TRANG THƠ CHỦ NHÂT: HỒN QUÊ - Thơ Nguyễn Văn Ân


LỤC BÁT HỒN QUÊ

Thả câu lục bát êm đềm
Hồn ta bơi lặn về miền ca dao
Điệu hò man mác trên cầu
Lưng ong thiếu nữ gieo sầu cho ai?

Tắm mình trên ngọn sông dài
Thuyền trôi chiếc bóng ta hoài uổng công?
Bà ba, chiếc áo ôm lòng
Phất phơ vạt nắng soi trong bóng hồn

Phơi bờ môi đỏ tươi non
Bóng thơ thấp thoáng đổ dồn về đâu?
Buồn trông con nước chảy mau
Anh còn lượm lặt ngày sau trăm điều

Vẳng nghe bìm bịp kêu chiều
Trông về chốn cũ lòng hiu hắt lòng
Hoa cau còn trổ trắng bông
Hương mùa thoang thoảng sao không bóng người?

Tàn đêm thương kiếp hoa rơi
Phù du bóng ngã cạn lời với nhau
Đoạn trường nhặt nhạnh khổ đau
Bóng chim tăm cá còn đâu hỡi buồn!

Câu thơ rụng nát bên vườn
Gió đưa, gió đẩy mà thương phận mình
Ngẫm cười tuổi ngọc đoan trinh!
Trăm năm quạnh quẽ góc nhìn khói mây



NHƯ CÂY TẦM GỬI


Anh như cây tầm gửi
Sống nương tựa vào em
Cầm đôi tay bối rối
Mười ngón thon, cỏ mềm


Nằm trên đôi môi mỏng
Men ngọt ngào tỏa hương
Ươm giấc mơ bé bỏng
Cháy đỏ miền yêu thương


Bám rễ vào dòng tóc
Thơ ngây và ngoan hiền
Gió dỗi hờn trêu chọc
Anh cứ hoài thôi miên!


Anh nằm ru bờ nhớ
Thoai thoải ngày nguyên trinh
Thức giấc… đời trăn trở
Xin cho anh náu mình!


Thời gian mờ bóng vỡ
Phương thuốc nhiệm màu: đau
Rơi hàng trăm giọt nhớ
Cúi đầu đi qua mau


Anh sống nhờ vào em
Không một ngày vắng bóng
Lá cỏ thôi êm đềm!
Sóng xô bờ biển động



MỪNG TUỔI EM


Tờ lịch cuối cùng đã hết
Về đâu trời đất giao mùa?
Đôngđã mơ màng, mỏi mệt…
Ngẫm buồn ngày tháng thoi đưa!

Cỏ cây mở đôi mắt biếc
Bênvườn, hửng nắng lung linh
Gió ôm mây bay da diết
Thì thầm bóng lá rung rinh

Ômem vào lòng, năm mới
Thơm tho, hoa bưởi trong vườn
Đậm đà, xuân hồng, tươi rói
Mặn mà đắm đuối, mùi hương

Lòng còn thầm nghe rạo rực
Khi em hây hẩy tuổi xuân
Dỗi hờn, trách chi, ngờ vực?
Bên nhau, đôi lúc ngại ngần

Mừng em làn môi thêm đẹp
Cho anh muôn tiếng yêu đời
Thế mà, em còn khép nép…
Nhịp nhàng, cơn sóng tình rơi…

Mừng em trở thành thiếu nữ
Tâm hồn lộng gió, đầy mơ
Thuyền anh trôi miền viễn xứ
Về nơi trú ngụ đôi bờ



NỖI LÒNG CUỐI NĂM


Cuối năm ngọn gió đi rong
Thương tờ lịch mỏng bay vòng nơi đâu?
Ngậm ngùi chiếc lá cúi đầu
Lơ thơ, hiu hắt một màu xám tro

Trăng còn thoi thóp bên bờ 
Âm u nỗi nhớ mà mơ mộng gì?
Gió đưa năm cũ trôi đi
Tâm hồn vụn vỡ đôi khi u hoài

Một năm có bấy nhiêu ngày 
Dấu chân đếm bóng mây bay mấy lần?
Nửa đời nhìn lại phân vân 
Nao nao gợn sóng bâng khuâng cuộc đời 

Mùa đi quên lãng câu cười 
Bồi hồi bổi hổi phương trời đa đoan 
Mùa về chôn chặt đường mòn 
Bàng hoàng khép vội tủi hờn ngày nao?


N.V.Â
Read more…

CHÙM THƠ TỨ TUYỆT CỦA TRƯỜNG THẮNG


ĐÒ   

Đò dọc chở lý tình tang
Đò ngang chở giấc mơ sang thôn Biều
Đò đưa câu lý chiều chiều
Thương em anh bắc cầu kiều sang sông

TẠI AI              

Trái tim loang nhuộm sắc màu.
Đâu còn đỏ thắm lần đầu gặp anh
Đường đời chia mấy khúc quanh
Làm sao biết được tại anh hay đời.

TỰ TÌNH VỚI LÁ

Ồ lá trên cành che tầm mắt
Lãng đãng mà chi để héo gầy
Phương này ngóng đợi lòng se thắt
Mù khơi năm tháng chút thương vay...

VƯỜN YÊU

Xin ai đừng động trăng hờ
Giấu trong tim những vật vờ tàn canh
Hằng Nga - chú Cuội cũng đành
Ai têm chút lỡ tan tành vườn yêu…


Ý- THƠ          

Ý nào gửi nhớ vào Thơ
Chiều buông phố cũ lặng lờ dấu xưa
Ý – Thơ lỗi nhịp hương thừa
Làm sao gieo chữ cho vừa lòng nhau

T.T (Huế)
Read more…

NGÀY XUÂN TẢN MẠN CHUYỆN TẤT NIÊN - Tạp bút của Phan Nam




1. Những ngày cuối năm, ai nấy cũng tất tả hoàn thành những công việc cuối cùng để đón xuân về, Tết đến. Lễ tổng kết, họp mặt tại cơ quan hay tổ chức nơi làm việc là hết sức quan trọng. Trên bàn tiệc tất niên những chuyện vui buồn, trà dư tửu hậu dường như được trao trọn cho nhau trong buổi tiệc trà cuối cùng của năm. 

Ngày nay, tất niên theo phong cách Tây cũng được người Việt áp dụng theo phương thức hội họp, gặp mặt cuối năm, được tổ chức như một sự kiện để tổng kết, đánh giá những thành tích đã làm được trong năm. Thường thì tất niên tại các cơn quan thường diễn ra sớm, trong không khí thân mật, ấm áp, không gian rộng với sự tham gia của nhiều người, có nhiều món ăn, đồ uống được dọn ra thịnh soạn.

Các tổ chức, hiệp hội, doanh nghiệp… đều tổ chức tất niên để gặp gỡ đồng nghiệp, giao lưu gặp mặt, đồng thời cạn chén nâng ly chúc mùa xuân mới, chúc thành công hạnh phúc trong năm mới và bỏ qua những điều chưa may mắn gặp phải trong năm. Có thể hiểu tất niên ở đây có nghĩa là bữa tiệc, buổi liên hoan, chiêu đãi… do cơ quan đứng ra tổ chức theo dạng hội họp, sự kiện. Đây là hình thức tổ chức theo kiểu phương Tây mà bây giờ chúng ta cũng quen gọi là tất niên. 

Trong buổi tất niên còn diễn ra các hoạt động trao thưởng cho những cá nhân đạt thành tích xuất sắc trong công tác, lĩnh vực đảm nhận. Ngoài việc trà rượu thoải mái thì những niềm vui cuối năm như thế cũng là phần thưởng xứng đáng cho những ai hoàn thành tốt công việc, nhiệm vụ được giao. Ngày nay tất niên “lớn” thường được sự chào đón của cả tập thể nên được tổ chức khá long trọng, phần thưởng ngoài giấy khen còn kèm theo hiền kim, hiện vật. Tất niên đúng chất của một buổi gặp mặt công việc và vui chơi, tất niên của hạnh phúc, của niềm vui và cho cả những phấn đấu để đạt được nhiều thành công hơn nữa trong năm mới.

Tất niên tổ chức theo gia đình thường diễn ra gần giáp Tết, quy mô cũng nhỏ hơn nhiều. Và chuyện hội họp bạn bè tất niên là dịp để xua tan đi những muộn phiền của năm cũ, nâng ly rượu thay lời cuối năm. Ngoài chuyện tất niên tại cơ quan tổ chức thì tất niên tại gia đình bây giờ cũng rất được chú trọng theo hình thức bữa tiệc tại gia. Tất niên của các gia đình hiện đại tổ chức theo hình thức thường này khá phóng khoáng, vui vẻ. 

Mọi người thường làm theo phong cách bữa tiệc “tự phục vụ” với các món nướng, món lẩu hoặc hình thức bàn tròn, bày thức ăn ra đĩa như ngày giỗ cưới. Khi đời sống phát triển, con người luôn có nhu cầu làm phong phú hơn các hoạt động để củng cố các mối quan hệ, nhất là tiệc tùng để gặp mặt anh em, bạn bè để chia sẻ mọi tâm tư nỗi buồn trong cuộc sống và cũng như là lời cám ơn sự giúp đỡ, tiếp sức của mọi người đối với gia chủ. Tiệc tất niên theo gia đình thường diễn ra khá muộn khi mọi công việc hầu như cơ bản đã được hoàn tất, hầu như là vào những ngày cuối cùng của năm. 

Khách mời tất niên gia đình thường là rất thân quen, có mối quan hệ đặc biệt với gia chủ nên tất niên cũng được làm rất tươm tất, khá đầy đủ với nhiều sự chuẩn bị. Ở thôn quê tất niên theo hình thức này rất ít khi diễn ra vì có một lễ nghi quan trọng hơn là “chạp mã” hay “dẩy mã”. Nói chung là vào dịp cuối năm, người dân quê sẽ tranh thủ “thăm và sửa lại mồ mã tổ tiên” để thắp nén nhang tưởng nhớ, tri ân ông bà, tổ tiên. Sau đó sẽ là tiệc nhẹ của gia chủ, khách mời là họ hàng và bà con lối xóm…

2. Có lẽ bây giờ có thể hiểu tất niên là tiệc, hội hộp cuối năm nhưng theo lễ nghi, phong tục truyền thống của dân tộc thì cúng tất niên diễn ra vào ngày cuối cùng của năm, tức là vào ngày 30 đối với năm đủ, ngày 29 đối với năm thiếu. 

