CHUYỆN VỢ CHỒNG - Truyện ngắn Đào Phạm Thùy Trang

Nhà văn Đào Phạm Thùy Trang


Buổi trưa bệnh viện như độc quyền tiếng máy quạt xoay và tiếng thở của bệnh nhân vậy.
Thở nhẹ. Thở nặng. Thở dài. Thở… không nỗi gì cũng chịu chung tiếng lách cách của cái quạt trần xoay suốt ngày đêm này. Phòng có 4 giường, bà già nhất 73, trẻ nhất 40 với nhiều chứng về tim gan, phèo phổi, ruột non ruột già…Tất cả đều tập trung vào “TRẠI NỘI NỮ” này để sống chung trong không khí ngồm ngộp của cái nhà vệ sinh trong phòng, của cái dãy trại qua hai lần cửa kính mới thấy được da trời.
 Cô con gái bà A. mệt mỏi ngồi gục gà gục gặc nơi đầu giường, vì trên giường đã chất đầy những mền, gối, áo khoác, gối kê chân… tấm ra giường xộc xệch theo từng đợt cựa quậy của cơ thể bà A.
Bốn người bệnh thêm bốn người nuôi. Tám con người đang nửa thức nửa ngủ thì một giọng nói oang oang làm cả phòng giật mừng cái tựt:
- Tao đã nói, cuối năm họp hành liên tục, muốn gì thì nhắn tin, sao cứ gọi hoài?
Chủ nhân giọng nói đó tràn vào phòng lúc 12 giờ 30 trưa. Mẹ tôi nằm bên phía trái cửa nhíu mày bực dọc bởi cả đêm bà không ngủ được, giờ mới thiu thiu. Cô con gái bà A. ra dấu nhỏ tiếng rồi thì thào với người mới đến:
- Chứ má trở bệnh hoài, mơi giờ bác sĩ kêu chuyển viện mấy lần, em biết làm sao?
- Thì cứ chuyển, chứ làm sao là làm sao? Hay chờ bả chết rồi mới biết làm sao?
- Anh nói…
- Mày hết tiền hả? Bởi vậy nói cái tức à! Tao đã nói vợ chồng nhịn được thì nhịn, cãi nhau làm chi cho nó ôm tiền đi hết. Tao nè, chị Hai mày năm hết tết đến mà lòi ra khúc nợ sáu trăm triệu làm tao muốn đứt con chuột luôn. Nhưng vẫn phải nhịn cho yên nhà lợi nước nè!
- Sao… sao chị Hai mắc nợ dữ vậy anh?
- Sao trăng gì? Tại cái tật làm càn, tưởng dễ ăn ai dè khó nuốt. Hùn với thằng em trai mua xe tải, tính một vốn bốn lời. Ai dè xe có nhưng hàng để chở thì không. Mướn tài xế thì gặp đồ ba trợn, giựt luôn mối của chủ xe. Mà thằng em trai bà chủ thì chưa biết lái. Sáu tháng rồi mà lấy vải thưa che mắt thánh cho tao không biết. Giờ đổ bể ra thì khóc bù non bù nước…
- Rồi giờ sao anh Hai?
- Bả tính đi chùa xin cạo đầu để tạ tội với trời đất! Tao nói, có cạo xong thì đi luôn đi, khỏi về nhà. Chứ mái tóc bà không đáng giá sáu trăm triệu đâu.
- Giờ chị Hai đâu anh?
- Cho về quê cắm câu rồi… xuống thằng Tửng, giữ nhà cho nó vài ngày để tĩnh tâm lại. Đó, vợ chồng mà không nể mặt tao vậy đó, mà cũng phải nhịn chứ đốt nhà giết người có lấy lại số tiền đó được đâu?
- Anh hết tiền rồi hả? Em biết làm sao đây? Em cũng… hic… hic…
- Nín mày, khóc cái gì mà khóc? Đây “nguyên con” mới lãnh. Chiều làm thủ tục đưa bà già đi Sài Gòn đi, tao giao xong cái nhà Đại đoàn kết chiều nay, mai mới xuống được.
Cô em định nói gì đó, anh lại quát:
- Mày mệt, tao khỏe lắm chắc? Nhưng làm con thì phải ráng thôi. Ai kêu hồi đó má sanh có hai anh em mình. Thôi mà… ráng đi em, để hai ngày cuối tuần anh bảo mẹ con thằng Tửng qua coi má cho em đi tìm ba thằng Tin, nó về bên ruột chứ không đâu mà lo.
Rồi anh hạ giọng “Nhưng nhớ ráng năn nỉ nó nghen, vợ chồng còn nhịn được là nhịn, qua đận này anh chị đem má về bển nuôi…”.
Cô em chùi nước mắt, mở xấp tiền ra đếm, ông anh quát khẽ “Khỏi đếm, năm triệu tư, đưa mày hết đó.”
Anh ào ra khỏi phòng nhanh hơn lúc tràn vào. Đầu tóc tinh tươm, áo quần gọn ghẽ nhưng vẻ mệt mỏi đang lẩn khuất trên gương mặt người đàn ông tuổi 50.
Cô em gái cất vội xấp tiền vào túi quần rồi vừa dọn tư trang vừa phân trần:
- Anh em cháu khổ lắm mấy cô ơi, nhà có hai mống, ông bà già bỏ nhau từ khi cháu còn bú mẹ bởi ổng đề đạc, bài bạc quá bà già chịu không nổi. Ẵm con ra khỏi nhà chồng khi mới 25, hai bàn tay trắng mà má cháu ở vậy nuôi con bằng đủ thứ công việc trên đời.
Anh Hai học hành giỏi giắn nên giờ làm việc ở Mặt trận tổ quốc huyện, cháu bán sạp trái cây ở chợ. Má cháu sống với vợ chồng cháu chứ không phải sống với anh chị Hai vì chị Hai cũng đi làm suốt ngày. Chồng cháu phụ vợ giao trái cây hàng ngày, con đã 10 tuổi rồi nhưng vợ chồng luôn hục hặc vì anh bảo, tại sao anh phải “nuôi” mẹ vợ khi con trai bà còn đó. Nói hoài… nói nghe riết chán luôn. Cháu nói với chồng đừng so đo, má ở với mình nhưng hàng tháng anh Hai đưa 5 triệu tiền trầu thuốc, cũng dư mà. Nhưng má cháu già nên hay khó chịu, cứ thấy mỗi chiều thằng rể đi nhậu, đi cà phê là càm ràm. Chồng cháu thì bực mình, nói nhà này của anh, anh muốn làm gì thì làm, làm “mọi” cả ngày chưa đủ sao. Chồng cháu nói vậy cũng không có gì sai, vì ngoài việc đi giao trái cây giúp vợ, anh còn lo cơm nước cho mẹ vợ, đưa đón con đi học. Mà má cháu thì… người bệnh tiểu đường khó ăn khó uống lắm, nay muốn ăn thứ này, mai đòi món khác…
Mâu thuẫn mẹ vợ- chàng rể lâu ngày cháu không nói được nữa. Cứ hết năn nỉ chồng tới năn nỉ má, thiệt muốn bể cả đầu. Anh chị Hai đòi đón má về nhà rồi mướn người giúp việc trông coi thì má không chịu đi… Cách đây mười ngày, má cháu trở bệnh nặng… chứng tiểu đường thời kỳ cuối đó mà, mắt mờ, thận suy rồi… Chồng cháu bảo “trả” má về cho anh chị Hai để còn làm ăn, nhưng cháu không thể làm như vậy… Rồi tự dưng anh ôm hết tiền bạc trong nhà đi biệt tăm. Má cháu nghe tin lên cơn mệt phải vô bịnh viện, cháu theo má luôn chứ làm sao đi tìm chồng…
Cậu chuyện dừng lại vì chị phải sang phòng bác sĩ trực để làm thủ tục chuyển viện khi kim đồng hồ đã nhích dần sang con số 1 giờ 30.
Hai cánh quạt trần bám đầy bụi năm tháng vẫn uể oải xoay trong không gian hai mươi bốn mét vuông này. Chị B. nhào tốc khỏi lớp mềm nhùng nhằng để vào nhà vệ sinh. Chứng trúng thực đã làm chị trên nôn dưới tháo từ sáng giờ đến năm- sáu lần. Ông chồng chạy theo sau cầm chai nước muối sinh lý, luôn giọng kêu, “Súc miệng đi em… súc miệng là hết mắc ói à”.
Bà C. giường cạnh to-let cũng ụa khan theo những cơn ào ạt của chị B. Bà C. bị bệnh tim, buồn quá là mệt, vui quá cũng mệt. 68 tuổi rồi nên bà bảo không cần phải mổ cho tốn trăm triệu của con cái, cứ để vầy, sống chừng nào hay chừng đó. “Mà trăm triệu đó hả, có khi dành dụm cả đời không được nữa chị D. à. Huống chi mổ xong rồi mình có sống được trăm tuổi đâu. Thôi, ráng giúp con đỡ đồng nào hay đồng đó”. Mấy ngày nay, bà nói với mẹ tôi đến mấy lần như vậy.
Bỗng một người đàn ông lấp ló cửa phòng hỏi trổng “Ở đây có bà nào tên Nguyễn Thị A, 73 tuổi không?”. “Có đó. Chú là ai?”. Mẹ tôi nằm cạnh cửa nên tiện trả lời.
- Dà… cháu là con rể bà A…. bữa giờ bận đi làm ăn xa…
Người thanh niên nói năng lấp lửng.
- Làm ăn xa hay giận vợ bỏ nhà đi? Thôi, tụi tui biết hết rồi. Về là tốt đó, chút nữa chuyển bà già vợ cậu đi Sài Gòn rồi. Vợ chồng thiệt là… nhịn được thì nhịn, bảy mươi mấy rồi, bà già còn sống được bao lâu?
Mẹ tôi coi bộ khỏe hẳn ra khi góp chuyện của người khác. Còn  người đàn ông tuổi ngoài bốn mươi đó thì đứng như bị “điểm huyệt” tại cửa.
Con gái bà A. lên phòng bác sĩ vẫn chưa về.
Bà A. trở mình quơ tay tìm người thân. Anh chàng ào tới nói “Con nè má”. Bà già xoa xoa nắn nắn cánh tay gân guốc của anh rồi nghèn nghẹn “Tại má mà… vợ chồng con…”. Anh chàng rót ly nước ấn vào tay bà già vợ nhỏ giọng lời xin lỗi.
Chị vợ vừa từ phòng bác sĩ trực về, nhìn cảnh ấy mà không nói được lời nào.
Hai cánh quạt trần bụi bặm vẫn đều đều xoay.

