HƯƠNG MÙI GIÀ CHIỀU TẤT NIÊN - Tạp bút Tường Vi

Hương mùi già chiều tất niên

Đã qua rồi cái tuổi háo hức đón Tết vì có bộ quần áo mới, được ăn bánh chưng hay chắt bóp từng đồng mừng tuổi, song ở lứa tuổi nào Tết cũng thiêng liêng bởi nó chứa đựng những giá trị tâm linh cao cả. Với tôi, Tết chỉ thực sự đến khi ngoài vườn những luống rau mùi bắt đầu trổ bông, cho ra những nụ vàng li ti, tỏa hương thơm ngát khắp nhà.
Như đã thành lệ, năm nào cũng vậy dù bận bịu với việc gói bánh, sắm sửa thực phẩm hay dọn nhà đón Tết thì mẹ cũng không quên chuẩn bị nồi nước mùi già cho cả nhà tắm trước giao thừa. Trước đây, khi cả gia đình còn sống ở quê thì từ đầu đông mẹ đã xới một khoảng đất tầm ô chiếu bên trái nhà gieo mùi vừa làm rau ăn và cũng là để mùi kịp “già” đúng Tết.
Lên thành phố, thói quen của mẹ vẫn không thay đổi. Từ 23 tháng Chạp ra chợ sắm đồ chuẩn bị cúng ông Công, ông Táo mẹ đã “ngó nghiêng” xem có bán mùi già hay chưa. Gần đến Tết hơn, xen lẫn với số thực phẩm mẹ mang từ chợ về thế nào cũng có bó mùi già cành lá xanh đậm, khắp thân “chi chít” những trái mùi tí xíu. Mẹ về tới cửa hương thơm đã bay ngào ngạt.
Hương mùi già chiều tất niên
Ngày cuối năm, bận rộn đủ đường, song tối 30 mẹ không quên chuẩn bị một nồi nước lá mùi thật lớn pha nước tắm cho cả nhà. Mẹ nói, nước mùi già sẽ “tẩy” hết mệt mỏi, vướng bận và lo toan. Tắm lá mùi chính là “nghi thức” tầy trần đón năm mới theo cách nói của mẹ. Hương mùi già lưu lại rất lâu, ba ngày Tết khắp nhà tôi vẫn thơm thoang thoảng hương mùi. Chính bởi thế, trong k‎ý‎ ức của tôi cứ khi nào thấy phảng phất mụi hương ấy là thấy Tết.
Tắm nước mùi già mỗi dịp đón năm mới không chỉ là tục lệ của riêng mẹ mà cả làng nhà nào cũng thế. Từ 30 Tết, từ nhà ra ngõ nơi đâu cũng thơm nức hương mùi. Bọn trẻ chúng tôi cả ngày có lăn lộn xem bố gói bánh chưng, thập thò cửa bếp hít hà món ăn mẹ chuẩn bị đón Tết hay lê la hết nhà nọ về nhà kia để khoe Tết nhà đứa nào to hơn thì tối đến cũng không quên về nhanh để tắm nước lá mùi chuẩn bị đón giao thừa.
Lớn lên tôi càng thấy tục lệ đó mai một dần. Dường như cuộc sống bận rộn, đủ đầy các loại sữa tắm, nước hoa thơm đã khiến người ta bỏ đi tập tục tắm lá mùi vốn đã lách cách. Dù vậy, với nhà tôi tập tục đó vẫn không hề thay đổi trong suốt mấy chục năm. Mỗi dịp Tết đến, Xuân về ngoài việc tấp nập chuẩn bị nhà cửa, thực phẩm thì đun nước mùi già cho cả nhà đã trở thành niềm vui của mẹ. Hơn thế nữa, hương mùi già đã đi vào tiềm thức của anh em tôi, gắn liền với Tết cổ truyền dân tộc mà suốt cuộc đời này dù sống ở đâu chắc chắn nó sẽ không bị mai một.
Tường Vi
Read more…

LỤC BÁT TẶNG BÀ – Thơ Lệ Hằng



Bao năm bà đã đi xa
Thu về cháu vẫn nhớ bà, bà ơi!
Ai đong được nỗi đầy vơi
Bà đi, mang cả một trời tuổi thơ
.
Nhớ bà, hoa tóc bạc phơ
Ngâm nga Chinh Phụ họa thơ  lẩy Kiều
Lưng bà còng, dáng liêu xiêu
Tựa vào bóng nắng buổi chiều chang chang
.
Mỗi năm hè đến thu sang
Cháu lên một tuổi bà càng già thêm
Nhớ trầu cánh phượng bà têm
Giọng cười móm mém bên thềm võng đưa
.
Lời ru mang cả buổi trưa
Vào trong cái mát cơn mưa ngoài đồng  
Tay bà lấy gió rạng đông
Quạt ru cháu ngủ giấc nồng tuổi thơ
.
Mầm xanh lớn từ giấc mơ
Ươm trong cổ tích câu thơ ngọt ngào
Cánh cò trắng muốt liệng chao
Trên đồng lúa chín cào cào rong chơi
.
Con cóc đi kiện ông Trời
Cây tre trăm đốt, chuyện đời Trương Chi
Sọ Dừa lều chõng đi thi
Tấm thì hiếu thảo, Cám thì điêu ngoa
.
Nhớ bà, cây bưởi trổ hoa
Con ong quên lối đường xa chẳng màng
Gió buồn dệt chút nắng vàng
Con bươm bướm trắng lang thang góc vườn
.
Theo bà lên phố hương xa
Bưởi na ổi mít, vườn nhà thảo thơm 
Gạo quê bà nấu niêu cơm
Thoảng hương lúa mới rạ rơm đồng làng
.
Chim khôn kêu tiếng rảnh rang
Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe(*)
Xoan đào nhuộm thắm khăn the
 Trầu cau quấn quýt chở che vuông tròn
.
Một đời tần tảo héo hon  
Ruột đau một khúc mất còn chiến tranh
Đầu bạc ngóng mái đầu xanh 
Lá vàng hiu hắt mong manh trước đèn
 .
Bà tôi khăn vấn răng đen
Gánh gồng xuôi ngược bon chen với đời
Chẳng bao giờ chịu nghỉ ngơi
Cho con cháu cả một trời yêu thương
.
Bao năm bà đã đi xa
Những điều bà dạy nếp nhà còn nguyên
Thời gian dệt nỗi nhớ-quên
Mầm bà ủ vẫn lớn lên mỗi ngày
Lệ Hằng

Read more…

HOANG TƯỞNG – Truyện ngắn Phạm Hữu Hoàng


 