Theo tư liệu trên wikipedia: “Giữa ngày 30 (hoặc 29) tháng Chạp và ngày Mồng 1 tháng Giêng, giờ Tý (từ 23 giờ hôm trước đến 1 giờ hôm sau), trong đó, thời điểm bắt đầu giờ Chính Tý (0 giờ 0 phút 0 giây ngày Mồng 1 tháng Giêng) là thời khắc quan trọng nhất của dịp Tết, đánh dấu sự chuyển giao năm cũ và năm mới, được gọi là Giao thừa. Để ghi nhận thời khắc này, người ta thuờng làm hai mâm cỗ. 

Một mâm cúng gia tiên tại bàn thờ ở trong nhà mình và một mâm cúng thiên địa ở khoảng sân trước nhà”. Hầu hết những công việc chuẩn bị cho mâm cùng tất niên thường phải xong từ chiều, hương khói nghi ngút chuẩn bị cho việc cúng bái.

Thời khắc cuối năm là thời khắc quan trọng và linh thiêng nên cúng tất niên được bàn thờ cúng trời, đất (một số nơi gọi là “cúng cô bác”) đặt vào một vị trí mặt tiền, thường là trước hiên nhà, bàn thờ tổ tiên cũng được chăm chút cẩn thận, được đặt mâm ngũ quả và hương đèn đầy đủ. Một số người tâm niệm rằng cúng tất niên là “rước ông bà” về xum vầy cùng con cháu trong ba ngày Tết nên lễ cúng phải trang nghiêm, chu đáo. 

Vì vậy, bàn thờ tổ tiên và tục thờ cúng tổ tiên, hướng về cội nguồn luôn được khắc sâu trong tâm thức của người Việt. Cũng theo một số quan niệm thì “hương và đèn, hương tượng trưng cho tinh tú, sự nối kết giữa âm và dương, đèn tượng trưng cho mặt trăng, mặt trời”. Nhang khói ngày Tết thực sự không thể thiếu trong phong tục thờ cúng của người Việt. Việc bày biện vàng mã cũng hết sức tinh gọn, chủ yếu nhìn đẹp mắt và thể hiện lòng tôn kính đối với những người bề trên.

Tóm lại, ngày Tết cổ truyền của dân tộc luôn có những lễ nghi, phong tục tập quán, ngày hội… tốt đẹp của dân tộc. Ngày tất niên dù được tổ chức theo phương thức nào cũng cần tránh mê tín dị đoan, phù hợp với văn hóa, thuần phong mỹ tục, đạo đức của dân tộc. Lễ tiết cần đề cao sự hướng thiện, tưởng nhớ cội nguồn, phát huy bản sắc văn hóa, say mê những việc làm thiết thực.

Những sự hồ hởi, mong ngóng, an nhiên trong lòng mỗi người sẽ được cầu phúc trong mùa xuân mới, nhang khói là hư vô nhưng luôn ẩn chứa bao hoài vọng lớn lao. Xin kết bài viết bằng khúc thơ trong bài thơ “Tết này mời bạn ghé thăm” trong chiều tất niên của nhà thơ Lê Huy Mậu (Vũng Tàu): Vợ tôi lục tung cả tháng/ Muối dưa, làm kiệu, cuốn nem/ (Mách nhỏ bạn điều này nhé/ Cứ nhằm dưa kiệu mà khen!)...

Quê nhà Tiên Phước (Quảng Nam) đêm 27.1.2015
P.N


Read more…

ĐÁM CƯỚI BẠN - Truyện ngắn Lê Hứa Huyền Trân




- Dù có bận rộn cách mấy thì cũng phải tranh thủ gặp nhau mỗi năm một lần nhan tụi bây. Không thì chí ít cái đám cưới của nhau cũng phải hội tụ đó.
- Hứa, tao hứa.
Lúc tốt nghiệp bốn đứa tôi đã vừa khóc vừa ôm nhau vừa rưng rưng nói với nhau những lời như thế. Tới tận giờ tôi vẫn còn nhớ mãi những giọt nước mắt nóng hổi năm nào rơi trên gò má chúng tôi, những giọt nước mắt như lời hứa mà chúng tôi nghĩ rằng sẽ không bao giờ quên.
            Chúng tôi gặp nhau khi bước vào đại học và thân nhau lúc nào không biết. Bốn đứa đều là sinh viên xa nhà và mỗi người mỗi tỉnh chẳng vì lẽ gì, có khi cũng chẳng có điểm chung gì mà lại tụ họp với nhau ở những điều điên rồ thời sinh viên rồi sanh ra hợp cạ rồi gắn bó lúc nào không hay. Ba thằng con trai và tôi là đứa con gái duy nhất trong đám. Kim là đứa vô tư, chịu chơi và ít khi nghĩ suy, nó đơn giản và sẵn sàng hi sinh cho người khác. Quang lại là đứa khá si tình và hay chìm trong những trò tán gái của cậu ta. Ngược lại, Du là một chàng trai nhạy cảm, hay khóc, và cái mã ngoài thì thực là không chê vào đâu được. Tôi thân nhất với Du dù chúng tôi chung nhóm, suốt cả thời đại học tôi gần như gắn với “cuộc tình tưởng tượng” với cậu ta vì bạn bè trong lớp gán ghép. Những lúc ấy chỉ đám chúng tôi cười vì hiểu rõ tất cả chỉ là bạn, nhưng chúng tôi không buồn giải thích vì tất cả những kỉ niệm của thời sinh viên đó cũng là một trong số.
            Rồi ba Kim mất một cách đột ngột, tôi còn nhớ nó đau đến nỗi bần thần cả người. Lúc đang học, nó nghe điện thoại rồi vào thất thần, chỉ kịp quay qua nói với tôi:
- Ê, mày, ba tao mất rồi mày.
Nó không khóc, chỉ có tôi sững sờ. Nó vẫn ngồi im suốt cả tiết học rồi đợi cuối tiết mới lên xin phép cô cho
nghỉ ít hôm. Lúc ra về, nó chỉ quay qua nói:
- Tụi mày ở lại, ít hôm tao xuống. Đừng lo cho tao, nghen.
Tụi tôi không nói được tiếng nào, thằng Du tự nhiên òa khóc như trẻ con làm Kim phải vỗ vỗ liên tục, cái tình huống trớ trêu ấy buồn cười nhưng cười không nổi tí nào, người đáng lẽ phải khóc lại phải an ủi người vì cảm thương mà khóc. Tối đó, ba đứa tôi tập họp lại, không có thằng Kim, Du nói:
- Tụi mày tính sao?
- Đi luôn, chịu không?
Có lẽ buổi chiều ấy là buổi chiều mà tôi không thể nào quên được, trong cái bến xe đúc đông nhộn nhịp ấy, thằng Kim nhìn thấy bọn tôi, đứa nào đứa nấy vác ba lô trên vai sẵn sàng thì đã òa lên khóc. Một thằng lúc nào cũng đùa giỡn như nó lại bật khóc như trẻ con khi thấy chúng tôi quyết định trốn học về nhà cùng để san sẻ nỗi đau cùng nó. Nó cứ luôn miệng: "Ai mượn tụi mày. Nghỉ làm gì? Tự nhiên nghỉ. Muốn bị đuổi học hết cả lũ phải không?” nhưng tay thì lại cứ siết tụi tôi thật chặt. Tụi tôi lúc đó cũng không nghĩ được gì nhiều, chỉ đơn giản, tất cả đều có cảm giác, một thằng lúc nào cũng vui đùa sẽ rất khó để có thể rơi lệ trong lúc nó đang gánh chịu nỗi đau nhất đời. Và khi nó đang rất đau mà nó vẫn cố gắng câm lặng thì hẳn nó đang tổn thương rất nhiều rồi. Trong tối mưa Gia Lai ngày ấy, bốn đứa khi nhìn thấy di ảnh ba Kim đã bật khóc, thằng Kim quỳ sụp hẳn xuống rồi ôm chúng tôi khóc thay cả một bầu trời mưa. Tất nhiên lần ấy ba đứa tôi bị kiểm điểm dữ lắm, nhưng thầy cô nghĩ cũng thương tình nên chỉ phạt nhẹ, lúc ấy Kim đứng ngoài mà cứ lo chúng tôi bị phạt nặng. Kỉ niệm ấy tưởng như chẳng bao giờ quên được.
            Khi chúng tôi bước vào năm thứ ba thì bắt đầu trong nhóm có những đứa rung động bởi tình yêu. Tôi vẫn còn nhớ như in lúc Du bảo tôi: "Mày, tao thích nhỏ Sò”. Tôi còn trêu: “Mày hết thích tao rồi à? Thế tình chúng ta tan vỡ rồi sao?” làm nó cười hì hì. Tôi là đứa con gái duy nhất trong nhóm nên hầu như ba thằng có chuyện gì cần tư vấn đều tới kể tôi nghe để tôi cho lời khuyên. Về một mặt nào đó tôi hi vọng nhỏ Sò nào đó tôi chưa biết sẽ thích Du, vì Du là một chàng trai tử tế dù có hơi nhạy cảm. Tôi bày nó đủ cách để tán tỉnh em này và càng ngày qua thời gian tôi càng thấy tình cảm nó giành cho người con gái mà nó hứa “chỉ khi nào tao có được tình cảm của người đó tao sẽ dần ra mắt tụi mày” trở nên sâu đậm. Thế nhưng, lúc nào cuộc sống cũng trêu đùa con người cho được, khi Du còn chưa giới thiệu người yêu thì Quang đã tranh phần ra mắt người yêu trước. Một quán café nhỏ, một gốc si đâm cao thẳng xuyên qua cả lớp mái, một cái bàn đầy những cốc café đang uống dở:
- Đây là Sò, người yêu của tao.
Tiếng muỗng rơi nghe rất rõ bên tai, cả tôi và Du đều sững sờ, chỉ có Kim và cả Quang còn không hiểu nguồn cơn câu chuyện. Trong bàn café hôm ấy chỉ có Quang là cười rất tươi, Kim là không biết gì còn những người còn lại đều rơi vào tình thế băn khoăn khó xử. Lúc Sò ra về, Quang vẫn luôn khoe về bạn gái, về khả năng tán gái của anh chàng mới được cô hoa khôi xinh như thế và đủ thứ khác, nó không biết được Du trong lòng vừa tức giận vừa buồn thương đến độ nào. Nó đập bàn cái rầm đứng dậy:
- Tại sao lại là mày? Mày chẳng bao giờ xem trọng con gái, mày đa tình tán gái làm vui. Sao lại là mày chứ?
- Mày đang nói gì đấy Du? Mày có rút lại không?
- Sao tao phải rút? Chuyện này đâu phải chỉ tao và mày, chẳng phải cả thiên hạ đều biết hay sao?
Hai thằng giận đỗi quay về hai hướng, không nói chuyện cả những ngày sau đó. Tôi tìm tới Quang nói chuyện, Quang chẳng nói chẳng rằng chỉ “À” một tiếng rồi lại thôi. Nó hẹn Du ra nói chuyện, hai thằng con trai ngồi dưới tán lá đến là buồn cười: "Tao không biết mày thích Sò, nếu biết nhất định tao sẽ không bao giờ nói những câu như vậy” "Mày có thích cô ấy không?” "Có, tao có…” "Vậy mày phải làm cô ấy vui đấy, đó không phải lỗi của mày, là tại tao khi nói những câu về mày như thế.” "Nhưng mày buồn mất” "Buồn, tất nhiên, nhưng cô ấy thích mày, quan trọng là thế. Mày có tha thứ cho tao vì những lời nói đó không” "Lời nói nào. Tao không nhớ”. Rồi Du dựa đầu vào Quang khóc tu tu, tôi và Kim nhảy ra như điên gào rú: "Nhìn kìa, hai thằng con trai mà ôm nhau khóc.” làm tụi nó rượt tụi tôi ù té chạy. Con trai nghĩ cũng thật kì lạ, có những chuyện có thể gây nhau, giận nhau và đánh nhau nhưng bao giờ mọi chuyện đều có thể giải quyết đơn giản hơn con gái rất nhiều.
            Rồi chúng tôi bên nhau suốt cả quãng thời gian rất dài sau đó cho đến ngày chúng tôi ra trường, thời sinh viên càng tươi đẹp biết bao nhiêu thì khoảng chia tay lại buồn bấy nhiêu. Bốn đứa bốn nơi, mỗi đứa mỗi nghề phiêu bạt tứ xứ, cố gắng mỗi năm khi tết về lại tụ họp một bữa nhưng rồi mấy năm sau công việc bề bộn hơn và dần trở nên xa cách. Năm năm sau, đứa đầu tiên trong đám cưới vợ, thằng Du. Tôi không đi được vì trong cả đám tôi là đứa xa nhất,  lúc này ba lại ốm, kẹt đủ đường. Thằng Quang lại theo đoàn đi công tác không về kip trong khi thằng Kim điều kiện kinh tế lại không thể đi được. Chúng tôi lỡ hẹn với khoảnh khắc hạnh phúc nhất của thằng bạn. Sau lần không đi đó chúng tôi không nói chuyện với nhau, cả ba đứa đều cảm thấy có lỗi với Du, có lỗi với lời hẹn năm xưa và vì cả ba đứa đều biết, khoảnh khắc một ai đó lập gia đình luôn là thời điểm quan trọng nhất của đời người.
            Cho tới khi thêm hai năm nữa trôi qua, lúc về lại ngôi trường xưa tụ họp, chúng tôi gặp lại Du. Vẫn là Du của ngày xưa đang bế trên tay một đứa bé trai bụ bẫm. Cả ba chúng tôi không ai nói tiếng nào, bỗng Du, ngay khi vừa thấy chúng tôi đã vội gọi: "Tụi mày, đây này- rồi nắm tay đứa con chỉ chỉ - Đám bạn thân chí cốt thời đại học của ba đó, toàn lũ mắm muối cả thôi”. Nó cười hề hà như chưa có gì xảy ra, còn tụi tôi đứa nào cũng vẫn cảm thấy có lỗi. Nó vỗ vai thằng Kim cái bộp: "Gớm, sao tụi mày xem tao như người dưng vậy hả? Chuyện gì đã qua thì cứ cho qua đi”. Nó không nói gì nữa mà cứ cười, ừ thì bạn bè mà, có những chuyện đâu cần phải nói ra đâu nhỉ, nó cũng thừa hiểu chúng tôi phải khó khăn nhường nào thì mới không đi trong ngày trọng đại ấy. Những gì đã qua của chúng tôi đâu phải nhất thời mà quên ngay được, và tình bạn mà sẵn sàng bao dung và thứ tha cho mọi điều. Rốt cuộc thì, thằng nhạy cảm nhất trong số chúng tôi lại là đứa trưởng thành sớm nhất cơ đấy!