Đ.P.T.T


Read more…

RU EM VÀO MỘNG - Thơ Nguyễn Văn Ân

                                                   Nguyễn Văn Ân

TA TÌM DƯ ÂM

Ta tìm mãi dư âm hè phố vắng
Một cốc trà, một li rượu… đủ say
Một tiếng rao đưa hồn về vô tận
Môi em còn thơm hương vị hoa nhài

Chút phẳng lặng phơi bày bên khung cửa
Một góc nhìn còn âm ấm trời xanh
Ngày một, ngày hai no chưa trọn bữa
Búp non tơ chưa nặng trĩu đầu cành

Phận tơ tằm dám đâu ngồi mơ ước
Bọt và bèo từng lớp sóng lô nhô
Em kín cổng cao tường ai với được?
Những còn đường chân vấp đá ngây ngô

Sầu chín rụng trôi lờ đờ trên vách
Ngọn gió hoang vu thong thả đôi chân
Gà vỗ cánh bên giậu thưa phành  phạch
Tiếng nhạc lòng ai dạo nốt tri âm?

Hè phố vắng ai quay về, đi mãi?
Cây trở mùa lá đổ phủ hoàng hôn
Đôi mắt tình yêu xoe tròn ngây dại
Giấu những tâm tư se sắt tâm hồn



MỘT THUỞ ĐAN TAY

Thuở đan tay ru em vào mộng
Đất hỏi trời chật rộng ra sao?
Trả lời chưa dứt một câu
Môi nào tìm lại môi nào thật êm?

Cho hơi thở con tim dồn dập
Một trời yêu ôm ấp, ấp ôm
Đã đầy giấc mộng vuông tròn
Chạm vào vực thẳm, núi non nồng nàn

Giọt yêu thương bỗng tràn khuya sớm
Gió thiên đường nghịch ngợm đùa bay
Khép hờ đôi mắt hồn say
Giọt mật trinh nữ cho ai ngọt ngào?

Có những lúc mưa rào thềm vắng
Ta tìm nhau đăng đẳng mười năm
Phong trần đành đoạn phong trần
Đôi khi em lại phân vân với tình

Có nhiều lúc hòa mình san sẻ
Ai phân bua chẵn lẻ cơ cầu?
Những ngày còn gối tay nhau
Quạt nồng ấm lạnh ngày sau vui buồn

Kẻ từ độ ngọn nguồn suối cạn
Cánh đồng yêu hạn hán đôi khi
Bâng khuâng em đã ra đi
Lòng anh tự hỏi bởi vì, tại sao?



TƯƠNG TƯ RĂNG KHỂNH

Anh vốn tương tư răng khểnh
Từ ngày cha mẹ ban cho
Ngõ đời em đi tập tễnh
Chân còn huýt sáo líu lo

Đáng yêu dư thừa một chiếc
Ngộ ghê, chắc để làm duyên
Ngông nghênh, tròn xoe, mắt biếc…
Trêu chọc mày râu rất hiền

Ô kìa sóng mắt mơ mộng!
Ngẩn ngơ, ngơ ngẩn đường thơ
Bắt bướm, hái hoa, khát vọng
Ép vào trang vở bao giờ?

Em đâu là hoa mắc cỡ?
Rụt rè, khép nép, đòi yêu
Bềnh bồng dây tình bỗng nhớ
Té ra, khờ dại, đăm chiêu

Răng khểnh như bình nước ấm
Trong ấm, ngoài lạnh ô hay!
Cảm xúc muôn màu  sâu lắng
Đa nghi giấc mộng liêu trai

Ai lại tương tư răng khểnh?
Trăm con chim mộng đầu giường
Thương em chẳng hề lơ đễnh
Bay về đậu kín mặt gương




TƯƠNG TƯ CÁI NHÌN

Cái nhìn liếc ngang liếc dọc
Hướng Đông rồi ngã sang Tây
Vực thẳm, đèo cao, thềm dốc
Ngày đêm ngoi ngóp ngõ lầy

Cái nhìn đa sầu, đa cảm
Vời vợi nghiêng ngả khói mây
Như li rượu cay nốc cạn
Tỉnh say, say tỉnh hổm rày

Cái nhìn như giọt nắng mỏng
Rơi trên phiến lá thời gian
Trần ai lắm mơ nhiều mộng
Ta ngắm trái chín trên ngàn

Cái nhìn nhốt ta một thuở
Trăm thứ sắc màu trộn pha
Vàng thau đố ai tháo gỡ?
Đục trong bến nước mặn mà

Cái nhìn bấu vào say đắm
Ru hết kiếp người trăm năm
Cái nhìn trôi theo nghìn dặm
Ai còn vớt bóng trăng rằm?

N.V.Â
Read more…

CHÙM LỤC BÁT YÊU - Thơ Thanh Trắc Nguyễn Văn

                                                                     Nhà thơ Thanh Trắc Nguyễn Văn



 Tình em như cánh chuồn chuồn
Khi bay đậu lại nỗi buồn riêng tôi
Dây trầu chưa quấn chợt rơi
Vành trăng chợt vỡ để người chợt xa…

 Con đường mất nửa thành ba
Mặt trời mất nửa nhập nhòa hoàng hôn
Trăng lên mất nửa lại tròn
Tim anh mất nửa vẫn còn bóng em.

 Không trăng đêm vẫn là đêm
Có trăng hương gió ngủ quên cựa mình
Có em trăng đợi đầu đình
Không em ta thả thơ tình hẹn trăng.

 Em xa rời bến sông Hàn
Nắng chao chát đổ, gió ràn rạt bay
Lắt lay một mảnh trăng gầy
Câu yêu gởi lại với ngày rụng rơi.

Gặp nhau không nói được lời
Đành nâng chén rượu giữa trời mưa bay
Chén em rót mãi chẳng say
Chén ta chưa hứng đã đầy hoàng hôn.

Hưng Long nắng đỏ bụi hồng
Mênh mông biển lúa, bềnh bồng biển mây
Hương đồng gió chạm khẽ bay
Hoàng hôn khẽ xuống chạm ngày vào đêm...

 Em lên ngọn gió cũng lên
Vẳng đưa theo suối tiếng khèn long lanh
Em gùi nửa mảnh trăng thanh
Hay gùi cả gió lũng xanh cuối chiều?

 Một thương, hai nhớ, ba yêu
Bốn vò võ mộng, năm dìu dịu mơ
Sáu xa, bảy hẹn, tám chờ
Chín… mười… vượt hết bến bờ tìm nhau.

Người ta thề ước trầu cau
Sao tôi thề thử chỉ đau với sầu?
Người ta yêu đến bạc đầu
Còn tôi yêu thử hết sầu lại đau!

 Mùa đông chim yến phương nào?
Tìm em vượt biển trăng sao anh tìm
Sao em không vớt nỡ dìm
Để hồn anh mãi nổi chìm lênh đênh?

 Rơi chi một cánh mai mềm
Nắng xuân lan đến bên thềm đợi ai?
Thả chi một sợi tóc dài
Người đi ngoảnh lại cháy hai cái nhìn!

Câu hò bổng, nỗi đau chìm
Trăng sao cũng rụng rủ tìm bến mơ
Tìm duyên em chở thuyền thơ
Thả chi giọt mắt dật dờ thuyền nghiêng?

Lạ kỳ là cái tơ duyên
Chăn trâu lấy được vợ tiên trên trời!
Chuyện xưa tích cũ lâu rồi
Vẫn nghe trong gió những lời yêu nhau.

 Nửa đêm dạo biển Vũng Tàu
Hẹn em hái hết trăng sao làm quà
Em cười… Đêm bỗng tan ra
Trăng sao vỡ xuống thế là mưa rơi!

 Nẻo xưa thơm trắng mây trời
Tuổi thơ thơm trắng chân đồi cỏ may
Ngọc lan thơm trắng cánh đầy
Áo em thơm trắng gió ngày lung liêng.

 Người về mảnh nhớ chao nghiêng
Mùa thu rụng xuống làm duyên nụ cười
Bướm kia mơ được lên trời
Còn tôi mơ được trọn đời bên em.

 Người ta ăn chả tìm nem
Còn em đong rượu hòa thêm bóng sầu
Uống vào chỉ nghẹn với đau
Đổ ra lại thấy một màu nhớ nhung...

 Lạnh lùng là kiếp chồng chung
Vò chăn xé gối bởi chung một chồng!
Mẫu đơn sao cắm giữa đồng?
Lệ rơi lăn lóc đầu sông cuối bờ.

 Người ta xúm xít làm thơ
Tôi về gác bút ngồi mơ làm người
Làm người biết khóc, biết cười
Biết yêu thật khó gấp mười làm thơ.

 Tình bằng vỗ trống à ơ
Hát câu quan họ ỡm ờ làm duyên
Hoa thơm bướm lượn xuống thuyền
Sóng to bão dữ xin nguyền có nhau.