 Quán về khuya thưa khách, tôi ghé vào chọn một bàn trống bên cửa sổ. Cô tiếp viên tiến lại :
    - Anh dùng gì?
    - Một ly cà phê đen.
    Cô tiếp viên đi khuất sau quầy bán. Tôi đổi lại tư thế ngồi thoải mái. Mấy đêm nay, vào giờ này, tôi thường tới đây thư giãn ít phút. Tổng biên tập phân công tôi đến thị trấn Bình Giảng viết về vụ tiêu cực xảy ra tại công ty xây dựng X. Công việc hết sức căng thẳng. Ngày đi thu thập tư liệu, đêm cắm cúi viết. Tôi thích đến cái quán nhỏ này. Cảnh bài trí thật đơn sơ, vài chậu cây cảnh, mấy bóng đèn màu dịu dàng… Nhưng hấp dẫn với tôi ở chỗ những bài hát trữ tình từ giàn âm thanh tương đối tốt. Đây là những bài tôi yêu thích nhất hồi còn học trường cao đẳng sư phạm, quãng đời đáng nhớ của tôi. Bởi vậy, nhân một lần có việc đi ngang qua, tiếng nhạc dìu dịu ấy đã kéo tôi vào quán.
    - Sao ngồi một mình thế này?
    Tiếng phụ nữ nói rất gần. Một thiếu phụ tự nhiên kéo ghế ngồi trước mặt tôi. Cách ăn mặt kín đáo và nụ cười đôn hậu đã làm cảm giác bực bội vì sợ quấy rầy đường đột nhanh chóng tan biến. Người phụ nữ tôi đã thấy loáng thoáng mấy lần khi đến quán ấy.
 - Hình như cô là chủ quán? Tôi hỏi. Thiếu phụ gật đầu rồi lại cười:
    Ngỡ ngàng, tôi nhìn kỹ, ngờ ngợ… Nụ cười… Đôi mắt… Nét đẹp chưa tàn phai trên gương mặt qua tuổi xuân thì. Có thể nhầm lẫn được chăng? Tôi kêu lên.
    - Cẩm Chi ! Có phải là Cẩm Chi không? - Đàn ông mau quên thật, nhưng rất mừng anh vẫn còn nhận ra.
    - Cẩm Chi mở quán ở đây lúc nào? Đã ổn định cuộc sống ở thành phố rồi mà.    
    Lời tôi nói như vô tình chạm vào nỗi niềm thầm kín trong lòng. Cô lắc đầu, dáng vẻ ngao ngán:
    - Biết nói thế nào cho anh hiểu đây ! Số em lận đận thế nào ấy.
    Tôi và Cẩm Chi cùng học chung một lớp ở trường cao đẳng. Cách đây chừng hơn mười năm, vừa tốt nghiệp ra trường, chưa lên bục giảng, Cẩm Chi đã lên xe hoa với tay trưởng phòng văn hóa huyện. Đó là người đàn ông lịch lãm, hơn cô mười tuổi, kinh tế khá giả. Người chồng của Cẩm Chi chuyển công tác về tỉnh. Cô theo chồng về thành phố. Từ đó, tôi bặt tin cô…
    - Anh hiện sống thế nào? Em để ý thấy mấy đêm rồi, anh cứ đến quán ngồi một mình?
    Cẩm Chi nhìn tôi dò hỏi. Tôi nói về mình, dạy học vài năm, nhờ năng khiếu viết lách và được người quen giới thiệu chuyển về công tác ở tờ báo tỉnh.
   - Chỉ có tuổi đời ngày một nhiều thôi. - Tôi đùa.
    Cẩm Chi cười gượng gạo:
   - Bây giờ em mới thấm thía cảnh sống một mình. Cuộc sống có bao giờ luôn theo ý mình mong muốn đâu. Tôi hiểu. Hồi đó, Cẩm Chi là hoa khôi khoa văn. Tôi quen thân với cô vì cùng trong đội văn nghệ trường.Tôi chơi đàn ghi ta. Còn Cẩm Chi vừa là người dẫn chương trình vừa là thành viên đội múa. Một lần, đội văn nghệ chuẩn bị tiết mục hội diễn chào mừng Cách mạng Tháng Mười Nga, tôi và Cẩm Chi múa đôi bài tình ca trên sông Von-ga. Đến đêm công diễn, dù không xa lạ với ánh đèn sân khấu, tôi vẫn hồi hộp khi cùng Cẩm Chi bước ra sàn diễn. Tôi dìu cô bước theo điệu nhạc. Động tác múa của Cẩm Chi thật mềm mại, uyển chuyển. Thỉnh thoảng, Cẩm Chi ngước nhìn tôi với ánh mắt say đắm nồng nàn. Tôi như chơi vơi trong sóng mắt đắm đuối ấy. Loang láng trước mắt tôi dòng sông, cánh đồng, hoàng hôn… cả một thế giới huyền ảo, quyến rũ từ những giai điệu mượt mà và hương thơm thoang thoảng của cơ thể cô đang áp sát vào tôi. Bài múa kết thúc rồi, tôi vẫn còn luyến tiếc nhưng không muốn mất đi những giây phút kỳ diệu trong đời… Sau đêm hội diễn ấy, tôi trở thành con người khác hẳn. Thấp thỏm, hy vọng, lo âu, nghĩ ngợi mông lung… Ánh mắt của Cẩm Chi đêm đó đã dày vò tôi suốt năm học cuối cùng ở trường cao đẳng. Thế nhưng, tôi không thể thổ lộ với Cẩm Chi vì thái độ cô đối với tôi vẫn vui vẻ, thân mật, hòa nhã, không có biểu hiện gì khác lạ. Tốt nghiệp xong, chúng tôi cùng nhận quyết định phân công về huyện miền núi. Cẩm Chi trả quyết định. Cô về nhà ở thị trấn Bình Giảng. Lúc tôi thu xếp đồ đạc đến nơi công tác thì nhận được thiếp mời đám cưới của Cẩm Chi. Tôi đến dự. Trong trang phục cô dâu lộng lẫy, gương mặt Cẩm Chi rạng rỡ, đẹp như thiên thần. Tim tôi đau nhói khi biết rằng thiên thần ấy đã vĩnh viễn không bao giờ đến với cuộc đời tôi…
    - Em và anh ấy đã chia tay, Cẩm Chi nhỏ nhẹ nói, em về thị trấn mở cái quán này. Anh ấy không hợp với em. Nhưng… Chắc còn lý do sâu xa nào khác nữa. Trong lời của cô, tôi cảm nhận được cả sự xót xa, nuối tiếc. Cẩm Chi kể tiếp:
    - Anh biết không? Anh ấy đối xử với em cũng không tệ lắm chỉ có điều yêu một thứ thật say mê. Tiền bac, thời gian, công sức đều đổ hết vào đấy. Tôi không kềm được thắc mắc bởi một liên tưởng vội vàng:
    - Anh ấy sa vào các tệ nạn xã hội à?
    - Nếu như thế em chẳng có gì ân hận. Anh ấy vẫn đứng đắn, mẫu mực như hồi em mới quen. Nhưng, cái làm cho anh ấy mê say lại là các bức tượng, phù điêu, tranh ảnh… của nền văn hóa Chămpa. Nhà em trưng bày đầy những thứ đó. Anh ấy bỏ việc nhà nước vì đề xuất một dự án nào đó về mỹ thuật Chămpa nhưng không được cấp trên xét duyệt. Về nhà, anh ấy luôn buồn bã và thay đổi lối sống. Có lần, anh ấy vào cộng đồng người Chăm sống gần một năm. Em nhiều lần khuyên can nhưng anh ấy chỉ im lặng tiếp tục làm công việc của mình. Như bị mê hoặc, anh ấy bất chấp tất cả. Cuộc sống mỗi lúc một thêm khó khăn. Cho tới ngày em bị ốm nặng mà nhà chẳng còn lấy cắc bạc để mua gạo nấu. Rồi … Gặp gỡ tình cờ với Cẩm Chi, nghe được chuyện đời cô, tôi rất băn khoăn. Với Cẩm Chi, mơ ước chỉ dừng lại một cuộc sống gia đình bình thường, đầy đủ tiện nghi vật chất, an nhàn, không lo lắng nhiều. Cô đã thất vọng… Còn người chồng của cô? Quả thật, anh ta đã khơi gợi trí tò mò của tôi . Một con người kỳ lạ, hiếm thấy. Xong công việc tổng biên tập giao, theo địa chỉ Cẩm Chi đưa, tôi tìm đến nhà anh ta ở thành phố. Đó là căn nhà gác nhỏ nằm sâu trong một con hẻm. Tôi gõ cửa. Một người đàn ông thấp, đậm tóc lốm đốm bạc, gương mặt khắc khổ ra mở cửa.
    - Có phải anh là Tùng không?
 Người đàn ông lịch sự đáp:
    - Tôi là Tùng, xin lỗi cậu hỏi có việc gì? Đã có sự chuẩn bị từ trước, tôi nói:
    - Tôi tên Dũng, công tác ở tòa soạn báo tỉnh. Thế này anh à tôi dự định viết về sự xuống cấp của các tháp Chàm. Có người giới thiệu anh rất am tường lĩnh vực này. Nhờ anh giúp thêm tư liệu cho bài viết.
   - Mời cậu vào-  người chủ nhà tỏ thái độ niềm nở- liệu xem thử giúp được gì cho cậu đây. 
Thật tình, từ câu chuyện với Cẩm Chi, tôi đã nảy sinh ý định viết về đề tài đã nói với Tùng. Căn phòng ngăn nắp, gọn gàng. Tùng loay hoay pha trà. Ngồi trên chiếc ghế tựa chỗ bàn nước kê ở góc phòng, tôi kín đáo quan sát. Đúng như Cẩm Chi nói. Ngay bức vách đối diện là các giá lớn lồng kính. Bên trong các ô đầy những pho tượng, những tấm phù điêu bằng đá có, gỗ có. Chỗ trống trên các bức tường còn lại đều có treo khung ảnh. Toàn là ảnh tháp Chàm được chụp nhiều góc độ. Tôi hỏi anh về lai lịch các tấm ảnh, Tùng đứng dậy, bước tới chỉ từng tấm ảnh, giọng say sưa giải thích:
    - Đây là ngôi đền đầu tiên của người Chăm ở Mỹ Sơn do vua Ba-dơ-ra-vac-man xây vào thế kỷ VII để thờ thần Xi-va. Kia là tháp Vàng, tháp Bạc, tháp Đồng được xây từ thế kỷ XI.  Cậu thấy đấy, dáng vẫn đồ sộ, uy nghi nhưng đã mất đi cái duyên dáng đầy nhựa sống như ở Mỹ Sơn. Mấy cái tháp này thờ các vị thần ở Ấn Độ giáo như Xi-va, Xkănđa, Lanh Ga. Còn cái tháp mé bên kia hình dáng nặng nề song vẫn có vẻ đẹp riêng, tên tháp Pô-Kơ-Long-ga-rai có niên đại thế kỷ XIV. Tôi chỉ vào khung hình để trống treo ở vị trí trang trọng trong phòng hỏi :
    - Khung hình kia sao vẫn còn bỏ trống ?
   Tùng ngước nhìn rồi liền cúi mặt xuống. Ánh mắt linh hoạt bỗng trở nên buồn rười rượi. Giọng anh thật não nề:
    - Đó là khung hình để đặt tấm ảnh vợ chồng tôi chụp trong ngày cưới. Nhưng cô ấy đã bỏ đi rồi. - Tôi lúng túng:
  - Xin lỗi anh, thật… tôi vô tình…
   Tùng không nói gì thêm nữa. Nét mặt đầy u uất. Thời gian sau, khi đã quen thân, tôi biết anh thường có những lúc trầm uất như thế. Anh như đắm mình vào cõi xa xôi nào đó quên cả người đối diện. Khi ấy, tôi thường ngồi lặng yên mà nghĩ ngợi không làm ảnh hưởng đến khoảnh khắc riêng tư cuả anh. Có lần, khi tôi vừa đến nhà, anh đem hai pho tượng đá hình vũ nữ đặt lên bàn, rồi nói:
    - Vương quốc Chămpa tồn tại mười hai thế kỷ. Trong ngần ấy thời gian, họ đã tạo ra một nền văn hóa đầy bản sắc, phong phú vô cùng, từ hệ thống đền tháp, âm nhạc, đến vũ điệu lễ hội… Cậu nhìn kỹ xem, đây là bức tượng vũ nữ Ấn Độ vì theo quan niệm về nhục cảm nên vú và mông đều phát triển khác thường. Tuy chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ nhưng tượng vũ nữ Chăm đây lại thể hiện sự sáng tạo độc đáo, giống người phụ nữ Chăm trong cuộc sống bình thường, gương mặt trái xoan, môi dày, mũi không cao.
   Nói những lời ấy, anh cứ nhìn chăm chăm vào điểm vô hình nào đó trong khoảng không trước mặt. Ánh mắt ngời lên niềm đam mê thánh thiện, tha thiết, chân thành. Tôi hỏi anh về các bức tượng:
   - Đây là những pho tượng anh mới sưu tầm phải không? -  Tùng cười hiền hậu:
   - Toàn là phiên bản do tay mình làm. Ngày trước, mình có học qua khoa điêu khắc. Cũng giống phải không cậu?
   Anh đưa tôi xem quyển sách có in hình hai pho tượng. Đúng là một tài hoa… Dần dần, tôi thấy ở Tùng có hai con người. Một con người kiến thức uyên bác hiểu biết sâu rộng cuộc sống và văn hóa người Chăm thời cổ xưa. Và một con người thứ hai với tâm hồn ủy mị, luôn mang tâm trạng tự lưu đày mình vào thứ thế giới chỉ còn trong tâm tưởng. Có lẽ, trong thế giới tưởng tượng đó, anh tìm được ý nghĩa sống cho riêng mình nên thường nói về nó bằng một tình cảm đồng bóng không sao hiểu nổi. Bởi vậy, những điều anh nói với tôi có khi làm tôi không hình dung được, cứ vời vợi, mênh mông như một khao khát cháy bỏng chưa hề xảy ra ở nơi mặt đất này. Tôi biết trong cuộc sống cũng có không ít người không bằng lòng với hiện tại, tự huyền hoặc mình để rồi phí hoài cuộc đời trong thứ thế giới tưởng tượng, hoang đường. Nhiều lần, tôi muốn nói với Tùng nhưng không biết phải bắt đầu từ đâu. Vâng, tôi muốn nói là cuộc sống của tôi, của bao nhiêu người khác nữa tuy vẫn còn quanh quẩn chuyện gia đình, cơm ăn, áo mặc và vẫn còn kia không ít nỗi trái ngang, nhưng đó là cuộc sống thật với tất cả giá trị của nó, cuộc sống mà anh gần như chối bỏ. Và một lần, tôi đã nói với anh tất cả những suy nghĩ đó. Tùng nhìn tôi, mỉm cười và hỏi:
    - Cậu muốn nói tôi là kẻ hoang tưởng ư ?
    Bất giác, tôi giật mình nhìn chiếc khung hình bỏ trống vẫn được đặt ở một nơi trang trọng trong căn phòng đầy những pho tượng, phù điêu và khung ảnh, những tháp Chàm cổ kính, uy nghiêm. 


