TÂY BẮC, MÙA SƠN QUỲ CUỐI NĂM - Tạp bút Đào Hiền

  

                                               Tác giả và bụi hoa sơn quỳ

Hình như sau mỗi mùa lũ đi qua với những cơn mưa rừng như thác đổ, đất trời sông núi và cỏ cây hoa lá của Tây Bắc lại được gột rửa để trở nên đẹp đẽ, trong sáng hơn rất nhiều. Con đường mùa khô đi ngang thảo nguyên Mộc Châu rồi vượt đèo Pha Đin và chạy dài tới Điện Biên qua Mường Lay, Mường La, Phong Thổ… vắt sang Sa Pa, nhiều đoạn trông như những sợi dây thừng chăng ngang níu các quả núi lại với nhau như thể đang được hong khô bởi cái ánh sáng vàng tươi, thơm giòn, đậm đà của tiết trời mùa đông. Cái thứ ánh sáng mới mẻ, tinh khôi ấy cứ chảy mãi, lan dài và mềm mại như áng tóc thướt tha của người sơn nữ buông trải trên khắp các sườn non, sông suối. Những tia nắng nhí nhảnh của miền sơn cước Tây Bắc cứ hiền khô khác hẳn cái nắng hanh khô khó chịu lại đỏng đảnh của mùa đông nơi đồng bằng Bắc bộ. Muôn ngàn tia nắng vàng ươm như kén đang tuôn chảy ấy như vừa được chưng cất, thanh lọc bởi cái bầu khí quyển trong lành với những đá núi cây rừng trên độ cao hàng trăm, hàng ngàn mét (so với mực nước biển) và hòa vào sắc vàng của hoa sơn quỳ (tên thường gọi là dã quỳ, tôi thích dùng chữ sơn quì hơn vì đây là hoa của núi, hoa trên núi…) gợi nên một cảm giác rất dễ chịu, làm thức dậy cả núi sông, gây mê mẩn cho bao khách lãng du và những người ham ảnh.
Con đường thiên lý xuyên miền Tây Bắc ngoằn ngoèo hàng trăm cây số trập trùng trên các triền núi của dãy Hoàng Liên Sơn sừng sững, khổng lồ không chỉ mãn nhãn người xem với những cảnh vật non cao, vực thẳm, sông dài của đất trời hùng vĩ mà còn làm nao lòng người qua bởi những hương sắc của vùng cao phương Bắc. Non cao Tây Bắc bây giờ mùa khô đang vào cuối vụ nên chẳng có sắc trắng của hoa ban, hoa mận và cũng chưa có ánh hồng của những cánh đào phai. Những chúa hoa ấy vốn đã ngự trị và nổi tiếng từ lâu của hương rừng Tây Bắc nhưng bù lại chúng ta được thưởng thức một sắc màu mê mải, hoang dã của sơn quỳ cuối vụ trong cái rét ngọt của chốn thâm sơn với mây vờn gió núi, bóng cả cây già. Khắp chốn cùng nơi và suốt các cung đường hàng trăm cây số của đất trời hùng vĩ, giữa mùa đông gió rét, những bụi sơn quỳ hoang dã trổ hoa rực rỡ. Những cánh hoa được nhuộm vàng như những đốm lửa, sưởi ấm không gian bên các triền đồi, dưới các chân núi và dọc hai bên đường đi... Sắc màu của loài hoa ấy như thể xua tan những màn sương mù buổi sớm, gọi ánh bình minh lên cao để đón chim về véo von, tha thiết trên những vách núi chuẩn bị cho một mùa xuân mới đang sắp trở về.
 Mùa đông Tây Bắc, núi rừng một thủa vốn rất lạnh lẽo, âm u nay cũng có khi tiết trời xuống tới âm độ và tuyết rơi phủ trắng các đỉnh núi, trên các cành cây. Nghe nói, mấy hôm trước khi chúng tôi lên, cả vùng núi cao này từng trải qua những đêm giá rét lạnh buốt của những trận gió mùa đông bắc tràn về. Ấy vậy mà sơn quỳ vẫn cứ lặng lẽ vươn lên trên bạt ngàn đất đá xám xanh để rồi tỏa ra một màu vàng tươi làm ấm cả đất trời, sông núi. Hình như, tiết trời cành lạnh càng làm cho những bông hoa sơn quì vàng hơn. Cái lạnh như thể làm cho sắc vàng trong khắp chốn không gian của rừng núi Tây Bắc ngưng tụ lại vào muôn cánh hoa sơn cước. Bởi thế xe chúng tôi đi giữa rừng sơn quỳ mà như thể đang đi giữa biển vàng của của hoa của nắng. Cái ánh sáng dịu nhẹ tươi mới, đậm đà sau những ngày giá lạnh hòa trong màu vàng của muôn thảm hoa lộng lẫy cùng sắc xanh biêng biếc của cành lá rung rinh làm bừng lên giữa không gian một thanh sắc rực rỡ, tráng lệ và khôi nguyên. Núi rừng Tây Bắc hiện lên trong mắt tôi tựa như một bữa tiệc festival sơn quỳ làm thổn thức, ngây ngất bao con mắt lần đầu mới được đặt chân lên chốn sơn nguyên vốn còn đầy hoang sơ và bí ẩn.