T.T.N.V 
Read more…

LÁ VÀNG RƠI LÃNG ĐÃNG - Thơ Nguyễn Minh Phúc


nông nổi mùa thu

gió có hay khi trôi làn mây trắng
về lặng thầm theo màu nắng dần phai
đã là thu thì ngàn muôn sắc nắng
vẫn tìm nhau trong nông nổi sông dài

mây cũng thế khi vắt mình trôi nhẹ
có hay đâu thu đã đậu tay người
như đã muộn chiếc lá vàng rơi khẽ
làm ngỡ ngàng một chút gió thu rơi

tôi nông nổi đợi thu về hạnh ngộ
có mây trôi và sương trắng lưng đồi
gió rất nhớ mà em thì không tới
giọt nắng chiều cũng tàn úa phai phôi

còn lại đây từng vũng sầu năm tháng
những mùa thu trong hờ hững tim người
chiều nhìn chiếc lá vàng rơi lãng đãng
mới hay rằng đã chết một lần thu...



quán khuya

hắt hiu rớt ánh đèn vàng
quán khuya bóng ngả khẽ khàng chao nghiêng
đêm như gói nỗi ưu phiền
tạt vào nhớ tạt ào đêm... tạt vào...

tạt vào đời đã hanh hao
liêu xiêu hư ảo tình trao nỗi buồn
ô kìa mấy chiếc ly không
nghe chao chát một âm câm thở dài

lạnh lùng mấy bức tường phai
ghế im bàn trống nào ai đã ngồi
kìa ly rượu nhạt trong đời
hình như người uống cùng tôi buổi nào

đêm vàng khói thuốc hanh hao
tiễn tôi chỉ ánh đèn chao buốt hồn
quán khuya rượu đẫm môi cuồng
có người nhặt lấy nỗi buồn mang theo...




với cây đàn guita cũ

đàn ơi hát khúc gì đi
thanh âm vỡ nát thầm thì nhớ mong
dây buông chùng tựa tơ lòng
nửa sương khói quyện nửa hoàng hôn trôi


đàn ơi hát tiếng gì thôi
với mây dâu bể với trời phù vân
hay là chỉ một âm câm
sáng treo niềm nhớ chiều bầm nỗi đau

nầy đàn còn dưới mộ sâu
một vầng trăng úa xanh màu tháng năm
chờ ai gãy một cung trầm
khúc cầu Tư Mã trăng đầm đìa rơi

giờ đây gió mỏng mưa vời
phách sênh rã nhịp sương trôi dặt dìu
gửi người một tiếng đàn kêu
thiên thu chìm dưới bóng chiều hư không....

N.M.P
Read more…

SINH RA TỪ LÀNG - Tản văn Nguyễn Thị Xuân Hương

                                                   Nguyễn Thị Xuân Hương
              
      
         Tôi, một người sinh ra và lớn lên từ làng! Mùi của đất, mùi rơm rạ và hoa lá cỏ cây như thấm đẫm vào da thịt, vào hơi thở và giọng nói của tôi. Bởi thế, tôi rất tự tin khi bước đi trên cỏ, trên con đường làng quen thuộc nơi tôi sinh ra… Ở nơi đó, tôi có thể thoải mái ngắm đồng ngô, ruộng lúa, vạt vườn mướt xanh sắc cỏ. Ở nơi đó, cỏ ve vuốt, nâng niu bàn chân tôi, cỏ tha hồ níu bám vào ống tay áo, ống quần khi tôi tung tăng một mình trên con đường quê trong chiều hoàng hôn lộng gió… Con đường làng ấy chạy dọc theo triền sông mùa hạ nước đã dâng đầy. Dòng sông nước trong xanh, mát lịm như làn nước mùa thu lững lờ êm trôi…       
                Chiều bên sông, nắng đã ngả màu vàng, mặt trời đã bớt chói chang, ráng chiều vàng vọt khi hoàng hôn đang chìm vào chạng vạng. Tôi đi trên con đường chạy dọc triền sông và ngắm nhìn mọi thứ. Tôi nghe trong làn gió thổi như có tiếng xạc xào của mùa thu chênh vênh, chấp chới… Chính nơi đây, ngày xưa tôi cùng với đám bạn chạy thả diều, cánh diều vút bay cao trong gió… Nơi đây đã nuôi dưỡng tâm hồn tuổi thơ tôi trong sự bình yên, trong trẻo đến khôn cùng…
    Bước chậm rãi trên con đường nhàu nhĩ bụi thời gian trong chiều chạng vạng, nhìn lũ trẻ đang lùa đàn bò về trong ánh hoàng hôn rơi rớt phía bên sông, lòng tôi nao nao dâng lên niềm nhớ, chất chứa hoài niệm theo dòng thời gian… Chiều quê hương nhẹ nhàng đưa tôi trở lại ngày xưa… Phút tĩnh lặng trôi đi, tôi ngờ ngợ hỏi tôi, đã bao mùa hạ vụt qua trong nuối tiếc? Tự nhiên thấy nhấp nhói nơi lồng ngực trái… bao bâng khuâng, khắc khoải… Mùa nhớ lại ùa về…

   Tháng sáu, chúng tôi được nghỉ hè. Chỉ sau đúng một ngày thôi,  lũ trẻ chăn trâu đã bắt đầu điểm danh hết lượt, từ đứa đầu làng cho đến đứa mãi nơi cuối xóm (những đứa trẻ có khi hơn kém nhau cả vài ba tuổi). Bãi cát vàng ven sông thật dài, với cái nhìn trẻ thơ thì bãi cát ấy dài bất tận. Công trường cát sỏi luôn nhộn nhịp với những băng chuyền, cần cẩu và hàng trăm công nhân san xúc không ngừng tay. Kho cát chính là nơi diễn ra nhiều trò chơi nhất của lũ trẻ chăn trâu. Con đê nhỏ hẹp lúc bấy giờ gồ ghề, nhấp nhô và có không biết bao nhiêu cái ổ gà, ổ voi to đến thế! Triền đê, sau cơn mưa đầu mùa hạ, cỏ mọc xanh non mịn màng mát rượi, thơm tho như dòng sữa mẹ. Cỏ lá, cỏ may rồi cỏ mận trầu sao mà ngon quá thể? Đàn trâu bò được quấn thừng quanh cổ một cách gọn gàng và dồn đuổi xuống triền đê thỏa sức mà gặm… Xong! Những đứa trẻ bắt đầu chia quân (bao giờ cũng chỉ 2 quân cho dù bọn trẻ có đông đến mấy). Trời mát thì chơi trận giả nấp mình sau những ụ cát hàng trăm, hàng ngàn khối. Chúng tôi leo được lên đỉnh ụ cát đã mỏi nhừ cả đôi chân, mũi mồm tranh nhau thở. Vậy mà vẫn thích xung phong, thích tấn công tạo nên bao “trận đánh” oanh liệt lẫy lừng. Đứa nào đứa ấy mặt đỏ hây hưa, tóc bết mồ hôi và dính đầy cát, chơi với nhau như thể cả ngày không biết chán.
 Những ngày trời gay gắt nắng, lũ trẻ lùa đàn trâu bò ra  phía bờ sông, nơi đó có vườn nhãn sum suê cành lá, khu vườn mát rượi và ríu rít tiếng chim. Đàn bò thung thăng gặm cỏ dọc theo bờ sông vắng. Trên vườn cây, bọn trẻ bắt đầu trèo tút ngút trên những cây nhãn trong vườn để chơi trò và đùa nghịch... Thương cho những cây nhãn rìa sông, cả thân và cành cây  chẳng để lại vết sần nào của lớp vỏ cây. Chẳng hiểu học từ đâu mà đứa lớn, đứa bé, trai hay gái làng tôi đều biết leo trèo hết lượt. Nhìn bọn trẻ chuyền cành nhanh như sóc khiến người lớn thót tim lo sợ… Nhưng chả sao cả, bọn trẻ cứ đùa nhau cười như nắc nẻ trên vòm cây.
       Rồi khi ánh hoàng hôn buông xuống, mặt nước dòng Lô đẹp lung linh đến ngẩn ngơ cũng là lúc bọn trẻ hò nhau xuống tắm. Nước mùa tháng sáu mát lạnh (Các cụ nói đó là nước nguồn)  lũ trẻ trâu tha hồ vẫy vùng bơi lội, tiếng trêu chọc nhau chí chóe, tiếng hét, tiếng cười và cả tiếng thách đố đuổi nhau dưới nước… Đã là trẻ làng tôi thì đứa nào mà chẳng biết bơi! Ông bà thường nói: “Có phúc đẻ con biết lội, có tội đẻ con biết trèo.” Vậy không biết các cụ làng tôi có phúc hay phải tội chăng?
    Những đêm hè trăng sáng, ánh trăng vàng dịu mơ màng trải khắp làng quê cũng làm tan bớt đi cái nóng nồng oi ả. Vùng quê nghèo chưa có điện, những đêm trăng sáng thế này lũ trẻ lại gọi nhau í ới ra bờ đê ngồi hóng gió mát từ phía dòng sông Lô thổi tới. Bọn trẻ chúng tôi cũng tập hát, tập hò, học lỏm người lớn những câu hò quen thuộc, để rồi hò trêu ghẹo nhau, đấm nhau thùm thụp, đuổi nhau chạy dọc con đê cười nghiêng ngả cho đến tận đêm khuya…
         Tháng sáu về, lòng tôi quay quắt nhớ… Nhớ cơn mưa mát lạnh đầu mùa, nhớ về tuổi thơ nhuộm đầy màu sắc ở một miền quê thanh bình yên ả. Nơi đó thắm đượm giọt mồ hôi nước mắt, sự vất vả của mẹ cha tháng ngày mong con khôn lớn… Nơi đó có ước mơ, có tiếng khóc, tiếng cười, có buồn vui sâu lắng như dòng chảy của con sông...
   Rồi chiều nay, rảo bước trên con đường làng thơm mùi hoa cỏ, tôi bắt gặp trong gió tiếng xào xạc của vòm cây, rả riết tiếng ve trong bản nhạc mùa hè dai dẳng… Bất chợt nhìn lên vòm lá mà cứ thế chơi vơi… chơi vơi… Để rồi chợt thấy lòng xốn xang về những ngày vĩnh viễn không còn trở lại…
          Ngày tháng trôi đi thật chậm mà cũng thật nhanh! Lũ trẻ trâu da đen nhẻm, tóc khét nắng đỏ như râu ngô làng tôi xưa kia giờ có người đã lên chức ông bà nội, ngoại, có người đang sinh sống và làm việc ở nước ngoài, người làm quan chức to trong quân đội, làm lãnh đạo tỉnh, huyện… và có người cũng  làm nghề gõ đầu trẻ như tôi… Những đứa trẻ sinh ra và lớn lên từ làng đó có trở nên vững vàng cứng rắn bao nhiêu đi nữa thì khi trở về quê hương không thể không mềm lòng trước dòng sông êm ả với rặng tre xanh và làn khói lam chiều ngai ngái khi hoàng hôn đang chìm vào chạng vạng…
                                                            
Tháng 6.2017
N.T.X.H

Read more…

TRÒ CHUYỆN VỚI CÂY BÚT NỮ TIỂU NGUYỆT CON ĐƯỜNG ĐẾN VỚI VĂN CHƯƠNG - Mang Viên Long thực hiện

