THƠ VĂN CÔNG MỸ


Văn Công Mỹ và tập thơ Dạo đàn bên sông

QUÁN NHỎ BÊN SÔNG

Đôi khi ngồi lại bên quán nọ
Ngó con cá quẫy nhánh sông này
Thấy trong bèo bọt chùm hoa nở
Chút bùi ngùi lạnh sớm sương bay

Đã biết bến bờ bên bồi lở
Trăm năm được mất lẽ vô cùng
Một buổi mai này thân nín thở
Cũng là hạt bụi hóa hư không

Miệng người nhiều ngoa ngôn ảo dụ
Thôi làm nít nhỏ hát nghêu ngao
Làm thân bèo dạt trong mưa lũ
Nặng nhẹ trần gian với tay chào

Ô hay bữa nọ trong quán nhỏ
Có kẻ trầm tư hát một mình
Mộ phần đã sắp ngày tương ngộ
Tiếng vọng lăn dài đến vô minh.

SOI GƯƠNG THẤY LẠ

Sáng nay quần áo gọn gàng
Mắt nghiêng liếc sửa lại hàng ria trên
Nhặt lên một cọng tóc mềm
Cõi trần gian ấy bạc đen đã từng

Sáng nay lòng bỗng rưng rưng
Tôi và bóng nọ ngập ngừng ngó nhau…


NGÓ LẠI
Lời thơ tôi đã cũ rồi
Ý thơ tôi cũng rã rời hư hao
Đứng nằm ngủ thức lao xao
Trắng đen mộng tỉnh chiêm bao cả đời.

TẶNG TH. NGÀY MỚI LỚN
Cho dù tập tễnh làm thơ
Cũng xin liều mạng thập thò ghẹo em

Nếu tình đóng cửa cài then
Anh làm kẻ trộm bay lên hàng rào
Nếu tình sắc lẻm gươm đao
Anh làm bại tướng té nhào trước em
Nếu tình chất ngất oan khiên
Anh làm tu sĩ độc quyền cầu kinh

Chỉ lo em bị giật mình
Bao nhiêu thơ phú bỗng thình lình…bay!


Văn Công Mỹ

Read more…

THƠ PHẠM HỔ



Người ta bảo, Phạm Hổ là nhà thơ của thiếu nhi. Đúng thế! Nhân Tết Trung Thu năm nay, HQN xin chuyển đến các bạn và các em một số bài thơ ngộ nghĩnh và đáng yêu của ông.
Bắp cải xanh 
Bắp cải xanh 
Xanh mát mắt 
Lá cải sắp 
Sắp vòng tròn 
Búp cải non 
Nằm ngủ giữa...

Bê đòi bú

Nhanh cho con bú tí 
Đói, đói rồi mẹ ơi! 
- Gì mà nhặng lên thế 
Mới nhả vú đấy thôi 
- Nhả vú là đói rồi 
Mẹ ơi, con bú tí!!!

Bé đi cày
Chuối xanh một quả 
Cắm bốn chân tre 
Thành con trâu đực 
Nhìn giống giống ghê! 

Hai ngọn cờ ngô 
Làm cây cày nhỏ 
Đem ra giữa ngõ 
Buộc trâu đi cày 

Trâu ơi, gắng đi 
Cày cho xong ruộng 
Chiều ta về sớm 
Cất chuồng cho Trâu 

Vắt! vắt! đi nào 
Sao trâu chậm thế ? 
Trâu mệt rồi ư ? 
Chúng mình nghỉ nhé! 

Bóng mát ngõ trưa 
Thả trâu ăn cỏ 
Bé nằm ngủ quên 
Tóc hiu hiu gió...

Chú bò tìm bạn
Mặt trời rúc bụi tre 
Buổi chiều về nghe mát 
Bò ra sông uống nước 
Thấy bóng mình, ngỡ ai 
Bò chào: "Kìa anh bạn 
Lại gặp anh ở đây!" 

Nước đang nằm nhìn mây 
Nghe bò, cười nhoẻn miệng 
Bóng bò chợt tan biến 
Bò tưởng bạn đi đâu 
Cứ ngoái trước nhìn sau 
"Ậm ò" tìm gọi mãi...

Củ cà rốt
Lá xanh 
Củ đỏ 
Lớn nhỏ 
Bên nhau 
Đất đội 
Ngập đầu 
Nhảy lên 
Đẹp thật 
Tên em 
Cà rốt 
Củ đỏ 
Lá xanh...


P.H
Read more…

BA ANH EM HỌ PHẠM Ở THANH LIÊM (Bài của Trần Duy Đức)


Nhà văn Phạm Văn Ký - Nhà thơ Phạm Hổ - Nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ.



        Qua từng giai đoạn lịch sử, không chỉ ở những nơi địa linh nhân kiệt, đất  thành kinh, phố thị, mà nhiều làng quê đã sản sinh những người con làm rạng danh gia đình, dòng họ, quê hương và đất nước. Làng Thanh Liêm, bên dòng sông Thạch Yển của nhánh bắc phái sông Côn hiền hòa, thời xưa thuộc tổng Háo Đức, nay là xã Nhơn An, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định cũng là một làng quê như thế. Những thập niên đầu thế kỷ 20, gia đình ông quan Quản, thuộc tầng lớp trung lưu đã cho ra đời 13 người con, trong đó có 3 người vang tiếng trên văn đàn Việt Nam và nước ngoài. Đó là văn sĩ Phạm Văn Ký, nhà thơ Phạm Hổ và nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ .

          Thời ấy, điều kiện học hành rất khó khăn, nhưng bộ ba danh sĩ trong gia đình họ Phạm ai cũng học giỏi. Người anh cả Phạm Văn Ký, sinh ngày 10/7/1910, sớm bộc lộ tư chất thông minh, thuở nhỏ học ở Quy Nhơn rồi Hà Nội, 20 tuổi ông đã bắt đầu làm thơ, viết văn cả tiếng Pháp và tiếng Việt, từng đoạt giải nhất trong kỳ thi thơ viết tiếng Pháp, tổ chức ở các nước thuộc địa. Khoảng năm 1934- 1935, ông vào Sài Gòn viết báo và làm Chủ bút báo Impartial một thời gian. Sau đó về Quy Nhơn diễn thuyết các văn đàn văn học và tiếp tục làm thơ, rồi ra Huế giữ chân Chủ bút tờ báo Gazette de Huế. Khúc rẽ của đời ông là năm 1938 được học bỗng, sang Paris học tại Đại học văn khoa thuộc Đại học Sorbonne, đậu cử nhân và cao học văn khoa. Từ sau thế chiến thứ II, ông làm việc ở Đài phát thanh và truyền hình Pháp, phụ trách chương trình cho khán thính giả Việt Nam. Thời gian này ông cộng tác nhiều tạp chí văn học, văn chương Pháp, tác giả một số kịch phẩm truyền thanh, truyền hình tại Pháp.

          Tác phẩm nổi tiếng của Phạm Văn Ký chủ yếu viết bằng tiếng Pháp, với đề tài Việt Nam, Trung Quốc và Nhật Bản. Đặc biệt là tiểu thuyết Đánh mất cội nguồn, xuất bản tại Paris-1961, được Hàn lâm viện văn chương Pháp trao tặng giải thưởng lớn. Giải thưởng này không những là ước mơ của nhà văn một nước thuộc địa nhập cư ở Pháp, mà còn là niềm khát khao của nhiều nhà văn chính quốc. Nhiều tác phẩm văn chương tiếp theo của ông đã làm rạng danh văn sĩ Việt Nam ở nước ngoài, quan trọng hơn là đã giúp công chúng bạn đọc Pháp, kể cả độc giả trong cộng đồng sử dụng tiếng Pháp hiểu về văn hóa Á Đông, trong đó có Việt Nam.

          Ông mất ngày 27/4/1992, ở Paris, với nỗi buồn cô đơn, hưởng thọ 82 tuổi. Theo nhà văn Phạm Sông Hồng, con gái nhà thơ Phạm Hổ: Bác tôi có quá nhiều nỗi buồn, năm 1970, sau 31 năm xa Tổ quốc, ông mới có dịp đi cùng phái đoàn Việt kiều về thăm Hà Nội và một số nơi ở miền Bắc. Bác Ký muốn ở lại Việt Nam, nhưng lúc ấy Thủ tướng Phạm Văn Đồng- người bạn thân của ông, thường xuyên liên lạc, quan hệ với gia đình đã khuyên: “Anh ở nước ngoài có lợi hơn ở Việt Nam”. Thủ tướng Phạm Văn Đồng, một nhà ngoại giao lão luyện, từng trải, muốn có một “Đại sứ văn hóa” của Việt Nam như Phạm Văn Ký ở tại Pháp. Từ ấy cho đến khi nước nhà thống nhất, ông không còn có dịp trở về quê cha đất tổ.

          Người em trai kề của nhà văn Phạm Văn Ký là nhà thơ Phạm Hổ, bút danh Hồ Huy, sinh ngày 28/01/ 1926. Năm 1943, ông đỗ bằng Thành chung, nhưng không may là mùa hè năm ấy bị tai nạn gãy chân, không ra Huế kịp để học Ban Tú tài trường Quốc học Huế, đành đi làm thư ký công nhật cho tòa sứ Quy Nhơn để kiếm tiền nuôi mẹ già, các em ăn học và tự học tiếp thi Tú tài. Sau Cách mạng mùa Thu 1945, ông bắt đầu đi vào con đường văn học nghệ thuât, làm thư ký cho Hội văn hóa cứu quốc. Tác phẩm đầu tay ông viết về Bình dân học vụ Vén màn được đăng ở tạp chí Tiền Phong của Hội văn hóa cứu quốc Trung ương, tài năng đã hé mở. Sau đó chuyển sang làm báo và được học lớp hội họa kháng chiến Khu V, tiếp tục sáng tác, vừa làm thơ, viết văn, vừa vẽ. Đầu năm 1950, với tư cách là nhà văn trẻ, ông được đi dự Hội nghị văn hóa toàn quốc tại Việt Bắc và được gặp các nhà thơ, nhà văn lớn, họa sĩ nổi tiếng như Tố Hữu, Nguyễn Tuân, Nguyễn Đình Thi, Bùi Xuân Phái, Nguyễn Xuân Khoát... Từ ấy, văn hóa kháng chiến và văn học cách mạng đã chắp cánh cho Phạm Hổ trên văn đàn Việt Nam.

          Kháng chiến chống Pháp thắng lợi, Hiệp định Genève được ký kết, nước ta tạm chia hai miền, Phạm Hổ lên đường đi tập kết ra Bắc. Tháng 1/1955, ông được phân công làm công tác đối ngoại ở Hội nhà văn Trung ương, hai năm sau được kết nạp hội viên Hội nhà văn Việt Nam khóa đầu tiên và cũng là một trong những người sáng lập Hội nhà văn. Trải qua nhiều thăng trầm, từ Hội nhà văn Việt Nam, rồi tham gia thành lập Nhà xuất bản Kim Đồng, chuyên xuất bản văn hóa phẩm cho trẻ em và gắn bó ở đây hơn ba năm với chức danh Chủ tịch Hội đồng văn học thiếu nhi, rồi sang Nhà xuất bản văn học, về báo Văn nghệ - cơ quan ngôn luận của Hội nhà văn... chức vụ cuối cùng của ông là Phó Tổng biên tập Tuần báo văn nghệ Hội nhà văn Việt Nam.