L.H.H.T


Read more…

TRANG THƠ CHỦ NHẬT: BÊN CHIỀU THÁNG CHẠP - Thơ Bùi Đức Ánh


CUỐI NĂM CHỢT NHỚ

Con sóng từ năm cũ
Còn bần thần trên bãi biển sáng nay
Mùa đông dai dẳng gió
Người về một cơn say.

Chợt nhớ ngàn lau trên đường thiên lý
Chợt nhớ cánh buồm trên bến sông quê
Chợt nhớ em môi hồng ngày thơ ấu
Chợt nhớ dáng ta ngồi chiều muộn ven đê

Cuối năm bao nhiêu mong ngóng
Cuối năm bao nhiêu đợi chờ
Cuối năm ai đưa ai đón?



NGÕ NHỎ VÀO XUÂN

Câu thơ viết bên chiều tháng Chạp
Cho người tha hương
Cho người lạc chợ
Cho người bâng khuâng
Còn em đứng nơi nào trong miền ký ức?

Trời nhiều mây bay
Riêng tôi lòng quạnh vắng
Muốn sang sông cũ, muốn gọi đò xưa
Chỉ thấy bến quen nhạt nhòa sương trắng

Cuối năm bần thần vào ra
Nhịp nhớ chung chiêng
Nhịp chờ khập khiễng
Nghĩ về nhau năm mới âm thầm!



DẤU VẾT

Ngờ đâu em bỏ theo chồng
Để anh tha thẩn bến sông thở dài
Tình như một giấc mơ phai
Đã tàn kỷ niệm
Trách ai hững hờ?
Chén thương chén đợi chén chờ
Chén cay chén đắng giả vờ cơn say!


VỀ NGANG BẾN CŨ

Con đường bữa ấy mưa giăng
Em quên màu áo đôi lần xót xa
Tôi từng kỷ niệm phôi pha
Ngồi như bến  cũ chờ qua chuyến đò!
Tiếc thăm thẳm một giọng hò
Những hoàng hôn muộn âu lo phận mình!

B.Đ.A










Read more…

TƯỜNG RÀO VÀ ĐÔI GIÀY - Truyện ngắn Vũ Thị Huyền Trang

               
Minh họa: P.V
 

Vy ở phố đã tròn mười năm trời. Đó là quãng thời gian đủ dài để chiếm trọn tuổi thanh xuân của một đời người. Mọi đam mê, mất mát đều được phố gói ghém vứt trong một chiếc kho đầy ứ hự nào đó, lẫn lộn trong số phận của nhiều người trẻ khác. Giống như một quy luật của sự trưởng thành, qua quãng đời ồn ào con người ta bắt đầu sống lặng lẽ trong suy tư chiêm nghiệm. Vào một buổi sáng nào đó thức dậy Vy thấy mình rơi tõm vào cái khoảng lặng đó mà không vùng vẫy hay căng cựa. Thôi những buổi chiều cuối tuần mê đắm trôi đi trong điệu nhạc Rumba cùng anh bạn nhảy có nụ cười hoang dại. Thôi những đêm khuya la cà phố xá nhậu nhẹt cùng đám bạn học cũ. Thôi hò hét điên rồ trong quán bar “Cây sồi già” có tông màu lạnh. Vy thấy yêu những thứ ở xung quanh mình hơn. Lặng lẽ quan sát nó và tự hỏi những điều này đã tồn tại bên đời mình suốt mười năm qua sao bây giờ mình mới thấy? Chỉ có tiếng gió luồn qua bức tường rào đáp trả, gió mang theo mùi rêu ngai ngái, mùi dầu gió của cụ bà quện với mùi nước sơn hăng hắc. Cái thứ mùi đặc trưng mà mỗi năm Vy đều phải ngửi một lần. Mùi của lớp vỏ bọc không hoàn hảo…
Có dịp đứng từ trên cao nhìn xuống Vy thấy thành phố giống như một bức tranh chắp vá, lộn xộn đến tủn mủn. Xen kẽ giữa những ngôi nhà rộng lớn thò ra, thụt vào là vài dãy trọ bị kẹt cứng trong khoảng không gian bức bí. Nói đúng hơn thành phố cũng biết cách tạo cho mình cái vỏ bọc đoàng hoàng thanh lịch. Trông thì gọn gàng tươm tất đấy nhưng bên trong thì lôi thôi, nhếch nhác như một cái kho cũ với đủ thứ hỗn tạp mà từng ấy con người thi nhau đút nhét. Ấy vậy mà lòng phố vẫn đủ rộng để bao bọc những phận người nổi trôi tứ xứ quy tụ về đây. Chẳng khác nào người mẹ nghèo với đàn con nheo nhếch, nên làm sao có đủ bộ cánh đẹp cho tất cả. Đứa nào khôn ranh thì có tất, đứa nào chậm chạm thì chẳng có gì, nhà nào chẳng có đứa khôn đứa dại. Bọn bạn vẫn bảo Vy dại lắm, bao nhiêu năm bon chen ở chốn này mà không có nổi một chỗ trú chân tử tế. Vy cũng xinh đẹp, thông minh có thua kém gì ai mà sao giờ vẫn ở nhà thuê, vẫn ăn cơm hộp. Ừ thì Vy tồ tệch, chẳng biết toan tính điều gì nhưng suy cho cùng chỗ trú ngụ trong tâm hồn mỗi con người mới là thứ đáng lo. Cũng may Vy chẳng đánh đổi thứ gì cho cái vẻ hào nhoáng giàu sang, nếu không bây giờ chắc là ân hận lắm. Phụ nữ khi bước sang ngưỡng cửa tuổi ba mươi đôi khi thấy mọi giá trị đều thay đổi. Nhiều thứ phải đánh đổi tuổi trẻ để nắm chặt trong tay giờ lại muốn buông. Thứ từng ruỗng rẫy buông bỏ giờ bỗng nhiên tha thiết. Để rồi nhận ra phần lớn thì chúng ta chỉ có cái vỏ bọc của hạnh phúc mà thôi.