Read more…

XUÂN TÌNH YÊU VÀ GIÓ - Thơ Trang_Linh


Xuân đến như nàng tiên thổi nhẹ vào hồn say ngào ngạt
hương vị mơ màng
ánh sáng tình yêu
Xuân yêu kiều ngồi tựa vào lòng gió bâng khuâng một chiều khuất bóng
nồng nàn mà sâu lắng
chứa chan và rất đặng
Tuột trôi một miền kí ức
vào quên lãng xa xôi
Nào là sóng nào là sông
Nào là hoàng hôn
nào là chiều mộng
Cả đêm đông và giá băng
rửa trôi
theo câu hát nửa vời
Đôi câu thơ bỏ ngõ
xếp hình trái tim thả trôi dòng
mưa và nỗi nhớ
những kỉ niệm ngày xưa
Lặng lẽ i tờ
vẩn vơ
Cho xoáy nước dìm vào đêm tĩnh lặng
Êm đềm gió reo
Trang_Linh

Read more…

SAY – Thơ Ngọc Diệp



Bên nhau vũ trụ nổ tung
Giao hòa nhật nguyệt, vẫy vùng đam mê
Vô nghĩa một kiếp lê thê
Duyên tình buộc chặt, ngô nghê vô thường
Ô hay... say bởi làn hương
Hay là chung một tình thương dạt dào?
Làn môi ấm dịu ngọt ngào
Say hơn nhấm nháp rượu Đào làng Vân
Mặc cho con Tạo xoay vần
Ông Tơ bà Nguyệt xe lần mối tơ
Giã biệt một thuở bơ vơ
Bên nhau chợt thấy nhạc - thơ tuôn trào
Lời yêu êm ái thì thào
Say nhau đắm đuối kiếp nào phôi pha
A ha... mình đã say ta...
Ngọc Diệp
*******************************
Bài cùng tác giả N.D

                                                             Say
                                                             Quan họ và em
                                                             Ước gì
                                                             Sóng

Read more…

NÉT XUÂN NHÂM THÌN 2012 - Ảnh Hà Nguyên

XIN CHỮ ĐẦU XUÂN
alt

 altNÉT XUÂN VN
alt
DUYÊN XUÂN

altNÉT XUÂN THÌ

alt
XUÂN VĨNH HẰNG
Ảnh Hà Nguyên



Read more…

HOA TÍM...XUÂN – Thơ Phạm Ngân


     
Xuân tràn trong ánh nắng ban mai
Thấp thóang bên song một nét ngài
Lá liễu kém cong thua sắc thắm
Dưới hoa mơ mộng dáng trang đài

Gió thoảng đưa hương nhẹ khắp trời
Bướm ong lai vãng mộng chung đôi
Cánh chuồn e ngại vờn bay mãi
Biết có được chi phí một thời....

Lung linh giọt nắng đến bên hoa
Thêm đượm sắc hương thuở ngọc ngà
Bừng rộ bên trời mùa tím ngọt
Cho lòng khách vãng chợt trôi xa

Rộn ràng một góc tím trời xuân
Xa cách quê nhà dạ buâng khuâng
Chẳng biết nơi nào trên phố cũ
Có ai chợt nhớ... tím...xưa... buồn?
P.N

Read more…

NGUYỆT – Truyện ngắn Quốc Hùng



 Phải là thằng Tuấn, chính thằng Tuấn leo cây hái dừa chứ không được ai khác. Mặc dù thằng Hùng lên tiếng xin cho em, nói nó thấy  thằng Tuấn hôm nay trông như không được khỏe, ba nó cứ nhất mực không tha. Thằng Tuấn cũng quen rồi những chuyện đại loại như thế nên cũng cố gắng  vì không khéo lại bị những ngọn roi tàn bạo của ba nó vun vút trên lưng. Ăn đòn xong thì cũng phải làm cho xong việc, vậy thì nó chần chừ làm gì. Nó leo tuốt lên cây chặt những quày dừa trĩu quả, rồi cột dây cho ba và anh nó chuyền xuống xuồng mang ra chợ bỏ mối. Ba nó huấn luyện nó ngay từ nhỏ bằng những đòn roi. Miết, thành ra nó leo rất giỏi, thoăn thoắt như vượn vậy đó. Nhìn nó leo dừa chuyên nghiệp ai cũng tâm tắt thán phục, dù ở xứ cù lao này leo dừa là chuyện nhỏ. Chuyện nhỏ nhưng không ít người thành què quặt hay liệt nửa thân người từ những chuyện nhỏ này. Có lẽ chính vì vậy mà nó phải là người chuyên leo trèo trong chiếc ghe mua dừa đem đi bỏ mối của ông Tư Đời chứ không phải là ai khác.
Mười bốn tuổi đầu nó đã biết đời chẳng có gì vui khi trong đầu nó luôn lởn vởn những ngọn roi, cái tát rất đau mà kẻ ban phát cho nó không ai xa lạ chính là người đàn ông nó gọi bằng ba. Một an ủi duy nhất trong đời, đó là vòng tay ôm ấp của má nó, những giọt nước mắt nóng hổi của má nó ướt mái đầu xanh của nó mỗi khi biết ba đánh nó hoặc giả may mắn có hôm chỉ có hai mẹ con ở nhà, má nó ôm nó vào lòng mà nước mắt như mưa. Thằng Hùng lớn hơn nó hai tuổi, anh kế nó mất khi mới chào đời, nó là Út  bởi khi sanh ra nó má nó phải mổ vì đẻ khó nên không thể sinh nở thêm.  Nó bị hắt hủi ngay từ lúc vừa mới lọt lòng. Thằng Hùng, anh nó, cũng bắt chước theo ba nên tuổi thơ nó cơ cực, nhọc nhằn lắm. Nhưng càng lớn, như càng hiểu ra sự việc Hùng dần bớt ăn hiếp em hơn. Bênh vực thì không dám, bởi dù gì chỉ là phận làm con. Còn nó, mỗi khi đón nhận những trận đòn tét da chỉ dám ngẩng mặt lên trời khóc và thầm hỏi vì sao? Vì sao, có ai biết không trời?
Đâu có chuyện gì xảy ra mà không có nguyên do. Nguyên do chuyện nó bị ba nó hành hạ là đây:  đó là chuyện của  hai mươi năm trước.
* * *
 Nguyệt bơi xuồng qua con rạch, mang mớ bông điên điển còn tươi rói sang chợ Vĩnh Long bán. Chỉ cách mấy mươi phút chèo đò mà phân biệt rõ nông thôn, thành thị. Miệt cù lao đèn đóm tù mù, bốn bề song nước còn bên này nhà hàng, quán xá... Cái chợ thị xã lớn nhất tỉnh nằm sát cạnh bờ sông, nườm nượp ghe xuồng, xe chạy quanh quanh.
    - Mèn ơi, Nguyệt! May quá, cho chú em này quá giang tới nhà Hai Thành nghe. Cháu của chú Hai Thành nè!
 Nguyệt chưa kịp quay mũi ghe vào bờ đã nghe tiếng dì Sáu Mèn hỏi:
    - Mà chú em mày tên gì vậy?
Dì Sáu Mèn bán quán tạp hóa ven đường, tính rổn rảng mà dễ gần, dễ quen. Người thanh niên đương còn xa lạ với cảnh sinh hoạt của vùng đất song nước này nên hình như khá rụt rè, giọng nho nhỏ:
      - Dạ, cháu tên Kha, Vạn Kha!
      - Í mèn, tên lạ hén. Dì chỉ tay về phía cô gái chèo xuồng đi bán bong điên điển nói: “Nó tên Nguyệt, nhà kề bên nhà Hai Thành! Quay sang Nguyệt dì nói lớn: Chú em này ở Đà Lạt xuống chơi…
      Bao nhiêu câu hỏi dành xã giao dì Sáu Mèn giành nói hết trơn! Nguyệt chỉ biết gật đầu chào, nhoẻn nụ cười dễ thương và hỏi câu rất thừa vì mình đã biết ráo trọi:
- Anh tìm nhà chú Hai Thành hả?
Rồi bơi xuồng sát bờ cho người thanh niên bước xuống.
  - Làm phiền cô Nguyệt nghe, tôi không biết chèo!
   Nguyệt cười bẽn lẽn:
   - Anh quá giang mờ, ai chấp chi.
   Tiếng dì Sáu với theo lanh lảnh:
    - Mèn ơi, nó ở thành phố nên sợ sông nước lắm nghe mậy!
    Chú Hai Thành có mấy công vườn chôm chôm  nên cuộc sống cũng tương đối khá giả, theo vợ là dân Cù lao về đây lập nghiệp. Vạn kha vai cháu, họ hàng xa. Tuy vậy, chú Hai Thành và ba của anh học chung lại đồng tuổi nên thuở trai tráng cũng là đôi bạn thân.
    Chú Hai Thành ngỡ ngàng khi thằng cháu ở miết miền xa đến chơi, mấy năm rồi chú không về quê vì kinh tế ngày một khó khăn. Vạn Kha đậu đại học ở Sài Gòn, hè năm thứ ba quen nước quen cái mới lò mò theo địa chỉ ba anh cho, về đây để tìm thăm chú Hai Thành.
     Xem mòi, hai đứa cũng xứng, lại được mấy tháng hè thư thả nên chú Hai Thành ra sức vun bồi tình duyên cho cháu.
       - Nguyệt sống trên vùng cù lao này quanh năm suốt tháng, từ nhỏ đến giờ, không biết có chịu rời chân nếu có chồng xa xứ không á? Nguyệt có ưng không hả? Vạn Kha nói bóng gió, úp mở.
   - Tui nghèo thấy mồ, ai thèm ngó mà ưng với hổng ưng!
    - Có mà, khi yêu thật lòng ai phân biệt giàu nghèo, Nguyệt ưng tôi nghe!
Nguyệt mắc cỡ, hồi nào giờ có nghe ai nói chuyện này đâu à, người đâu sổ sàng quá trời. Không trả lời, Nguyệt chạy vào bếp, quét hoài cái nền đất lâu ngày nên nổi vẩy rồng láng cuộn.
   Chuyện Nguyệt và Vạn Kha xứng đôi bay đi khắp xóm, chú Hai Thành còn khoe rằng hè năm sau thế nào Nguyệt cũng thành cô dâu xứ Đà Lạt sương mù.
    Hết hè, Vạn Kha đi biền biệt, có thể đã quên cô gái cù lao nhưng xứ cù lao vẫn nhớ con Nguyệt hái bông điên điển là cháu dâu hụt của chú Hai Thành.
Nỗi buồn thênh thang theo những tiếng chèo khua. Nguyệt trầm lặng, sợ ai nhắc đến tên người xưa. Mỗi khi phải qua ngang quán dì Sáu Mèn, Nguyệt đưa thuyền ra giữa dòng để đừng nghe dì oang oang nói:
   - Mèn ơi, thằng Kha lâu rồi hông xuống hén mậy, chắc nó sợ sông nước mênh mông này!
Ừ thì sông nước mênh mông, nếu yêu thì sẽ không còn sợ. Như chú Hai Thành nè, chứ có đâu xa. Giờ không nói có ai biết chú người thành phố, chú chạy ghe tam bản lướt sóng sông Tiền đi Vĩnh Long hà rầm đó, sợ gì đâu? Trách là trách lòng người bạc bẽo.
     Chú Hai Thành quyết về thăm quê nhưng cốt để hỏi cho ra lẽ cái thằng cháu trời đánh sao đi gieo thương gieo nhớ cho người rồi lẳng lặng như không. Vạn Kha cười khà khà nói là chuyện có gì đâu, hai đứa chưa ra mắt gia đình với nhau, chưa có trầu cau sính lễ gì thì không có chi ràng buộc nhau cả, nhắn Nguyệt có chồng đi, đừng đợi chi nữa.
    Ba năm sau đó thì Nguyệt lấy chồng, thì cũng coi như là cho xong duyên phải nợ. Người thanh niên nghèo khó đi đào đất mướn cho nhà chú Hai Thành để lòng thương mang trầu cau dạm hỏi. Có cưới xin đủ lễ dù là đơn sơ, nho nhỏ. Con gái lớn rồi, phải lo yên bề để an lòng cha mẹ.