          Quan trọng hơn hết là gần 60 năm sáng tác, nhà thơ Phạm Hổ đã cho ra đời 25 tập thơ, 35 truyện, 10 kịch bản sân khấu, hoạt hình dành cho thiếu nhi; 10 tập thơ và 3 tập truyện ngắn dành cho người lớn. Thể loại nào ông cũng dồn tâm huyết của người cầm bút đối với bạn đọc, nhiều tác phẩm đã được đưa vào giảng dạy trong trường phổ thông. Đặc biệt là ông dành tình cảm và lòng say mê để viết cho thiếu nhi, nhằm vun đắp cho các em lòng yêu thương cây cỏ, loài vật đến con người...tin yêu và có trách nhiệm với cuộc sống. Năm 1996, ông đã hơn 70 tuổi vẫn tâm sự: “Nếu được sống thêm một lần nữa, tôi vẫn chọn nghề cũ: Làm thơ, viết văn cho các em đọc, vẽ tranh cho các em xem nữa. Tôi thấy lòng yêu mến các em, lấy những công việc mình làm cho các em làm thước đo lòng mình đối với dân, với nước...”

          Năm 2001, Nhà thơ Phạm Hổ vinh dự được trao giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật (đợt 1). Sức khỏe đã yếu nhưng khi nhận giải thưởng cao quý  ông vô cùng xúc động, phấn khởi, để sau đó 6 năm, vào ngày 4/5/2007, vừa bước sang tuổi 81, ông nhắm mắt trên giường bệnh và đi về cõi vĩnh hằng, vẫn mỉm cười với con cháu, gia đình, thi hữu và đồng nghiệp về sự nghiệp văn chương trên văn đàn của mình.

          Giữa năm 1990, tôi may mắn được lãnh đạo huyện phân công tiếp nhà thơ Phạm Hổ trong dịp ông vào công tác ở tỉnh và ghé về thăm quê. Cùng đi có nhà thơ Lê Văn Ngăn, lúc ấy là Phó Chủ tịch Hội văn học nghệ thuật tỉnh Bình Định. Một ngày được gần gũi, nghe nhà thơ nói chuyện, cùng nhà thơ đi thăm một số di tích văn hóa, lịch sử, kể cả khi mời dùng cơm trưa, nhà thơ Phạm Hổ dành nhiều thời gian lắng nghe về tình hình quê nhà trong kháng chiến cũng như trong xây dựng sau bao nhiêu năm xa cách, nhà thơ rất ít nói về mình.

          Còn người con thứ 11 trong gia đình họ Phạm, là nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ, sinh ngày 5/10/1930, có tài liệu ghi ông sinh 1932. Thuở nhỏ học trường làng,  Cách mạng tháng Tám thành công ông tham gia phong trào thanh thiếu niên, từ năm 1947- 1949 vào học và hoạt động văn hóa tại trường Thiếu sinh quân Liên khu V. Năm 1950 bắt đầu làm công tác tuyên huấn và là phóng viên báo Quân đội nhân dân. Nhạc phẩm đầu tay của ông là Nắng lên xóm nghèo, gây sự chú ý của công chúng yêu âm nhạc.

          Sau Hiệp định Genève, ông ở lại miền Nam, năm 1959 học trường Quốc gia âm nhạc Sài Gòn, sau đó đi dạy Việt văn và âm nhạc. Năm 1965-1966 bị chính quyền Sài Gòn bắt giam vì tội tham gia đấu tranh trong phong trào Phật giáo. Chính thời gian này ông sáng tác nhạc phẩm bất hủ Bông hồng cài áo, từ ý thơ của thiền sư Thích Nhất Hạnh. Ra tù ông tiếp tục sáng tác Hoa vẫn nở trên đồng quê hương, Người về thành phố, Những người không chết... để phổ biến trong phong trào đấu tranh của học sinh, sinh viên Sài Gòn. Sau ngày giải phóng ông tiếp tục sáng tác nhạc đỏ như Nhớ ơn Bác, nhớ ơn Đảng; Thắm đượm duyên quê... Để đến cuối đời, Phạm Thế Mỹ có những trường ca đầy đặn: Lửa thiêng, Hàn giang dậy sóng, Con đường trước mắt, Những dòng sông anh em, Tổ khúc sự sống. Ngoài ra, ông còn viết vũ kịch, nhạc kịch, tiểu ca kịch. Thế rồi, định mệnh cuộc đời của một nhạc sĩ tài hoa đã khép lại vào ngày 16/01/2009, sau một thời gian lâm bệnh nặng, chưa qua khỏi ngưỡng 79 tuổi.

          Làng quê Thanh Liêm bình dị như bao làng quê khác, mà trong một gia đình có ba văn sĩ làm rạng rỡ nền văn học nước nhà từ những thập niên nửa đầu thế kỷ trước, thật là quý hiếm. Khi An Nhơn lên thị xã, tại phường Bình Định,  bên cạnh chi nhánh Công ty may Nhà Bè, có con đường mang tên nhà văn Phạm Hổ, ai nhìn cũng nghĩ ngay đến ba anh em mang dòng máu họ Phạm, sinh ra và lớn lên nơi cửa ngõ của chiến trường Khu Đông năm xưa, ngày nay lại là cửa ngõ của những làng hoa mai, làng lúa, làng nghề của xã Nhơn An đang vươn lên  xây dựng nông thôn mới, tiến tới giàu đẹp, ấm no, hạnh phúc, văn minh.
T.D.Đ

         
                                                                                     

         

         



Read more…

GIỚI THIỆU TÁC PHẨM MỚI: "NHƯ NHỮNG GIỌT SƯƠNG" CỦA MANG VIÊN LONG


alt
NHÂN DỊP TRUNG THU NHÂM THÌN (29 THÁNG 9 NĂM 2012)

HƯƠNG QUÊ NHÀ HÂN HẠNH GIỚI THIÊU :

alt
   

 N H Ư  N H Ữ N G  G I Ọ T  S Ư Ơ NG

 
                       Tiểu Luận & Tạp Bút
                                ( Tập I )

                         MANG VIÊN LONG


                   Nhà Xuất Bản Hội Nhà Văn
                     Tranh Bìa & Chân Dung:
                         Hs LÊ SA LONG
                             Trình Bày:
                    Saigon Lifestyle Design


  GỒM 85 BÀI TIỂU LUẬN & TẠP BÚT ĐƯỢC VIẾT TRƯỚC & SAU 75.


           CẢM NHẬN CỦA PHẠM CAO HOÀNG & NGỌC BÚT


                         SÁCH DÀY 452 TRANG
                       MỸ THUẬT & TRANG NHÃ
            ĐÃ PHÁT HÀNH CUỐI THÁNG 9- 2012
                         GIÁ BÌA: 95.000đ

 
Quý Bạn Đọc Ở Xa – Cần Sách, Xin Gởi Bưu Phiếu 100 Ngàn ( tính cả cước phí bảo đảm) về: Ô . Mang Viên Long – 294 ( số mới) Ngô Gia Tự, Phường Bình Định – Thị xã An Nhơn, Tỉnh Bình Định. Sách Sẽ Được Gởi Đến Địa Chỉ - Chân Thành Cám Ơn!

 alt
CẢM NHẬN VỀ TẠP BÚT MANG VIÊN LONG


Thật ra, từ trước đền giờ tôi chỉ chú ý đọc truyện ngắn của Mang Viên Long, không để ý lắm đến các bài tạp bút của anh. Cách đây khoảng 4 tháng, có anh bạn nhà thơ/nhà báo gọi cho tôi, bàn về nội dung tờ báo anh sắp làm . Anh trình bày qua những chuyên mục của tờ báo, bất ngờ anh nói với tôi: “Tôi có đọc một số tạp bút của Mang Viên Long trên internet. Tôi rất thích những bài tạp bút này. Tôi muốn mở hẳn một chuyên mục cho những bài tạp bút của Mang Viên Long, nhưng tôi không quen Mang Viên Long, chỉ biết là anh ấy đang sống ở Bình Định. Không biết anh ấy có đồng ý cho tôi sử dụng những bài viết đó hay không.”. Tôi nói nếu thích thì cứ mở chuyên mục đó, còn chuyện Mang Viên Long có đồng ý hay không cứ để đó tôi lo, vì Mang Viên Long là chỗ bạn bè với tôi lâu năm, và anh ấy cũng dễ tính thôi, không có gì phải băn khoăn. Sau đó, tôi có hỏi ý kiến Mang Viên Long về chuyện này. Anh vui vẻ nói: “Bài đã đưa lên Internet thì ai muốn sử dụng thì cứ lấy mà đăng lại, có gì đâu mà ngại.”
Sau bữa đó, tôi chú ý hơn đến những bài tạp bút của Mang Viên Long. Anh vốn là một nhà giáo từng dạy học nhiều năm, một nhà văn với hàng chục tác phẩm đã xuất bản, từng xây dựng các nhân vật trong truyện của mình, nên anh có nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống. Thêm vào đó, cả một cuộc đời anh gặp quá nhiều khó khăn, quá nhiều đau khổ; có thời gian vào ở hẳn trong chùa để chiêm nghiệm cuộc sống, nên anh thật sự là một con người từng trải. Những yếu tố này có ảnh hưởng nhiều đến các đề tài anh chọn, nội dung và cách viết các bài tạp văn. Các đề tài anh chọn rất gần gũi với cuộc sống thường ngày nên người đọc có thể thấy mình ở trong đó, dễ chia sẻ với những gì anh muốn trình bày trong bài viết. Văn phong của anh chững chạc, điềm đạm. Ngôn ngữ anh dùng giản dị, dễ hiểu, và những ai hiểu được một số từ địa phương anh dùng thì khi đọc sẽ thấy rất thú vị. Đọc tạp bút Mang Viên Long, người đọc có thể học được một điều gì đó. Đây là điểm thành công nhất trong các bài viết của anh. Trong bài tạp bút NHỚ LẠI MỘT CÂU HỎI, ghi lại hoàn cảnh đưa đẩy chính anh- một nhà giáo/nhà văn- trở thành một thợ sửa ổ khóa/làm chìa khóa, anh viết “Bạn bè thấy tôi hành nghế sửa khóa làm chìa ở góc phố chợ lấy làm ái ngại cho tôi. Họ không thể ngờ một nhà giáo / nhà văn như tôi lại rơi vào một hoàn cảnh như vậy. Thật ra, tôi chưa bao giờ nghĩ rằng mình “khổ” như lời chia sẻ của các bạn, mà vẫn nghĩ điều gì rồi cũng có thể xảy đến cho chúng ta. Cứ an vui và kiên nhẫn đón nhận mọi biến đổi của cõi tạm để có niềm hy vọng mà sống tiếp”. Suy nghĩ của anh trong đoạn văn này trùng hợp với tư tưởng nồng cốt trong các tác phẩm của nhà văn Đức/giải văn chương Nobel năm 1946, Hermann Hesse, về tính nhất thể của cuộc đời: sống chết, vinh nhục, xấu tốt, được thua, còn mất, vui buồn... tất cả đó là cuộc đời, tất cả là một. Đã là con người thì ai cũng trái qua những cái đối nghịch nhau đó, phải chấp nhận hai mặt đối nghịch đó. Có ai một đời chỉ có hạnh phúc mà không biết đến khổ đau? Có ai sinh ra mà rồi không chết? Khi sinh ra đời là đã có mầm mống của sự chết. Vậy thì có gì đâu mà phải sợ hãi cái chết, vì mình biết trước nó sẽ đến mà. Cùng ý tưởng này, nhà thơ Du Tử Lê đã viết: “Đi và về thì cũng giống như nhau”. Còn Bùi Giáng cũng tương tự như vậy: “Thưa rằng ly biệt mai sau. Là trùng ngộ giữa hương màu nguyên xuân”
Và còn nhiều nữa. Trong mỗi bài viết, chắc chắn Mang Viên Long muốn tâm sự/ nhắn gửi một điều gì đó với người đọc. Hy vọng rằng đọc xong cuốn sách, người đọc cảm thấy vui vì mình đã đọc một cuốn sách đáng đọc.