                                               * * *

Thành phố dành cho Vy một chỗ đi về trong xóm nhỏ chật chội, như thế cũng là quá bao dung. Nhà ông bà chủ nằm kế bên, cũng khá rộng rãi nhưng vẫn không đáp ứng được một vài thú vui của hai con người đang ở tuối gần đất xa trời. Ngăn cách giữa nhà chủ với xóm trọ là bờ tường và hàng rào sắt. Những nhánh cây ngâu mọc thò ra, xe cộ đi qua quệt vào cành lá xác xơ. Trên hàng rào thường treo vài chiếc lồng chim. Thỉnh thoảng có một con chết đi mang theo cả tiếng hót lảnh lót và bộ lông óng mượt, chỉ để lại vài ánh nhìn nuối tiếc trong cái lồng trống rỗng. Đôi chim mới nhất ông chủ mới mua về là loài cu gáy, chúng được tách ra mỗi con một lồng. Vy thường ngó ra nhìn chúng gọi đàn khản giọng như muốn phá tan chiếc lồng mắc trên hàng rào có những thanh sắt nhọn nhô lên đâm nát hoàng hôn màu huyết dụ. Ông chủ cũng ngồi đó nhưng không phải để ngắm lũ chim, ánh mắt già nua ấy lúc nào cũng gắn chặt vào bức tường rào. Đã bao năm sống ở đây Vy đều thấy cứ đến gần tết là nhà chủ sẽ quét vôi lại tường và sơn lại hàng rào. Mùi vôi vữa nồng nặc quện với mùi sơn hăng hắc khiến đầu óc Vy quay cuồng. Hàng rào xanh lè và tường vôi trắng toát. Đã có lúc Vy nhìn bức tường mà mường tượng ngôi nhà ấy giống như một nấm mồ.
Vy ở trọ nơi đây cũng đã được bốn năm. Khi mới chuyển đến, nhà chủ có ba thế hệ sống cùng nhau. Những người trẻ đi kiếm tiền còn ông bà già ở nhà chợ búa cơm nước ngày ba bữa. Nhưng qua vài năm, từng thành viên trong nhà cứ rơi rụng đi dần. Không cãi vã, không tranh chấp, cũng không thấy cuộc tiễn đưa mùi mẫn, bi lụy hay ồn ã nào. Họ cứ lặng lẽ biến mất như chưa từng tồn tại. Năm xưa, cũng vào dịp cuối năm, Vy tỉnh dậy sau một giấc trưa ngột ngạt như chú dế bị cầm tù. Ngó qua kẽ hở cửa sổ, thấy người cháu trai nhà chủ đang bặm môi nhấc từng chậu cây cảnh xếp gọn vào một góc để lấy lối dắt xe. Lúc sau, hai ông bà lại ra ì ạch bê cây xếp vào chỗ cũ, tràn ra lấn cả lối đi. Cảnh tượng này diễn ra thường xuyên suốt thời gian dài sau đó, một ngày không biết bao nhiêu lần kê đi xếp lại. Nhiều hôm người cháu đi chơi về khuya va phải chậu cây ngã dúi dụi, lũ chó tỉnh giấc sủa dấm dẳng cả đêm. Rồi một sớm, Vy nhìn qua khe cửa thấy cây lá ngổn ngang, rũ rượi, chết tức tưởi. Từ đó ông bà chủ không trồng cây nữa mà chuyển sang chăm cá cảnh, nuôi gà tre. Tết đó nhà chủ vắng đi một tiếng người.
Những chú gà tre nhỏ xíu nhảy loi choi trong lồng chật hẹp được ông chế ra từ cái giàn bát cũ xin được ở nhà bên. Chiều đến ông thả gà ra cho chúng nhặt thóc và nhảy lên bể cá cảnh bằng xi măng soi bóng. Hai người già ấy có vẻ thích đàn gà lắm, nhưng với người ở trọ như Vy thì ngán ngẩm mùi phân gà bốc lên tanh nồng nhức óc trong những buổi trưa nắng gắt. Xóm trọ lụp xụp càng chật chội tù túng hơn nhiều. Ban ngày nghe lũ gà gáy đôi ba bận cũng vui tai. Nhưng đêm đến nghe tiếng gà gáy ráo riết sắc lạnh như xé toạc cả màn đêm yên tĩnh thật là một nỗi ám ảnh với nhiều người, nhất là cô con dâu nhà bà chủ. Mờ sáng khi tiếng gà chưa dứt đã thấy tiếng dép loẹt quẹt như cố mài mạnh xuống đất, tiếng chổi quét đầy hằn học, tiếng vung xoong rơi loảng xoảng. Được vài tháng, bỗng một hôm thấy cô con dâu sang phòng Vy xin nắm muối. Cô bảo để làm bộ lòng gà mua ở chợ cho thật sạch xào dứa mới ngon nhưng tiện tay xúc đầy cả bát muối. Mấy ngày sau thấy đàn gà tre đứng lù rù xung quanh bể cá cảnh thi nhau uống nước. Rồi thì không bao giờ còn nghe thấy tiếng gà báo canh giữa đêm khuya nữa. Tết năm ngoái, thấy nhà chỉ còn hai ông bà lụi cụi với tường rào. Ông quét vôi vàng, bà quét lại bằng vôi trắng. Tường rêu cũ mốc bao năm có quét lại vài lớp vôi trắng bóc đi nữa thì chỉ cần gió khua vài hôm là bong tróc từng mảng nhỏ. Hàng rào sắt cũng vậy, nước sơn mới nhưng sắt đã cũ rỉ, giòn như chiếc bỏng gạo, vịn hờ tay cũng gãy.

                                               * * *

Năm nay ông cụ yếu hẳn, không còn thấy ông ra hiên nữa. Nhà không còn nuôi gà, không trồng cây, không cá cảnh thành ra rộng rãi lọt thỏm có một mình bà. Cuối năm bà lại lụi cụi với công việc sơn rào, quét tường. Thứ mùi hỗn độn đáng sợ ấy đã lôi Vy ra khỏi xóm trọ, trôi trên đường phố. Chiếc xe bỗng nhiên dở chứng, đã giảm ga mà vẫn lồng lên phi như ngựa khiến Vy suýt mấy lần lao vào xe phía trước. Vy vừa bò đi chậm chạp trên đường vừa đưa mắt kiếm tìm một quán sửa xe. Vy dừng lại bên chiếc biển “sửa xe” bằng sơn đỏ viết cẩu thả lên bìa carton dựng ở lề đường. Vy đưa mắt tìm kiếm, thấy tút hút trong ngõ nhỏ có chiếc quán sửa xe nằm kẹt cứng. Buổi chiều lang thang dạo phố của Vy thành ra cũng mắc kẹt ở nơi này.
Quán sửa xe chắc tầm bảy mét vuông. Vừa là chỗ bầy đồ nghề sửa chữa, kê thêm cái tủ bán chè Thái Nguyên vừa là chỗ ăn ở của cả một gia đình. Mùi dầu mỡ bốc lên, dưới sàn nhà vương vãi các loại ốc vít, giấy kẹo, đầu mẩu thuốc lá. Hai đứa con nhỏ, một đứa chừng ba tuổi tay lăm lăm cái tô vít khua khoắng liên hồi, mặt nẻ toác vì lạnh. Còn một bé gái chừng chín tuổi, cổ đeo chiếc thẻ có dòng chữ “Học sinh không ăn bán trú”, vừa trông em vừa phụ bố bóc ni lông của mấy chiếc yếm xe, khách mang đến thuê dán lại. Căn phòng tanh nồng mùi cá, đám ruồi nhặng bay vo ve bên đống mâm bát ăn xong chưa kịp dọn. Dưới đất, chỗ nào cũng thấy toàn rác và rẻ lau đầy dầu mỡ. Vy nhìn theo dáng chị vợ khom lưng leo lên mấy bậc thang tự chế bắc tạm bợ vào tường để leo lên chiếc gác nhỏ chất đầy xăm lốp và đống quần áo nhăn nhúm vứt lung tung.
Vy ngồi co người lại để tiết kiệm diện tích. Chị vợ nhìn khách cười chữa ngượng khi thấy thằng con trai ba tuổi hồn nhiên đứng vạch quần tè ngay  góc nhà, cạnh đó là bàn thờ ông địa lem nhem bụi. Anh chồng tay còn dính đầy dầu mỡ lục túi áo đưa cho thằng nhỏ tờ mười ngàn giục “qua nhà bà Hạnh mua bánh rán con cá”. Đứa lớn nghe tiếng chuông đồng hồ quả lắc vọng ra từ ngôi nhà to lớn đối diện vội đứng dậy lôi từ gậm giường ra một đôi giày để đến trường. Tâm trí Vy bị hút vào đôi giày đó, nó trắng tinh tươm, trắng như cổ tích giữa một căn phòng chật nhội và nhem nhuốc. Đứa bé gái lôi từ túi mình ra một chiếc khăn nhỏ, lau sạch sẽ hai bàn chân rồi cẩn thận đi vào từng chiếc giày, nâng niu như một thứ nghi lễ, như là hoàng tử ướm giày vào chân cô bé Lọ Lem.
Vy rời quán trôi về xóm trọ, đổ đầy lòng mình một nỗi buồn khó tả về thành phố và những kiếp trọ mưu sinh. Mở cửa khe khẽ, không dám chạm vào bức tường vôi trắng toát và lạnh lẽo. Ngoảnh sang, thấy bà cụ ngồi ngắm tường rào mê đắm như một thứ nghi lễ. Vy không sao gạt bỏ được ý nghĩ, ngôi nhà đó nhìn như một nấm mồ.


V.T.H.T (Hà Nội)
Read more…

TƯƠNG TƯ - Thơ Vi Ánh Ngọc


Có một mùa rất xa
Anh âm thầm nhớ mãi
Phút ban đầu vụng dại
Trao gửi lời yêu thương.

Rồi bao mùa tỏ tường
Dần trôi theo năm tháng
Đêm qua ngày lại sáng
Ôm cuộc tình ngu ngơ.

Và biết đến bao giờ
Nên thơ - ta dệt mộng?
Đêm lặng giữa thinh không
Nghe cõi lòng buốt lạnh.


V.A.N


Read more…

TIN VĂN : CUỘC THI SÁNG TÁC VĂN HỌC ĐOÀN THỊ ĐIỂM LẦN 2



Sau thành công của “Cuộc thi sáng tác văn học Đoàn Thị Điểm” lần thứ nhất (năm 2014-2015), Quảng Văn trân trọng thông báo mùa tiếp theo của Giải thưởng văn học Đoàn Thị Điểm chính thức khởi động. Năm nay các tác giả có cơ hội giới thiệu tới độc giả những tác phẩm mới của mình ở nhiều thể loại hơn: Truyện dài, tập truyện ngắn, du kí. Với chủ đề gần gũi và ý nghĩa, ban tổ chức cuộc thi hi vọng sẽ nhận được sự quan tâm rộng rãi từ bạn đọc và các cây viết trên cả nước.

I. Thời gian tổ chức:

1. Thời gian nhận bài: 7/2015 đến hết ngày 29/2/2016
2. Thời gian chấm giải và ra sách: 3/2016 đến 9/2016.
3. Trao giải: 20/10/2016

II. Đơn vị tổ chức: Công ty cổ phần sách và truyền thông Quảng Văn

III. Thành phần Ban giám khảo:

- Ban Biên tập công ty cổ phần sách và truyền thông Quảng Văn.

IV. Chủ đề:

“Ai cũng có tuổi trẻ và những câu chuyện tuổi trẻ của riêng mình, trong mỗi câu chuyện ấy đều có những hồi ức đẹp kèm theo cả sự nuối tiếc mãi in dấu lại nơi đáy tim”.