                                               Nhà văn Mang Viên Long và cây bút nữ Tiểu Nguyệt


             Buổi sáng một ngày cuối hè, tại quán Coffee King thị trấn Phú Hiệp (huyện Đông Hòa - Phú Yên), cuộc chuyện trò với cây bút nữ Tiểu Nguyệt về vài vấn đề Văn Chương, đã được thực hiện
            MVL: Chào em, cảm ơn em đã đến đúng giờ hẹn
            TN:    Em cũng xin cảm ơn anh!
            MVL: Về chuyện gì?
            TN : Về nhã ý thực hiện cuộc trò chuyện của anh
            MVL: Chúng ta “cảm ơn nhau” thôi…
          Ly café và tách trà lippton được người phục vụ đặt ở bàn.
           MVL: Mời em uống trà, và chúng ta bắt đầu nhé!
           TN:  Dạ, mời anh!
           MVL: Có thể gọi là “câu hỏi đầu tiên”: Em hãy tâm sự đôi điều về sự đam mê văn học, cũng như âm nhạc của em đã có từ bao giờ không? Em có thể kể lại vài mẫu chuyện nhỏ về sự ham thích thơ văn?
            TN (Cúi hớp một ngụm trà, mỉm cười): Em không nhớ mình đã yêu thích thơ văn và âm nhạc từ bao giờ, chỉ biết rằng khi còn nhỏ em rất mê đọc sách, thấy tờ báo hoặc quyển sách gì em cũng đọc một cách say sưa.
Em nhớ hồi cuối năm học lớp 12, chuẩn bị thi tốt nghiệp, trong lòng em cứ muốn viết một cái gì đó để tặng cho nhỏ bạn cùng lớp ngồi chung bàn. Thế là em viết một bài với cái tựa là “Những gì còn sót lại”, nói về chúng em sẽ còn lại những gì sau năm 75. Bài viết của em ngày ấy có lẽ ngây ngô lắm, nhưng nhỏ bạn (Phan Thị Sơ) sau khi nhận cứ khen “Mày hay thiệt, học toán mà sao viết văn thật tuyệt, giỏi thật!”. - Lời “khen đầu tiên” ấy của  nhỏ bạn, không biết đúng hay sai, nhưng đã làm em rất vui. Và tự tin.
Năm 1996, các bạn thông báo trường Bồ Đề Hiếu Xương của chúng em sẽ làm một tập san để kỷ niệm, các bạn kêu gọi viết bài. Em cũng có dịp tập làm một bài thơ để góp vui cùng nhà trường, đó là bài “Ngôi Trường Nắng” nói về ngôi trường em đã học (BĐHX). Thế nhưng bài thơ này mãi đến năm 2015 mới được đăng trong tập “Nhớ về một ngôi trường”(*) cùng với mấy bài thơ và tạp bút mới khác mà em đã viết (với vài bút danh khác). Sau đó, lúc được thư thả, và buồn - em tìm vui và an ủi qua những trang viết. Em tập viết dần từ một đoản văn, rồi tùy bút nói về tuổi thơ, kỷ niệm của mình; và em tự tin hơn một chút với lời động viên, khuyến khích của quý Thầy Cô, các bạn...
Sau đó, em “gom” những bài viết cũ (đã viết từ nhiều năm trước ở dạng bản nháp) và viết thêm những bài mới;  được nhà văn Mang Viên Long  nhận lời biên tập và xin Giấp phép Xuất bản giúp  tập “Khúc Hát Yêu Thương”, rồi “Thương Lắm Quê Nhà”.
Về âm nhạc, em cảm thấy dường như bị “quyến rũ” mà không cưỡng lại được, từ những năm còn ở bậc Tiểu học.  Em rất thích dòng nhạc Tiền chiến. và những tình khúc của Trịnh Công Sơn, Ngô Thụy Miên, Văn Cao, Vũ Thành An, Phạm Duy, Phạm Đình Chương, Từ Công Phụng (…). Lúc nào em cũng nghêu ngao hát dù đang làm bất cứ việc gì, có những buổi chiều tự nhiên kéo ghế ngồi ở một góc phòng học, cứ thế mải mê hát, hết bài nầy đến bài khác - không biết đến thời gian, trời tối lúc nào chẳng hay.
Em tham gia vào đội văn nghệ của trường, thường có mặt trong đội hợp ca, tốp ca có khi đơn ca mỗi khi trường em tham gia thi văn nghệ với các trường bạn trong khu vực. Sau khi nghỉ học về quê, em tham gia đội văn nghệ Hợp tác xã NN Hòa Hiệp Trung và đội văn nghệ của chúng em đi lưu diễn khắp nơi như em đã kể trong bài tùy bút “Nhớ về Đội văn nghệ HTX NNII Hòa Hiệp Trung”.
                MVL: Vậy là em cũng đã có “tiềm năng” về Văn học Nghệ thuật nói chung rồi! Người xưa thường gọi cái “tiềm năng” ấy là “năng khiếu” hay “thiên phú”. Cái người ta gọi là “trời cho” ấy, theo anh vẫn chưa đủ; mà cần phải kiên nhẫn, nỗ lực với đam mê của mình, mới được. Một nhà lý luận phê bình Pháp có nói “Thiên tài là kết quả của những kiên nhẫn nỗ lực lâu dài” kia mà!  Xin hỏi: Em chọn viết truyện ngắn và tùy bút - về tùy bút, theo anh tùy bút khó viết hơn tạp bút (hay đoản văn, tản văn), bởi đòi hỏi nhiều ở sự nhạy cảm và cảm xúc – và hơn nữa cần có một “mạch văn” phong phú, dồi dào, trôi chảy... Em có thể chia sẻ vài suy nghĩ với bạn đọc về sự “chọn lựa” này không?
             TN (Hướng mắt nhìn vào tách trà): Thưa anh! Em chọn viết tùy bút, bởi “cảm thấy” thể văn nầy giống như lời thì thầm da diết, và có sức quyến rũ, trong lúc em rất mong muốn  được chia sẻ, tâm sự cùng mọi người về những gì em đã trải qua, như những kỷ niệm êm đềm của tuổi thơ, cùng những trôi nổi, gian truân mà em đã gặp phải trong cuộc sống này! Với Tùy bút em mới có thể  “thong dong” trải hết nỗi lòng mình, mới có thể  “tự do” giãi bày nỗi rung cảm đang dạt dào trên trang viết một cách trọn vẹn. Đó như lời tâm sự tận cùng trong tâm hồn em, những giòng nước mắt khổ đau, cũng như những nụ cười hạnh phúc; những nét hồn nhiên, thơ ngây của tuổi học trò, cùng với những vết cứa đớn đau trong tâm hồn mà mỗi lần nhớ đến như rướm máu. Em cũng hiểu rằng, mọi thứ rồi sẽ phôi pha theo thời gian, và  bản thân em cũng thế - nên phải ngày càng mạnh mẽ hơn, vững vàng hơn, để bước tiếp theo dòng đời còn lại.
 Em cũng rất thích thể loại truyện ngắn, vì bên cạnh tùy bút - truyện ngắn giúp em giải tỏa được bao nỗi niềm ẩn chứa, bao cảnh ngộ đau buồn của bản thân và những người chung quanh mình.  Chỉ với một câu chuyện ngắn thôi - như một lát cắt của đời sống, mà nó có thể chứa đựng được nhiều điều quan trọng sâu sắc  của đời sống bộn bề lo toan… Những nhân vật trong tác phẩm của em là một phần của em, của bạn bè; và sau đó là của những cảnh đời chung quanh em. Em muốn chia sẻ cùng bạn đọc những niềm hạnh phúc vô biên cũng như bao cảnh đời éo le, ngang trái, cùng những tệ nạn xảy ra hằng ngày ở đâu đó mà em đã bắt gặp trong cuộc sống này… Em nghĩ, từ đó, qua những câu chuyện - chúng ta  có thể rút ra được những kinh nghiệm sống, để có những đóng góp dựng xây cho cuộc đời tốt đẹp hơn, hoàn thiện hơn.
             MVL (Đốt một điếu thuốc): Vậy là em cũng đã có “sự chọn lựa” phù hợp với “năng khiếu” và “yêu cầu” của mình rồi! Trên thực tế, ít có người cầm bút nào lại… “kỹ” đến vậy! Còn với truyện ngắn - em thường viết về những người lao động, bình dân, nghèo khổ, bất hạnh (...). Sự quan tâm này bắt nguồn từ đâu?
            TN: (Đôi mắt nhìn thẳng vào khoảng không trước mặt): Thưa anh! Em là một người bình dân, nghèo khổ, cho nên em hiểu những bất hạnh họ gặp phải, những thiếu thốn, khó khăn của họ đã trải qua như của chính mình. Bưng bát cơm hôm nay, trong lòng họ luôn nghĩ đến bát cơm của ngày hôm sau; họ luôn cam chịu vì cái nghèo, cái khó, và cố vươn lên. Em như người nhắn gởi những ước vọng, khát khao của người lao động, bình dân, nghèo khổ qua ngòi bút.  Em “nói giùm” họ, nhưng cũng chính là để nói cho bản thân mình, cho những người  thân yêu nữa.  Em mong muốn tất cả - nhất là những người được may mắn hơn, hiểu rõ nỗi mong ước của người nghèo, cảm thông cùng những cảnh đời bất hạnh -  để chia sẻ với nỗi khổ của họ, có được tình yêu thương chan hòa trong cuộc sống. Cuộc sống vốn muôn màu, muôn vẻ mà, phải không anh?
             MVL: (Hút một hơi thuốc dài, nhìn khói): Anh cũng nghĩ như vậy! Chúng ta đứng về phía những người nghèo, bất hạnh; bởi chúng ta cũng đã bất hạnh. Hy vọng rằng, sự “chọn lựa” nầy sẽ là con đường đi vào Văn chương của em mai sau. Câu hỏi tiếp nhé: Trong một năm, em đã có hai tác phẩm xuất bản - Em đã sáng tác vào thời gian nào? Trong ngày, em “thích” viết vào lúc nào? Vì sao?
           TN: Thưa anh! Như em đã chia sẻ ở phần trên, em đã viết từ nhiều năm trước với dạng “bản nháp”, rồi năm 2015, 2016, 2017 em viết nhiều hơn sau khi trải qua cơn bạo bệnh (thập tử, nhất sinh) phải nằm viện gần hai tháng (và hiện còn tiếp tục tái khám để điều trị). Em như sợ sau một đêm mình không thức dậy được nữa vì cuộc sống vô thường này, nên lao vào trải lòng qua trang viết để tìm kiếm niềm vui, niềm an ủi còn lại trong tầm tay của mình. Viết với lòng ước muốn cuộc sống của chính em và tất cả mọi người mỗi ngày một tốt đẹp hơn, mỗi ngày một an vui, hạnh phúc hơn…
Trong một ngày, em luôn viết vào buổi tối, từ khoảng hơn 7 giờ đến 10 giờ rồi đi ngủ, bởi ban ngày em rất bận (em phải chăm cháu, lo việc nội trợ giúp cho các con an tâm đi làm việc). Tuy trong ngày em bận rộn không thể ngồi yên để viết, nhưng trong đầu em có thể “hình thành”, sắp xếp các ý tưởng, mọi việc, để tối lên máy viết.
               MVL: (Cười thoải mái) Anh không ngờ em đã có một ngày làm việc  “khoa học” như vậy! Với hai tác phẩm đã được xuất bản 2017 - em có dự định gì cho năm 2018?
              TN (Cười khẽ): Thưa anh! Sau hai tác phẩm đã được xuất bản (Tùy bút & Truyện ngắn), em muốn có một tập truyện ngắn riêng, nên sẽ cố gắng dành thời gian viết truyện ngắn. Nếu mọi việc “thuận duyên”, em dự định sẽ xuất bản tập truyện ngắn vào năm 2018. Em lại nghĩ, tất cả cũng chỉ là những “ước mơ” thôi - mà ước mơ có thể trở thành hiện thực hay không, phải không anh?
            MVL: (Cười) Đúng là vậy! Ước mơ, thì cứ ước mơ – nhưng nếu chưa thành, cũng chẳng sao, miễn bản thân đã nỗ lực! Xin hỏi em câu cuối nhé: Em có thể vui lòng cho độc giả biết thêm đôi điều về cuộc sống hôm nay? Về ước mơ sắp tới?
             TN (Cười vui): Thưa anh! Như em đã chia sẻ trong những bài tùy bút, em đã vất vả thế nào mới có thể lo được cho các con của em học hành đến nơi, đến chốn. Bây giờ sức khỏe không còn để bon chen, tranh đua với cuộc sống nữa, chỉ có thể phụ giúp các con việc nhà, chăm cháu để chúng yên tâm mà làm việc và an vui bên trang viết - vậy thôi. Còn ước mơ! Ai mà chẳng có ước mơ, cứ ước mơ rồi phấn đấu thực hiện, được bao nhiêu thì hay bấy nhiêu - lệ thuộc khá nhiều vào sức khỏe (và nhân duyên) thôi anh ạ! Em mong muốn tập truyện ngắn tâm huyết tiếp theo sớm được ra mắt Quý bạn đọc - và mong làm sao mỗi năm ít nhất phải xuất bản được một tác phẩm, để “góp vui” với đời (nhưng không biết sức khỏe có cho phép hay không) - thôi thì cứ mong ước và cố gắng hết sức mình phải không anh.
     Em xin cảm ơn anh - cảm ơn buổi sáng an vui và hạnh pbúc
             MVL: (Cười lớn) Anh cũng cảm ơn em…