Phạm Cao Hoàng
Tháng 8.2012


MỘT CHỮ TÌNH ĐỂ LẠI…

 alt

“…Tạp bút mà như không phải tạp bút. Tiểu luận mà như không phải tiểu luận. Người đọc là tôi chỉ thấy một chữ tình. Chữ tình bàng bạc khắp nơi, từ bài đầu đến bài cuối. Chữ tình có mặt cả trong những bài phê phán sắc sảo về ai đó nhân danh thơ “hậu hiện đại” để làm thơ mất đi chất thơ vốn có của Thơ. Nói thẳng nói thật là đã có tình.
Rồi có khi như lời tâm sự. Về cuộc đời mình. Về cuộc đời bè bạn. Những mối tri giao nhiều năm nhiều tháng vẫn sắt son bền chặt dù có còn gặp nhau hay không, dù kẻ mất người còn. Những bài đọc thơ đầy cảm xúc, không phải là bình-thơ nữa, mà là chữ tình với người làm thơ.
Tiểu luận viết khó mà dễ. Tạp bút viết dễ mà khó vì nó phải có cái “thần”; nều không, nó chỉ là lan man ghép chữ. Những con chữ vô hồn. Nhàn nhạt. Trôi đi không còn ai nhớ ai biết.
Ta còn để lại gì không? Kìa non đá lở, này sông cát bồi. (Vũ Hoàng Chương).
Mang Viên Long và một chữ tình. Để lại…".


NGỌC BÚT
( Sài Gòn tháng 8 – 2012)


Read more…

HOÀNG HÔN NỞ MUỘN – Truyện ngắn Hồ Tịnh Thủy


- “Đi khỏi đây mau! Cút đi cho khuất mắt tao. Đời tao coi như bất hạnh khi đẻ ra đứa con gái như mày.”- giọng bà Hằng rít lên trong cổ họng nhưng âm thanh đủ to để hàng xóm nghe thấy cái ngữ điệu chua lét của bà. Trước mặt bà, cô con gái mười tám tuổi với cái bụng hơi lồ lộ dưới lớp áo sơ mi đang quỳ sọp dưới đất. Nước mắt giọt ngắn giọt dài, cổ họng như bị chẹn đứng, cô lê đôi chân yếu ớt của mình đến lay gấu quần bà Hằng van xin.
- Mẹ, xin mẹ tha lỗi cho con,…con làm gia đình mình phải mang tiếng nhục. Nhưng...nhưng…mẹ ơi, con khổ lắm, con đau lắm...con...con....
- "Mày im đi. Giờ mày còn nói được những lời đó à? Mới tí tuổi đầu đã muốn biết sướng thì giờ phải chịu khổ là đúng rồi. Tao với bố mày kiếm tiền khó nhọc cho chúng mày ra đường không bị kém chị kém em. Để bây giờ mày trả hiếu cho bố mẹ bằng nỗi nhục như thế này, mày coi có được con mắt không?" - sự tức giận khiến bà Hằng thốt ra những lời nói vượt quá sức tưởng tượng của người nghe. Bên phòng khách, ông Văn ngồi lặng yên trên ghế sô pha rít thuốc. Khói bay mù mịt nhưng không làm ông thay đổi sắc mặt. Dường như những gì ông đang chứng kiến đã ghim đôi mắt ông vào một điểm duy nhất trên bức tường – bức ảnh gia đình ông chụp chung hôm Yên nhận phần thưởng cuối khóa với bó hoa ly rực rỡ cùng nụ cười tươi rói. Xung quanh bức ảnh, gần cả trăm bằng khen của Yên mà ông Văn nâng niu và giữ gìn như báu vật lần lượt đưa ông trở lại từng mốc thời gian hạnh phúc. Để giờ đây, nhìn cảnh con gái khóc lóc trước những lời đay nghiến của vợ, ông đau đớn như thế bị ai đó dùng dao cứa từng nhát vào trái tim mình. Có lẽ ông sẽ ngồi như thế cho đến chiều, đêm, khuya hay thậm chí là sáng mai, trưa mai nếu bà Hằng không đang to tiếng rồi tự dưng ngã lăn quay xuống sàn nhà, bất tỉnh.
Đã mấy hôm kể từ khi bà Hằng vào viện, Yên vẫn không dám vào thăm mẹ mình. Túc trực bên giường bệnh chỉ có ông Văn và Bình – anh trai của Yên. Bình tốt nghiệp đại học rồi ở lại ngoài Bắc làm việc. Năm hết tết đến, Bình mới vào thăm nhà. Nhưng lần này, nghe ông Văn báo tin, Bình tức tốc đặt vé bay vào, bỏ lỡ những công việc còn đang ngổn ngang.
Thấy vợ vừa cựa mình, ông Văn đã chạy đôn chạy đáo đi gọi bác sĩ. Đứng cạnh mẹ, Bình vuốt nhẹ những mớ tóc lòa xòa vương trên mặt bà Hằng. Anh dùng bàn tay còn lại xoa bóp hai cánh tay cho bà Hằng đỡ mỏi. Vừa mở mắt, nhìn thấy con trai bà Hằng đã toan vùng dậy ôm lấy Bình nhưng mớ dây truyền dịch đã ngăn bà lại. Nước mắt lưng tròng, bà nắm lấy tay Bình tha thiết.
- Bình, làm thế nào bây giờ hả con? Mẹ chán nản quá, còn mặt mũi nào mà nhìn bà con, xóm giềng…?
- Mẹ hãy bình tĩnh, có con và bố ở đây, hiện tại sức khỏe của mẹ là mới quan trọng, mẹ…
- “Làm sao mẹ bình tĩnh được, đứa con gái hư hỏng, mẹ thà không có còn hơn” – bà Hằng cắt ngang lời Bình.
- “Mẹ, sao mẹ lại nói vậy, dù sao em nó cũng là con của bố mẹ, là em gái của con” – Bình tỏ ra bất ngờ khi nghe những lời mẹ mình thốt ra.
- Nhưng mẹ không cần đứa con gái như thế, nó làm mẹ thấy nhục nhã.
- Mẹ!
Lần này, Bình thật sự ngán ngẫm nhưng anh không nói gì thêm. Từ hôm về nhà, anh vẫn chưa gặp em gái mình, điều đó khiến anh rối bời. Cả mấy ngày nay, sự im lặng của ông Văn khiến Bình không thể hiểu được ông đang nghĩ gì nhưng với Bình, điều đó vẫn còn tốt hơn là nghe những lời nói cay nghiệt mà bà Hằng vừa thốt ra.
Từ lúc biết nhận thức, Bình đã hiểu mẹ mình không phải là người phụ nữ dịu hiền và bao dung. Mặc dù bà luôn chăm chút, chiều chuộng Bình nhưng đã rất nhiều lần anh thấy giận mẹ bởi những lời to tiếng bà dành cho ông Văn và cả đứa em gái mà Bình rất mực yêu thương. So với em gái, Bình được bà Hằng thiên vị dù Bình không đòi hỏi. Bình mơ hồ nhận ra, ẩn sâu trong vẻ mặt đon đả, ẩn sâu trong những lời nói ra vẻ dịu dàng của mẹ mình là cả một niềm uất ức, cay đắng. Dù thế, Bình vẫn tin bà Hằng chưa từng làm điều gì có lỗi với chồng, con, với gia đình. Ngược lại, bà tất bật buôn bán, tất bật làm lụng kiếm tiền nuôi hai anh em Bình ăn học. Chính vì lẽ đó, Bình vẫn rất mực yêu thương và quý trọng mẹ. Nhưng hôm nay, Bình rất buồn vì những gì đang xảy ra với gia đình anh, Bình thật sự không hiểu tại sao mẹ mình lại đối xử với em gái anh như vậy. Dường như, có điều gì đó khuất tất đã từng xảy ra trong gia đình anh mà cả anh và Yên đều không biết.

Bác sĩ vừa đến, bà Hằng vẫn còn lẩm bẩm chửi rủa Yên. Bình buồn bã lôi trong túi quần ra hộp thuốc rồi châm lửa. Để ông Văn ở lại làm việc với bác sĩ, anh chậm rãi bước ngược ra hành lang, dọc theo khuôn viên bệnh viện. Được dăm bước, Bình nghe tiếng ai đó khóc nức nở. Nhìn trật sang phải, anh nhận ra bóng em gái mình đang nấp sau cột trụ qua đôi giày cỏ anh từng tặng Yên.
- “Yên, Yên ơi”- Bình hét lớn khi thấy Yên ôm mặt vụt chạy ra phía cổng. Dí vội điếu thuốc dưới đế giày, Bình toan chạy theo và gọi Yên í ới mặc bao ánh mắt khó chịu đang hướng về anh. Chưa kịp thấy Yên, Bình đã nghe tiếng la thất thanh của người đi đường và tiếng ô tô thắng gấp ngay giữa dòng xe cộ đặc quánh. Đâu đó tiếng một người đàn bà vang lên, “bớ bà con ơi, tông chết người, tông chết người, bớ bà con ơi”.
Bình lao nhanh vào xé đám đông. Khi anh vừa nghiêng đầu người phụ nữ đặt lên đôi tay rắn rỏi của mình, những người xung quanh há hốc mồm ngạc nhiên: “Trời đất ơi, là một cô gái”. Ai đó xì xào, “nhìn bộ đồ với cái nón lá,  tui cứ tưởng là lớn lắm, dễ chừng hơn năm mươi, ai ngờ mặt non choẹt, xinh thế”. Một người khác lại ngập ngừng, “hình như…con bé có mang”. “Nhìn kìa, máu đang chảy ra, mau mau đưa nó vô viện cấp cứu”.
Bình nhìn xuống phía dưới, máu chảy lênh láng trên mặt đường, anh hốt hoảng nhấc bổng Yên lên: “Yên. Yên. Anh trai đây! Em gái. Em gái tội nghiệp của anh. Ngoan. Em gái. Ngoan nào. Đừng sợ.” – Bình dịu dàng nhìn em gái trấn an mặc dù lúc này, mắt Yên đã nhắm nghiền và cơ thể cô hoàn toàn bất động..
Chưa kịp tách đám đông, một người đàn ông lịch lãm trong bộ comple vội vàng níu lấy cánh tay Bình: “Anh bạn, thật sự là xe của tôi chưa động đến cô gái. Nhưng cho phép tôi được đi cùng anh vào viện”. Nhìn vẻ mặt chân thành của anh ta, Bình không từ chối cũng không đáp trả, tất tả chạy vào bên trong dưới cái nắng gay gắt của một buổi trưa tháng tám oi nồng.