* * *
  Hai vợ chồng Tư Đời ở xứ vườn nhưng ít đất, thiếu cây. Tât nhiên rồi cái nghèo cũng sẽ đeo theo miết. Con xuồng nhỏ ngày nào hái bong điên điển sang chợ bán phải gánh thêm cây trái cù lao, rẽ sóng về chợ cho mấy miệng ăn mới vừa đủ no.
   Ấy là lúc thằng Hùng  ra đời vừa ngấp nghé thôi nôi. Năm sau đứa kế cũng ngo ngoe nhưng chưa đầy tháng đã viêm phổi mà chết.
Đã xa thì xa đi, ai biểu anh vậy, ai biểu anh về thăm cù lao nữa mà chi để nhìn nhau ngại ngùng. Cái xứ tù mù đèn đóm này nhà lại ở cách nhau mấy gốc nhãn thôi, hỏi ai không buông lời dị nghị. Nguyệt lúc lánh trong nhà, lúc theo chồng mua trái. Càng tỏ lạnh lùng, xa lạ thì anh chồng Tư Đời càng nghi, mọi người càng ngờ. Tư Đời càng ngấu nghiến, vật vã thân xác vợ rã rời. Đàn ông càng ít nói ghen càng dữ dội hơn thì phải. Kha muốn sang nhà làm quen nhưng thấy Tư Đời cau có, lại thôi, qua lại xem ra không phải là điều tốt trong lúc này nên chỉ  hai ngày lưu lại nhà chú Hai Thành, Kha đi.
Khi con bìm bịp kêu nước lớn, chú Hai vấn khăn lên đầu hối Kha xuống bến, Kha không cầm lòng được nói vói sang khi thấy Nguyệt khom khom cái lưng quét nền bếp nghe sột soạt:
     -  Kha biết Nguyệt giận Kha lắm. Xin lỗi, xin lỗi Nguyệt nha, Nguyệt ơi!
Người đàn bà đã qua ba lần sinh nở không nói không rằng khẻ lấy tay chùi nước mắt. Kha chầm chậm quay lưng, thoáng thấy bóng Tư Đời sau vườn cách con mương nhỏ. Tư Đời vào nhà, Nguyệt quay mặt đi tản lờ làm bếp nhưng hai con mắt đỏ hoe kia của Nguyệt không thể ngụy trang bằng cái gì hết. Nó càng làm cho đôi mắt Tư Đời long lên xồng xộc.
Vừa mấy hôm Nguyệt nói mình cấn thai, là Thằng Tuấn được đẻ ra sau này đó. Xem ra nó bị ghẻ lạnh của Tư Đời ngay từ bụng mẹ. Nguyệt càng vất vả trăm chiều khi trong đầu Tư Đời lúc nào cũng nhớ đến năm, đến tháng mà Vạn Kha về cù lao lần thứ hai, lúc nào cũng rõ nồm một cái dáng phong lưu của Kha í ới gì đó sang nhà và nhớ cái cặp mắt đỏ hoe của Nguyệt cố tình quay đi. Tư Đời càng sôi sục cơn ghen.
Tư Đời không vũ phu với vợ bằng roi vọt, đấm đá như những người đàn ông khác mà bằng sự lạnh nhạt thờ ơ và những cú sốc tinh thần. Bao nhiêu đòn roi vun vút trên tấm thân gầy yếu của thằng Tuấn. Nguyệt càng xót xa bao nhiêu, Tư Đời càng ghen nhiều hơn bấy nhiêu. Trớ trêu, thằng Tuấn lại có gương mặt bầu hơn mặt thằng Hùng, cặp mắt tròn hơn mắt thằng Hùng và cái mũi gần như cao hơn mũi thằng Hùng…
Năm lên tám tuổi, đang cuốc khoai thuê trên rẫy nó rủ thằng Hùng bắt cào cào làm mồi cho má nó câu cá. Những con cá rô béo ngầy ngậy trong mương vườn ông chú Hai Thành luôn làm nó thèm bởi vì má nó kho cá rô rất cừ, mà ba nó cũng thích rau mác non giòn chấm nước cá rô má nó kho nữa mà. Bữa đó ba nó dùng cán cuốc đánh nó thừa chết thiếu sống, bắt nó phải đi bằng đầu gối hết mấy luống khoai mặc cho thằng Hùng van xin ba nó hết lời.
Nó tấm tức khóc khi má nó xức dầu trên những vết đánh chuyển màu bầm tím, môi cắn kìm những cơn đau:
   - Má, con có phải là con của ba không vậy má?
    Trời đất, đến thằng con rứt ruột sinh ra mà nó cũng nghi ngờ sao? Chỉ là tủi thân nên nó mới hỏi vậy thôi chứ chuyện người lớn dằn vặt nhau nó còn quá nhỏ đâu đủ trí khôn để biết đến.
   - Tao thèm mía lắm, thằng Tuấn đi chặt về một cây coi.
   Ba nó ra lệnh lúc ấy trời mưa rỉ rả, chập choạng tối. Đám mía cuối vườn đã cao bộn, thân ngang đầu nó rồi. Bình thường không sao nhưng sang nay người ta vừa chôn người chết phía bên kia vườn cách bụi mía một con mương ranh. Má nó lại khóc vì biết thừa những ý đồ ba nó. Cũng tại tối ấy trời gió, cái gió miền sông nước mát lạnh mà buồn thấu tim gan. Gió thổi từng chặp, gió như cùng những cành nhãn lao xao kể lể làm má nó ngước nhìn ra xem. Và ai biểu dì Năm Trầu chết,  rồi anh Thắng con của dì đem chôn đó chi để cho ba nó tối nay thèm mía.
-   Nó là con ông mà. Ông ác chi mà ác dữ vậy?
      Câu nhắc không làm Tư Đời thức tỉnh mà càng sôi gan. Nguyệt từng quỳ lạy từng thề thốt bán mạng mình để bảo vệ thằng Tuấn càng quyết liệt, Tư Đời càng tin chắc thằng con oan nghiệt kia là giọt máu của thằng tình địch nên Nguyệt thương nhiều.
    Tuấn cầm con dao, mặt tái mét, mắt len lén nhìn về phía má. Nó biết má nó sẽ không thể làm gì hơn nhưng tuổi nhỏ mà, gặp chuyện gì cũng muốn bàn tay che chở của mẹ.
   - Đi đi mày, đàn ông con trai phải mạnh dạn lên, ma cỏ có gì mà sợ! Tư Đời quát oang oang.
Nguyệt vụt đứng dậy cầm con dao từ bàn tay Tuấn rồi nắm tay dẫn Tuấn ra vườn. Tuấn thút thít:
       - Sao ba ghét con dữ vậy má?
       - Ba hiểu lầm thôi. Sau này con lớn, con đừng oán giận ba nghen Tuấn.
    Hai mẹ con ôm nhau khóc ngoài vườn. Tuấn còn chưa thôi ấm ức:
-  Ba đánh con đau quá chừng. Ngày nào con cũng no đòn vậy mà má còn biểu con đừng giận ba. Sao vậy má? Hổng lẽ con đáng đánh đòn lắm sao?
Nguyệt chỉ biết khóc rồi vuốt lên tóc con:
   -  Cứ nhớ lời má, sau này con lớn con sẽ hiểu.
Hai má con còn phải chặt mía rồi mau chóng vào nhà. Cầm cây mía ngắm nghía, Tư Đời quật mạnh vào lưng Tuấn nói nó chặt mía non lạt nhách sao ăn rồi vùng vằn bỏ đi vào buồng. Nguyệt biết, nếu lúc nãy mình không đi chắc có lẽ là thằng Tuấn không bị trận đòn này. Chú Hai Thành đôi lần chứng kiến cảnh Tư Đời hành hạ thằng Tuấn, láng máng nhận ra nguyên nhân. Tin là tin Nguyệt vậy, mấy chục năm ở chung xóm, gần nhà mà chẳng lẽ không biết sao cái nết cái na con nhỏ. Nhưng mở lời sao đây? Chỉ thỉnh thoảng nhắc khéo Tư Đời qua những câu tâm sự: phàm làm việc gì nên suy nghĩ chín chắn, có những việc khi biết mình sai sẽ dằn vặt lương tâm suốt một đời.
Mười sáu năm đau khổ, mười sáu năm sống trong cay nghiệt âm thầm của chồng, Nguyệt lâm bệnh mà chết. Lần cuối, bên vợ đang hấp hối, Tư Đời còn hỏi câu cuối cùng thật tàn nhẫn rằng thằng Tuấn đích thực là con ai? Nguyệt thều thào, câu trả lời một ngàn lần có hơn rồi:
-  Tôi không hề trái đạo làm vợ. Sao mình không để tui có ngày vui? Sao mình tàn nhẫn với con ruột của mình vậy hả mình?
  Có lẽ đau xót oằn nhói lên tim trong giờ phút cuối mà Nguyệt đi nhanh hơn, nói vừa hết câu mà chưa kịp nghe hay thấy cái gật đầu của Tuấn:
  - Tuấn ơi, dù ba có lỗi con cũng nhớ đừng oán trách ba nha con!
    Nguyệt đi và không chịu nhắm mắt.
Vạn Kha đã đi định cư ở nước ngoài nhiều năm rồi. Hôm về thăm quê được gia đình nhắc đến Hai Thành rồi biết chuyện của Nguyệt, Kha tức tốc về Cù Lao. Căn nhà lá nhỏ năm nào còn nằm đó. Dù có ba con người ra vào, ngó nghiêng ông khách tới thăm nhà Hai Thành kề bên mà sao như lạnh lẽo quá chừng.
Vạn Kha cùng chú Hai Thành sang nhà xin thắp nén nhang cho Nguyệt. Mối tình đầu nên thơ ai dễ quên đâu, Kha biết Nguyệt cũng vậy mà.
-  Nguyệt ơi, tưởng xa nhau để cho em có những ngày vui… ai ngờ em đau khổ đến vậy hả Nguyệt?
Tư Đời lắng nghe Vạn Kha kể về mối tình xưa, mắt không còn long sộc mà đỏ au vì khóc. Nguyệt trong trắng lắm, đáng yêu lắm. Hai đứa mơ những ngày hạnh phúc sẽ bên nhau với đàn con. Cha mẹ lưu lạc từ miền Trung trong những năm khói lửa nên không biết gốc gác bà con thân thuộc ở đâu.  Nhưng sau cuộc chia tay lần đầu đầy bịn rịn, Vạn Kha phát hiện mình vô sinh không thể chữa được. Kha quyết định không liên lạc với Nguyệt nữa để Nguyệt không còn hy vọng gì với Kha mà có chồng, sinh con. Ai mà đi nhớ thương kẻ bạc tình.
 Lần thứ hai về thăm chỉ muốn nhìn tận mắt mái ấm gia đình của Nguyệt cũng là để an tâm sang Pháp định cư.
   Chỉ là như thế mà Kha đã vô tình gieo oan trái cho Nguyệt, và gieo mầm đau khổ cho đứa bé bị cha ruột không thừa nhận.
Khỏi cần Kha nói, Tư Đời cũng đã tin. Bởi éo le, thằng Tuấn lúc nhỏ không chịu giống cha để khi má nó chết, nó cũng vừa vào tuổi trưởng thành, trổ mã lại giống, giống ơi là giống Tư Đời. Giống từ nét mặt, vành môi. Chỉ đôi mắt là giống má nó mà thôi. Đôi mắt ấy luôn chưa nỗi buồn xa xăm dù biết rằng bây giờ ba nó đã chịu nhận nó là con.
Tuấn chèo xuồng đưa ba nó sang Vĩnh Long khám bệnh. Bận về, ba biểu ghé tiệm bà Sáu Mèn mua xị rượu uống cho ấm ruột. Mấy hôm nay gió nhiều, trở lạnh nên ba nó ho, ho nhiều lắm. Bà Sáu chợt buột miệng nhắc tên má nó:
-  Cái thằng tướng chèo xuồng giống con Nguyệt! Mà cái mặt nó y chang bây nghe Tư, thiệt là…
 Thiệt là gì hả bà Sáu, hai mảnh đời, hai con người vắt lên nhau để tạo ra nó thì chuyện giống nhau có gì lạ, nếu chịu nhìn sẽ thấy được thôi mà, đâu đợi nó lồ lộ ra ngoài mới gật đầu chấp nhận. Tiếc là ba nó không chịu cân nhắc để cho tuổi thơ nó trôi đi trong đau khổ triền miên.
  -  Í mèn, sao bây khóc vậy Tư?
Tư Đời lắc đầu không nói, khẽ ôm vai Tuấn:
-   Ba con mình xuống xuồng về nhà đi con.
Gió vẫn thổi, từng chăp mang hơi lạnh từ sông, dừng lại thì thầm cùng những cành nhãn bên hông nhà. Những lúc này Tuấn nhớ má nó da diết. Tư Đời cũng vậy, ông hay lẳng lặng tuột xuống võng men ra cuối vườn, không phải thèm mía mà ngồi bên nấm mộ người vợ một đời buồn khổ vì ông. Ông lầm thầm câu xin lỗi muộn màng.
Tuấn biết vậy nên cũng thường chậm rãi đi theo sau ông. Đợi ông nói những gì cần nói cho thỏa lòng rồi dìu ông vào nhà nghỉ ngơi. Lần nào ông cũng nói với Tuấn:
-  Ba có lỗi với con nhiều, đừng oán giận ba nghe con!
   Tuấn không oán giận chẳng phải vì miễn cưỡng nghe theo lời trăng trối của má nó mà vì nó biết chắc chắn rằng nó là con ruột của ba nó, ông Tư Đời. Mà phải chi thuở trước ba nó đừng lầm lẫn đáng tiếc thì gió từ sông đâu có buồn nhiều đến như vậy.