Phú Hiệp, tháng 8, 2017
MANG VIÊN LONG    
Read more…

THƯ TIN: MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ ĐÊM THƠ TRẦN QUANG KHANH TỔ CHỨC TẠI TRUNG TÂM VĂN HÓA TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐÊM 27/08/2017








Nhà thơ Trần Quang Khanh, Phó Chủ tịch Hội VHNT Bình Định, Tổng biên tập tạp chí Văn nghệ Bình Định chụp hình cùng thân hữu

               PGS.TS Hồ Thế Hà trình bày những cảm nhận về thơ Trần Quang Khanh
             Nhà văn Lê Hoài Lương giới thiệu về hành trình sáng tác của Trần Quang Khanh
Nhà điêu khắc, nhạc sĩ Lê Trọng Nghĩa trình bày ca khúc do chính anh phổ từ thơ Trần Quang Khanh
                     Nghệ sĩ Thùy Dung trình bày bài thơ Phút ngã lòng của Trần Quang Khanh
Nghệ sĩ Mỹ Phụng trình bày bài Chút bảng lảng mùa thu, nhạc Lê Trọng Nghĩa, thơ Trần Quang Khanh
      Ca sĩ Hoàng Dũng thể hiện bài Về đây Quy Nhơn, nhạc Đào Minh Tâm, thơ Trần Quang Khanh

Vân Phi thực hiện


Read more…

CÁCH NHẬP COMMENT TRÊN HƯƠNG QUÊ NHÀ

Đầu tiên, nhấp chuột vào ô Nhập nhận xét của bạn rồi viết comment. Viết xong, nhấp chuột vào ô Tài khoản Google. Sau đó nhấp chuột vào Tên/URL thì sẽ hiện ra 2 ô. Ô phía trên, ghi Họ và tên của bạn. Ô phía dưới, ghi dòng chữ:huongquenha.com

Cuối cùng, nhấp chuột vào ô Tiếp tục và nhấp chuột tiếp vào ô Xuất bản là xong. (Nếu bạn đã có sẵn Tài khoản Google, thì sau khi viết comment, chỉ cần nhấp chuột vào ô Xuất bản là thành công)