Tuổi thanh xuân của mỗi cô gái có khi là những khát vọng, những chuyến xe, những cung đường, những hành trình ngang dọc… Ở đó họ đã sống những tháng năm nhiệt huyết nhất của tuổi trẻ với đôi chân không mỏi để rồi mãi sau này, khi đã dừng chân hoặc nghỉ ngơi bên đời, họ vẫn nhớ về hành trình ấy, những nơi đã qua với một cảm xúc nồng nàn.

Tuổi thanh xuân của mỗi cô gái có khi là những cảm xúc thuần khiết về mối tình đầu, những rung động tinh khôi, những hạnh phúc thoảng qua bất chợt…để rồi mãi sau này, khi đã đi qua biết bao tháng năm, thì những kỉ niệm ngọt ngào ấy vẫn mãi khiến họ mỉm cười mỗi khi nhớ về.

Tuổi thanh xuân của mỗi cô gái có khi là những tổn thương, đổ vỡ của tình bạn, tình yêu, thậm trí từ một người xa lạ…những điều tưởng chừng nhỏ bé, nhưng đã đào một hố sâu trong lòng họ để rồi mãi sau này, khi bất chợt nhìn lại họ vẫn thấy hoang hoải giữa lòng mình một khoảng trống không thể lấp đầy.


Tuổi thanh xuân của mỗi cô gái, có khi là những nỗi buồn, có khi là những niềm vui, những con người đã gặp, những ước vọng đã mang, những thất vọng lẫn hồ nghi, những trăn trở, tự vấn… Rồi năm qua đi, tháng qua đi, tất cả đều biến thành những hồi ức đẹp đẽ vô tận.

Thanh xuân của một cô gái giống như chuyến tàu, bạn đang trên hành trình ấy, hay đã từng đi qua? Hãy kể cho chúng tôi nghe về hành trình đó, năm tháng đó, về câu chuyện đó của chính bạn.

V. Thể loại:

- Truyện dài, tập truyện ngắn, du kí không quá 200 trang A4 
- Nội dung file word gửi dự thi:

• Phần giới thiệu về tác giả đặt đầu văn bản: Tên thật – Bút danh (dùng cho tác phẩm gửi dự thi), Ngày tháng năm sinh – Nghề nghiệp – Tác phẩm đã xuất bản (nếu có) – Mail – Điện thoại – Facebook/fanpage (nếu có).

• Phần giới thiệu nội dung tác phẩm: Tên truyện - Tên tác giả - Tóm tắt sơ lược (với truyện dài) – Mục lục (với tập truyện ngắn, truyện dài có nhiều chương). 
• Phần truyện

Lưu ý: Tác giả không tách thành nhiều file riêng, không để phần thông tin tác giả sang một file khác hoặc đưa vào nội dung mail. Ban tổ chức chỉ ghi nhận những thông tin được đưa vào văn bản như đã nói trên.

- Format văn bản:

• Font: Times New Roman
• Cỡ chữ 13
• Dãn dòng 1,15
• Cách đoạn: 6pt
• Lề trên: cách mép trên từ 20 - 25 mm;
Lề dưới: cách mép dưới từ 20 - 25 mm;
Lề trái: cách mép trái từ 30 - 35 mm;
Lề phải: cách mép phải từ 15 - 20 mm.

Lưu ý: Mọi văn bản quá số trang hoặc sai quy chuẩn trên đều không được chấp nhận.

VI. Đối tượng tham dự:

-  Người viết trên cả nước và người Việt ở nước ngoài, không giới hạn tuổi tác.
- Tác phẩm tham gia phải là sáng tác mới, chưa từng công bố trên các ấn phẩm báo chí in và chưa được in thành sách.
- Không chấp nhận các tác phẩm phóng tác hoặc chuyển thể, trái với chủ đề.
- Bản thảo tham gia cuộc thi được gửi về email: gtdoanthidiem@gmail.com.

VII. Giải thưởng:

1 Giải nhất: 20.000.000 đồng
1 Giải nhì: 15.000.000 đồng 
1 Giải ba: 5.000.000 đồng
2 Giải khuyến khích mỗi giải: 3.000.000 đồng.

Các tác phẩm đoạt giải sẽ nhận được:

- Xuất bản sách in (trả nhuận bút riêng theo hợp đồng hợp tác xuất bản);
- Xuất bản sách điện tử và phân phối trên toàn cầu;
- Hỗ trợ giới thiệu tác phẩm và môi giới để bán bản quyền ra nước ngoài;
- Sách sẽ được phát hành chính thức 1-2 tháng trước ngày trao giải thưởng.

Quảng Văn trân trọng thông báo!


Read more…

PHÚT CHẠNH LÒNG - Thơ Nguyễn Thái Huy



 PHÚT CHẠNH LÒNG

Lại về thăm Huế một chiều đông

Niềm vui bỗng chốc hóa bâng khuâng

Bởi bến đò xưa nay đã khác

Cô láng giềng kia cũng lấy chồng

Chẳng thấy gốc vông đầy kỷ niệm

May còn vang vọng tiếng bên sông

Tìm đâu bóng dáng người năm cũ

Để thấy vơi đi phút chạnh lòng.


TÓC THỀ NGỦ QUÊN

Thu xưa chị bước theo chồng

Đôi lần mỗi tháng qua sông chị về

Từ ngày bỏ bến đò quê

Chị đành để mái tóc thề ngủ quên!

N.T.H (Huế)


Read more…

THƯƠNG EM CÂU HÒ GIÃ GẠO - Thơ Vân Phi



Thương em từ độ mưa rào
Từ đêm thóc vỡ
Từ câu hát trầm
Từ mầm hạ trắng dòng sông
Từ thân mạ nõn giữa đồng gió reo
Tựa lưng nghe gõ nhịp chèo
Từ đêm… vọng những gieo neo cội nguồn
Câu hò giã gạo đêm nương
Vầng trăng bạt gió giũ hương mái đầu
“Dời chân biết nói gì nhau
Qua xin trao bậu túi trầu làm tin” (*)             
Mai sau gõ lại nhịp tình                            
Nhịp ba, bốn, nhịp chúng mình... biết thương...               Cây bút trẻ Vân Phi

V.P

(*) Một câu hò dân gian còn lưu truyền của người dân Ninh Hòa, Khánh Hòa.



Read more…

CÁCH NHẬP COMMENT TRÊN HƯƠNG QUÊ NHÀ

Đầu tiên, nhấp chuột vào ô Nhập nhận xét của bạn rồi viết comment. Viết xong, nhấp chuột vào ô Tài khoản Google. Sau đó nhấp chuột vào Tên/URL thì sẽ hiện ra 2 ô. Ô phía trên, ghi Họ và tên của bạn. Ô phía dưới, ghi dòng chữ:huongquenha.com

Cuối cùng, nhấp chuột vào ô Tiếp tục và nhấp chuột tiếp vào ô Xuất bản là xong. (Nếu bạn đã có sẵn Tài khoản Google, thì sau khi viết comment, chỉ cần nhấp chuột vào ô Xuất bản là thành công)