Yên bị sảy thai. Chiếc xe ô tô dừng đúng lúc cô ngã quỵ vì suy nhược cơ thể. Ông Văn và Bình dấu bà Hằng, thay phiên nhau chăm sóc Yên đang nằm hồi sức cách phòng bà Hằng hai dãy hành lang.
 Những ngày nằm viện, Yên đã tâm sự với anh trai, việc cô bị hãm hiếp sau khi cùng đám bạn ôn thi đại học vào sàn nhảy dự sinh nhật một người bạn mới quen về. Vốn ngoan và chăm học, Yên chưa từng tham gia vào các cuộc bù khú, nhậu nhẹt. Nhưng đợt vừa rồi, bố mẹ tin tưởng cho vào Nam ôn và thi đại học cùng cô bạn thân, Yên đã không thể chối từ những lời mời mọc rất đỗi chân thành. Oái ăm thay, người khiến Yên mang thai chẳng phải ai xa lạ mà chính là cha dượng của Nguyệt - người bạn thân đi cùng Yên. Nhân lúc Yên và Nguyệt say khướt vì mớ rượu Tây, ông ta đã giở trò tàn nhẫn với Yên. Yên không hề hay biết điều đó, không mảy may biết mình gặp nạn cho đến một hôm cô tâm sự với Nguyệt về sự khó ở trong người mình.
Nghe Yên kể, Nguyệt giật mình toát cả mồ hôi. Nhớ lại hình ảnh đêm hôm ấy, lúc Nguyệt đi vệ sinh, ngang phòng của Yên và phát hiện ra một người đàn ông lõa lồ đang cấu xé Yên. Cô toang hét lên thì nhìn kỹ, không ai khác lại chính là cha dượng của mình – người đàn ông từng hành hạ thân xác cô khi mẹ cô vừa mất không lâu.

Nguyệt đau đớn ôm bạn vào lòng nhưng Yên lại đẩy mạnh Nguyệt ra. Cô ngẩng mặt lên trời cười ha hả như một con điên. Một con điên có đôi mắt đẹp long lanh, long lanh vì những giọt nước đang tràn dần ra khóe mi. Cô đang khóc, khóc mà cười và đẹp đến vô ngần. Tựa như con người cô vậy, dù cuộc đời có đem đến bao nhiêu nỗi đau, bao nhiêu buồn phiền đi nữa thì tâm hồn cô vẫn sáng và lung linh như nước. Yên sẽ không gục ngã như xưa nay cô vẫn thế, dẫu cho những người cô thương yêu và kính trọng đối xử tàn nhẫn với cô như bà Hằng- mẹ cô.
Yên nhớ, không biết bao lần cô bị mẹ đánh tàn nhẫn vì đi học về hơi muộn, vì quên nấu cơm, vì nhỡ cười với một người phụ nữ xinh đẹp đến mua đồ ở cửa hàng nhà mình. Yên luôn cho rằng, bà Hằng không thương Yên, coi Yên như là một đứa con rơi mà bà vô tình nhặt được. Nhưng vì được ông Văn dạy dỗ nên đằng sau những tủi thân, mất mát, Yên vẫn luôn coi trọng mẹ mình. Điều duy nhất khiến Yên luôn trăn trở đó là tất cả những gì mẹ Yên đối xử với mình, ông Văn biết hết. Nhưng tuyệt nhiên, chưa bao giờ ông đứng ra can ngăn hay bênh vực Yên dù đêm đêm, khi bà Hằng say giấc, ông lại lặng lẽ vào phòng Yên, hỏi thăm Yên, xoa dầu vào những nơi Yên bị đánh, hôn lên trán Yên và động viên Yên vượt qua được những mất mát mà Yên mang trong mình. Lúc nào, ông cũng bảo với Yên rằng, mẹ rất thương con, chỉ vì mẹ quá mệt mỏi với công việc, cha con mình phải cảm thông cho mẹ mà cố gắng sống tốt hơn cho mẹ vừa lòng. Lúc nào, câu cuối cùng trước khi ông Văn rời phòng Yên cũng là, “tất cả là lỗi ở bố, con đừng buồn mẹ, nghen con”. Dù không hiểu điều ông Văn nói nhưng Yên cảm nhận, dường như ông Văn đang phải cố gắng nín nhịn điều gì đó. Nhưng vì yêu thương bố mình, Yên đành chấp nhận tất cả.
- “Đừng khóc nữa em gái, anh và bố sẽ giải quyết chuyện này” – câu nói của Bình cắt ngang dòng suy nghĩ của Yên. Cô lấy vạt áo quẹt vội hai khóe mi rồi nhe răng cười với Bình:
-  Anh thấy bộ đồ em mặc đẹp không nè?
- Nhắc mới nhớ. Sao nhóc lại mặc bộ đồ kì dị thế này? Lại cầm thêm cái nón lá nữa mới ghê chứ? Anh nhận ra nhóc qua đôi giày, không thì…- Bình chép miệng, lắc đầu khi nhìn lại bộ dạng Yên.
- Mặc thế này, sẽ không ai nhận ra…em là con của mẹ cả – Yên cười hì hì nhưng cái mặt lại ngẩng cao lên trời như thế Yên sợ anh trai nhìn thấu tận tâm gan cô.
- Với lại, em vào thăm mẹ, mẹ có thấy cũng chẳng nhận ra em, đúng không hả anh trai iu quý của em? – Yên nghiêng nghiêng cái đầu, nheo mắt tinh nghịch rồi bất ngờ cô nằm phịch xuống giường trùm kín chăn lên tận đầu.
- Anh qua chăm mẹ đi, kẹo mẹ hỏi thì to chuyện, em muốn ngủ chút. – giọng Yên lạc hẳn đi.
- Ngốc à, em hiểu tính mẹ mà. Chỉ là trong lúc giận, mẹ nóng nảy quá thôi, chứ mẹ thương em lắm. Vả lại, mẹ cũng chưa biết em bị… – Bình ngập ngừng giây lát.
- Ít bữa mẹ khỏe hơn, anh sẽ nói cho mẹ hiểu – Bình dịu dàng trấn an em gái mà thấy thương em vô bờ.
Không nghe Yên trả lời, Bình đến đầu giường kéo nhẹ tấm chăn ra. Trên gương mặt Yên, nước mắt đang chảy đầm đìa, máu bật ra trên đôi môi đang nghiến vào nhau, hai tay níu chặt lấy thành giường và…cô nấc lên. Bình vội nâng Yên dậy để em gái tựa đầu vào ngực mình.
- Anh…liệu sao này,…có còn ai chấp nhận em?
- Đó chỉ là một tai nạn, gia đình mình sẽ giữ kín chuyện này. Việc trước mắt của em là tĩnh dưỡng rồi đợi kết quả thi..
- Anh à, em có phải là một đứa con ngoan không? – Yên nhìn mông lung ra cửa sổ với đôi mắt vô hồn.
- Anh luôn tự hào khi có đứa em gái như em, bố cũng vậy, bố thương em nhất mà.
- Thế còn mẹ thì sao? Trong mắt mẹ, em có bằng một đứa con rơi không? Em đã làm điều gì có lỗi hả anh? Tại sao, tại sao…mẹ luôn cay nghiệt với em? Tại sao? -Yên hất tung gối và hét toáng lên như một đứa trẻ rồi cô gục mặt xuống giường khóc rấm rức. Bình chưa kịp phản ứng đã thấy ông Văn đẩy cửa bước vào. Gương mặt ông nhăn nhúm đến khổ sở.
- Lỗi tại bố, Yên con, tha lỗi cho bố. Chỉ vì bố mà con phải chịu khổ, bố…xin lỗi các con… - Bình ngạc nhiên trước hành động của bố mình: “Bố, sao bố lại nói vậy? Bố đâu có lỗi gì?”. Ông Văn vờ quay mặt đi, lén lau nước mắt rồi đằng hắng, hai đứa nghe bố kể, đừng ngắt lời.
“Hồi còn trẻ, bố học hơn mẹ con hai khóa. Mẹ con lúc ấy là hoa khôi của trường, gia đình giàu có, lại đẹp nết nên rất nhiều người theo. Bố thì nghèo, lại cục mịch. Mẹ bảo mẹ đồng ý quen vì bố hiền lành, chân thành, giàu tình cảm chứ không như những người đàn ông hay săn đón mẹ. Lúc ấy, gia đình ngoại các con cản cấm, quyết đưa bằng được mẹ con sang Mỹ nhưng…”- ông Bình trầm ngâm giây lát rồi tiếp:
“Mẹ con không chịu, đòi bỏ trốn theo bố. Bố cũng vì quá thương nên đành chìu theo lời bà ấy. Rồi gia đình ngoại con sang Mỹ định cư. Mẹ con chẳng được thừa kế gì, phải bỏ ngang việc học, mở sạp bán hàng nhỏ. Mẹ con khổ cực trăm bề, lại chịu điều tiếng của xóm làng. Bố bảo dọn đi nơi khác, bà nhất quyết không đồng ý. Rồi bố mẹ sinh ra con – ông Văn quay sang nhìn Bình âu yếm- khoảng thời gian ấy, bố và mẹ rất hạnh phúc” – mắt ông Văn mơ màng nhìn ra phía chân trời đã buông nắng như để hồi tưởng lại khoảng thời gian đã qua. Lúc con lên bảy, mẹ mang thai em. Và bố…”- ông Văn mím chặt môi lại, hít một hơi thật sâu.
- Bố nói đi, chúng con vẫn đang nghe – Bình khẽ nhắc ông Văn.
- Bố, bố đã hủy hoại hạnh phúc gia đình mình. Bố có con với người phụ nữ khác.
- Hả? – cả Bình và Yên đều trố mắt ngạc nhiên nhìn bố mình. Liếc vội ông Văn, Bình giơ tay làm dấu bảo Yên im lặng.
- Người phụ nữ ấy…là bạn hàng rất thân của mẹ con. Con trai bố…à không, con trai bà ấy sinh sau bé Yên ba tháng.
- Thế giờ họ ở đâu hả bố? – Yên ngồi xổm lên, chồm về phía ông Văn.
- Bố cũng không biết nữa. Mẹ con là người phụ nữ nhạy cảm, bà phát hiện ra khi chuẩn bị sinh con. Lúc ấy, bố mẹ tưởng chừng sắp đổ vỡ mặc dù người phụ nữ kia…không đòi danh phận. Mẹ các con…đã từng hai lần tự tử nhưng không thành.
- Hả? Có chuyện đó nữa sao? – Yên díu mày tỏ vẻ suy tư trong khi Bình vẫn đứng yên lắng nghe ông Văn kể. Lâu lâu, anh lại gật gật đầu tỏ vẻ hiểu chuyện hay nhớ ra điều gì đó mà anh biết.
- Có phải người đã từng đến nhà mình, dắt theo một đứa nhỏ trắng bóc, mập ú…và cho con mấy hộp bánh năm con chín, mười tuổi…gì đó phải không bố?
- Ừ, đúng là bà ấy. Đó là lần duy nhất bà ấy đến nhà mình. Bố bảo rằng, bố lầm lỡ chứ bố không yêu bà ấy, bố tuyệt đối không thể bỏ vợ bỏ con, bố sẽ chịu trách nhiệm và chu cấp cho đứa nhỏ. Nhưng sau đó, bà ấy đi biền biệt.
- Bố…bố thật tệ, bố đã có lỗi với quá nhiều người.-  ông Văn ôm mặt đập đầu vào vách tường.
- Nhưng tất cả những gì bố kể…thì liên quan gì đến việc mẹ không thương con? Bố còn giấu chúng con chuyện gì nữa sao? Hay là con cũng là một đứa con rơi của bố? Bố nói đi. – Yên bật ra khỏi giường, lay mạnh vai ông Văn khiến Bình phải giữ tay em lại.
- Em bình tĩnh, để nghe bố nói hết đã.
- Bố không còn giấu các con chuyện gì nữa cả. Con là con của bố mẹ. Mẹ không thương con như anh chỉ vì…lúc ấy mẹ con quẩn quá, đi xem bói rồi bị người ta lừa. Người ta bảo, con là đầu thai của một người đàn ông vì si tình mẹ mà chết. Sinh con ra, vì con, gia đình mình mới… Mẹ các con đã bỏ không biết bao nhiêu tiền của và công sức để “cúng cấp giải hạn”. Và suốt ngày, mẹ con xỉ vả bố. Bố biết lỗi, đã xin mẹ con tha thứ rồi toàn tâm toàn ý với gia đình. Nhưng có lẽ, trong lòng mẹ con, bố suốt đời sẽ không gột rửa được. Đó là một điều bất hạnh. Và bố chấp nhận làm tất cả những gì mẹ con muốn để chuộc lỗi, để được ở bên các con, kể cả việc bố không được can thiệp vào việc mẹ dạy dỗ con nếu không mẹ con sẽ bỏ đi. Bố rất yêu mẹ con nhưng thật sự...bố quá…đau khổ. Bố…- lần này ông Văn đã khóc thật sự, đôi vai rung lên, ông níu chặt song cửa, những giọt nước mắt làm lem nhem đôi mắt hao gầy và khuôn mặt khắc khổ của ông. Chứng kiến điều đó, cả Yên và Bình đều xót xa thương cảm cho bố mình. Bình lại gần, vỗ nhẹ lên vai ông Văn.
- Bố à, ai rồi cũng có sai lầm trong đời, bố đã biết lỗi và sữa chữa, các con không giận bố mà vẫn rất mực yêu thương bố vì bố là người bố tuyệt vời nhất của chúng con, đúng vậy không? Em gái? – Bình nháy mắt về phía Yên
- Anh Bình nói đúng bố à, chúng con rất thương bố và mãi mãi là như thế.- Nói rồi, cả Bình và Yên đều ôm chặt lấy ông Văn.
Bên ngoài cánh cửa, bà Hằng đã nghe hết tất cả. Bà nhẹ nhàng đi ra, nghẹn ngào- “Yên, Bình, mẹ đã sai, mẹ có lỗi với các con, mong các con hãy tha thứ cho mẹ…” rồi chạy ào vào bên trong. Cả gia đình ôm nhau mỉm cười trong nước mắt.
Trước khuôn viên, những vệt nắng cuối ngày đua nhau nhảy nhót trên những khóm hoa hồng đỏ thắm. Bên ngoài khung cửa sổ, đâu đó, những chú chim ríu rít gọi nhau về.  Và xa xa, hoàng hôn đã nở tự bao giờ.
Hồ Tịnh Thủy