Sơn quỳ Tây Bắc có một nét duyên thầm đáng yêu khó lẫn vào sơn quỳ trên mọi vùng miền để làm nên một dáng nét độc đáo, khó lẫn. Này nhé, đất Việt yêu thương của ta từng có Đà Lạt là thánh địa của sơn quỳ làm mê đắm người phương Nam. Núi Tản Ba Vì từng náo nức người Hà Nội với sơn quỳ vào lúc tàn thu. Và còn có biết bao sơn quỳ trên khắp mọi miền khác nữa…  Cứ tính theo trục thời gian, nếu đất phương Nam là nơi khởi đầu cho mùa hoa sơn quỳ trên dải đất hình chữ S này thì Tây Bắc lại có cái vinh hạnh làm nơi khép lại cho cái vòng tuần hoàn của mùa hoa ấy. Có lẽ, đất trời đã sắp đặt cái chu kỳ tuần hoàn hoa nở như thế nên sơn quỳ Tây Bắc lúc này như thể đang ở trong độ hồi xuân rất đẹp. Tôi chưa được ngắm sơn quỳ của thành phố trong sương vốn được mệnh danh là đất ngàn hoa trên cao nguyên Langbiang kia nhưng so với sơn quỳ chốn núi Tổ ở non Đoài thì sắc vàng của nàng công chúa cuối đông trên miền Tây Bắc này có vẻ như rạng ngời, rực rỡ và tươi sáng hơn. Mênh mông trên những triền đồi hay bạt ngàn trên các cung đường, sơn quỳ ngập tràn, căng đầy sức sống và trổ hoa vàng rực như để xua đi cái u ám, lạnh giá của tiết trời phương Bắc. Muôn ngàn bông hoa căng nhụy, vàng rực, tròn xoe, rạng rỡ như những ông mặt trời tí hon rung rinh trong gió khoe sắc điểm trang duyên dáng cho các bản làng và muôn ngàn núi non trùng điệp...
Mải mê ngắm nhìn những cung đường sơn quỳ trên dải Hoàng Liên Sơn trập trùng qua miền Tây Bắc ta dễ có cái liên tưởng về sự tương sinh của những cánh hoa và khí hậu mùa đông. Dường như, càng phải chịu cái khắc nghiệt của tiết trời phương Bắc sắc vàng của sơn quỳ càng có vẻ đậm màu hơn. Những bông hoa trong buổi sớm mai kia như còn đương ngậm hơi sương khí núi. Muôn cánh hoa mỏng manh, mềm mại, thướt tha đung đưa trong gió thoảng làm cho không ít khúc cua trên con đường lam xám vốn đã cũ kĩ của mùa đông nơi rẻo cao cực Bắc trở nên tươi sáng, ấm áp, sinh động đến mê hồn, khiến người qua phải thảng thốt, ngỡ ngàng, phấn chấn, thích thú rồi vỡ òa với biết bao cung bậc cảm xúc khác nhau rất thú vị. Dưới muôn ngàn tia sáng óng ả, giòn thơm thanh khiết của cái nắng mùa đông, sắc vàng của những cánh sơn quỳ như được cộng hưởng và khuếch tán muôn phương. Những con đường hoa trùng trùng điệp điệp càng trở nên nổi bật, sáng rực để khoe sắc giữa thanh thiên. Bởi thế mùa hoa sơn quỳ vãn vụ đã làm cho không ít nơi của Tây Bắc trở nên quyến rũ và thu hút, lôi cuốn người về. Giữa những mùa hoa như thế ta đâu còn thấy Tây Bắc là một miền núi non cách trở hoang vu xa lạ. Đất trời Tây Bắc đã trở nên gần gũi, thân quen và luôn hiện hình cùng loài hoa sơn quỳ trong biết bao bức ảnh của khách lãng du cùng những nam thanh nữ tú trên khắp mọi miền trong một khoảnh khắc cảm xúc dâng trào lên đến tột đỉnh.
Tây Bắc ngàn xa. Tây Bắc ngàn thiêng. Tây Bắc giá lạnh. Tây Bắc mù sương. Tây Bắc hoang vu. Tây Bắc trập trùng với bản “sương giăng” cùng “đèo mây phủ”. Tây Bắc hùng vĩ với “ngàn thước lên cao ngàn thước xuống”. Tây Bắc mùa ban. Tây Bắc hoa đào. Tây Bắc hoa mận… Và bây giờ trong ta còn có cả một Tây Bắc sơn quỳ cuối năm thơ mộng, quyến rũ… khó quên!