Số lượt xem tháng trước


-------------------------------------------------------------------------


TÁC GIẢ & TÁC PHẨM
* TÁC GIẢ & TÁC PHẨM * TÁC GIẢ & TÁC PHẨM * TÁC GIẢ & TÁC PHẨM * TÁC GIẢ & TÁC PHẨM---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ái Nhân (21) Ambrose Bierce (1) ẢNH (58) Anh Ngọc (1) Anh Nguyên (1) Anh Phong (4) Anh Phương (9) âm nhạc (2) âm thanh (1) Ân Thiên (1) Bạch Diệp (5) Bách Mỵ (2) BÀN TRÒN VĂN NGHỆ (87) Bảo Hồ (1) Bảo Lâm (1) Bảo Ninh (2) Bé Hải Dân (1) Bích Ái (3) Bích Lê (4) Bích Ngọc (1) Bích Vân (2) Bình Địa Mộc (3) Bình Nguyên (1) Bình Nguyên Trang (2) binh pháp (1) Bình Tâm (1) Bobby Nam Giang (3) Bùi Anh Sắc (1) Bùi Công Thuấn (1) Bùi Danh Hải Phong (1) Bùi Đức Ánh (66) Bùi Hoài Vân (5) Bùi Huyền Tương (2) Bùi Hữu Phước (1) Bùi Nguyên Bằng (25) Bùi Nhựa (4) Bùi Văn Bồng (5) Bùi Việt Thắng (2) BÚT KÝ (17) Ca Dao (2) Cao Duy Thảo (1) Cao Kim Quy (1) Cao Thị Thu Hà (3) Cao Thọ Thêm (2) Cao Thoại Châu (1) Cao Thu Hà (1) Cao Trọng Quế (1) Cao Văn Tam (5) Cát Du (7) Catherine Mansfield (1) Cẩm Lệ (4) Cẩm Tú Cầu (1) Chàng Cát (1) Chánh Đức (1) CHÀO XUÂN 2014 (1) CHÂN DUNG VĂN NGHỆ SĨ (2) Châu Đoàn (1) Châu Quang Phước (1) Châu Thạch (9) Châu Thường Vinh (1) Chí Anh (1) Chính Đức (1) chủ (1) CHỦ BIÊN (136) Chu Giang Phong (1) Chu Lai (2) Chu Ngạn Thư (10) Chu Trầm Nguyên Minh (16) Chu Vương Miện (1) Chúa Sơn Lâm (1) Cỏ Dại (7) covid 19 (1) Công Nguyễn (1) Cơ Xương (1) Cúc Dương (1) Cuộc thi văn chương (1) CỬA SỔ VĂN HÓA (6) Dạ Ngân (1) Dã Phong Bình (2) Dã Phương (1) Dạ Thảo (2) Dạ Thy (1) Diệp Linh (18) Diệp Uy (1) Dino Buzzati (3) DỌC ĐƯỜNG (29) Du Tử Lê (1) Dung Thị Vân (28) Duy Bằng (1) Duy Phạm (3) Dương Diệu Minh (1) Dương Đăng Huệ (1) Dương Hải Yến (2) Dương Hằng (7) Dương Kim Nhi (4) Dương Kim Thoa (1) Dương Phương Vinh (1) Dương Thành Thái (3) Dương Thị Yến Trinh (2) Dương Xuân Triều (6) Dzạ Lữ Kiều (6) Đàm Lan (17) đạo đức (2) Đào Hiền (2) Đào Hữu Thức (2) Đào Khương (2) Đào Minh Hiệp (2) Đào Phạm Thuỳ Trang (82) Đào Quang Bắc (1) Đào Quý Thạnh (1) Đào Thanh Hoà (14) Đào Thị Quý Thanh (1) Đào Thị Thu Hiền (3) Đào Văn Đạt (31) Đào Viết Bửu (7) Đặng Châu Long (1) Đặng Diệu Thoa (1) Đăng Đăng (1) Đăng Huỳnh (1) Đặng Quốc Khánh (8) Đặng Quý Địch (3) Đặng Tấn Tới (2) Đặng Thị Hoa (2) Đặng Thị Xuân (1) Đăng Trình (1) Đặng Tường Vy (3) Đặng Văn Sử (1) Đặng Việt Trinh (1) Đặng Xuân Xuyến (9) ĐIỂM BÁO (2) Điêu Thuyền (1) Đinh Lốc (2) Đình Thậm (1) Đinh Vương Khanh (4) Đoàn Khương Duy (1) Đoàn Thị Minh Hiệp (4) Đoàn Tuyết Thu (1) Đoản văn (1) ĐỌC SÁCH (23) Đỗ Chiến Thắng (6) Đỗ Duy Hoàng (15) Đỗ Hồng Ngọc (5) Đỗ KIm Dung (1) Đỗ Phu (1) Đỗ Quyên (2) Đỗ Tâm Linh (1) Đỗ Tấn Đạt (2) Đỗ Thị Kim Hải (2) Đỗ Trúc Hàn (1) Đỗ Văn Tiến (1) Đỗ Xuân Phương (1) Đức Linh (1) Đức Tiên (3) Elena Pucillo Truong (6) gan jing world (1) Ghi chép (2) Giang Đình (8) Giang Hiền Sơn (6) Giáo dục (1) Guy de Maupassant (1) Hà Đoàn (2) Hạ Ly (1) Hà Nguyên (2) Hà Nhữ Uyên (2) Hà Phi Phượng (1) Hạ Thi (3) Hà Thị Thu Hằng (1) Hà Tùng Sơn (1) Hải Điểu (1) Hải Miên (3) Hải Phong (2) Hải Thăng (1) Hải Thuỵ (6) Hải Yến (2) Hàm Sơn (1) Hàn Dã Thảo (2) Hàn Du Tử (17) Hàn Hữu Yên (1) Hàn Lâm (1) Hãn Nguyên Nguyễn Nhã (1) Hàn Nguyệt (1) Hàn Phong Vũ (19) Hàn Tín (1) Hạng Vũ (1) Hậu Cốc Ngang (1) Hậu Đậu (1) Hiếu Dũng (1) Hoa Hướng Dương (1) Hoa Mai (2) Hoa Tím Buồn (4) Hoa Tuyết (2) Hoà Văn (10) Hoa Xuyến Chi (1) Hoài Huyền Thanh (53) Hoan Giang (1) Hoàng Anh (6) Hoàng Anh 79 (26) Hoàng Chẩm (53) Hoàng Chẫm (1) Hoàng Đình Quang (2) Hoàng Giao (4) Hoàng Hạ Miên (6) Hoàng Hữu (1) Hoàng Khánh Duy (5) Hoàng Kim (1) Hoàng Kim Chi (1) Hoàng Kim Oanh (2) Hoàng Linh (6) Hoàng Long (2) Hoàng Lộc (8) Hoàng Mẫn (1) Hoàng Minh Tường (2) Hoàng Nghĩa Lược (1) Hoàng Ngọc Xuân (4) Hoàng Nguyên (1) Hoàng Phủ Ngọc Tường (1) Hoàng Thảo Chi (1) Hoàng Thị Nhã (8) Hoàng Thị Thu Thủy (2) Hoàng Trang (1) Hoàng Trần (1) Hoàng Trọng Quý (9) Hoàng Trọng thắng (1) Hoàng Tuấn Sơn (1) Hoàng Tuyên (2) Hoàng Vũ Thuật (1) Hoàng Xuân Hiến (1) Hoàng Xuân Niên (1) Hồ Bích Ngọc (4) Hồ Bích Vân (2) Hồ Đắc Thiếu Anh (1) Hồ Hải (2) Hồ Lê Diêm (1) Hồ Nam (1) Hồ Ngọc Diệp (1) Hồ Nhật Quang (1) Hồ Sĩ Duy (1) Hồ Thanh Ngân (10) Hồ Thế Hà (2) Hồ Thế Phất (3) Hồ Thế Sinh (1) Hồ Tĩnh Tâm (1) Hồ Tịnh Thuỷ (21) Hồ Vũ Khánh Linh (1) Hồ Xuân Thu (3) Hội Nhà văn TP. HCM (1) Hồng Hạnh (3) Hồng Liễu (1) Hồng Phúc (8) Hồng Tâm (10) Huệ Triệu (3) HUMICHI (5) Huy Nguyên (15) Huy Vọng (17) Huy Vũ (1) Huyết Kiệt (1) Huỳnh Dạ Thảo (1) Huỳnh Gia (18) Huỳnh Kim Bửu (1) Huỳnh Minh Lệ (2) Huỳnh Ngọc Nga (1) Huỳnh Ngọc Phước (29) Huỳnh Như Phương (1) Huỳnh Thanh Lan (1) Huỳnh Thị Quỳnh Nga (1) Huỳnh Thúy Thúy (1) Huỳnh Văn Diệu (1) Huỳnh Văn Mỹ (1) Huỳnh Văn Yên (1) Huỳnh Xuân Sơn (3) Hương Đêm (1) Hương Đình (4) Hương Quê Nhà (1) Hương Văn (6) Hửu Thỉnh (1) Irina Polianxkaia (1) James Dylan (4) James Joyce (1) Jeffrey Thai (9) Jerry Thu Trà (7) Kai Hoàng (1) Kate Chopin (1) Kha Tiệm Ly (4) Khả Xuân (1) Khán Võ (2) Khảo Mai (1) khoa học (1) Khổng Trường Chiến (3) Khổng Vĩnh Nguyên (1) KỊCH BẢN (1) Kiên Giang (1) Kiến Giang (12) Kiều Huệ (1) Kim Chuông (4) Kim Dung (2) Kim Ngoan (15) Kim Quyên (1) Kim Sơn Giang (22) Kim Tiết (9) Kim Yến (1) Kỳ Nam (2) Ký sự (14) Lã Bố (1) La Hán (1) La Mai Thi Gia (1) Lạc Thảo (1) Lại Ngọc Thư (1) Lam Giang (3) Lan Anh (1) Lan Phương (1) Lan Thanh (1) Lãng Du (6) Lâm Bích Thuỷ (8) Lâm Cẩm Ái (3) Lâm Hạ (11) Lâm Huy Nhuận (1) Lâm Trúc (30) Lâm Xuân Vi (1) Lâu Văn Mua (1) Lê Ân (5) Lê Bá Duy (9) Lê Đình Danh (79) Lê Đức Hoàng Vân (1) Lê Đức Lang (13) Lê Giang Trần (1) Lệ Hằng (3) Lê Hoài Lương (4) Lê Hoàng (2) Lê Hứa Huyền Trân (39) Lê Khánh Luận (1) Lê Minh Chánh (1) Lê Minh Dung (2) Lê Minh Hải (2) Lê Minh Vũ (3) Lê Ngân (3) Lê Ngọc Phái (1) Lê Ngọc Trác (1) Lê Ngũ Nam Phong (11) Lê Nhựt Triết (8) Lê Phương Châu (30) Lê Quang Trạng (23) Lê Sa Long (2) Lê Thanh Hùng (34) Lê Thanh My (8) Lê Thấu (1) Lê Thị Cẩm Tú (6) Lê Thị Hồng Thắm (1) Lê Thị Kim (1) Lê Thị Ngọc Lệ (1) Lê Thị Ngọc Nữ (32) Lê Thị Thu Hiền (1) Lê Thị Xuyên (13) Lê Thiếu Nhơn (15) Lê Thống Nhất (6) Lê Thụy Phương (2) Lê Tiến Dũng (1) Lê Tiến Mợi (6) Lê Trọng Nghĩa (3) Lê Trung Hiếu (1) Lê Tuân (4) Lê Uyên (1) Lê Văn Hiếu (12) Lê Văn Ngăn (3) Lê Vi Thuỷ (1) Lê Vinh (4) Lê Xuân Tiến (1) Lindsay Polak (1) Linh Lan (7) Linh Lan (Quảng Nam) (8) Linh Phương (3) Linh Thy (2) Long Khánh (4) Long Vương (1) luân hồi (1) Lữ Hồng (3) Lư Nhất Vũ (1) Lương Cẩm Quyên (1) Lương Duyên Thắng (3) Lương Đình Khoa (1) Lương Sơn (27) Lưu Ly (6) Lưu Quang Minh (15) Lưu Thành Tựu (1) Lưu Thị Mười (2) Lưu Xuân Cảnh (2) Lý Khánh Vinh (15) Lý Thành Long (1) Lý Thời Miễn (1) M.T.N.H (7) Mã Nhị Lan (1) Mạc Minh (2) Mạc Tố Hồng (1) Mạc Tường (2) Mai Đức Trung (6) Mai Hạnh (1) Mai Kiệm (1) Mai Loan (12) Mai Nhật (2) Mai Thanh (1) Mai Thị Vân (1) Mai Thìn (3) Mai Tuyết (37) Mang Viên Long (63) Marie Hải Miên (4) Mẫu Đơn (1) Mèo Con (1) Mi Thu (1) Miên Đức Thắng (2) Miên Linh (1) Minh Châu (2) Minh Đan (Lọ Lem Đất Võ) (6) Minh Nguyên (15) Minh Nguyễn (3) Minh Nguyệt (15) Minh Nguyệt (NT) (1) Minh Nhân Tông (1) Minh Vy (25) Mỗi tháng một tác giả và một bài thơ hay (2) Mộng Cầm (8) Mộng Nam (1) Mùa Xanh (3) Mưa (1) Mường Mán (1) MỸ THUẬT (6) My Tiên (1) Mỹ Vân (1) Nam Art (2) Nam Cao (1) Nam Thi (17) Năm Bửu (1) Nấm Độc (1) NCCGL (4) Ngàn Thương (33) Ngày Đẹp Tươi (1) nghệ thuật. (1) nghiên cứu (1) Ngọc Bút (8) Ngọc Diệp (35) Ngọc Thịnh (1) Ngô Càn Chiểu (1) Ngô Cự Chính (2) Ngô Diệp (6) Ngô Đình Hải (7) Ngô Hồng Nhung (1) Ngô Liêm Khoan (1) Ngô Minh Trãi (3) Ngô Nguyên Ngiễm (1) Ngô Thị Hoà (1) Ngô Thị Ngọc Diệp (10) Ngô Thuý Nga (30) Ngô Thúy Nga (16) Ngô Thy Học (7) Ngô Văn Cư (51) Ngô Văn Giảng (11) Ngô Văn Khanh (17) Ngô Viết Hòa (1) Nguyễn (1) Nguyễn An Bình (70) Nguyễn An Đình (4) Nguyễn Ánh 9 (1) Nguyễn Bá Nhân (1) Nguyễn Bích Sao Linh (1) Nguyễn Bình (1) Nguyễn Bính Hồng Cầu (2) Nguyên Cẩn (26) Nguyễn Châu (2) Nguyễn Chinh (4) Nguyễn Công Thụ (2) Nguyễn Công Tùng Chinh (1) Nguyễn Cử Tú Quỳnh (2) Nguyên Diệp (1) Nguyễn Dũng (1) Nguyễn Duy Khương (6) Nguyễn Duy Phương (1) Nguyễn Duy Thịnh (3) Nguyễn Đại Duẩn (2) Nguyễn Đặng Mừng (3) Nguyễn Đăng Thanh (20) Nguyễn Đăng Trình (4) Nguyễn Đình Bảng (1) Nguyễn Đình Trọng (1) Nguyễn Đoan Tuyết (25) Nguyễn Đồng Bội Thảo (1) Nguyễn Đức Chính (5) Nguyễn Đức Cơ (1) Nguyễn Đức Mậu (2) Nguyễn Đức Minh (6) Nguyễn Đức Minh Hùng (10) Nguyễn Đức Nhân (1) Nguyễn Đức Phú Thọ (25) Nguyễn Đức Quyền (4) Nguyễn Đức Tấn (6) Nguyễn Đức Tình (4) Nguyễn Gia Long (1) Nguyên Hạ (11) Nguyễn Hải Thảo (2) Nguyễn Hậu (2) Nguyễn Hiếu (8) Nguyễn Hiếu Học (2) Nguyễn Hòa Hiệp (2) Nguyễn Hoài Ân (1) Nguyễn Hoàng Thức (2) Nguyễn Hồng Diệu (1) Nguyễn Huệ (3) Nguyên Hùng (1) Nguyễn Huy (3) Nguyễn Huy (HD) (1) Nguyễn Huy Khôi (1) Nguyễn Huỳnh (1) Nguyễn Hữu Minh (1) Nguyễn Hữu Phú (1) Nguyễn Hữu Quý (2) Nguyễn Hữu Thuần (4) Nguyễn Hữu Trung (2) Nguyễn Khiêm (1) Nguyễn Khoa Đăng (51) Nguyễn Kiều Lam (2) Nguyễn Kiều Phương (3) Nguyễn Kim Hương (7) Nguyễn Kim Thịnh (1) Nguyễn Lam (2) Nguyễn Lương Vỵ (4) Nguyên Minh (1) Nguyễn Minh Dũng (46) Nguyễn Minh Hoà (1) Nguyễn Minh Khiêm (1) Nguyễn Minh Nguyệt (1) Nguyễn Minh Phúc (47) Nguyễn Minh Quang (5) Nguyễn Minh Thuận (9) Nguyễn Minh Toàn (1) Nguyễn Mỳ (1) Nguyễn Mỹ Nữ (3) Nguyễn Nga (14) Nguyễn Nghiêm (3) Nguyễn Ngọc Dũng (1) Nguyễn Ngọc Đặng (1) Nguyễn Ngọc Hà (4) Nguyễn Ngọc Hưng (6) Nguyễn Ngọc Thơ (31) Nguyễn Ngọc Tư (5) Nguyễn Nguy Anh (21) Nguyễn Nguyên Phượng (69) Nguyễn Nhật Hùng (4) Nguyễn Như Tuấn (14) Nguyễn Phin (23) Nguyên Phong (1) Nguyễn Phú Yên (8) Nguyễn Phượng (2) Nguyễn Phương Dung (2) Nguyễn Quang Quân (8) Nguyễn Quang Tâm (2) Nguyễn Quang Tuấn (1) Nguyễn Quân (2) Nguyễn Quốc Ái (1) Nguyễn Quốc Bảo (1) Nguyễn Quốc Đông (1) Nguyễn Quy (2) Nguyên Tâm (1) Nguyễn Tấn Thuyên (3) Nguyễn Thái An (3) Nguyễn Thái Dương (6) Nguyễn Thái Huy (35) Nguyễn Thành Công (48) Nguyễn Thành Giang (22) Nguyễn Thanh Hải (1) Nguyễn Thanh Huyền (8) Nguyễn Thanh Mừng (1) Nguyễn Thánh Ngã (1) Nguyễn Thành Nhân (18) Nguyễn Thanh Tuấn (7) Nguyễn Thanh Xuân (2) Nguyễn Thế Kiên (1) Nguyễn Thế Kỷ (1) Nguyễn Thị Ánh Huỳnh (2) Nguyễn Thị Bích Phượng (2) Nguyễn Thị Cẩm Thuỳ (3) Nguyễn Thị Chi (2) Nguyễn Thị Diệu Hiền (3) Nguyễn Thị Hải (1) Nguyễn Thị Hằng (6) Nguyễn Thị Hậu (1) Nguyễn Thị Hồng Đào (10) Nguyễn Thị Huệ (1) Nguyễn Thị Kim Huệ (2) Nguyễn Thị Mây (127) Nguyễn Thị Ngọc Hải (1) Nguyễn Thị Ngọc Sen (2) Nguyễn Thị Như Tâm (3) Nguyễn Thị Phụng (27) Nguyễn Thị Thanh Bình (6) Nguyễn Thị Thành Nhân (1) Nguyễn Thị Thanh Toàn (1) Nguyễn Thị Thanh Xuân (1) Nguyễn Thị Thu Ba (23) Nguyễn Thị Thu Hiền (1) Nguyễn Thị Thu Hoài (1) Nguyễn Thị Thu Thuý (3) Nguyễn Thị Thùy Linh (3) Nguyễn Thị Tiết (3) Nguyễn Thị Tuyết (1) Nguyễn Thị Việt Hà (39) Nguyễn Thị Xuân Hương (14) Nguyễn Thu Hằng (1) Nguyễn Thủy (4) Nguyễn Thúy Ngân (13) Nguyễn Thuý Quỳnh (2) Nguyễn Thường Kham (3) Nguyễn Thượng Trí (2) Nguyễn Tiến Đường (8) Nguyễn Trần (1) Nguyễn Trí Tài (40) Nguyễn Trọng Luân (2) Nguyễn Trung (1) Nguyễn Trung Nguyên (1) Nguyễn Tuyển (4) Nguyễn Văn Ân (68) Nguyễn Văn Bút (6) Nguyễn Văn Công (2) Nguyễn Văn Cường (CCK) (4) Nguyễn Văn Hiến (5) Nguyễn Văn Hoà (5) Nguyễn Văn Hòa (1) Nguyễn Văn Học (53) Nguyễn Văn Ngọc (1) Nguyễn Văn Thanh (1) Nguyễn Văn Thành (1) Nguyễn Văn Thảo (17) Nguyễn Văn Toan (1) Nguyên Vi (1) Nguyễn Việt Hà (2) Nguyễn Vinh (1) Nguyễn Vĩnh Bình (3) Nguyễn Xuân Cảm (3) Nguyễn Xuân Dương (1) Nguyễn Xuân Khánh (1) Nguyễn Xuân Thuỷ (1) Nguyễn Xuân Thủy (1) Nguyễn Xuân Tư (3) Nguyệt Linh (5) Nguyệt Quế (1) Ngưng Thu (44) Nhã Ngọc (1) Nhã Thiên (7) nhà Thương (1) Nhân Hậu (2) NHÂN VẬT (1) Nhật Nguyệt Xuân Hương (1) Nhật Quang (17) Nhất Sinh (1) Nhật Vũ (1) Nhi Hạ (1) NHỚ THUỞ ẤU THƠ (37) Như Hoài (4) NHỮNG ÁNG VĂN HAY VỀ LÀNG QUÊ VIỆT NAM (7) NHỮNG NGƯỜI BẠN ĐÂT THỦ (6) NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN HQN (5) Nông Quốc Lập (2) NP phan (1) Nửa Đời hư (1) NỬA THÁNG MỘT TÁC GIẢ VÀ MỘT BÀI THƠ HAY (38) nước (1) O. Henry (1) P.N. Thường Đoan (1) Pearl (1) Phạm Ánh (33) Phạm Anh Xuân (3) Phạm Bá Nhơn (2) Phạm Cao Hoàng (1) Phạm Đình Nghi (1) Phạm Hổ (1) Phạm Hữu Hoàng (20) Phạm Kiều Hưng (1) Phạm Lâm (1) Phạm Lê Tường Vi (1) Phạm Minh Dũng (14) Phạm Minh Hiền (9) Phạm Minh Thuận (10) Phạm Mỹ (1) Phạm Ngân (3) Phạm Như Vân (1) Phạm Phan Hòa (1) Phạm Phương Lan (1) Phạm Quỳnh An (1) Phạm Thái Ba (4) Phạm Thị Hải Dương (9) Phạm Thị Liên (1) Phạm Thị Mỹ Liên (30) Phạm Thị Phương Thảo (3) Phạm Thuý (6) Phạm Trần Ái Linh (4) Phạm Trung Tín (2) Phạm Tuấn Vũ (29) Phạm Tử Văn (21) Phạm Văn Phương (16) Phạm Văn Thạnh (1) Phạm Vũ (1) Phan Anh (12) Phan Cung Việt (1) Phan Đức Nam (1) Phan Hoài Thương (1) Phan Hoàng (2) Phan Huỳnh Điểu (1) Phan Hữu Lý (1) Phan Khanh (2) Phan Mai Thư Nhã (6) Phan Nam (20) Phan Quỳnh Như (1) Phan Sửu (1) Phan Tấn Lược (6) Phan Thanh Cương (2) Phan Thị Huỳnh Trang (2) Phan Tiên Phát (1) Phan Tình (1) Phan Trang Hy (25) Phan Văn Bình (1) Phan Văn Thạnh (1) Phan Văn Thuần (3) Phan Vĩnh (1) phần 1 (1) phần 2 (1) phần 3 (1) phần 4 (1) Phiêu Vân (1) Phong Dương (2) Phong Điệp (1) Phỏng vấn (7) Phú Ngọc (1) Phú Quang (3) Phú Xuân (8) Phùng Gia Lộc (1) Phùng Hiếu (10) Phùng Hiệu (1) Phùng Hoàng Chương (1) Phùng Phương Quý (7) Phùng Văn Khai (1) Phước Vũ (1) Phương Phương (10) Phương Uy (5) Quan Thế Âm (1) Quảng Ngọc (1) Quảng Ngôn Lê Ngữ (1) Quang Thám (1) Quang Tuấn Dũng (9) Quốc Hùng (2) Quốc Tuyên (1) quy luật dịch (1) Quỳnh Lệ (1) Quỳnh Nga (16) Quỳnh Trâm (1) Rason Helmandollar (1) Raymond Carver (1) Raymond Thư (1) Rêu (Cao Hoàng Từ Đoan) (13) SÁCH BẠN VĂN (71) SARAH HALL (1) SINH NHẬT (1) Song Ninh (11) Sông Hương (11) Sông Lam (1) Sông Song (8) Sơn Tịnh (2) Sơn Trần (15) Sruthi Thekkiam (1) T.T.Hiếu Thảo (22) Tạ Nghi Lễ (1) Tạ Thị Hoa (14) Tam quốc diễn nghĩa (4) TẢN VĂN (230) TẠP BÚT (612) Tạp chí Văn Mới (1) TẠP CHÍ VN BÌNH DƯƠNG (11) Tashi Dawa (1) Tâm Lãng (1) Tâm Nhiên (2) Tấn Hòa (1) Tần Khánh (4) TẬP SAN ÁO TRẮNG (39) Tập san Văn học nghệ thuật Hương Quê Nhà (1) Tây bá hầu Cơ Phát (1) Tây Du Ký (1) Tây Sơn bi hùng truyện (2) Thạch Anh (2) Thạch Cầu (1) Thạch Đà (7) Thạch Lam (1) Thạch Sene (5) Thái An Khánh (2) Thái Hoà (1) Thanh Bình Nguyên (27) Thành Dũng (1) Thanh Hải (1) Thanh Huyền (2) Thanh Lương (2) Thanh Minh (4) Thanh Phong (1) Thanh Sơn (1) Thanh Thảo (3) Thanh Trắc Nguyễn Văn (42) Thanh Tùng (7) Thành Văn (3) Thạnh Văn (1) Thanh Xuân (2) Thảo Nguyễn (1) Thâm Tâm (1) Thần Y (1) Thi Ngọc Lan (1) Thiên Ân (1) Thiên Di (5) Thiên Sơn (1) Thiên Thần Áo Trắng (7) Thiên Tôn (10) Thiên Trần (1) Thiệp chúc mừng năm mới (4) Thiệp chúc Tết (3) Thiệp mừng (3) Thông báo (1) Thơ (3139) Thơ Lê Nhựt Triết (1) THƠ MỜI HOẠ (7) THƠ PHỔ NHẠC (100) Thời sự Văn nghệ (6) Thu Dung (3) Thu Hằng (1) Thu Hiền (1) Thu Hoài (1) Thu Nga (1) Thuận Thảo (8) Thuận Yến (1) Thục Minh (7) Thuỳ Anh (13) Thuỵ Du (1) Thụy Du (3) Thuỳ Dương (1) Thùy Dương (1) Thủy Điền (1) Thuỳ Nhân (1) Thư cảm ơn (1) Thư ngỏ (1) THƯ NGỎ CỦA HQN (2) Thư tin (285) THƯ VIỆN TÁC GIẢ (1) Tiểu luận (4) Tiểu Mục Đồng (1) Tiểu Nguyệt (5) Tiểu thuyết (107) Tiêu Tương (1) Tin buồn (2) TIN VĂN (2) Tịnh Bình (19) Tịnh Minh Tiến (2) Tô Hồng Phương (1) Tô Kiều Ngân (1) Tố Mai (1) Tô Minh Yến (21) Tôn Nữ Hỷ Khương (2) Tôn Thất Út (2) Tôn Tư Mạc (1) Tống Ngọc Hân (1) Tống Xuân Tám (1) Trà Bình (4) TRABATHA (1) Trác Phi (1) Trang Linh (1) Trang Lộc (1) Trang Thơ Chào Xuân Mậu Tuất 2018 (1) TRANG THƠ CHỦ NHẬT (519) Trang Thơ Đón Xuân Đinh Dậu 2017 (1) TRANG THƠ ĐƯỜNG LUẬT (16) Tranh ảnh (3) Trầm Mặc (4) Trần Anh Dũng (1) Trần Bảo Định (4) Trần Băng Khuê (1) Trần Biên Thùy (1) Trần Dần (1) Trần Duy Đức (17) Trần Dzạ Lữ (4) Trần Định (1) Trần Đình Sử (2) Trần Đoàn Luận (1) Trần Đức ÁI (2) Trần Đức Hiển (1) Trần Đức Tín (1) Trần Hà Nam (4) Trần Hoàng Vy (2) Trần Hồng Vân (5) Trần Huiền Ân (2) Trần Huy Minh Phương (2) Trần Hữu Du (1) Trần Hữu Hội (17) Trần Kim Đức (5) Trần Kim Loan (2) Trần Kim Quy (1) Trần Lê Sơn Ý (2) Trần Linh Chi (1) Trần Long Thạch (1) Trần Lưu (1) Trần Mai Hường (11) Trần Mạnh Hảo (1) Trần Minh Nguyệt (16) Trần Năm (1) Trần Ngọc Hồ Trường (4) Trần Ngọc Mỹ (11) Trần Nguyên Hạnh (6) Trần Nhã My (2) Trần Như Luận (3) Trần Nhương (1) Trần Phù Nam (1) Trần Quang Dũng (4) Trần Quang Khanh (12) Trần Quang Lộc (1) Trần Quang Ngân (10) Trần Quốc Tiến (8) Trần Quốc Toàn (1) Trần Quốc Việt (1) Trần Tâm (7) Trần Thái Hưng (5) Trần Thanh Hải (3) Trần Thành Nghĩa (1) Trần Thế Nhân (13) Trần Thị Bích Thu (1) Trần Thi Ca (9) Trần Thị Cổ Tích (2) Trần Thị Huệ (1) Trần Thị Huyền Trang (3) Trần Thị Ngọc Hồng (1) Trần Thị Thanh (5) Trần Thị Thắng (1) Trần Thị Thương Thương (4) Trần Thị Trúc Hạ (1) Trần Thị Uyên (7) Trần Thiện (3) Trần Thiện Tuấn (1) Trần Thoại Nguyên (2) Trần Thuận (7) Trần Thúy Lành (6) Trần Thuỳ Trang (1) Trần Thư (1) Trần Thương Nhiều (1) Trần Trọng Hưng (2) Trần Trọng Tân (1) Trần Trọng Vũ (2) Trần Tuấn Anh (2) Trần Tuấn Thanh (10) Trần Vạn Giã (2) Trần Văn Bạn (16) Trần Văn Nhân (5) Trần Văn Thiên (1) Trần Việt (1) Trần Viết Dũng (11) Trần Võ Thành Văn (24) Triết học (2) Triều Âm (2) Triều Châu (1) Triều La Vỹ (2) Triệu Lam Châu (1) Triệu Từ Truyền (30) Trịnh Bửu Hoài (106) Trịnh Duy Sơn (2) Trịnh Hoài Linh (5) Trịnh Huy (4) Trịnh Thuỳ Mỹ (1) Trịnh Tuyên (1) Trịnh Viết Hiền (1) Trịnh Viết Hiệp (1) Trịnh Yến (2) Trọng Mật (2) trụ vương (1) Trúc Giang (4) Trúc Lập (1) Trúc Linh Lan (2) Trúc Thanh Tâm (12) Trúc Thuyên (3) trung quốc (1) Trung Trung Đỉnh (1) Trung Y (1) Truong Nguyen (1) Truyện dài (10) TRUYỆN DỊCH (15) Truyện ký (2) TRUYỆN NGẮN (1173) TRUYỆN VỪA (14) Trương Công Tưởng (16) Trương Diễm Phiến (1) Trương Đình Phượng (8) Trương Đình Tuấn (3) Trương Hồng Phúc (14) Trương Huỳnh Như Trân (2) Trương Lan Anh (1) Trương Nam Chi (5) Trương Thanh Cường (2) Trường Thắng (65) Trương Thị Thanh Tâm (22) Trương Thị Thúy (2) Trường Thịnh (6) Trương Tri (2) Trương Văn Dân (21) Trương Viết Hùng (1) TTM (1) Tuấn Nguyễn (7) Tuấn Quỳnh (3) Tuệ Mỹ (1) Tuti (2) Tuỳ bút (2) TÙY BÚT (120) Tuyết Nhung (1) Tuyết Vân (1) tứ đại mỹ nhân (1) Tường Vi (1) TX (1) Út Lãng Tử (1) Uyên Khuê (2) Uyên Minh (1) Uyển Phan (1) Vạn Lộc (1) Vành Khuyên (1) Văn (2469) Văn Công Mỹ (2) văn hóa truyền thống (5) Văn học nước ngoài (11) Văn Lưu (1) Văn Nguyên (1) Văn Nguyên Lương (7) Văn Nhược Ba (1) Văn Thạnh (2) Văn Thành Lê (1) Văn Thắng (23) Văn Trọng Hùng (1) Vân Đồn (3) Vân Giang (12) Vân Khanh (2) Vân Phi (32) Vân Tùng (2) Vi Ánh Ngọc (2) Vi Quốc Hiệp (1) Victor Remizov (1) VIDEO CLIP (2) Viễn Trình (25) Việt Quỳnh (1) Việt Trang (1) Việt Trương (1) Vĩnh Sơn (7) Vĩnh Thông (43) Vĩnh Tuy (21) Võ Bá Cường (1) Võ Chân Cửu (17) Võ Chí Nhất (3) Võ Công Liêm (1) Võ Diệu Thanh (18) Võ Dõng (1) Võ Đông Điền (4) Võ Hà (1) Võ Hạnh (2) Võ Mỹ Cát (1) Võ Ngọc Thọ (4) Võ Như Văn (3) Võ Thị Nga (13) Võ Thị Thu Thủy (1) Võ Thuỵ Như Phương (15) Võ Văn Hoa (1) Võ Văn Luyến (1) Võ Xuân Phương (3) Vũ Bình Lục (1) vũ đạo (1) Vũ Đình Huy (9) Vũ Đình Liên (1) Vũ Đình Minh (1) Vũ Đình Nguyệt (2) Vũ Đình Thung (2) Vũ Đức Trọng (1) Vũ Hạ (1) Vũ Hạnh (3) Vũ Hùng (2) Vũ Miên Thảo (5) Vũ Thành An (1) Vũ Thị Huyền Trang (115) Vũ Thụy Khuê (8) Vũ Trọng Quang (1) Vũ Trọng Tâm (2) Vũ Trọng Thanh (1) Vương Doãn (1) Vương Hạnh (1) Vương Hoài Uyên (4) Vương Tâm (3) Xanh Nguyên (4) Xuân Đài (1) Xuân Phong (6) Xuân Phương (1) Xuân Tiến (20) Ý Thu (3) Yên Kha (7) Ziken (2)
-------------------------------------------------------------------------
+ 817 TÁC GIẢ CÓ BÀI ĐĂNG TRÊN HƯƠNG QUÊ NHÀ
-------------------------------------------------------------------------