nghiêm (3) Nguyễn Ngọc Dũng (1) Nguyễn Ngọc Đặng (1) Nguyễn Ngọc Hà (4) Nguyễn Ngọc Hưng (6) Nguyễn Ngọc Thơ (31) Nguyễn Ngọc Tư (5) Nguyễn Nguy Anh (21) Nguyễn Nguyên Phượng (69) Nguyễn Nhật Hùng (4) Nguyễn Như Tuấn (14) Nguyễn Phin (23) Nguyên Phong (1) Nguyễn Phú Yên (8) Nguyễn Phượng (2) Nguyễn Phương Dung (2) Nguyễn Quang Quân (8) Nguyễn Quang Tâm (2) Nguyễn Quang Tuấn (1) Nguyễn Quân (2) Nguyễn Quốc Ái (1) Nguyễn Quốc Bảo (1) Nguyễn Quốc Đông (1) Nguyễn Quy (2) Nguyên Tâm (1) Nguyễn Tấn Thuyên (3) Nguyễn Thái An (3) Nguyễn Thái Dương (6) Nguyễn Thái Huy (35) Nguyễn Thành Công (48) Nguyễn Thành Giang (22) Nguyễn Thanh Hải (1) Nguyễn Thanh Huyền (8) Nguyễn Thanh Mừng (1) Nguyễn Thánh Ngã (1) Nguyễn Thành Nhân (18) Nguyễn Thanh Tuấn (7) Nguyễn Thanh Xuân (2) Nguyễn Thế Kiên (1) Nguyễn Thế Kỷ (1) Nguyễn Thị Ánh Huỳnh (2) Nguyễn Thị Bích Phượng (2) Nguyễn Thị Cẩm Thuỳ (3) Nguyễn Thị Chi (2) Nguyễn Thị Diệu Hiền (3) Nguyễn Thị Hải (1) Nguyễn Thị Hằng (6) Nguyễn Thị Hậu (1) Nguyễn Thị Hồng Đào (10) Nguyễn Thị Huệ (1) Nguyễn Thị Kim Huệ (2) Nguyễn Thị Mây (127) Nguyễn Thị Ngọc Hải (1) Nguyễn Thị Ngọc Sen (2) Nguyễn Thị Như Tâm (3) Nguyễn Thị Phụng (27) Nguyễn Thị Thanh Bình (6) Nguyễn Thị Thành Nhân (1) Nguyễn Thị Thanh Toàn (1) Nguyễn Thị Thanh Xuân (1) Nguyễn Thị Thu Ba (23) Nguyễn Thị Thu Hiền (1) Nguyễn Thị Thu Hoài (1) Nguyễn Thị Thu Thuý (3) Nguyễn Thị Thùy Linh (3) Nguyễn Thị Tiết (3) Nguyễn Thị Tuyết (1) Nguyễn Thị Việt Hà (39) Nguyễn Thị Xuân Hương (14) Nguyễn Thu Hằng (1) Nguyễn Thủy (4) Nguyễn Thúy Ngân (13) Nguyễn Thuý Quỳnh (2) Nguyễn Thường Kham (3) Nguyễn Thượng Trí (2) Nguyễn Tiến Đường (8) Nguyễn Trần (1) Nguyễn Trí Tài (40) Nguyễn Trọng Luân (2) Nguyễn Trung (1) Nguyễn Trung Nguyên (1) Nguyễn Tuyển (4) Nguyễn Văn Ân (68) Nguyễn Văn Bút (6) Nguyễn Văn Công (2) Nguyễn Văn Cường (CCK) (4) Nguyễn Văn Hiến (5) Nguyễn Văn Hoà (5) Nguyễn Văn Hòa (1) Nguyễn Văn Học (53) Nguyễn Văn Ngọc (1) Nguyễn Văn Thanh (1) Nguyễn Văn Thành (1) Nguyễn Văn Thảo (17) Nguyễn Văn Toan (1) Nguyên Vi (1) Nguyễn Việt Hà (2) Nguyễn Vinh (1) Nguyễn Vĩnh Bình (3) Nguyễn Xuân Cảm (3) Nguyễn Xuân Dương (1) Nguyễn Xuân Khánh (1) Nguyễn Xuân Thuỷ (1) Nguyễn Xuân Thủy (1) Nguyễn Xuân Tư (3) Nguyệt Linh (5) Nguyệt Quế (1) Ngưng Thu (44) Nhã Ngọc (1) Nhã Thiên (7) nhà Thương (1) Nhân Hậu (2) NHÂN VẬT (1) Nhật Nguyệt Xuân Hương (1) Nhật Quang (17) Nhất Sinh (1) Nhật Vũ (1) Nhi Hạ (1) NHỚ THUỞ ẤU THƠ (37) Như Hoài (4) NHỮNG ÁNG VĂN HAY VỀ LÀNG QUÊ VIỆT NAM (7) NHỮNG NGƯỜI BẠN ĐÂT THỦ (6) NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN HQN (5) Nông Quốc Lập (2) NP phan (1) Nửa Đời hư (1) NỬA THÁNG MỘT TÁC GIẢ VÀ MỘT BÀI THƠ HAY (38) nước (1) O. Henry (1) P.N. Thường Đoan (1) Pearl (1) Phạm Ánh (33) Phạm Anh Xuân (3) Phạm Bá Nhơn (2) Phạm Cao Hoàng (1) Phạm Đình Nghi (1) Phạm Hổ (1) Phạm Hữu Hoàng (20) Phạm Kiều Hưng (1) Phạm Lâm (1) Phạm Lê Tường Vi (1) Phạm Minh Dũng (14) Phạm Minh Hiền (9) Phạm Minh Thuận (10) Phạm Mỹ (1) Phạm Ngân (3) Phạm Như Vân (1) Phạm Phan Hòa (1) Phạm Phương Lan (1) Phạm Quỳnh An (1) Phạm Thái Ba (4) Phạm Thị Hải Dương (9) Phạm Thị Liên (1) Phạm Thị Mỹ Liên (30) Phạm Thị Phương Thảo (3) Phạm Thuý (6) Phạm Trần Ái Linh (4) Phạm Trung Tín (2) Phạm Tuấn Vũ (29) Phạm Tử Văn (21) Phạm Văn Phương (16) Phạm Văn Thạnh (1) Phạm Vũ (1) Phan Anh (12) Phan Cung Việt (1) Phan Đức Nam (1) Phan Hoài Thương (1) Phan Hoàng (2) Phan Huỳnh Điểu (1) Phan Hữu Lý (1) Phan Khanh (2) Phan Mai Thư Nhã (6) Phan Nam (20) Phan Quỳnh Như (1) Phan Sửu (1) Phan Tấn Lược (6) Phan Thanh Cương (2) Phan Thị Huỳnh Trang (2) Phan Tiên Phát (1) Phan Tình (1) Phan Trang Hy (25) Phan Văn Bình (1) Phan Văn Thạnh (1) Phan Văn Thuần (3) Phan Vĩnh (1) phần 1 (1) phần 2 (1) phần 3 (1) phần 4 (1) Phiêu Vân (1) Phong Dương (2) Phong Điệp (1) Phỏng vấn (7) Phú Ngọc (1) Phú Quang (3) Phú Xuân (8) Phùng Gia Lộc (1) Phùng Hiếu (10) Phùng Hiệu (1) Phùng Hoàng Chương (1) Phùng Phương Quý (7) Phùng Văn Khai (1) Phước Vũ (1) Phương Phương (10) Phương Uy (5) Quan Thế Âm (1) Quảng Ngọc (1) Quảng Ngôn Lê Ngữ (1) Quang Thám (1) Quang Tuấn Dũng (9) Quốc Hùng (2) Quốc Tuyên (1) quy luật dịch (1) Quỳnh Lệ (1) Quỳnh Nga (16) Quỳnh Trâm (1) Rason Helmandollar (1) Raymond Carver (1) Raymond Thư (1) Rêu (Cao Hoàng Từ Đoan) (13) SÁCH BẠN VĂN (71) SARAH HALL (1) SINH NHẬT (1) Song Ninh (11) Sông Hương (11) Sông Lam (1) Sông Song (8) Sơn Tịnh (2) Sơn Trần (15) Sruthi Thekkiam (1) T.T.Hiếu Thảo (22) Tạ Nghi Lễ (1) Tạ Thị Hoa (14) Tam quốc diễn nghĩa (4) TẢN VĂN (230) TẠP BÚT (612) Tạp chí Văn Mới (1) TẠP CHÍ VN BÌNH DƯƠNG (11) Tashi Dawa (1) Tâm Lãng (1) Tâm Nhiên (2) Tấn Hòa (1) Tần Khánh (4) TẬP SAN ÁO TRẮNG (39) Tập san Văn học nghệ thuật Hương Quê Nhà (1) Tây bá hầu Cơ Phát (1) Tây Du Ký (1) Tây Sơn bi hùng truyện (2) Thạch Anh (2) Thạch Cầu (1) Thạch Đà (7) Thạch Lam (1) Thạch Sene (5) Thái An Khánh (2) Thái Hoà (1) Thanh Bình Nguyên (27) Thành Dũng (1) Thanh Hải (1) Thanh Huyền (2) Thanh Lương (2) Thanh Minh (4) Thanh Phong (1) Thanh Sơn (1) Thanh Thảo (3) Thanh Trắc Nguyễn Văn (42) Thanh Tùng (7) Thành Văn (3) Thạnh Văn (1) Thanh Xuân (2) Thảo Nguyễn (1) Thâm Tâm (1) Thần Y (1) Thi Ngọc Lan (1) Thiên Ân (1) Thiên Di (5) Thiên Sơn (1) Thiên Thần Áo Trắng (7) Thiên Tôn (10) Thiên Trần (1) Thiệp chúc mừng năm mới (4) Thiệp chúc Tết (3) Thiệp mừng (3) Thông báo (1) Thơ (3139) Thơ Lê Nhựt Triết (1) THƠ MỜI HOẠ (7) THƠ PHỔ NHẠC (100) Thời sự Văn nghệ (6) Thu Dung (3) Thu Hằng (1) Thu Hiền (1) Thu Hoài (1) Thu Nga (1) Thuận Thảo (8) Thuận Yến (1) Thục Minh (7) Thuỳ Anh (13) Thuỵ Du (1) Thụy Du (3) Thuỳ Dương (1) Thùy Dương (1) Thủy Điền (1) Thuỳ Nhân (1) Thư cảm ơn (1) Thư ngỏ (1) THƯ NGỎ CỦA HQN (2) Thư tin (285) THƯ VIỆN TÁC GIẢ (1) Tiểu luận (4) Tiểu Mục Đồng (1) Tiểu Nguyệt (5) Tiểu thuyết (107) Tiêu Tương (1) Tin buồn (2) TIN VĂN (2) Tịnh Bình (19) Tịnh Minh Tiến (2) Tô Hồng Phương (1) Tô Kiều Ngân (1) Tố Mai (1) Tô Minh Yến (21) Tôn Nữ Hỷ Khương (2) Tôn Thất Út (2) Tôn Tư Mạc (1) Tống Ngọc Hân (1) Tống Xuân Tám (1) Trà Bình (4) TRABATHA (1) Trác Phi (1) Trang Linh (1) Trang Lộc (1) Trang Thơ Chào Xuân Mậu Tuất 2018 (1) TRANG THƠ CHỦ NHẬT (519) Trang Thơ Đón Xuân Đinh Dậu 2017 (1) TRANG THƠ ĐƯỜNG LUẬT (16) Tranh ảnh (3) Trầm Mặc (4) Trần Anh Dũng (1) Trần Bảo Định (4) Trần Băng Khuê (1) Trần Biên Thùy (1) Trần Dần (1) Trần Duy Đức (17) Trần Dzạ Lữ (4) Trần Định (1) Trần Đình Sử (2) Trần Đoàn Luận (1) Trần Đức ÁI (2) Trần Đức Hiển (1) Trần Đức Tín (1) Trần Hà Nam (4) Trần Hoàng Vy (2) Trần Hồng Vân (5) Trần Huiền Ân (2) Trần Huy Minh Phương (2) Trần Hữu Du (1) Trần Hữu Hội (17) Trần Kim Đức (5) Trần Kim Loan (2) Trần Kim Quy (1) Trần Lê Sơn Ý (2) Trần Linh Chi (1) Trần Long Thạch (1) Trần Lưu (1) Trần Mai Hường (11) Trần Mạnh Hảo (1) Trần Minh Nguyệt (16) Trần Năm (1) Trần Ngọc Hồ Trường (4) Trần Ngọc Mỹ (11) Trần Nguyên Hạnh (6) Trần Nhã My (2) Trần Như Luận (3) Trần Nhương (1) Trần Phù Nam (1) Trần Quang Dũng (4) Trần Quang Khanh (12) Trần Quang Lộc (1) Trần Quang Ngân (10) Trần Quốc Tiến (8) Trần Quốc Toàn (1) Trần Quốc Việt (1) Trần Tâm (7) Trần Thái Hưng (5) Trần Thanh Hải (3) Trần Thành Nghĩa (1) Trần Thế Nhân (13) Trần Thị Bích Thu (1) Trần Thi Ca (9) Trần Thị Cổ Tích (2) Trần Thị Huệ (1) Trần Thị Huyền Trang (3) Trần Thị Ngọc Hồng (1) Trần Thị Thanh (5) Trần Thị Thắng (1) Trần Thị Thương Thương (4) Trần Thị Trúc Hạ (1) Trần Thị Uyên (7) Trần Thiện (3) Trần Thiện Tuấn (1) Trần Thoại Nguyên (2) Trần Thuận (7) Trần Thúy Lành (6) Trần Thuỳ Trang (1) Trần Thư (1) Trần Thương Nhiều (1) Trần Trọng Hưng (2) Trần Trọng Tân (1) Trần Trọng Vũ (2) Trần Tuấn Anh (2) Trần Tuấn Thanh (10) Trần Vạn Giã (2) Trần Văn Bạn (16) Trần Văn Nhân (5) Trần Văn Thiên (1) Trần Việt (1) Trần Viết Dũng (11) Trần Võ Thành Văn (24) Triết học (2) Triều Âm (2) Triều Châu (1) Triều La Vỹ (2) Triệu Lam Châu (1) Triệu Từ Truyền (30) Trịnh Bửu Hoài (106) Trịnh Duy Sơn (2) Trịnh Hoài Linh (5) Trịnh Huy (4) Trịnh Thuỳ Mỹ (1) Trịnh Tuyên (1) Trịnh Viết Hiền (1) Trịnh Viết Hiệp (1) Trịnh Yến (2) Trọng Mật (2) trụ vương (1) Trúc Giang (4) Trúc Lập (1) Trúc Linh Lan (2) Trúc Thanh Tâm (12) Trúc Thuyên (3) trung quốc (1) Trung Trung Đỉnh (1) Trung Y (1) Truong Nguyen (1) Truyện dài (10) TRUYỆN DỊCH (15) Truyện ký (2) TRUYỆN NGẮN (1173) TRUYỆN VỪA (14) Trương Công Tưởng (16) Trương Diễm Phiến (1) Trương Đình Phượng (8) Trương Đình Tuấn (3) Trương Hồng Phúc (14) Trương Huỳnh Như Trân (2) Trương Lan Anh (1) Trương Nam Chi (5) Trương Thanh Cường (2) Trường Thắng (65) Trương Thị Thanh Tâm (22) Trương Thị Thúy (2) Trường Thịnh (6) Trương Tri (2) Trương Văn Dân (21) Trương Viết Hùng (1) TTM (1) Tuấn Nguyễn (7) Tuấn Quỳnh (3) Tuệ Mỹ (1) Tuti (2) Tuỳ bút (2) TÙY BÚT (120) Tuyết Nhung (1) Tuyết Vân (1) tứ đại mỹ nhân (1) Tường Vi (1) TX (1) Út Lãng Tử (1) Uyên Khuê (2) Uyên Minh (1) Uyển Phan (1) Vạn Lộc (1) Vành Khuyên (1) Văn (2469) Văn Công Mỹ (2) văn hóa truyền thống (5) Văn học nước ngoài (11) Văn Lưu (1) Văn Nguyên (1) Văn Nguyên Lương (7) Văn Nhược Ba (1) Văn Thạnh (2) Văn Thành Lê (1) Văn Thắng (23) Văn Trọng Hùng (1) Vân Đồn (3) Vân Giang (12) Vân Khanh (2) Vân Phi (32) Vân Tùng (2) Vi Ánh Ngọc (2) Vi Quốc Hiệp (1) Victor Remizov (1) VIDEO CLIP (2) Viễn Trình (25) Việt Quỳnh (1) Việt Trang (1) Việt Trương (1) Vĩnh Sơn (7) Vĩnh Thông (43) Vĩnh Tuy (21) Võ Bá Cường (1) Võ Chân Cửu (17) Võ Chí Nhất (3) Võ Công Liêm (1) Võ Diệu Thanh (18) Võ Dõng (1) Võ Đông Điền (4) Võ Hà (1) Võ Hạnh (2) Võ Mỹ Cát (1) Võ Ngọc Thọ (4) Võ Như Văn (3) Võ Thị Nga (13) Võ Thị Thu Thủy (1) Võ Thuỵ Như Phương (15) Võ Văn Hoa (1) Võ Văn Luyến (1) Võ Xuân Phương (3) Vũ Bình Lục (1) vũ đạo (1) Vũ Đình Huy (9) Vũ Đình Liên (1) Vũ Đình Minh (1) Vũ Đình Nguyệt (2) Vũ Đình Thung (2) Vũ Đức Trọng (1) Vũ Hạ (1) Vũ Hạnh (3) Vũ Hùng (2) Vũ Miên Thảo (5) Vũ Thành An (1) Vũ Thị Huyền Trang (115) Vũ Thụy Khuê (8) Vũ Trọng Quang (1) Vũ Trọng Tâm (2) Vũ Trọng Thanh (1) Vương Doãn (1) Vương Hạnh (1) Vương Hoài Uyên (4) Vương Tâm (3) Xanh Nguyên (4) Xuân Đài (1) Xuân Phong (6) Xuân Phương (1) Xuân Tiến (20) Ý Thu (3) Yên Kha (7) Ziken (2)
-------------------------------------------------------------------------
+ 817 TÁC GIẢ CÓ BÀI ĐĂNG TRÊN HƯƠNG QUÊ NHÀ
-------------------------------------------------------------------------