Đ.H

Read more…

CÚC HỌA MI - Thơ Ái Nhân


Nói gì bông cúc họa mi
Mà em chúm chím thầm thì với xuân
Dịu dàng ngọn gió phân vân
Chồi non thức giấc thanh tân gọi mời

Em nghiêng lên tím diệu vời
Chênh chao cánh mỏng nghiêng lời thiết tha
Lả lơi ong bướm la đà
Em duyên dáng thế như là họa mi

Bao mùa xuân đã thiên di
Họa mi vẫn tím, em thì vẫn xinh
Rộn ràng hoa nắng lung linh
Hồn thơ ngơ ngất… thả tình xuống mơ!

A.N
Read more…

NHỮNG ĐƯỜNG CONG - Thơ Cát Du

                                                  Nhà thơ Cát Du

Mong

em đi qua cầu không tay vịn
nỗi bồi hồi gấp đôi
nỗi bồi hồi gấp đôi
chân cầu rần rật
gió bần thần
bần thần
mong
       17/10/2011
                           



Chân dung


Em đang uốn những đường cong
Đường cong không hắt sáng
Đường cong mờ
Anh thẩm đen
Anh đứng đấy như một hồi ức
Dường như anh đứng bên kia chợ Thủ phải không?
Đò không sang vì chiều đã lẫn
Chờ em vớt cọng lục bình
Bện xuồng độc mộc rước mình sang sông
“Hò ơi! Ai về Chợ Thủ bán hủ bán ve
Bán bộ đồ chè, bán cối đâm tiêu”
Anh về Chợ Thủ phải hôn?
Anh về bán cối đâm tiêu
Bán luôn đôi mắt buổi chiều mưa giăng
 Em vẽ chân dung anh ngày bớt xám

 10/10/2016
C.D
                                                                                
                     

Read more…

TA MÃI CHỜ EM… - Thơ Phạm Văn Thạnh



Én đã bay về mang xuân hi vọng
Em còn xa anh thăm thẳm chờ mong
Gửi lại đây một chút nhớ cháy lòng
Em về nhé! Đừng để anh ngóng đợi


Mùa hạ sang em còn xa vời vợi
Tuổi học trò mỗi đứa lại một nơi
Lá thư đầu viết trong đời cũng vội
Khắc mãi vào tim ước hẹn ngày về…

Thu lại sang thêm vàng hoa cúc trắng
Anh chợt nhớ em vô tình – Cay đắng!
Nên thả lòng bay mãi phía trời xanh
Khoảnh khắc này, em sẽ nhớ đến anh?


Đông có về, thương nhớ vẫn xa xăm
Chưa hẹn ước trăm năm anh cũng đợi
Xuân – Hạ - Thu – Đông, xin đừng qua vội  
Níu thời gian chậm lại phía không em…
P.V.T

Read more…

CÓ MỘT VẦNG TRĂNG MỎNG - Thơ Nguyễn Minh Phúc


bài cuối năm

thôi tình ta cũng thế
cuối cùng rồi qua sông
chiều cuối năm rơi lệ
nghe mưa chạm buốt lòng

người xa giờ xa thẳm
đêm úa gió xuân thì
có một vầng trăng mỏng
mang theo buồn chia ly

tôi ngồi ôm nỗi nhớ
xót cho đời cô liêu
tay đan sầu nhánh khổ
mà nghe buốt lưng chiều

chiều cuối năm không nắng
hà cớ gì mây bay
người qua sông thầm lặng
sao tôi sầu nặng vai ?

tôi gửi đời dong ruổi
theo những chuyến xe về
nghe mùa đông yên ngủ
trong đêm buồn tái tê...