Số lượt xem tháng trước


-------------------------------------------------------------------------


TÁC GIẢ & TÁC PHẨM
* TÁC GIẢ & TÁC PHẨM * TÁC GIẢ & TÁC PHẨM * TÁC GIẢ & TÁC PHẨM * TÁC GIẢ & TÁC PHẨM---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ái Nhân (21) Ambrose Bierce (1) ẢNH (58) Anh Ngọc (1) Anh Nguyên (1) Anh Phong (4) Anh Phương (9) âm nhạc (2) âm thanh (1) Ân Thiên (1) Bạch Diệp (5) Bách Mỵ (2) BÀN TRÒN VĂN NGHỆ (87) Bảo Hồ (1) Bảo Lâm (1) Bảo Ninh (2) Bé Hải Dân (1) Bích Ái (3) Bích Lê (4) Bích Ngọc (1) Bích Vân (2) Bình Địa Mộc (3) Bình Nguyên (1) Bình Nguyên Trang (2) binh pháp (1) Bình Tâm (1) Bobby Nam Giang (3) Bùi Anh Sắc (1) Bùi Công Thuấn (1) Bùi Danh Hải Phong (1) Bùi Đức Ánh (66) Bùi Hoài Vân (5) Bùi Huyền Tương (2) Bùi Hữu Phước (1) Bùi Nguyên Bằng (25) Bùi Nhựa (4) Bùi Văn Bồng (5) Bùi Việt Thắng (2) BÚT KÝ (17) Ca Dao (2) Cao Duy Thảo (1) Cao Kim Quy (1) Cao Thị Thu Hà (3) Cao Thọ Thêm (2) Cao Thoại Châu (1) Cao Thu Hà (1) Cao Trọng Quế (1) Cao Văn Tam (5) Cát Du (7) Catherine Mansfield (1) Cẩm Lệ (4) Cẩm Tú Cầu (1) Chàng Cát (1) Chánh Đức (1) CHÀO XUÂN 2014 (1) CHÂN DUNG VĂN NGHỆ SĨ (2) Châu Đoàn (1) Châu Quang Phước (1) Châu Thạch (9) Châu Thường Vinh (1) Chí Anh (1) Chính Đức (1) chủ (1) CHỦ BIÊN (136) Chu Giang Phong (1) Chu Lai (2) Chu Ngạn Thư (10) Chu Trầm Nguyên Minh (16) Chu Vương Miện (1) Chúa Sơn Lâm (1) Cỏ Dại (7) covid 19 (1) Công Nguyễn (1) Cơ Xương (1) Cúc Dương (1) Cuộc thi văn chương (1) CỬA SỔ VĂN HÓA (6) Dạ Ngân (1) Dã Phong Bình (2) Dã Phương (1) Dạ Thảo (2) Dạ Thy (1) Diệp Linh (18) Diệp Uy (1) Dino Buzzati (3) DỌC ĐƯỜNG (29) Du Tử Lê (1) Dung Thị Vân (28) Duy Bằng (1) Duy Phạm (3) Dương Diệu Minh (1) Dương Đăng Huệ (1) Dương Hải Yến (2) Dương Hằng (7) Dương Kim Nhi (4) Dương Kim Thoa (1) Dương Phương Vinh (1) Dương Thành Thái (3) Dương Thị Yến Trinh (2) Dương Xuân Triều (6) Dzạ Lữ Kiều (6) Đàm Lan (17) đạo đức (2) Đào Hiền (2) Đào Hữu Thức (2) Đào Khương (2) Đào Minh Hiệp (2) Đào Phạm Thuỳ Trang (82) Đào Quang Bắc (1) Đào Quý Thạnh (1) Đào Thanh Hoà (14) Đào Thị Quý Thanh (1) Đào Thị Thu Hiền (3) Đào Văn Đạt (31) Đào Viết Bửu (7) Đặng Châu Long (1) Đặng Diệu Thoa (1) Đăng Đăng (1) Đăng Huỳnh (1) Đặng Quốc Khánh (8) Đặng Quý Địch (3) Đặng Tấn Tới (2) Đặng Thị Hoa (2) Đặng Thị Xuân (1) Đăng Trình (1) Đặng Tường Vy (3) Đặng Văn Sử (1) Đặng Việt Trinh (1) Đặng Xuân Xuyến (9) ĐIỂM BÁO (2) Điêu Thuyền (1) Đinh Lốc (2) Đình Thậm (1) Đinh Vương Khanh (4) Đoàn Khương Duy (1) Đoàn Thị Minh Hiệp (4) Đoàn Tuyết Thu (1) Đoản văn (1) ĐỌC SÁCH (23) Đỗ Chiến Thắng (6) Đỗ Duy Hoàng (15) Đỗ Hồng Ngọc (5) Đỗ KIm Dung (1) Đỗ Phu (1) Đỗ Quyên (2) Đỗ Tâm Linh (1) Đỗ Tấn Đạt (2) Đỗ Thị Kim Hải (2) Đỗ Trúc Hàn (1) Đỗ Văn Tiến (1) Đỗ Xuân Phương (1) Đức Linh (1) Đức Tiên (3) Elena Pucillo Truong (6) gan jing world (1) Ghi chép (2) Giang Đình (8) Giang Hiền Sơn (6) Giáo dục (1) Guy de Maupassant (1) Hà Đoàn (2) Hạ Ly (1) Hà Nguyên (2) Hà Nhữ Uyên (2) Hà Phi Phượng (1) Hạ Thi (3) Hà Thị Thu Hằng (1) Hà Tùng Sơn (1) Hải Điểu (1) Hải Miên (3) Hải Phong (2) Hải Thăng (1) Hải Thuỵ (6) Hải Yến (2) Hàm Sơn (1) Hàn Dã Thảo (2) Hàn Du Tử (17) Hàn Hữu Yên (1) Hàn Lâm (1) Hãn Nguyên Nguyễn Nhã (1) Hàn Nguyệt (1) Hàn Phong Vũ (19) Hàn Tín (1) Hạng Vũ (1) Hậu Cốc Ngang (1) Hậu Đậu (1) Hiếu Dũng (1) Hoa Hướng Dương (1) Hoa Mai (2) Hoa Tím Buồn (4) Hoa Tuyết (2) Hoà Văn (10) Hoa Xuyến Chi (1) Hoài Huyền Thanh (53) Hoan Giang (1) Hoàng Anh (6) Hoàng Anh 79 (26) Hoàng Chẩm (53) Hoàng Chẫm (1) Hoàng Đình Quang (2) Hoàng Giao (4) Hoàng Hạ Miên (6) Hoàng Hữu (1) Hoàng Khánh Duy (5) Hoàng Kim (1) Hoàng Kim Chi (1) Hoàng Kim Oanh (2) Hoàng Linh (6) Hoàng Long (2) Hoàng Lộc (8) Hoàng Mẫn (1) Hoàng Minh Tường (2) Hoàng Nghĩa Lược (1) Hoàng Ngọc Xuân (4) Hoàng Nguyên (1) Hoàng Phủ Ngọc Tường (1) Hoàng Thảo Chi (1) Hoàng Thị Nhã (8) Hoàng Thị Thu Thủy (2) Hoàng Trang (1) Hoàng Trần (1) Hoàng Trọng Quý (9) Hoàng Trọng thắng (1) Hoàng Tuấn Sơn (1) Hoàng Tuyên (2) Hoàng Vũ Thuật (1) Hoàng Xuân Hiến (1) Hoàng Xuân Niên (1) Hồ Bích Ngọc (4) Hồ Bích Vân (2) Hồ Đắc Thiếu Anh (1) Hồ Hải (2) Hồ Lê Diêm (1) Hồ Nam (1) Hồ Ngọc Diệp (1) Hồ Nhật Quang (1) Hồ Sĩ Duy (1) Hồ Thanh Ngân (10) Hồ Thế Hà (2) Hồ Thế Phất (3) Hồ Thế Sinh (1) Hồ Tĩnh Tâm (1) Hồ Tịnh Thuỷ (21) Hồ Vũ Khánh Linh (1) Hồ Xuân Thu (3) Hội Nhà văn TP. HCM (1) Hồng Hạnh (3) Hồng Liễu (1) Hồng Phúc (8) Hồng Tâm (10) Huệ Triệu (3) HUMICHI (5) Huy Nguyên (15) Huy Vọng (17) Huy Vũ (1) Huyết Kiệt (1) Huỳnh Dạ Thảo (1) Huỳnh Gia (18) Huỳnh Kim Bửu (1) Huỳnh Minh Lệ (2) Huỳnh Ngọc Nga (1) Huỳnh Ngọc Phước (29) Huỳnh Như Phương (1) Huỳnh Thanh Lan (1) Huỳnh Thị Quỳnh Nga (1) Huỳnh Thúy Thúy (1) Huỳnh Văn Diệu (1) Huỳnh Văn Mỹ (1) Huỳnh Văn Yên (1) Huỳnh Xuân Sơn (3) Hương Đêm (1) Hương Đình (4) Hương Quê Nhà (1) Hương Văn (6) Hửu Thỉnh (1) Irina Polianxkaia (1) James Dylan (4) James Joyce (1) Jeffrey Thai (9) Jerry Thu Trà (7) Kai Hoàng (1) Kate Chopin (1) Kha Tiệm Ly (4) Khả Xuân (1) Khán Võ (2) Khảo Mai (1) khoa học (1) Khổng Trường Chiến (3) Khổng Vĩnh Nguyên (1) KỊCH BẢN (1) Kiên Giang (1) Kiến Giang (12) Kiều Huệ (1) Kim Chuông (4) Kim Dung (2) Kim Ngoan (15) Kim Quyên (1) Kim Sơn Giang (22) Kim Tiết (9) Kim Yến (1) Kỳ Nam (2) Ký sự (14) Lã Bố (1) La Hán (1) La Mai Thi Gia (1) Lạc Thảo (1) Lại Ngọc Thư (1) Lam Giang (3) Lan Anh (1) Lan Phương (1) Lan Thanh (1) Lãng Du (6) Lâm Bích Thuỷ (8) Lâm Cẩm Ái (3) Lâm Hạ (11) Lâm Huy Nhuận (1) Lâm Trúc (30) Lâm Xuân Vi (1) Lâu Văn Mua (1) Lê Ân (5) Lê Bá Duy (9) Lê Đình Danh (79) Lê Đức Hoàng Vân (1) Lê Đức Lang (13) Lê Giang Trần (1) Lệ Hằng (3) Lê Hoài Lương (4) Lê Hoàng (2) Lê Hứa Huyền Trân (39) Lê Khánh Luận (1) Lê Minh Chánh (1) Lê Minh Dung (2) Lê Minh Hải (2) Lê Minh Vũ (3) Lê Ngân (3) Lê Ngọc Phái (1) Lê Ngọc Trác (1) Lê Ngũ Nam Phong (11) Lê Nhựt Triết (8) Lê Phương Châu (30) Lê Quang Trạng (23) Lê Sa Long (2) Lê Thanh Hùng (34) Lê Thanh My (8) Lê Thấu (1) Lê Thị Cẩm Tú (6) Lê Thị Hồng Thắm (1) Lê Thị Kim (1) Lê Thị Ngọc Lệ (1) Lê Thị Ngọc Nữ (32) Lê Thị Thu Hiền (1) Lê Thị Xuyên (13) Lê Thiếu Nhơn (15) Lê Thống Nhất (6) Lê Thụy Phương (2) Lê Tiến Dũng (1) Lê Tiến Mợi (6) Lê Trọng Nghĩa (3) Lê Trung Hiếu (1) Lê Tuân (4) Lê Uyên (1) Lê Văn Hiếu (12) Lê Văn Ngăn (3) Lê Vi Thuỷ (1) Lê Vinh (4) Lê Xuân Tiến (1) Lindsay Polak (1) Linh Lan (7) Linh Lan (Quảng Nam) (8) Linh Phương (3) Linh Thy (2) Long Khánh (4) Long Vương (1) luân hồi (1) Lữ Hồng (3) Lư Nhất Vũ (1) Lương Cẩm Quyên (1) Lương Duyên Thắng (3) Lương Đình Khoa (1) Lương Sơn (27) Lưu Ly (6) Lưu Quang Minh (15) Lưu Thành Tựu (1) Lưu Thị Mười (2) Lưu Xuân Cảnh (2) Lý Khánh Vinh (15) Lý Thành Long (1) Lý Thời Miễn (1) M.T.N.H (7) Mã Nhị Lan (1) Mạc Minh (2) Mạc Tố Hồng (1) Mạc Tường (2) Mai Đức Trung (6) Mai Hạnh (1) Mai Kiệm (1) Mai Loan (12) Mai Nhật (2) Mai Thanh (1) Mai Thị Vân (1) Mai Thìn (3) Mai Tuyết (37) Mang Viên Long (63) Marie Hải Miên (4) Mẫu Đơn (1) Mèo Con (1) Mi Thu (1) Miên Đức Thắng (2) Miên Linh (1) Minh Châu (2) Minh Đan (Lọ Lem Đất Võ) (6) Minh Nguyên (15) Minh Nguyễn (3) Minh Nguyệt (15) Minh Nguyệt (NT) (1) Minh Nhân Tông (1) Minh Vy (25) Mỗi tháng một tác giả và một bài thơ hay (2) Mộng Cầm (8) Mộng Nam (1) Mùa Xanh (3) Mưa (1) Mường Mán (1) MỸ THUẬT (6) My Tiên (1) Mỹ Vân (1) Nam Art (2) Nam Cao (1) Nam Thi (17) Năm Bửu (1) Nấm Độc (1) NCCGL (4) Ngàn Thương (33) Ngày Đẹp Tươi (1) nghệ thuật. (1) nghiên cứu (1) Ngọc Bút (8) Ngọc Diệp (35) Ngọc Thịnh (1) Ngô Càn Chiểu (1) Ngô Cự Chính (2) Ngô Diệp (6) Ngô Đình Hải (7) Ngô Hồng Nhung (1) Ngô Liêm Khoan (1) Ngô Minh Trãi (3) Ngô Nguyên Ngiễm (1) Ngô Thị Hoà (1) Ngô Thị Ngọc Diệp (10) Ngô Thuý Nga (30) Ngô Thúy Nga (16) Ngô Thy Học (7) Ngô Văn Cư (51) Ngô Văn Giảng (11) Ngô Văn Khanh (17) Ngô Viết Hòa (1) Nguyễn (1) Nguyễn An Bình (70) Nguyễn An Đình (4) Nguyễn Ánh 9 (1) Nguyễn Bá Nhân (1) Nguyễn Bích Sao Linh (1) Nguyễn Bình (1) Nguyễn Bính Hồng Cầu (2) Nguyên Cẩn (26) Nguyễn Châu (2) Nguyễn Chinh (4) Nguyễn Công Thụ (2) Nguyễn Công Tùng Chinh (1) Nguyễn Cử Tú Quỳnh (2) Nguyên Diệp (1) Nguyễn Dũng (1) Nguyễn Duy Khương (6) Nguyễn Duy Phương (1) Nguyễn Duy Thịnh (3) Nguyễn Đại Duẩn (2) Nguyễn Đặng Mừng (3) Nguyễn Đăng Thanh (20) Nguyễn Đăng Trình (4) Nguyễn Đình Bảng (1) Nguyễn Đình Trọng (1) Nguyễn Đoan Tuyết (25) Nguyễn Đồng Bội Thảo (1) Nguyễn Đức Chính (5) Nguyễn Đức Cơ (1) Nguyễn Đức Mậu (2) Nguyễn Đức Minh (6) Nguyễn Đức Minh Hùng (10) Nguyễn Đức Nhân (1) Nguyễn Đức Phú Thọ (25) Nguyễn Đức Quyền (4) Nguyễn Đức Tấn (6) Nguyễn Đức Tình (4) Nguyễn Gia Long (1) Nguyên Hạ (11) Nguyễn Hải Thảo (2) Nguyễn Hậu (2) Nguyễn Hiếu (8) Nguyễn Hiếu Học (2) Nguyễn Hòa Hiệp (2) Nguyễn Hoài Ân (1) Nguyễn Hoàng Thức (2) Nguyễn Hồng Diệu (1) Nguyễn Huệ (3) Nguyên Hùng (1) Nguyễn Huy (3) Nguyễn Huy (HD) (1) Nguyễn Huy Khôi (1) Nguyễn Huỳnh (1) Nguyễn Hữu Minh (1) Nguyễn Hữu Phú (1) Nguyễn Hữu Quý (2) Nguyễn Hữu Thuần (4) Nguyễn Hữu Trung (2) Nguyễn Khiêm (1) Nguyễn Khoa Đăng (51) Nguyễn Kiều Lam (2) Nguyễn Kiều Phương (3) Nguyễn Kim Hương (7) Nguyễn Kim Thịnh (1) Nguyễn Lam (2) Nguyễn Lương Vỵ (4) Nguyên Minh (1) Nguyễn Minh Dũng (46) Nguyễn Minh Hoà (1) Nguyễn Minh Khiêm (1) Nguyễn Minh Nguyệt (1) Nguyễn Minh Phúc (47) Nguyễn Minh Quang (5) Nguyễn Minh Thuận (9) Nguyễn Minh Toàn (1) Nguyễn Mỳ (1) Nguyễn Mỹ Nữ (3) Nguyễn Nga (14) Nguyễn Nghiêm (3) Nguyễn Ngọc Dũng (1) Nguyễn Ngọc Đặng (1) Nguyễn Ngọc Hà (4) Nguyễn Ngọc Hưng (6) Nguyễn Ngọc Thơ (31) Nguyễn Ngọc Tư (5) Nguyễn Nguy Anh (21) Nguyễn Nguyên Phượng (69) Nguyễn Nhật Hùng (4) Nguyễn Như Tuấn (14) Nguyễn Phin (23) Nguyên Phong (1) Nguyễn Phú Yên (8) Nguyễn Phượng (2) Nguyễn Phương Dung (2) Nguyễn Quang Quân (8) Nguyễn Quang Tâm (2) Nguyễn Quang Tuấn (1) Nguyễn Quân (2) Nguyễn Quốc Ái (1) Nguyễn Quốc Bảo (1) Nguyễn Quốc Đông (1) Nguyễn Quy (2) Nguyên Tâm (1) Nguyễn Tấn Thuyên (3) Nguyễn Thái An (3) Nguyễn Thái Dương (6) Nguyễn Thái Huy (35) Nguyễn Thành Công (48) Nguyễn Thành Giang (22) Nguyễn Thanh Hải (1) Nguyễn Thanh Huyền (8) Nguyễn Thanh Mừng (1) Nguyễn Thánh Ngã (1) Nguyễn Thành Nhân (18) Nguyễn Thanh Tuấn (7) Nguyễn Thanh Xuân (2) Nguyễn Thế Kiên (1) Nguyễn Thế Kỷ (1) Nguyễn Thị Ánh Huỳnh (2) Nguyễn Thị Bích Phượng (2) Nguyễn Thị Cẩm Thuỳ (3) Nguyễn Thị Chi (2) Nguyễn Thị Diệu Hiền (3) Nguyễn Thị Hải (1) Nguyễn Thị Hằng (6) Nguyễn Thị Hậu (1) Nguyễn Thị Hồng Đào (10) Nguyễn Thị Huệ (1) Nguyễn Thị Kim Huệ (2) Nguyễn Thị Mây (127) Nguyễn Thị Ngọc Hải (1) Nguyễn Thị Ngọc Sen (2) Nguyễn Thị Như Tâm (3) Nguyễn Thị Phụng (27) Nguyễn Thị Thanh Bình (6) Nguyễn Thị Thành Nhân (1) Nguyễn Thị Thanh Toàn (1) Nguyễn Thị Thanh Xuân (1) Nguyễn Thị Thu Ba (23) Nguyễn Thị Thu Hiền (1) Nguyễn Thị Thu Hoài (1) Nguyễn Thị Thu Thuý (3) Nguyễn Thị Thùy Linh (3) Nguyễn Thị Tiết (3) Nguyễn Thị Tuyết (1) Nguyễn Thị Việt Hà (39) Nguyễn Thị Xuân Hương (14) Nguyễn Thu Hằng (1) Nguyễn Thủy (4) Nguyễn Thúy Ngân (13) Nguyễn Thuý Quỳnh (2) Nguyễn Thường Kham (3) Nguyễn Thượng Trí (2) Nguyễn Tiến Đường (8) Nguyễn Trần (1) Nguyễn Trí Tài (40) Nguyễn Trọng Luân (2) Nguyễn Trung (1) Nguyễn Trung Nguyên (1) Nguyễn Tuyển (4) Nguyễn Văn Ân (68) Nguyễn Văn Bút (6) Nguyễn Văn Công (2) Nguyễn Văn Cường (CCK) (4) Nguyễn Văn Hiến (5) Nguyễn Văn Hoà (5) Nguyễn Văn Hòa (1) Nguyễn Văn Học (53) Nguyễn Văn Ngọc (1) Nguyễn Văn Thanh (1) Nguyễn Văn Thành (1) Nguyễn Văn Thảo (17) Nguyễn Văn Toan (1) Nguyên Vi (1) Nguyễn Việt Hà (2) Nguyễn Vinh (1) Nguyễn Vĩnh Bình (3) Nguyễn Xuân Cảm (3) Nguyễn Xuân Dương (1) Nguyễn Xuân Khánh (1) Nguyễn Xuân Thuỷ (1) Nguyễn Xuân Thủy (1) Nguyễn Xuân Tư (3) Nguyệt Linh (5) Nguyệt Quế (1) Ngưng Thu (44) Nhã Ngọc (1) Nhã Thiên (7) nhà Thương (1) Nhân Hậu (2) NHÂN VẬT (1) Nhật Nguyệt Xuân Hương (1) Nhật Quang (17) Nhất Sinh (1) Nhật Vũ (1) Nhi Hạ (1) NHỚ THUỞ ẤU THƠ (37) Như Hoài (4) NHỮNG ÁNG VĂN HAY VỀ LÀNG QUÊ VIỆT NAM (7) NHỮNG NGƯỜI BẠN ĐÂT THỦ (6) NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN HQN (5) Nông Quốc Lập (2) NP phan (1) Nửa Đời hư (1) NỬA THÁNG MỘT TÁC GIẢ VÀ MỘT BÀI THƠ HAY (38) nước (1) O. Henry (1) P.N. Thường Đoan (1) Pearl (1) Phạm Ánh (33) Phạm Anh Xuân (3) Phạm Bá Nhơn (2) Phạm Cao Hoàng (1) Phạm Đình Nghi (1) Phạm Hổ (1) Phạm Hữu Hoàng (20) Phạm Kiều Hưng (1) Phạm Lâm (1) Phạm Lê Tường Vi (1) Phạm Minh Dũng (14) Phạm Minh Hiền (9) Phạm Minh Thuận (10) Phạm Mỹ (1) Phạm Ngân (3) Phạm Như Vân (1) Phạm Phan Hòa (1) Phạm Phương Lan (1) Phạm Quỳnh An (1) Phạm Thái Ba (4) Phạm Thị Hải Dương (9) Phạm Thị Liên (1) Phạm Thị Mỹ Liên (30) Phạm Thị Phương Thảo (3) Phạm Thuý (6) Phạm Trần Ái Linh (4) Phạm Trung Tín (2) Phạm Tuấn Vũ (29) Phạm Tử Văn (21) Phạm Văn Phương (16) Phạm Văn Thạnh (1) Phạm Vũ (1) Phan Anh (12) Phan Cung Việt (1) Phan Đức Nam (1) Phan Hoài Thương (1) Phan Hoàng (2) Phan Huỳnh Điểu (1) Phan Hữu Lý (1) Phan Khanh (2) Phan Mai Thư Nhã (6) Phan Nam (20) Phan Quỳnh Như (1) Phan Sửu (1) Phan Tấn Lược (6) Phan Thanh Cương (2) Phan Thị Huỳnh Trang (2) Phan Tiên Phát (1) Phan Tình (1) Phan Trang Hy (25) Phan Văn Bình (1) Phan Văn Thạnh (1) Phan Văn Thuần (3) Phan Vĩnh (1) phần 1 (1) phần 2 (1) phần 3 (1) phần 4 (1) Phiêu Vân (1) Phong Dương (2) Phong Điệp (1) Phỏng vấn (7) Phú Ngọc (1) Phú Quang (3) Phú Xuân (8) Phùng Gia Lộc (1) Phùng Hiếu (10) Phùng Hiệu (1) Phùng Hoàng Chương (1) Phùng Phương Quý (7) Phùng Văn Khai (1) Phước Vũ (1) Phương Phương (10) Phương Uy (5) Quan Thế Âm (1) Quảng Ngọc (1) Quảng Ngôn Lê Ngữ (1) Quang Thám (1) Quang Tuấn Dũng (9) Quốc Hùng (2) Quốc Tuyên (1) quy luật dịch (1) Quỳnh Lệ (1) Quỳnh Nga (16) Quỳnh Trâm (1) Rason Helmandollar (1) Raymond Carver (1) Raymond Thư (1) Rêu (Cao Hoàng Từ Đoan) (13) SÁCH BẠN VĂN (71) SARAH HALL (1) SINH NHẬT (1) Song Ninh (11) Sông Hương (11) Sông Lam (1) Sông Song (8) Sơn Tịnh (2) Sơn Trần (15) Sruthi Thekkiam (1) T.T.Hiếu Thảo (22) Tạ Nghi Lễ (1) Tạ Thị Hoa (14) Tam quốc diễn nghĩa (4) TẢN VĂN (230) TẠP BÚT (612) Tạp chí Văn Mới (1) TẠP CHÍ VN BÌNH DƯƠNG (11) Tashi Dawa (1) Tâm Lãng (1) Tâm Nhiên (2) Tấn Hòa (1) Tần Khánh (4) TẬP SAN ÁO TRẮNG (39) Tập san Văn học nghệ thuật Hương Quê Nhà (1) Tây bá hầu Cơ Phát (1) Tây Du Ký (1) Tây Sơn bi hùng truyện (2) Thạch Anh (2) Thạch Cầu (1) Thạch Đà (7) Thạch Lam (1) Thạch Sene (5) Thái An Khánh (2) Thái Hoà (1) Thanh Bình Nguyên (27) Thành Dũng (1) Thanh Hải (1) Thanh Huyền (2) Thanh Lương (2) Thanh Minh (4) Thanh Phong (1) Thanh Sơn (1) Thanh Thảo (3) Thanh Trắc Nguyễn Văn (42) Thanh Tùng (7) Thành Văn (3) Thạnh Văn (1) Thanh Xuân (2) Thảo Nguyễn (1) Thâm Tâm (1) Thần Y (1) Thi Ngọc Lan (1) Thiên Ân (1) Thiên Di (5) Thiên Sơn (1) Thiên Thần Áo Trắng (7) Thiên Tôn (10) Thiên Trần (1) Thiệp chúc mừng năm mới (4) Thiệp chúc Tết (3) Thiệp mừng (3) Thông báo (1) Thơ (3139) Thơ Lê Nhựt Triết (1) THƠ MỜI HOẠ (7) THƠ PHỔ NHẠC (100) Thời sự Văn nghệ (6) Thu Dung (3) Thu Hằng (1) Thu Hiền (1) Thu Hoài (1) Thu Nga (1) Thuận Thảo (8) Thuận Yến (1) Thục Minh (7) Thuỳ Anh (13) Thuỵ Du (1) Thụy Du (3) Thuỳ Dương (1) Thùy Dương (1) Thủy Điền (1) Thuỳ Nhân (1) Thư cảm ơn (1) Thư ngỏ (1) THƯ NGỎ CỦA HQN (2) Thư tin (285) THƯ VIỆN TÁC GIẢ (1) Tiểu luận (4) Tiểu Mục Đồng (1) Tiểu Nguyệt (5) Tiểu thuyết (107) Tiêu Tương (1) Tin buồn (2) TIN VĂN (2) Tịnh Bình (19) Tịnh Minh Tiến (2) Tô Hồng Phương (1) Tô Kiều Ngân (1) Tố Mai (1) Tô Minh Yến (21) Tôn Nữ Hỷ Khương (2) Tôn Thất Út (2) Tôn Tư Mạc (1) Tống Ngọc Hân (1) Tống Xuân Tám (1) Trà Bình (4) TRABATHA (1) Trác Phi (1) Trang Linh (1) Trang Lộc (1) Trang Thơ Chào Xuân Mậu Tuất 2018 (1) TRANG THƠ CHỦ NHẬT (519) Trang Thơ Đón Xuân Đinh Dậu 2017 (1) TRANG THƠ ĐƯỜNG LUẬT (16) Tranh ảnh (3) Trầm Mặc (4) Trần Anh Dũng (1) Trần Bảo Định (4) Trần Băng Khuê (1) Trần Biên Thùy (1) Trần Dần (1) Trần Duy Đức (17) Trần Dzạ Lữ (4) Trần Định (1) Trần Đình Sử (2) Trần Đoàn Luận (1) Trần Đức ÁI (2) Trần Đức Hiển (1) Trần Đức Tín (1) Trần Hà Nam (4) Trần Hoàng Vy (2) Trần Hồng Vân (5) Trần Huiền Ân (2) Trần Huy Minh Phương (2) Trần Hữu Du (1) Trần Hữu Hội (17) Trần Kim Đức (5) Trần Kim Loan (2) Trần Kim Quy (1) Trần Lê Sơn Ý (2) Trần Linh Chi (1) Trần Long Thạch (1) Trần Lưu (1) Trần Mai Hường (11) Trần Mạnh Hảo (1) Trần Minh Nguyệt (16) Trần Năm (1) Trần Ngọc Hồ Trường (4) Trần Ngọc Mỹ (11) Trần Nguyên Hạnh (6) Trần Nhã My (2) Trần Như Luận (3) Trần Nhương (1) Trần Phù Nam (1) Trần Quang Dũng (4) Trần Quang Khanh (12) Trần Quang Lộc (1) Trần Quang Ngân (10) Trần Quốc Tiến (8) Trần Quốc Toàn (1) Trần Quốc Việt (1) Trần Tâm (7) Trần Thái Hưng (5) Trần Thanh Hải (3) Trần Thành Nghĩa (1) Trần Thế Nhân (13) Trần Thị Bích Thu (1) Trần Thi Ca (9) Trần Thị Cổ Tích (2) Trần Thị Huệ (1) Trần Thị Huyền Trang (3) Trần Thị Ngọc Hồng (1) Trần Thị Thanh (5) Trần Thị Thắng (1) Trần Thị Thương Thương (4) Trần Thị Trúc Hạ (1) Trần Thị Uyên (7) Trần Thiện (3) Trần Thiện Tuấn (1) Trần Thoại Nguyên (2) Trần Thuận (7) Trần Thúy Lành (6) Trần Thuỳ Trang (1) Trần Thư (1) Trần Thương Nhiều (1) Trần Trọng Hưng (2) Trần Trọng Tân (1) Trần Trọng Vũ (2) Trần Tuấn Anh (2) Trần Tuấn Thanh (10) Trần Vạn Giã (2) Trần Văn Bạn (16) Trần Văn Nhân (5) Trần Văn Thiên (1) Trần Việt (1) Trần Viết Dũng (11) Trần Võ Thành Văn (24) Triết học (2) Triều Âm (2) Triều Châu (1) Triều La Vỹ (2) Triệu Lam Châu (1) Triệu Từ Truyền (30) Trịnh Bửu Hoài (106) Trịnh Duy Sơn (2) Trịnh Hoài Linh (5) Trịnh Huy (4) Trịnh Thuỳ Mỹ (1) Trịnh Tuyên (1) Trịnh Viết Hiền (1) Trịnh Viết Hiệp (1) Trịnh Yến (2) Trọng Mật (2) trụ vương (1) Trúc Giang (4) Trúc Lập (1) Trúc Linh Lan (2) Trúc Thanh Tâm (12) Trúc Thuyên (3) trung quốc (1) Trung Trung Đỉnh (1) Trung Y (1) Truong Nguyen (1) Truyện dài (10) TRUYỆN DỊCH (15) Truyện ký (2) TRUYỆN NGẮN (1173) TRUYỆN VỪA (14) Trương Công Tưởng (16) Trương Diễm Phiến (1) Trương Đình Phượng (8) Trương Đình Tuấn (3) Trương Hồng Phúc (14) Trương Huỳnh Như Trân (2) Trương Lan Anh (1) Trương Nam Chi (5) Trương Thanh Cường (2) Trường Thắng (65) Trương Thị Thanh Tâm (22) Trương Thị Thúy (2) Trường Thịnh (6) Trương Tri (2) Trương Văn Dân (21) Trương Viết Hùng (1) TTM (1) Tuấn Nguyễn (7) Tuấn Quỳnh (3) Tuệ Mỹ (1) Tuti (2) Tuỳ bút (2) TÙY BÚT (120) Tuyết Nhung (1) Tuyết Vân (1) tứ đại mỹ nhân (1) Tường Vi (1) TX (1) Út Lãng Tử (1) Uyên Khuê (2) Uyên Minh (1) Uyển Phan (1) Vạn Lộc (1) Vành Khuyên (1) Văn (2469) Văn Công Mỹ (2) văn hóa truyền thống (5) Văn học nước ngoài (11) Văn Lưu (1) Văn Nguyên (1) Văn Nguyên Lương (7) Văn Nhược Ba (1) Văn Thạnh (2) Văn Thành Lê (1) Văn Thắng (23) Văn Trọng Hùng (1) Vân Đồn (3) Vân Giang (12) Vân Khanh (2) Vân Phi (32) Vân Tùng (2) Vi Ánh Ngọc (2) Vi Quốc Hiệp (1) Victor Remizov (1) VIDEO CLIP (2) Viễn Trình (25) Việt Quỳnh (1) Việt Trang (1) Việt Trương (1) Vĩnh Sơn (7) Vĩnh Thông (43) Vĩnh Tuy (21) Võ Bá Cường (1) Võ Chân Cửu (17) Võ Chí Nhất (3) Võ Công Liêm (1) Võ Diệu Thanh (18) Võ Dõng (1) Võ Đông Điền (4) Võ Hà (1) Võ Hạnh (2) Võ Mỹ Cát (1) Võ Ngọc Thọ (4) Võ Như Văn (3) Võ Thị Nga (13) Võ Thị Thu Thủy (1) Võ Thuỵ Như Phương (15) Võ Văn Hoa (1) Võ Văn Luyến (1) Võ Xuân Phương (3) Vũ Bình Lục (1) vũ đạo (1) Vũ Đình Huy (9) Vũ Đình Liên (1) Vũ Đình Minh (1) Vũ Đình Nguyệt (2) Vũ Đình Thung (2) Vũ Đức Trọng (1) Vũ Hạ (1) Vũ Hạnh (3) Vũ Hùng (2) Vũ Miên Thảo (5) Vũ Thành An (1) Vũ Thị Huyền Trang (115) Vũ Thụy Khuê (8) Vũ Trọng Quang (1) Vũ Trọng Tâm (2) Vũ Trọng Thanh (1) Vương Doãn (1) Vương Hạnh (1) Vương Hoài Uyên (4) Vương Tâm (3) Xanh Nguyên (4) Xuân Đài (1) Xuân Phong (6) Xuân Phương (1) Xuân Tiến (20) Ý Thu (3) Yên Kha (7) Ziken (2)
-------------------------------------------------------------------------
+ 817 TÁC GIẢ CÓ BÀI ĐĂNG TRÊN HƯƠNG QUÊ NHÀ
-------------------------------------------------------------------------