Quốc Hùng

Cùng tác giả Q.H
Chuyện đời buồn tênh
Nguyệt


Read more…

CÁCH NHẬP COMMENT TRÊN HƯƠNG QUÊ NHÀ

Đầu tiên, nhấp chuột vào ô Nhập nhận xét của bạn rồi viết comment. Viết xong, nhấp chuột vào ô Tài khoản Google. Sau đó nhấp chuột vào Tên/URL thì sẽ hiện ra 2 ô. Ô phía trên, ghi Họ và tên của bạn. Ô phía dưới, ghi dòng chữ:huongquenha.com

Cuối cùng, nhấp chuột vào ô Tiếp tục và nhấp chuột tiếp vào ô Xuất bản là xong. (Nếu bạn đã có sẵn Tài khoản Google, thì sau khi viết comment, chỉ cần nhấp chuột vào ô Xuất bản là thành công)

Số lượt xem tháng trước


-------------------------------------------------------------------------


TÁC GIẢ & TÁC PHẨM
* TÁC GIẢ & TÁC PHẨM * TÁC GIẢ & TÁC PHẨM * TÁC GIẢ & TÁC PHẨM * TÁC GIẢ & TÁC PHẨM---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ái Nhân (21) Ambrose Bierce (1) ẢNH (58) Anh Ngọc (1) Anh Nguyên (1) Anh Phong (4) Anh Phương (9) âm nhạc (2) âm thanh (1) Ân Thiên (1) Bạch Diệp (5) Bách Mỵ (2) BÀN TRÒN VĂN NGHỆ (87) Bảo Hồ (1) Bảo Lâm (1) Bảo Ninh (2) Bé Hải Dân (1) Bích Ái (3) Bích Lê (4) Bích Ngọc (1) Bích Vân (2) Bình Địa Mộc (3) Bình Nguyên (1) Bình Nguyên Trang (2) binh pháp (1) Bình Tâm (1) Bobby Nam Giang (3) Bùi Anh Sắc (1) Bùi Công Thuấn (1) Bùi Danh Hải Phong (1) Bùi Đức Ánh (66) Bùi Hoài Vân (5) Bùi Huyền Tương (2) Bùi Hữu Phước (1) Bùi Nguyên Bằng (25) Bùi Nhựa (4) Bùi Văn Bồng (5) Bùi Việt Thắng (2) BÚT KÝ (17) Ca Dao (2) Cao Duy Thảo (1) Cao Kim Quy (1) Cao Thị Thu Hà (3) Cao Thọ Thêm (2) Cao Thoại Châu (1) Cao Thu Hà (1) Cao Trọng Quế (1) Cao Văn Tam (5) Cát Du (7) Catherine Mansfield (1) Cẩm Lệ (4) Cẩm Tú Cầu (1) Chàng Cát (1) Chánh Đức (1) CHÀO XUÂN 2014 (1) CHÂN DUNG VĂN NGHỆ SĨ (2) Châu Đoàn (1) Châu Quang Phước (1) Châu Thạch (9) Châu Thường Vinh (1) Chí Anh (1) Chính Đức (1) chủ (1) CHỦ BIÊN (136) Chu Giang Phong (1) Chu Lai (2) Chu Ngạn Thư (10) Chu Trầm Nguyên Minh (16) Chu Vương Miện (1) Chúa Sơn Lâm (1) Cỏ Dại (7) covid 19 (1) Công Nguyễn (1) Cơ Xương (1) Cúc Dương (1) Cuộc thi văn chương (1) CỬA SỔ VĂN HÓA (6) Dạ Ngân (1) Dã Phong Bình (2) Dã Phương (1) Dạ Thảo (2) Dạ Thy (1) Diệp Linh (18) Diệp Uy (1) Dino Buzzati (3) DỌC ĐƯỜNG (29) Du Tử Lê (1) Dung Thị Vân (28) Duy Bằng (1) Duy Phạm (3) Dương Diệu Minh (1) Dương Đăng Huệ (1) Dương Hải Yến (2) Dương Hằng (7) Dương Kim Nhi (4) Dương Kim Thoa (1) Dương Phương Vinh (1) Dương Thành Thái (3) Dương Thị Yến Trinh (2) Dương Xuân Triều (6) Dzạ Lữ Kiều (6) Đàm Lan (17) đạo đức (2) Đào Hiền (2) Đào Hữu Thức (2) Đào Khương (2) Đào Minh Hiệp (2) Đào Phạm Thuỳ Trang (82) Đào Quang Bắc (1) Đào Quý Thạnh (1) Đào Thanh Hoà (14) Đào Thị Quý Thanh (1) Đào Thị Thu Hiền (3) Đào Văn Đạt (31) Đào Viết Bửu (7) Đặng Châu Long (1) Đặng Diệu Thoa (1) Đăng Đăng (1) Đăng Huỳnh (1) Đặng Quốc Khánh (8) Đặng Quý Địch (3) Đặng Tấn Tới (2) Đặng Thị Hoa (2) Đặng Thị Xuân (1) Đăng Trình (1) Đặng Tường Vy (3) Đặng Văn Sử (1) Đặng Việt Trinh (1) Đặng Xuân Xuyến (9) ĐIỂM BÁO (2) Điêu Thuyền (1) Đinh Lốc (2) Đình Thậm (1) Đinh Vương Khanh (4) Đoàn Khương Duy (1) Đoàn Thị Minh Hiệp (4) Đoàn Tuyết Thu (1) Đoản văn (1) ĐỌC SÁCH (23) Đỗ Chiến Thắng (6) Đỗ Duy Hoàng (15) Đỗ Hồng Ngọc (5) Đỗ KIm Dung (1) Đỗ Phu (1) Đỗ Quyên (2) Đỗ Tâm Linh (1) Đỗ Tấn Đạt (2) Đỗ Thị Kim Hải (2) Đỗ Trúc Hàn (1) Đỗ Văn Tiến (1) Đỗ Xuân Phương (1) Đức Linh (1) Đức Tiên (3) Elena Pucillo Truong (6) gan jing world (1) Ghi chép (2) Giang Đình (8) Giang Hiền Sơn (6) Giáo dục (1) Guy de Maupassant (1) Hà Đoàn (2) Hạ Ly (1) Hà Nguyên (2) Hà Nhữ Uyên (2) Hà Phi Phượng (1) Hạ Thi (3) Hà Thị Thu Hằng (1) Hà Tùng Sơn (1) Hải Điểu (1) Hải Miên (3) Hải Phong (2) Hải Thăng (1) Hải Thuỵ (6) Hải Yến (2) Hàm Sơn (1) Hàn Dã Thảo (2) Hàn Du Tử (17) Hàn Hữu Yên (1) Hàn Lâm (1) Hãn Nguyên Nguyễn Nhã (1) Hàn Nguyệt (1) Hàn Phong Vũ (19) Hàn Tín (1) Hạng Vũ (1) Hậu Cốc Ngang (1) Hậu Đậu (1) Hiếu Dũng (1) Hoa Hướng Dương (1) Hoa Mai (2) Hoa Tím Buồn (4) Hoa Tuyết (2) Hoà Văn (10) Hoa Xuyến Chi (1) Hoài Huyền Thanh (53) Hoan Giang (1) Hoàng Anh (6) Hoàng Anh 79 (26) Hoàng Chẩm (53) Hoàng Chẫm (1) Hoàng Đình Quang (2) Hoàng Giao (4) Hoàng Hạ Miên (6) Hoàng Hữu (1) Hoàng Khánh Duy (5) Hoàng Kim (1) Hoàng Kim Chi (1) Hoàng Kim Oanh (2) Hoàng Linh (6) Hoàng Long (2) Hoàng Lộc (8) Hoàng Mẫn (1) Hoàng Minh Tường (2) Hoàng Nghĩa Lược (1) Hoàng Ngọc Xuân (4) Hoàng Nguyên (1) Hoàng Phủ Ngọc Tường (1) Hoàng Thảo Chi (1) Hoàng Thị Nhã (8) Hoàng Thị Thu Thủy (2) Hoàng Trang (1) Hoàng Trần (1) Hoàng Trọng Quý (9) Hoàng Trọng thắng (1) Hoàng Tuấn Sơn (1) Hoàng Tuyên (2) Hoàng Vũ Thuật (1) Hoàng Xuân Hiến (1) Hoàng Xuân Niên (1) Hồ Bích Ngọc (4) Hồ Bích Vân (2) Hồ Đắc Thiếu Anh (1) Hồ Hải (2) Hồ Lê Diêm (1) Hồ Nam (1) Hồ Ngọc Diệp (1) Hồ Nhật Quang (1) Hồ Sĩ Duy (1) Hồ Thanh Ngân (10) Hồ Thế Hà (2) Hồ Thế Phất (3) Hồ Thế Sinh (1) Hồ Tĩnh Tâm (1) Hồ Tịnh Thuỷ (21) Hồ Vũ Khánh Linh (1) Hồ Xuân Thu (3) Hội Nhà văn TP. HCM (1) Hồng Hạnh (3) Hồng Liễu (1) Hồng Phúc (8) Hồng Tâm (10) Huệ Triệu (3) HUMICHI (5) Huy Nguyên (15) Huy Vọng (17) Huy Vũ (1) Huyết Kiệt (1) Huỳnh