Read more…

MÙA XUÂN NÀO CHO CON - Thơ N.T.M.H


ba va con.jpg


Con còn nhớ chuyện ngày xưa mẹ kể
Hai mươi năm trước con ra đời
Vào một buổi chiều hoa đua nở
Giữa lòng người rực rỡ đón xuân sang
Nhìn con thơ sung sướng ngập dâng tràn
Nhớ thực tại – mẹ bẽ bàng ôm cay đắng
Mở mắt chào đời tình thương ba xa vắng
Lỡ mẹ chết rồi con trẻ sẽ ra sao?
Ba con đi vùng lửa đạn binh đao
Nghe chua xót mẹ nhiều đêm không ngủ
Rồi mẹ nuôi con tháng năm dài lam lũ
Trong tình thương muôn kiếp đã sẵn dành

         
Thời gian qua…
          Con một – hai – ba – bốn tuổi
          Buổi đầu xuân có khách lạ đến nhà
Dáng gầy mòn màu áo chiến tả tơi
Mẹ mừng rỡ “con ơi chào ba nhé"
Con quay lưng mẹ nghe lòng băng giá
Nên ba cười “ con nó lạ mặt anh…"
Ôm con vào lòng ba hôn nhẹ mái tóc xanh
Ngoan lên nhé “ Ba thương con nhiều lắm”


Mùa xuân qua…
Phượng hồng khoe sắc thắm
Ba đã giã từ, một lần nữa ra đi
Tuổi thơ ngây con nào biết cách ngăn gì
Mẹ đau xót khóc phân ly lần nữa
Đếm thời gian mẹ âm thầm mong đợi
Con vẫn ngoan hiền trong tuổi nhỏ bình yên
Con vẫn vô tư trong lòng mẹ ưu phiền
Con vẫn sung sướng bên mẹ hiền kính mến.



Rồi một ngày được hung tin đưa đến
Ba đã trở về…
Tay buông xuôi vội vã
Mắt khép lại hững hờ
Đứa con thơ ngày ấy
Dang tay ôm đón xác ba về
Tuổi trẻ vô tư hồn nhiên thanh thản
Ngây dại đứng nhìn hàng bạch lạp lung linh


Rồi con lớn lên…
Trong niềm đau lặng lẽ
Bất hạnh nào bằng con trẻ mất tình cha
Hai mươi năm trước, con ra đời
Tình thương cha cao vời vợi
Hai mươi năm sau, con trưởng thành
Cha đã xa rồi mãi mãi cha ơi!
Chiều mùa xuân mây xám phủ giăng trời
Gió không thổi mà lá rơi tơi tả
Như lòng con bây giờ đang giá lạnh
Vắng cha rồi con mất cả mùa xuân
Chiều nghĩa trang từng bước nhỏ ngập ngừng
Con nức nở trong từng lời sám hối ./.
  1974
 N.T.M.H
                                                   

                                                        
Read more…

CÁCH NHẬP COMMENT TRÊN HƯƠNG QUÊ NHÀ

Đầu tiên, nhấp chuột vào ô Nhập nhận xét của bạn rồi viết comment. Viết xong, nhấp chuột vào ô Tài khoản Google. Sau đó nhấp chuột vào Tên/URL thì sẽ hiện ra 2 ô. Ô phía trên, ghi Họ và tên của bạn. Ô phía dưới, ghi dòng chữ:huongquenha.com

Cuối cùng, nhấp chuột vào ô Tiếp tục và nhấp chuột tiếp vào ô Xuất bản là xong. (Nếu bạn đã có sẵn Tài khoản Google, thì sau khi viết comment, chỉ cần nhấp chuột vào ô Xuất bản là thành công)