Dạ Thảo (1) Huỳnh Gia (18) Huỳnh Kim Bửu (1) Huỳnh Minh Lệ (2) Huỳnh Ngọc Nga (1) Huỳnh Ngọc Phước (29) Huỳnh Như Phương (1) Huỳnh Thanh Lan (1) Huỳnh Thị Quỳnh Nga (1) Huỳnh Thúy Thúy (1) Huỳnh Văn Diệu (1) Huỳnh Văn Mỹ (1) Huỳnh Văn Yên (1) Huỳnh Xuân Sơn (3) Hương Đêm (1) Hương Đình (4) Hương Quê Nhà (1) Hương Văn (6) Hửu Thỉnh (1) Irina Polianxkaia (1) James Dylan (4) James Joyce (1) Jeffrey Thai (9) Jerry Thu Trà (7) Kai Hoàng (1) Kate Chopin (1) Kha Tiệm Ly (4) Khả Xuân (1) Khán Võ (2) Khảo Mai (1) khoa học (1) Khổng Trường Chiến (3) Khổng Vĩnh Nguyên (1) KỊCH BẢN (1) Kiên Giang (1) Kiến Giang (12) Kiều Huệ (1) Kim Chuông (4) Kim Dung (2) Kim Ngoan (15) Kim Quyên (1) Kim Sơn Giang (22) Kim Tiết (9) Kim Yến (1) Kỳ Nam (2) Ký sự (14) Lã Bố (1) La Hán (1) La Mai Thi Gia (1) Lạc Thảo (1) Lại Ngọc Thư (1) Lam Giang (3) Lan Anh (1) Lan Phương (1) Lan Thanh (1) Lãng Du (6) Lâm Bích Thuỷ (8) Lâm Cẩm Ái (3) Lâm Hạ (11) Lâm Huy Nhuận (1) Lâm Trúc (30) Lâm Xuân Vi (1) Lâu Văn Mua (1) Lê Ân (5) Lê Bá Duy (9) Lê Đình Danh (79) Lê Đức Hoàng Vân (1) Lê Đức Lang (13) Lê Giang Trần (1) Lệ Hằng (3) Lê Hoài Lương (4) Lê Hoàng (2) Lê Hứa Huyền Trân (39) Lê Khánh Luận (1) Lê Minh Chánh (1) Lê Minh Dung (2) Lê Minh Hải (2) Lê Minh Vũ (3) Lê Ngân (3) Lê Ngọc Phái (1) Lê Ngọc Trác (1) Lê Ngũ Nam Phong (11) Lê Nhựt Triết (8) Lê Phương Châu (30) Lê Quang Trạng (23) Lê Sa Long (2) Lê Thanh Hùng (34) Lê Thanh My (8) Lê Thấu (1) Lê Thị Cẩm Tú (6) Lê Thị Hồng Thắm (1) Lê Thị Kim (1) Lê Thị Ngọc Lệ (1) Lê Thị Ngọc Nữ (32) Lê Thị Thu Hiền (1) Lê Thị Xuyên (13) Lê Thiếu Nhơn (15) Lê Thống Nhất (6) Lê Thụy Phương (2) Lê Tiến Dũng (1) Lê Tiến Mợi (6) Lê Trọng Nghĩa (3) Lê Trung Hiếu (1) Lê Tuân (4) Lê Uyên (1) Lê Văn Hiếu (12) Lê Văn Ngăn (3) Lê Vi Thuỷ (1) Lê Vinh (4) Lê Xuân Tiến (1) Lindsay Polak (1) Linh Lan (7) Linh Lan (Quảng Nam) (8) Linh Phương (3) Linh Thy (2) Long Khánh (4) Long Vương (1) luân hồi (1) Lữ Hồng (3) Lư Nhất Vũ (1) Lương Cẩm Quyên (1) Lương Duyên Thắng (3) Lương Đình Khoa (1) Lương Sơn (27) Lưu Ly (6) Lưu Quang Minh (15) Lưu Thành Tựu (1) Lưu Thị Mười (2) Lưu Xuân Cảnh (2) Lý Khánh Vinh (15) Lý Thành Long (1) Lý Thời Miễn (1) M.T.N.H (7) Mã Nhị Lan (1) Mạc Minh (2) Mạc Tố Hồng (1) Mạc Tường (2) Mai Đức Trung (6) Mai Hạnh (1) Mai Kiệm (1) Mai Loan (12) Mai Nhật (2) Mai Thanh (1) Mai Thị Vân (1) Mai Thìn (3) Mai Tuyết (37) Mang Viên Long (63) Marie Hải Miên (4) Mẫu Đơn (1) Mèo Con (1) Mi Thu (1) Miên Đức Thắng (2) Miên Linh (1) Minh Châu (2) Minh Đan (Lọ Lem Đất Võ) (6) Minh Nguyên (15) Minh Nguyễn (3) Minh Nguyệt (15) Minh Nguyệt (NT) (1) Minh Nhân Tông (1) Minh Vy (25) Mỗi tháng một tác giả và một bài thơ hay (2) Mộng Cầm (8) Mộng Nam (1) Mùa Xanh (3) Mưa (1) Mường Mán (1) MỸ THUẬT (6) My Tiên (1) Mỹ Vân (1) Nam Art (2) Nam Cao (1) Nam Thi (17) Năm Bửu (1) Nấm Độc (1) NCCGL (4) Ngàn Thương (33) Ngày Đẹp Tươi (1) nghệ thuật. (1) nghiên cứu (1) Ngọc Bút (8) Ngọc Diệp (35) Ngọc Thịnh (1) Ngô Càn Chiểu (1) Ngô Cự Chính (2) Ngô Diệp (6) Ngô Đình Hải (7) Ngô Hồng Nhung (1) Ngô Liêm Khoan (1) Ngô Minh Trãi (3) Ngô Nguyên Ngiễm (1) Ngô Thị Hoà (1) Ngô Thị Ngọc Diệp (10) Ngô Thuý Nga (30) Ngô Thúy Nga (16) Ngô Thy Học (7) Ngô Văn Cư (51) Ngô Văn Giảng (11) Ngô Văn Khanh (17) Ngô Viết Hòa (1) Nguyễn (1) Nguyễn An Bình (70) Nguyễn An Đình (4) Nguyễn Ánh 9 (1) Nguyễn Bá Nhân (1) Nguyễn Bích Sao Linh (1) Nguyễn Bình (1) Nguyễn Bính Hồng Cầu (2) Nguyên Cẩn (26) Nguyễn Châu (2) Nguyễn Chinh (4) Nguyễn Công Thụ (2) Nguyễn Công Tùng Chinh (1) Nguyễn Cử Tú Quỳnh (2) Nguyên Diệp (1) Nguyễn Dũng (1) Nguyễn Duy Khương (6) Nguyễn Duy Phương (1) Nguyễn Duy Thịnh (3) Nguyễn Đại Duẩn (2) Nguyễn Đặng Mừng (3) Nguyễn Đăng Thanh (20) Nguyễn Đăng Trình (4) Nguyễn Đình Bảng (1) Nguyễn Đình Trọng (1) Nguyễn Đoan Tuyết (25) Nguyễn Đồng Bội Thảo (1) Nguyễn Đức Chính (5) Nguyễn Đức Cơ (1) Nguyễn Đức Mậu (2) Nguyễn Đức Minh (6) Nguyễn Đức Minh Hùng (10) Nguyễn Đức Nhân (1) Nguyễn Đức Phú Thọ (25) Nguyễn Đức Quyền (4) Nguyễn Đức Tấn (6) Nguyễn Đức Tình (4) Nguyễn Gia Long (1) Nguyên Hạ (11) Nguyễn Hải Thảo (2) Nguyễn Hậu (2) Nguyễn Hiếu (8) Nguyễn Hiếu Học (2) Nguyễn Hòa Hiệp (2) Nguyễn Hoài Ân (1) Nguyễn Hoàng Thức (2) Nguyễn Hồng Diệu (1) Nguyễn Huệ (3) Nguyên Hùng (1) Nguyễn Huy (3) Nguyễn Huy (HD) (1) Nguyễn Huy Khôi (1) Nguyễn Huỳnh (1) Nguyễn Hữu Minh (1) Nguyễn Hữu Phú (1) Nguyễn Hữu Quý (2) Nguyễn Hữu Thuần (4) Nguyễn Hữu Trung (2) Nguyễn Khiêm (1) Nguyễn Khoa Đăng (51) Nguyễn Kiều Lam (2) Nguyễn Kiều Phương (3) Nguyễn Kim Hương (7) Nguyễn Kim Thịnh (1) Nguyễn Lam (2) Nguyễn Lương Vỵ (4) Nguyên Minh (1) Nguyễn Minh Dũng (46) Nguyễn Minh Hoà (1) Nguyễn Minh Khiêm (1) Nguyễn Minh Nguyệt (1) Nguyễn Minh Phúc (47) Nguyễn Minh Quang (5) Nguyễn Minh Thuận (9) Nguyễn Minh Toàn (1) Nguyễn Mỳ (1) Nguyễn Mỹ Nữ (3) Nguyễn Nga (14) Nguyễn Nghiêm (3) Nguyễn Ngọc Dũng (1) Nguyễn Ngọc Đặng (1) Nguyễn Ngọc Hà (4) Nguyễn Ngọc Hưng (6) Nguyễn Ngọc Thơ (31) Nguyễn Ngọc Tư (5) Nguyễn Nguy Anh (21) Nguyễn Nguyên Phượng (69) Nguyễn Nhật Hùng (4) Nguyễn