Số lượt xem tháng trước


-------------------------------------------------------------------------


TÁC GIẢ & TÁC PHẨM
* TÁC GIẢ & TÁC PHẨM * TÁC GIẢ & TÁC PHẨM * TÁC GIẢ & TÁC PHẨM * TÁC GIẢ & TÁC PHẨM---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ái Nhân (21) Ambrose Bierce (1) ẢNH (58) Anh Ngọc (1) Anh Nguyên (1) Anh Phong (4) Anh Phương (9) âm nhạc (2) âm thanh (1) Ân Thiên (1) Bạch Diệp (5) Bách Mỵ (2) BÀN TRÒN VĂN NGHỆ (87) Bảo Hồ (1) Bảo Lâm (1) Bảo Ninh (2) Bé Hải Dân (1) Bích Ái (3) Bích Lê (4) Bích Ngọc (1) Bích Vân (2) Bình Địa Mộc (3) Bình Nguyên (1) Bình Nguyên Trang (2) binh pháp (1) Bình Tâm (1) Bobby Nam Giang (3) Bùi Anh Sắc (1) Bùi Công Thuấn (1) Bùi Danh Hải Phong (1) Bùi Đức Ánh (66) Bùi Hoài Vân (5) Bùi Huyền Tương (2) Bùi Hữu Phước (1) Bùi Nguyên Bằng (25) Bùi Nhựa (4) Bùi Văn Bồng (5) Bùi Việt Thắng (2) BÚT KÝ (17) Ca Dao (2) Cao Duy Thảo (1) Cao Kim Quy (1) Cao Thị Thu Hà (3) Cao Thọ Thêm (2) Cao Thoại Châu (1) Cao Thu Hà (1) Cao Trọng Quế (1) Cao Văn Tam (5) Cát Du (7) Catherine Mansfield (1) Cẩm Lệ (4) Cẩm Tú Cầu (1) Chàng Cát (1) Chánh Đức (1) CHÀO XUÂN 2014 (1) CHÂN DUNG VĂN NGHỆ SĨ (2) Châu Đoàn (1) Châu Quang Phước (1) Châu Thạch (9) Châu Thường Vinh (1) Chí Anh (1) Chính Đức (1) chủ (1) CHỦ BIÊN (136) Chu Giang Phong (1) Chu Lai (2) Chu Ngạn Thư (10) Chu Trầm Nguyên Minh (16) Chu Vương Miện (1) Chúa Sơn Lâm (1) Cỏ Dại (7) covid 19 (1) Công Nguyễn (1) Cơ Xương (1) Cúc Dương (1) Cuộc thi văn chương (1) CỬA SỔ VĂN HÓA (6) Dạ Ngân (1) Dã Phong Bình (2) Dã Phương (1) Dạ Thảo (2) Dạ Thy (1) Diệp Linh (18) Diệp Uy (1) Dino Buzzati (3) DỌC ĐƯỜNG (29) Du Tử Lê (1) Dung Thị Vân (28) Duy Bằng (1) Duy Phạm (3) Dương Diệu Minh (1) Dương Đăng Huệ (1) Dương Hải Yến (2) Dương Hằng (7) Dương Kim Nhi (4) Dương Kim Thoa (1) Dương Phương Vinh (1) Dương Thành Thái (3) Dương Thị Yến Trinh (2) Dương Xuân Triều (6) Dzạ Lữ Kiều (6) Đàm Lan (17) đạo đức (2) Đào Hiền (2) Đào Hữu Thức (2) Đào Khương (2) Đào Minh Hiệp (2) Đào Phạm Thuỳ Trang (82) Đào Quang Bắc (1) Đào Quý Thạnh (1) Đào Thanh Hoà (14) Đào Thị Quý Thanh (1) Đào Thị Thu Hiền (3) Đào Văn Đạt (31) Đào Viết Bửu (7) Đặng Châu Long (1) Đặng Diệu Thoa (1) Đăng Đăng (1) Đăng Huỳnh (1) Đặng Quốc Khánh (8) Đặng Quý Địch (3) Đặng Tấn Tới (2) Đặng Thị Hoa (2) Đặng Thị Xuân (1) Đăng Trình (1) Đặng Tường Vy (3) Đặng Văn Sử (1) Đặng Việt Trinh (1) Đặng Xuân Xuyến (9) ĐIỂM BÁO (2) Điêu Thuyền (1) Đinh Lốc (2) Đình Thậm (1) Đinh Vương Khanh (4) Đoàn Khương Duy (1) Đoàn Thị Minh Hiệp (4) Đoàn Tuyết Thu (1) Đoản văn (1) ĐỌC SÁCH (23) Đỗ Chiến Thắng (6) Đỗ Duy Hoàng (15) Đỗ Hồng Ngọc (5) Đỗ KIm Dung (1) Đỗ Phu (1) Đỗ Quyên (2) Đỗ Tâm Linh (1) Đỗ Tấn Đạt (2) Đỗ Thị Kim Hải (2) Đỗ Trúc Hàn (1) Đỗ Văn Tiến (1) Đỗ Xuân Phương (1) Đức Linh (1) Đức Tiên (3) Elena Pucillo Truong (6) gan jing world (1) Ghi chép (2) Giang Đình (8) Giang Hiền Sơn (6) Giáo dục (1) Guy de Maupassant (1) Hà Đoàn (2) Hạ Ly (1) Hà Nguyên (2) Hà Nhữ Uyên (2) Hà Phi Phượng (1) Hạ Thi (3) Hà Thị Thu Hằng (1) Hà Tùng Sơn (1) Hải Điểu (1) Hải Miên (3) Hải Phong (2) Hải Thăng (1) Hải Thuỵ (6) Hải Yến (2) Hàm Sơn (1) Hàn Dã Thảo (2) Hàn Du Tử (17) Hàn Hữu Yên (1) Hàn Lâm (1) Hãn Nguyên Nguyễn Nhã (1) Hàn Nguyệt (1) Hàn Phong Vũ (19) Hàn Tín (1) Hạng Vũ (1) Hậu Cốc Ngang (1) Hậu Đậu (1) Hiếu Dũng (1) Hoa Hướng Dương (1) Hoa Mai (2) Hoa Tím Buồn (4) Hoa Tuyết (2) Hoà Văn (10) Hoa Xuyến Chi (1) Hoài Huyền Thanh (53) Hoan Giang (1) Hoàng Anh (6) Hoàng Anh 79 (26) Hoàng Chẩm (53) Hoàng Chẫm (1) Hoàng Đình Quang (2) Hoàng Giao (4) Hoàng Hạ Miên (6) Hoàng Hữu (1) Hoàng Khánh Duy (5) Hoàng Kim (1) Hoàng Kim Chi (1) Hoàng Kim Oanh (2) Hoàng Linh (6) Hoàng Long (2) Hoàng Lộc (8) Hoàng Mẫn (1) Hoàng Minh Tường (2) Hoàng Nghĩa Lược (1) Hoàng Ngọc Xuân (4) Hoàng Nguyên (1) Hoàng Phủ Ngọc Tường (1) Hoàng Thảo Chi (1) Hoàng Thị Nhã (8) Hoàng Thị Thu Thủy (2) Hoàng Trang (1) Hoàng Trần (1) Hoàng Trọng Quý (9) Hoàng Trọng thắng (1) Hoàng Tuấn Sơn (1) Hoàng Tuyên (2) Hoàng Vũ Thuật (1) Hoàng Xuân Hiến (1) Hoàng Xuân Niên (1) Hồ Bích Ngọc (4) Hồ Bích Vân (2) Hồ Đắc Thiếu Anh (1) Hồ Hải (2) Hồ Lê Diêm (1) Hồ Nam (1) Hồ Ngọc Diệp (1) Hồ Nhật Quang (1) Hồ Sĩ Duy (1) Hồ Thanh Ngân (10) Hồ Thế Hà (2) Hồ Thế Phất (3) Hồ Thế Sinh (1) Hồ Tĩnh Tâm (1) Hồ Tịnh Thuỷ (21) Hồ Vũ Khánh Linh (1) Hồ Xuân Thu (3) Hội Nhà văn TP. HCM (1) Hồng Hạnh (3) Hồng Liễu (1) Hồng Phúc (8) Hồng Tâm (10) Huệ Triệu (3) HUMICHI (5) Huy Nguyên (15) Huy Vọng (17) Huy Vũ (1) Huyết Kiệt (1) Huỳnh Dạ Thảo (1) Huỳnh Gia (18) Huỳnh Kim Bửu (1) Huỳnh Minh Lệ (2) Huỳnh Ngọc Nga (1) Huỳnh Ngọc Phước (29) Huỳnh Như Phương (1) Huỳnh Thanh Lan (1) Huỳnh Thị Quỳnh Nga (1) Huỳnh Thúy Thúy (1) Huỳnh Văn Diệu (1) Huỳnh Văn Mỹ (1) Huỳnh Văn Yên (1) Huỳnh Xuân Sơn (3) Hương Đêm (1) Hương Đình (4) Hương Quê Nhà (1) Hương Văn (6) Hửu Thỉnh (1) Irina Polianxkaia (1) James Dylan (4) James Joyce (1) Jeffrey Thai (9) Jerry Thu Trà (7) Kai Hoàng (1) Kate Chopin (1) Kha Tiệm Ly (4) Khả Xuân (1) Khán Võ (2) Khảo Mai (1) khoa học (1) Khổng Trường Chiến (3) Khổng Vĩnh Nguyên (1) KỊCH BẢN (1) Kiên Giang (1) Kiến Giang (12) Kiều Huệ (1) Kim Chuông (4) Kim Dung (2) Kim Ngoan (15) Kim Quyên (1) Kim Sơn Giang (22) Kim Tiết (9) Kim Yến (1) Kỳ Nam (2) Ký sự (14) Lã Bố (1) La Hán (1) La Mai Thi Gia (1) Lạc Thảo (1) Lại Ngọc Thư (1) Lam Giang (3) Lan Anh (1) Lan Phương (1) Lan Thanh (1) Lãng Du (6) Lâm Bích Thuỷ (8) Lâm Cẩm Ái (3) Lâm Hạ (11) Lâm Huy Nhuận (1) Lâm Trúc (30) Lâm Xuân Vi (1) Lâu Văn Mua (1) Lê Ân (5) Lê Bá Duy (9) Lê Đình Danh (79) Lê Đức Hoàng Vân (1) Lê Đức Lang (13) Lê Giang Trần (1) Lệ Hằng (3) Lê Hoài Lương (4) Lê Hoàng (2) Lê Hứa Huyền Trân (39) Lê Khánh Luận (1) Lê Minh Chánh (1) Lê Minh Dung (2) Lê Minh Hải (2) Lê Minh Vũ (3) Lê Ngân (3) Lê Ngọc Phái (1) Lê Ngọc Trác (1) Lê Ngũ Nam Phong (11) Lê Nhựt Triết (8) Lê Phương Châu (30) Lê Quang Trạng (23) Lê Sa Long (2) Lê Thanh Hùng (34) Lê Thanh My (8) Lê Thấu (1) Lê Thị Cẩm Tú (6) Lê Thị Hồng Thắm (1) Lê Thị Kim (1) Lê Thị Ngọc Lệ (1) Lê Thị Ngọc Nữ (32) Lê Thị Thu Hiền (1) Lê Thị Xuyên (13) Lê Thiếu Nhơn (15) Lê Thống Nhất (6) Lê Thụy Phương (2) Lê Tiến Dũng (1) Lê Tiến Mợi (6) Lê Trọng Nghĩa (3) Lê Trung Hiếu (1) Lê Tuân (4) Lê Uyên (1) Lê Văn Hiếu (12) Lê Văn Ngăn (3) Lê Vi Thuỷ (1) Lê Vinh (4) Lê Xuân Tiến (1) Lindsay Polak (1) Linh Lan (7) Linh Lan (Quảng Nam) (8) Linh Phương (3) Linh Thy (2) Long Khánh (4) Long Vương (1) luân hồi (1) Lữ Hồng (3) Lư Nhất Vũ (1) Lương Cẩm Quyên (1) Lương Duyên Thắng (3) Lương Đình Khoa (1) Lương Sơn (27) Lưu Ly (6) Lưu Quang Minh (15) Lưu Thành Tựu (1) Lưu Thị Mười (2) Lưu Xuân Cảnh (2) Lý Khánh Vinh (15) Lý Thành Long (1) Lý Thời Miễn (1) M.T.N.H (7) Mã Nhị Lan (1) Mạc Minh (2) Mạc Tố Hồng (1) Mạc Tường (2) Mai Đức Trung (6) Mai Hạnh (1) Mai Kiệm (1) Mai Loan (12) Mai Nhật (2) Mai Thanh (1) Mai Thị Vân (1) Mai Thìn (3) Mai Tuyết (37) Mang Viên Long (63) Marie Hải Miên (4) Mẫu Đơn (1) Mèo Con (1) Mi Thu (1) Miên Đức Thắng (2) Miên Linh (1) Minh Châu (2) Minh Đan (Lọ Lem Đất Võ) (6) Minh Nguyên (15) Minh Nguyễn (3) Minh Nguyệt (15) Minh Nguyệt (NT) (1) Minh Nhân Tông (1) Minh Vy (25) Mỗi tháng một tác giả và một bài thơ hay (2) Mộng Cầm (8) Mộng Nam (1) Mùa Xanh (3) Mưa (1) Mường Mán (1) MỸ THUẬT (6) My Tiên (1) Mỹ Vân (1) Nam Art (2) Nam Cao (1) Nam Thi (17) Năm Bửu (1) Nấm Độc (1) NCCGL (4) Ngàn Thương (33) Ngày Đẹp Tươi (1) nghệ thuật. (1) nghiên cứu (1) Ngọc Bút (8) Ngọc Diệp (35) Ngọc Thịnh (1) Ngô Càn Chiểu (1) Ngô Cự Chính (2) Ngô Diệp (6) Ngô Đình Hải (7) Ngô Hồng Nhung (1) Ngô Liêm Khoan (1) Ngô Minh Trãi (3) Ngô Nguyên Ngiễm (1) Ngô Thị Hoà (1) Ngô Thị Ngọc Diệp (10) Ngô Thuý Nga (30) Ngô Thúy Nga (16) Ngô Thy Học (7) Ngô Văn Cư (51) Ngô Văn Giảng (11) Ngô Văn Khanh (17) Ngô Viết Hòa (1) Nguyễn (1) Nguyễn An Bình (70) Nguyễn An Đình (4) Nguyễn Ánh 9 (1) Nguyễn Bá Nhân (1) Nguyễn Bích Sao Linh (1) Nguyễn Bình (1) Nguyễn Bính Hồng Cầu (2) Nguyên Cẩn (26) Nguyễn Châu (2) Nguyễn Chinh (4) Nguyễn Công Thụ (2) Nguyễn Công Tùng Chinh (1) Nguyễn Cử Tú Quỳnh (2) Nguyên Diệp (1) Nguyễn Dũng (1) Nguyễn Duy Khương (6) Nguyễn Duy Phương (1) Nguyễn Duy Thịnh (3) Nguyễn Đại Duẩn (2) Nguyễn Đặng Mừng (3) Nguyễn Đăng Thanh (20) Nguyễn Đăng Trình (4) Nguyễn Đình Bảng (1) Nguyễn Đình Trọng (1) Nguyễn Đoan Tuyết (25) Nguyễn Đồng Bội Thảo (1) Nguyễn Đức Chính (5) Nguyễn Đức Cơ (1) Nguyễn Đức Mậu (2) Nguyễn Đức Minh (6) Nguyễn Đức Minh Hùng (10) Nguyễn Đức Nhân (1) Nguyễn Đức Phú Thọ (25) Nguyễn Đức Quyền (4) Nguyễn Đức Tấn (6) Nguyễn Đức Tình (4) Nguyễn Gia Long (1) Nguyên Hạ (11) Nguyễn Hải Thảo (2) Nguyễn Hậu (2) Nguyễn Hiếu (8) Nguyễn Hiếu Học (2) Nguyễn Hòa Hiệp (2) Nguyễn Hoài Ân (1) Nguyễn Hoàng Thức (2) Nguyễn Hồng Diệu (1) Nguyễn Huệ (3) Nguyên Hùng (1) Nguyễn Huy (3) Nguyễn Huy (HD) (1) Nguyễn Huy Khôi (1) Nguyễn Huỳnh (1) Nguyễn Hữu Minh (1) Nguyễn Hữu Phú (1) Nguyễn Hữu Quý (2) Nguyễn Hữu Thuần (4) Nguyễn Hữu Trung (2) Nguyễn Khiêm (1) Nguyễn Khoa Đăng (51) Nguyễn Kiều Lam (2) Nguyễn Kiều Phương (3) Nguyễn Kim Hương (7) Nguyễn Kim Thịnh (1) Nguyễn Lam (2) Nguyễn Lương Vỵ (4) Nguyên Minh (1) Nguyễn Minh Dũng (46) Nguyễn Minh Hoà (1) Nguyễn Minh Khiêm (1) Nguyễn Minh Nguyệt (1) Nguyễn Minh Phúc (47) Nguyễn Minh Quang (5) Nguyễn Minh Thuận (9) Nguyễn Minh Toàn (1) Nguyễn Mỳ (1) Nguyễn Mỹ Nữ (3) Nguyễn Nga (14) Nguyễn Nghiêm (3) Nguyễn Ngọc Dũng (1) Nguyễn Ngọc Đặng (1) Nguyễn Ngọc Hà (4) Nguyễn Ngọc Hưng (6) Nguyễn Ngọc Thơ (31) Nguyễn Ngọc Tư (5) Nguyễn Nguy Anh (21) Nguyễn Nguyên Phượng (69) Nguyễn Nhật Hùng (4) Nguyễn Như Tuấn (14) Nguyễn Phin (23) Nguyên Phong (1) Nguyễn Phú Yên (8) Nguyễn Phượng (2) Nguyễn Phương Dung (2) Nguyễn Quang Quân (8) Nguyễn Quang Tâm (2) Nguyễn Quang Tuấn (1) Nguyễn Quân (2) Nguyễn Quốc Ái (1) Nguyễn Quốc Bảo (1) Nguyễn Quốc Đông (1) Nguyễn Quy (2) Nguyên Tâm (1) Nguyễn Tấn Thuyên (3) Nguyễn Thái An (3) Nguyễn Thái Dương (6) Nguyễn Thái Huy (35) Nguyễn Thành Công (48) Nguyễn Thành Giang (22) Nguyễn Thanh Hải (1) Nguyễn Thanh Huyền (8) Nguyễn Thanh Mừng (1) Nguyễn Thánh Ngã (1) Nguyễn Thành Nhân (18) Nguyễn Thanh Tuấn (7) Nguyễn Thanh Xuân (2) Nguyễn Thế Kiên (1) Nguyễn Thế Kỷ (1) Nguyễn Thị Ánh Huỳnh (2) Nguyễn Thị Bích Phượng (2) Nguyễn Thị Cẩm Thuỳ (3) Nguyễn Thị Chi (2) Nguyễn Thị Diệu Hiền (3) Nguyễn Thị Hải (1) Nguyễn Thị Hằng (6) Nguyễn Thị Hậu (1) Nguyễn Thị Hồng Đào (10) Nguyễn Thị Huệ (1) Nguyễn Thị Kim Huệ (2) Nguyễn Thị Mây (127) Nguyễn Thị Ngọc Hải (1) Nguyễn Thị Ngọc Sen (2) Nguyễn Thị Như Tâm (3) Nguyễn Thị Phụng (27) Nguyễn Thị Thanh Bình (6) Nguyễn Thị Thành Nhân (1) Nguyễn Thị Thanh Toàn (1) Nguyễn Thị Thanh Xuân (1) Nguyễn Thị Thu Ba (23) Nguyễn Thị Thu Hiền (1) Nguyễn Thị Thu Hoài (1) Nguyễn Thị Thu Thuý (3) Nguyễn Thị Thùy Linh (3) Nguyễn Thị Tiết (3) Nguyễn Thị Tuyết (1) Nguyễn Thị Việt Hà (39) Nguyễn Thị Xuân Hương (14) Nguyễn Thu Hằng (1) Nguyễn Thủy (4) Nguyễn Thúy Ngân (13) Nguyễn Thuý Quỳnh (2) Nguyễn Thường Kham (3) Nguyễn Thượng Trí (2) Nguyễn Tiến Đường (8) Nguyễn Trần (1) Nguyễn Trí Tài (40) Nguyễn Trọng Luân (2) Nguyễn Trung (1) Nguyễn Trung Nguyên (1) Nguyễn Tuyển (4) Nguyễn Văn Ân (68) Nguyễn Văn Bút (6) Nguyễn Văn Công (2) Nguyễn Văn Cường (CCK) (4) Nguyễn Văn Hiến (5) Nguyễn Văn Hoà (5) Nguyễn Văn Hòa (1) Nguyễn Văn Học (53) Nguyễn Văn Ngọc (1) Nguyễn Văn Thanh (1) Nguyễn Văn Thành (1) Nguyễn Văn Thảo (17) Nguyễn Văn Toan (1) Nguyên Vi (1) Nguyễn Việt Hà (2) Nguyễn Vinh (1) Nguyễn Vĩnh Bình (3) Nguyễn Xuân Cảm (3) Nguyễn Xuân Dương (1) Nguyễn Xuân Khánh (1) Nguyễn Xuân Thuỷ (1) Nguyễn Xuân Thủy (1) Nguyễn Xuân Tư (3) Nguyệt Linh (5) Nguyệt Quế (1) Ngưng Thu (44) Nhã Ngọc (1) Nhã Thiên (7) nhà Thương (1) Nhân Hậu (2) NHÂN VẬT (1) Nhật Nguyệt Xuân Hương (1) Nhật Quang (17) Nhất Sinh (1) Nhật Vũ (1) Nhi Hạ (1) NHỚ THUỞ ẤU THƠ (37) Như Hoài (4) NHỮNG ÁNG VĂN HAY VỀ LÀNG QUÊ VIỆT NAM (7) NHỮNG NGƯỜI BẠN ĐÂT THỦ (6) NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN HQN (5) Nông Quốc Lập (2) NP phan (1) Nửa Đời hư (1) NỬA THÁNG MỘT TÁC GIẢ VÀ MỘT BÀI THƠ HAY (38) nước (1) O. Henry (1) P.N. Thường Đoan (1) Pearl (1) Phạm Ánh (33) Phạm Anh Xuân (3) Phạm Bá Nhơn (2) Phạm Cao Hoàng (1) Phạm Đình Nghi (1) Phạm Hổ (1) Phạm Hữu Hoàng (20) Phạm Kiều Hưng (1) Phạm Lâm (1) Phạm Lê Tường Vi (1) Phạm Minh Dũng (14) Phạm Minh Hiền (9) Phạm Minh Thuận (10) Phạm Mỹ (1) Phạm Ngân (3) Phạm Như Vân (1) Phạm Phan Hòa (1) Phạm Phương Lan (1) Phạm Quỳnh An (1) Phạm Thái Ba (4) Phạm Thị Hải Dương (9) Phạm Thị Liên (1) Phạm Thị Mỹ Liên (30) Phạm Thị Phương Thảo (3) Phạm Thuý (6) Phạm Trần Ái Linh (4) Phạm Trung Tín (2) Phạm Tuấn Vũ (29) Phạm Tử Văn (21) Phạm Văn Phương (16) Phạm Văn Thạnh (1) Phạm Vũ (1) Phan Anh (12) Phan Cung Việt (1) Phan Đức Nam (1) Phan Hoài Thương (1) Phan Hoàng (2) Phan Huỳnh Điểu (1) Phan Hữu Lý (1) Phan Khanh (2) Phan Mai Thư Nhã (6) Phan Nam (20) Phan Quỳnh Như (1) Phan Sửu (1) Phan Tấn Lược (6) Phan Thanh Cương (2) Phan Thị Huỳnh Trang (2) Phan Tiên Phát (1) Phan Tình (1) Phan Trang Hy (25) Phan Văn Bình (1) Phan Văn Thạnh (1) Phan Văn Thuần (3) Phan Vĩnh (1) phần 1 (1) phần 2 (1) phần 3 (1) phần 4 (1) Phiêu Vân (1) Phong Dương (2) Phong Điệp (1) Phỏng vấn (7) Phú Ngọc (1) Phú Quang (3) Phú Xuân (8) Phùng Gia Lộc (1) Phùng Hiếu (10) Phùng Hiệu (1) Phùng Hoàng Chương (1) Phùng Phương Quý (7) Phùng Văn Khai (1) Phước Vũ (1) Phương Phương (10) Phương Uy (5) Quan Thế Âm (1) Quảng Ngọc (1) Quảng Ngôn Lê Ngữ (1) Quang Thám (1) Quang Tuấn Dũng (9) Quốc Hùng (2) Quốc Tuyên (1) quy luật dịch (1) Quỳnh Lệ (1) Quỳnh Nga (16) Quỳnh Trâm (1) Rason Helmandollar (1) Raymond Carver (1) Raymond Thư (1) Rêu (Cao Hoàng Từ Đoan) (13) SÁCH BẠN VĂN (71) SARAH HALL (1) SINH NHẬT (1) Song Ninh (11) Sông Hương (11) Sông Lam (1) Sông Song (8) Sơn Tịnh (2) Sơn Trần (15) Sruthi Thekkiam (1) T.T.Hiếu Thảo (22) Tạ Nghi Lễ (1) Tạ Thị Hoa (14) Tam quốc diễn nghĩa (4) TẢN VĂN (230) TẠP BÚT (612) Tạp chí Văn Mới (1) TẠP CHÍ VN BÌNH DƯƠNG (11) Tashi Dawa (1) Tâm Lãng (1) Tâm Nhiên (2) Tấn Hòa (1) Tần Khánh (4) TẬP SAN ÁO TRẮNG (39) Tập san Văn học nghệ thuật Hương Quê Nhà (1) Tây bá hầu Cơ Phát (1) Tây Du Ký (1) Tây Sơn bi hùng truyện (2) Thạch Anh (2) Thạch Cầu (1) Thạch Đà (7) Thạch Lam (1) Thạch Sene (5) Thái An Khánh (2) Thái Hoà (1) Thanh Bình Nguyên (27) Thành Dũng (1) Thanh Hải (1) Thanh Huyền (2) Thanh Lương (2) Thanh Minh (4) Thanh Phong (1) Thanh Sơn (1) Thanh Thảo (3) Thanh Trắc Nguyễn Văn (42) Thanh Tùng (7) Thành Văn (3) Thạnh Văn (1) Thanh Xuân (2) Thảo Nguyễn (1) Thâm Tâm (1) Thần Y (1) Thi Ngọc Lan (1) Thiên Ân (1) Thiên Di (5) Thiên Sơn (1) Thiên Thần Áo Trắng (7) Thiên Tôn (10) Thiên Trần (1) Thiệp chúc mừng năm mới (4) Thiệp chúc Tết (3) Thiệp mừng (3) Thông báo (1) Thơ (3139) Thơ Lê Nhựt Triết (1) THƠ MỜI HOẠ (7) THƠ PHỔ NHẠC (100) Thời sự Văn nghệ (6) Thu Dung (3) Thu Hằng (1) Thu Hiền (1) Thu Hoài (1) Thu Nga (1) Thuận Thảo (8) Thuận Yến (1) Thục Minh (7) Thuỳ Anh (13) Thuỵ Du (1) Thụy Du (3) Thuỳ Dương (1) Thùy Dương (1) Thủy Điền (1) Thuỳ Nhân (1) Thư cảm ơn (1) Thư ngỏ (1) THƯ NGỎ CỦA HQN (2) Thư tin (285) THƯ VIỆN TÁC GIẢ (1) Tiểu luận (4) Tiểu Mục Đồng (1) Tiểu Nguyệt (5) Tiểu thuyết (107) Tiêu Tương (1) Tin buồn (2) TIN VĂN (2) Tịnh Bình (19) Tịnh Minh Tiến (2) Tô Hồng Phương (1) Tô Kiều Ngân (1) Tố Mai (1) Tô Minh Yến (21) Tôn Nữ Hỷ Khương (2) Tôn Thất Út (2) Tôn Tư Mạc (1) Tống Ngọc Hân (1) Tống Xuân Tám (1) Trà Bình (4) TRABATHA (1) Trác Phi (1) Trang Linh (1) Trang Lộc (1) Trang Thơ Chào Xuân Mậu Tuất 2018 (1) TRANG THƠ CHỦ NHẬT (519) Trang Thơ Đón Xuân Đinh Dậu 2017 (1) TRANG THƠ ĐƯỜNG LUẬT (16) Tranh ảnh (3) Trầm Mặc (4) Trần Anh Dũng (1) Trần Bảo Định (4) Trần Băng Khuê (1) Trần Biên Thùy (1) Trần Dần (1) Trần Duy Đức (17) Trần Dzạ Lữ (4) Trần Định (1) Trần Đình Sử (2) Trần Đoàn Luận (1) Trần Đức ÁI (2) Trần Đức Hiển (1) Trần Đức Tín (1) Trần Hà Nam (4) Trần Hoàng Vy (2) Trần Hồng Vân (5) Trần Huiền Ân (2) Trần Huy Minh Phương (2) Trần Hữu Du (1) Trần Hữu Hội (17) Trần Kim Đức (5) Trần Kim Loan (2) Trần Kim Quy (1) Trần Lê Sơn Ý (2) Trần Linh Chi (1) Trần Long Thạch (1) Trần Lưu (1) Trần Mai Hường (11) Trần Mạnh Hảo (1) Trần Minh Nguyệt (16) Trần Năm (1) Trần Ngọc Hồ Trường (4) Trần Ngọc Mỹ (11) Trần Nguyên Hạnh (6) Trần Nhã My (2) Trần Như Luận (3) Trần Nhương (1) Trần Phù Nam (1) Trần Quang Dũng (4) Trần Quang Khanh (12) Trần Quang Lộc (1) Trần Quang Ngân (10) Trần Quốc Tiến (8) Trần Quốc Toàn (1) Trần Quốc Việt (1) Trần Tâm (7) Trần Thái Hưng (5) Trần Thanh Hải (3) Trần Thành Nghĩa (1) Trần Thế Nhân (13) Trần Thị Bích Thu (1) Trần Thi Ca (9) Trần Thị Cổ Tích (2) Trần Thị Huệ (1) Trần Thị Huyền Trang (3) Trần Thị Ngọc Hồng (1) Trần Thị Thanh (5) Trần Thị Thắng (1) Trần Thị Thương Thương (4) Trần Thị Trúc Hạ (1) Trần Thị Uyên (7) Trần Thiện (3) Trần Thiện Tuấn (1) Trần Thoại Nguyên (2) Trần Thuận (7) Trần Thúy Lành (6) Trần Thuỳ Trang (1) Trần Thư (1) Trần Thương Nhiều (1) Trần Trọng Hưng (2) Trần Trọng Tân (1) Trần Trọng Vũ (2) Trần Tuấn Anh (2) Trần Tuấn Thanh (10) Trần Vạn Giã (2) Trần Văn Bạn (16) Trần Văn Nhân (5) Trần Văn Thiên (1) Trần Việt (1) Trần Viết Dũng (11) Trần Võ Thành Văn (24) Triết học (2) Triều Âm (2) Triều Châu (1) Triều La Vỹ (2) Triệu Lam Châu (1) Triệu Từ Truyền (30) Trịnh Bửu Hoài (106) Trịnh Duy Sơn (2) Trịnh Hoài Linh (5) Trịnh Huy (4) Trịnh Thuỳ Mỹ (1) Trịnh Tuyên (1) Trịnh Viết Hiền (1) Trịnh Viết Hiệp (1) Trịnh Yến (2) Trọng Mật (2) trụ vương (1) Trúc Giang (4) Trúc Lập (1) Trúc Linh Lan (2) Trúc Thanh Tâm (12) Trúc Thuyên (3) trung quốc (1) Trung Trung Đỉnh (1) Trung Y (1) Truong Nguyen (1) Truyện dài (10) TRUYỆN DỊCH (15) Truyện ký (2) TRUYỆN NGẮN (1173) TRUYỆN VỪA (14) Trương Công Tưởng (16) Trương Diễm Phiến (1) Trương Đình Phượng (8) Trương Đình Tuấn (3) Trương Hồng Phúc (14) Trương Huỳnh Như Trân (2) Trương Lan Anh (1) Trương Nam Chi (5) Trương Thanh Cường (2) Trường Thắng (65) Trương Thị Thanh Tâm (22) Trương Thị Thúy (2) Trường Thịnh (6) Trương Tri (2) Trương Văn Dân (21) Trương Viết Hùng (1) TTM (1) Tuấn Nguyễn (7) Tuấn Quỳnh (3) Tuệ Mỹ (1) Tuti (2) Tuỳ bút (2) TÙY BÚT (120) Tuyết Nhung (1) Tuyết Vân (1) tứ đại mỹ nhân (1) Tường Vi (1) TX (1) Út Lãng Tử (1) Uyên Khuê (2) Uyên Minh (1) Uyển Phan (1) Vạn Lộc (1) Vành Khuyên (1) Văn (2469) Văn Công Mỹ (2) văn hóa truyền thống (5) Văn học nước ngoài (11) Văn Lưu (1) Văn Nguyên (1) Văn Nguyên Lương (7) Văn Nhược Ba (1) Văn Thạnh (2) Văn Thành Lê (1) Văn Thắng (23) Văn Trọng Hùng (1) Vân Đồn (3) Vân Giang (12) Vân Khanh (2) Vân Phi (32) Vân Tùng (2) Vi Ánh Ngọc (2) Vi Quốc Hiệp (1) Victor Remizov (1) VIDEO CLIP (2) Viễn Trình (25) Việt Quỳnh (1) Việt Trang (1) Việt Trương (1) Vĩnh Sơn (7) Vĩnh Thông (43) Vĩnh Tuy (21) Võ Bá Cường (1) Võ Chân Cửu (17) Võ Chí Nhất (3) Võ Công Liêm (1) Võ Diệu Thanh (18) Võ Dõng (1) Võ Đông Điền (4) Võ Hà (1) Võ Hạnh (2) Võ Mỹ Cát (1) Võ Ngọc Thọ (4) Võ Như Văn (3) Võ Thị Nga (13) Võ Thị Thu Thủy (1) Võ Thuỵ Như Phương (15) Võ Văn Hoa (1) Võ Văn Luyến (1) Võ Xuân Phương (3) Vũ Bình Lục (1) vũ đạo (1) Vũ Đình Huy (9) Vũ Đình Liên (1) Vũ Đình Minh (1) Vũ Đình Nguyệt (2) Vũ Đình Thung (2) Vũ Đức Trọng (1) Vũ Hạ (1) Vũ Hạnh (3) Vũ Hùng (2) Vũ Miên Thảo (5) Vũ Thành An (1) Vũ Thị Huyền Trang (115) Vũ Thụy Khuê (8) Vũ Trọng Quang (1) Vũ Trọng Tâm (2) Vũ Trọng Thanh (1) Vương Doãn (1) Vương Hạnh (1) Vương Hoài Uyên (4) Vương Tâm (3) Xanh Nguyên (4) Xuân Đài (1) Xuân Phong (6) Xuân Phương (1) Xuân Tiến (20) Ý Thu (3) Yên Kha (7) Ziken (2)
-------------------------------------------------------------------------
+ 817 TÁC GIẢ CÓ BÀI ĐĂNG TRÊN HƯƠNG QUÊ NHÀ
-------------------------------------------------------------------------