Như Tuấn (14) Nguyễn Phin (23) Nguyên Phong (1) Nguyễn Phú Yên (8) Nguyễn Phượng (2) Nguyễn Phương Dung (2) Nguyễn Quang Quân (8) Nguyễn Quang Tâm (2) Nguyễn Quang Tuấn (1) Nguyễn Quân (2) Nguyễn Quốc Ái (1) Nguyễn Quốc Bảo (1) Nguyễn Quốc Đông (1) Nguyễn Quy (2) Nguyên Tâm (1) Nguyễn Tấn Thuyên (3) Nguyễn Thái An (3) Nguyễn Thái Dương (6) Nguyễn Thái Huy (35) Nguyễn Thành Công (48) Nguyễn Thành Giang (22) Nguyễn Thanh Hải (1) Nguyễn Thanh Huyền (8) Nguyễn Thanh Mừng (1) Nguyễn Thánh Ngã (1) Nguyễn Thành Nhân (18) Nguyễn Thanh Tuấn (7) Nguyễn Thanh Xuân (2) Nguyễn Thế Kiên (1) Nguyễn Thế Kỷ (1) Nguyễn Thị Ánh Huỳnh (2) Nguyễn Thị Bích Phượng (2) Nguyễn Thị Cẩm Thuỳ (3) Nguyễn Thị Chi (2) Nguyễn Thị Diệu Hiền (3) Nguyễn Thị Hải (1) Nguyễn Thị Hằng (6) Nguyễn Thị Hậu (1) Nguyễn Thị Hồng Đào (10) Nguyễn Thị Huệ (1) Nguyễn Thị Kim Huệ (2) Nguyễn Thị Mây (127) Nguyễn Thị Ngọc Hải (1) Nguyễn Thị Ngọc Sen (2) Nguyễn Thị Như Tâm (3) Nguyễn Thị Phụng (27) Nguyễn Thị Thanh Bình (6) Nguyễn Thị Thành Nhân (1) Nguyễn Thị Thanh Toàn (1) Nguyễn Thị Thanh Xuân (1) Nguyễn Thị Thu Ba (23) Nguyễn Thị Thu Hiền (1) Nguyễn Thị Thu Hoài (1) Nguyễn Thị Thu Thuý (3) Nguyễn Thị Thùy Linh (3) Nguyễn Thị Tiết (3) Nguyễn Thị Tuyết (1) Nguyễn Thị Việt Hà (39) Nguyễn Thị Xuân Hương (14) Nguyễn Thu Hằng (1) Nguyễn Thủy (4) Nguyễn Thúy Ngân (13) Nguyễn Thuý Quỳnh (2) Nguyễn Thường Kham (3) Nguyễn Thượng Trí (2) Nguyễn Tiến Đường (8) Nguyễn Trần (1) Nguyễn Trí Tài (40) Nguyễn Trọng Luân (2) Nguyễn Trung (1) Nguyễn Trung Nguyên (1) Nguyễn Tuyển (4) Nguyễn Văn Ân (68) Nguyễn Văn Bút (6) Nguyễn Văn Công (2) Nguyễn Văn Cường (CCK) (4) Nguyễn Văn Hiến (5) Nguyễn Văn Hoà (5) Nguyễn Văn Hòa (1) Nguyễn Văn Học (53) Nguyễn Văn Ngọc (1) Nguyễn Văn Thanh (1) Nguyễn Văn Thành (1) Nguyễn Văn Thảo (17) Nguyễn Văn Toan (1) Nguyên Vi (1) Nguyễn Việt Hà (2) Nguyễn Vinh (1) Nguyễn Vĩnh Bình (3) Nguyễn Xuân Cảm (3) Nguyễn Xuân Dương (1) Nguyễn Xuân Khánh (1) Nguyễn Xuân Thuỷ (1) Nguyễn Xuân Thủy (1) Nguyễn Xuân Tư (3) Nguyệt Linh (5) Nguyệt Quế (1) Ngưng Thu (44) Nhã Ngọc (1) Nhã Thiên (7) nhà Thương (1) Nhân Hậu (2) NHÂN VẬT (1) Nhật Nguyệt Xuân Hương (1) Nhật Quang (17) Nhất Sinh (1) Nhật Vũ (1) Nhi Hạ (1) NHỚ THUỞ ẤU THƠ (37) Như Hoài (4) NHỮNG ÁNG VĂN HAY VỀ LÀNG QUÊ VIỆT NAM (7) NHỮNG NGƯỜI BẠN ĐÂT THỦ (6) NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN HQN (5) Nông Quốc Lập (2) NP phan (1) Nửa Đời hư (1) NỬA THÁNG MỘT TÁC GIẢ VÀ MỘT BÀI THƠ HAY (38) nước (1) O. Henry (1) P.N. Thường Đoan (1) Pearl (1) Phạm Ánh (33) Phạm Anh Xuân (3) Phạm Bá Nhơn (2) Phạm Cao Hoàng (1) Phạm Đình Nghi (1) Phạm Hổ (1) Phạm Hữu Hoàng (20) Phạm Kiều Hưng (1) Phạm Lâm (1) Phạm Lê Tường Vi (1) Phạm Minh Dũng (14) Phạm Minh Hiền (9) Phạm Minh Thuận (10) Phạm Mỹ (1) Phạm Ngân (3) Phạm Như Vân (1) Phạm Phan Hòa (1) Phạm Phương Lan (1) Phạm Quỳnh An (1) Phạm Thái Ba (4) Phạm Thị Hải Dương (9) Phạm Thị Liên (1) Phạm Thị Mỹ Liên (30) Phạm Thị Phương Thảo (3) Phạm Thuý (6) Phạm Trần Ái Linh (4) Phạm Trung Tín (2) Phạm Tuấn Vũ (29) Phạm Tử Văn (21) Phạm Văn Phương (16) Phạm Văn Thạnh (1) Phạm Vũ (1) Phan Anh (12) Phan Cung Việt (1) Phan Đức Nam (1) Phan Hoài Thương (1) Phan Hoàng (2) Phan Huỳnh Điểu (1) Phan Hữu Lý (1) Phan Khanh (2) Phan Mai Thư Nhã (6) Phan Nam (20) Phan Quỳnh Như (1) Phan Sửu (1) Phan Tấn Lược (6) Phan Thanh Cương (2) Phan Thị Huỳnh Trang (2) Phan Tiên Phát (1) Phan Tình (1) Phan Trang Hy (25) Phan Văn Bình (1) Phan Văn Thạnh (1) Phan Văn Thuần (3) Phan Vĩnh (1) phần 1 (1) phần 2 (1) phần 3 (1) phần 4 (1) Phiêu Vân (1) Phong Dương (2) Phong Điệp (1) Phỏng vấn (7) Phú Ngọc (1) Phú Quang (3) Phú Xuân (8) Phùng Gia Lộc (1) Phùng Hiếu (10) Phùng Hiệu (1) Phùng Hoàng Chương (1) Phùng Phương Quý (7) Phùng Văn Khai (1) Phước Vũ (1) Phương Phương (10) Phương Uy (5) Quan Thế Âm (1) Quảng Ngọc (1) Quảng Ngôn Lê Ngữ (1) Quang Thám (1) Quang Tuấn Dũng (9) Quốc Hùng (2) Quốc Tuyên (1) quy luật dịch (1) Quỳnh Lệ (1) Quỳnh Nga (16) Quỳnh Trâm (1) Rason Helmandollar (1) Raymond Carver (1) Raymond Thư (1) Rêu (Cao Hoàng Từ Đoan) (13) SÁCH BẠN VĂN (71) SARAH HALL (1) SINH NHẬT (1) Song Ninh (11) Sông Hương (11) Sông Lam (1) Sông Song (8) Sơn Tịnh (2) Sơn Trần (15) Sruthi Thekkiam (1) T.T.Hiếu Thảo (22) Tạ Nghi Lễ (1) Tạ Thị Hoa (14) Tam quốc diễn nghĩa (4) TẢN VĂN (230) TẠP BÚT (612) Tạp chí Văn Mới (1) TẠP CHÍ VN BÌNH DƯƠNG (11) Tashi Dawa (1) Tâm Lãng (1) Tâm Nhiên (2) Tấn Hòa (1) Tần Khánh (4) TẬP SAN ÁO TRẮNG (39) Tập san Văn học nghệ thuật Hương Quê Nhà (1) Tây bá hầu Cơ Phát (1) Tây Du Ký (1) Tây Sơn bi hùng truyện (2) Thạch Anh (2) Thạch Cầu (1) Thạch Đà (7) Thạch Lam (1) Thạch Sene (5) Thái An Khánh (2) Thái Hoà (1) Thanh Bình Nguyên (27) Thành Dũng (1) Thanh Hải (1) Thanh Huyền (2) Thanh Lương (2) Thanh Minh (4) Thanh Phong (1) Thanh Sơn (1) Thanh Thảo (3) Thanh Trắc Nguyễn Văn (42) Thanh Tùng (7) Thành Văn (3) Thạnh Văn (1) Thanh Xuân (2) Thảo Nguyễn (1) Thâm Tâm (1) Thần Y (1) Thi Ngọc Lan (1) Thiên Ân (1) Thiên Di (5) Thiên Sơn (1) Thiên Thần Áo Trắng (7) Thiên Tôn (10) Thiên Trần (1) Thiệp chúc mừng năm mới (4) Thiệp chúc Tết (3) Thiệp mừng (3) Thông báo (1) Thơ (3139) Thơ Lê Nhựt Triết (1) THƠ MỜI HOẠ (7) THƠ PHỔ NHẠC (100) Thời sự Văn nghệ (6) Thu Dung (3) Thu Hằng (1) Thu Hiền (1) Thu Hoài (1) Thu Nga (1) Thuận Thảo (8) Thuận Yến (1) Thục Minh (7) Thuỳ Anh (13) Thuỵ Du (1) Thụy Du (3) Thuỳ Dương (1) Thùy Dương (1) Thủy Điền (1) Thuỳ Nhân (1) Thư cảm ơn (1) Thư ngỏ (1) THƯ NGỎ CỦA HQN (2) Thư tin (285) THƯ VIỆN TÁC GIẢ (1) Tiểu luận (4) Tiểu Mục Đồng (1) Tiểu Nguyệt (5) Tiểu thuyết (107) Tiêu Tương (1) Tin buồn (2) TIN VĂN (2) Tịnh Bình (19) Tịnh Minh Tiến (2) Tô Hồng Phương (1) Tô Kiều Ngân (1) Tố Mai (1) Tô Minh Yến (21) Tôn Nữ Hỷ Khương (2) Tôn Thất Út (2) Tôn Tư Mạc (1) Tống Ngọc Hân (1) Tống Xuân Tám (1) Trà Bình (4) TRABATHA (1) Trác Phi (1) Trang Linh (1) Trang Lộc (1) Trang Thơ Chào Xuân Mậu Tuất 2018 (1) TRANG THƠ CHỦ NHẬT (519) Trang Thơ Đón Xuân Đinh Dậu 2017 (1) TRANG THƠ ĐƯỜNG LUẬT (16) Tranh ảnh (3) Trầm Mặc (4) Trần Anh Dũng (1) Trần Bảo Định (4) Trần Băng Khuê (1) Trần Biên Thùy (1) Trần Dần (1) Trần Duy Đức (17) Trần Dzạ Lữ (4) Trần Định (1) Trần Đình Sử (2) Trần Đoàn Luận (1) Trần Đức ÁI (2) Trần Đức Hiển (1) Trần Đức Tín (1) Trần Hà Nam (4) Trần Hoàng Vy (2) Trần Hồng Vân (5) Trần Huiền Ân (2) Trần Huy Minh Phương (2) Trần Hữu Du (1) Trần Hữu Hội (17) Trần Kim Đức (5) Trần Kim Loan (2) Trần Kim Quy (1) Trần Lê Sơn Ý (2) Trần Linh Chi (1) Trần Long Thạch (1) Trần Lưu (1) Trần Mai Hường (11) Trần Mạnh Hảo (1) Trần Minh Nguyệt (16) Trần Năm (1) Trần Ngọc Hồ Trường (4) Trần Ngọc Mỹ (11) Trần Nguyên Hạnh (6) Trần Nhã My (2) Trần Như Luận (3) Trần Nhương (1) Trần Phù Nam (1) Trần Quang Dũng (4) Trần Quang Khanh (12) Trần Quang Lộc (1) Trần Quang Ngân (10) Trần Quốc Tiến (8) Trần Quốc Toàn (1) Trần Quốc Việt (1) Trần Tâm (7) Trần Thái Hưng (5) Trần Thanh Hải (3) Trần Thành Nghĩa (1) Trần Thế Nhân (13) Trần Thị Bích Thu (1) Trần Thi Ca (9) Trần Thị Cổ Tích (2) Trần Thị Huệ (1) Trần Thị Huyền Trang (3) Trần Thị Ngọc Hồng (1) Trần Thị Thanh (5) Trần Thị Thắng (1) Trần Thị Thương Thương (4) Trần Thị Trúc Hạ (1) Trần Thị Uyên (7) Trần Thiện (3) Trần Thiện Tuấn (1) Trần Thoại Nguyên (2) Trần Thuận (7) Trần Thúy Lành (6) Trần Thuỳ Trang (1) Trần Thư (1) Trần Thương Nhiều (1) Trần Trọng Hưng (2) Trần Trọng Tân (1) Trần Trọng Vũ (2) Trần Tuấn Anh (2) Trần Tuấn Thanh (10) Trần Vạn Giã (2) Trần Văn Bạn (16) Trần Văn Nhân (5) Trần Văn Thiên (1) Trần Việt (1) Trần Viết Dũng (11) Trần Võ Thành Văn (24) Triết học (2) Triều Âm (2) Triều Châu (1) Triều La Vỹ (2) Triệu Lam Châu (1) Triệu Từ Truyền (30) Trịnh Bửu Hoài (106) Trịnh Duy Sơn (2) Trịnh Hoài Linh (5) Trịnh Huy (4) Trịnh Thuỳ Mỹ (1) Trịnh Tuyên (1) Trịnh Viết Hiền (1) Trịnh Viết Hiệp (1) Trịnh Yến (2) Trọng Mật (2) trụ vương (1) Trúc Giang (4) Trúc Lập (1) Trúc Linh Lan (2) Trúc Thanh Tâm (12) Trúc Thuyên (3) trung quốc (1) Trung Trung Đỉnh (1) Trung Y (1) Truong Nguyen (1) Truyện dài (10) TRUYỆN DỊCH (15) Truyện ký (2) TRUYỆN NGẮN (1173) TRUYỆN VỪA (14) Trương Công Tưởng (16) Trương Diễm Phiến (1) Trương Đình Phượng (8) Trương Đình Tuấn (3) Trương Hồng Phúc (14) Trương Huỳnh Như Trân (2) Trương Lan Anh (1) Trương Nam Chi (5) Trương Thanh Cường (2) Trường Thắng (65) Trương Thị Thanh Tâm (22) Trương Thị Thúy (2) Trường Thịnh (6) Trương Tri (2) Trương Văn Dân (21) Trương Viết Hùng (1) TTM (1) Tuấn Nguyễn (7) Tuấn Quỳnh (3) Tuệ Mỹ (1) Tuti (2) Tuỳ bút (2) TÙY BÚT (120) Tuyết Nhung (1) Tuyết Vân (1) tứ đại mỹ nhân (1) Tường Vi (1) TX (1) Út Lãng Tử (1) Uyên Khuê (2) Uyên Minh (1) Uyển Phan (1) Vạn Lộc (1) Vành Khuyên (1) Văn (2469) Văn Công Mỹ (2) văn hóa truyền thống (5) Văn học nước ngoài (11) Văn Lưu (1) Văn Nguyên (1) Văn Nguyên Lương (7) Văn Nhược Ba (1) Văn Thạnh (2) Văn Thành Lê (1) Văn Thắng (23) Văn Trọng Hùng (1) Vân Đồn (3) Vân Giang (12) Vân Khanh (2) Vân Phi (32) Vân Tùng (2) Vi Ánh Ngọc (2) Vi Quốc Hiệp (1) Victor Remizov (1) VIDEO CLIP (2) Viễn Trình (25) Việt Quỳnh (1) Việt Trang (1) Việt Trương (1) Vĩnh Sơn (7) Vĩnh Thông (43) Vĩnh Tuy (21) Võ Bá Cường (1) Võ Chân Cửu (17) Võ Chí Nhất (3) Võ Công Liêm (1) Võ Diệu Thanh (18) Võ Dõng (1) Võ Đông Điền (4) Võ Hà (1) Võ Hạnh (2) Võ Mỹ Cát (1) Võ Ngọc Thọ (4) Võ Như Văn (3) Võ Thị Nga (13) Võ Thị Thu Thủy (1) Võ Thuỵ Như Phương (15) Võ Văn Hoa (1) Võ Văn Luyến (1) Võ Xuân Phương (3) Vũ Bình Lục (1) vũ đạo (1) Vũ Đình Huy (9) Vũ Đình Liên (1) Vũ Đình Minh (1) Vũ Đình Nguyệt (2) Vũ Đình Thung (2) Vũ Đức Trọng (1) Vũ Hạ (1) Vũ Hạnh (3) Vũ Hùng (2) Vũ Miên Thảo (5) Vũ Thành An (1) Vũ Thị Huyền Trang (115) Vũ Thụy Khuê (8) Vũ Trọng Quang (1) Vũ Trọng Tâm (2) Vũ Trọng Thanh (1) Vương Doãn (1) Vương Hạnh (1) Vương Hoài Uyên (4) Vương Tâm (3) Xanh Nguyên (4) Xuân Đài (1) Xuân Phong (6) Xuân Phương (1) Xuân Tiến (20) Ý Thu (3) Yên Kha (7) Ziken (2)
-------------------------------------------------------------------------
+ 817 TÁC GIẢ CÓ BÀI ĐĂNG TRÊN HƯƠNG QUÊ NHÀ
-------------------------------------------------------------------------