              

còn tiếng thở dài

giờ khi yêu dấu đã chiều
tôi ngồi với những hắt hiu lụi tàn
nghe từng nỗi nhớ đi hoang
khi tình là nỗi chia tan ngậm ngùi

khẽ khàng với một tôi thôi
bầy chim đã vỗ cánh trời ngút xa
sầu dâng lên đỉnh mưa nhòa
tôi về hiu hắt mù sa bóng mình

và nhìn mây trắng lặng thinh
chơ vơ đỉnh dốc tình chênh lũng sầu
cô liêu tràn tiếng thở dài
miên man nỗi nhớ lạc loài bóng tôi

biết tình là những phai phôi
còn ai nhớ một chỗ ngồi tàn phai
chiều mưa hun hút sông dài
bâng khuâng tôi gọi tháng ngày lãng quên...




còn nhớ không người

ôm tê tái những buổi chiều cô quạnh
tôi ngồi nghe mưa đổ một hiên chiều
người đã đến trong đời tôi bất hạnh
để bây giờ bỏ lại bóng cô liêu

tôi biết sẽ một ngày ôm tiếc nhớ
phấn son kia hương nhạt mắt môi nhòa
hạnh phúc đó như đã từng dang dở
nên tôi ngồi thinh lặng giữa đời tôi

người rồi cũng như khói trời xa khuất
bóng mây che lạc lối mấy phương trời
tôi mê mải một đời đành đánh mất
cuộc tình nào cũng như gió mây trôi

ngồi đợi những tàn phai bên đời tận
mới hay rằng tình trót đã hư vô
chợt đắm đuối cơn mê chiều ngùi ngậm
qua đời tôi người còn nhớ không người...

N.M.P





Read more…

TÂY SƠN BI HÙNG TRUYỆN (Chương 65) - Tiểu thuyết lịch sử của Lê Đình Danh



Cảnh Thịnh cắt áo bào chạy trước
Lê Chất đánh trống đuổi người xưa.

* * *

Nguyễn Vương vào cửa Thị Nại không được bèn thu quân về đóng ở đảo Thanh Châu Dự. Họp các tướng, Nguyễn Vương nói:
- Nếu trận thủy chiến ở biển Quy Nhơn ta trừ được Vũ Văn Dũng tất phá vây cứu Võ Tánh và Ngô Tùng Châu ở thành Bình Định. Nay Văn Dũng cố thủ cửa Thị Nại thuỷ binh ta không sao vào được, vậy ai có kế gì phá giặc hay chăng?
Đặng Đức Siêu bước ra thưa:
- Thần có một kế có thể sớm tiêu diệt được nhà Tây Sơn.
Nguyễn Vương hỏi:
- Kế ấy thế nào?
Vẻ mặt Đức Siêu căng thẳng vì sự tập trung cao độ:
- Nay Trần Quang Diệu và Vũ Văn Dũng đã đem phần lớn lực lượng quân Tây Sơn vào vây thành Bình Định. Ở Phú Xuân chỉ còn một mình Bùi Thị Xuân trấn giữ. vậy ta nhân lúc này kéo đại thuỷ binh đánh lấy Phú Xuân. Phú Xuân là kinh đô của giặc Tây Sơn. Nếu kinh đô mất quân Tây Sơn khắp nơi sẽ hoảng loạn thì lo gì không diệt được chúng.
Nguyễn Vương suy nghĩ giây lâu rồi bảo:
- Kế này hay! Nhưng Võ Tánh và Ngô Tùng Châu bị vây đã lâu, e rằng không còn cầm cự được đến khi ta cho quân vào cứu.
Siêu nói:
- Kế này gọi là “Thí xe bắt tướng”. Nếu quả vậy thì đành hy sinh Võ Tánh và Ngô Tùng Châu.
Nguyễn Vương ứa nước mắt lắc đầu bảo:
- Võ, Ngô theo phò ta từ lúc còn long đong, nay đứng nhìn hai tướng bị nguy lòng ta sao nỡ.
Siêu lại thưa:
- Nhưng phá quân Diệu, Dũng giải vây thành Bình Định thì không phá nổi. Nay chỉ còn một cách ấy mà thôi. Xin thượng vương minh xét, chớ bỏ qua cơ hội này.
Nguyễn Vương gạt nước mắt bảo:
- Truyền lệnh ta, toàn quân lập tức nhổ neo thuận gió Nồm xuôi thuyền tiến đánh Phú Xuân.

* * *

Thành Phú Xuân vào lúc nửa đêm, bỗng nghe súng nổ ầm ầm ở cửa đông. Cửa thành vỡ toang, quân Nguyễn Gia Miêu reo hò xông vào. May thay lúc ấy nữ tướng Bùi Thị Xuân cưỡi voi một ngà dẫn toán nữ binh tuần phòng gần nơi ấy. Xuân bèn tuốt song kiếm thúc voi đến chặn ngang giữa cổng. Quân Nguyễn Gia Miêu xông lên, người nào gần thì bị voi quật, xa thì bị Xuân bắn tên chết cả. Quân Gia Miêu không sao vào được trong thành.
Nguyễn Vương đứng ngoài thành trông thấy hỏi Lê Chất rằng:
- Con nữ tặc ấy có phải là Bùi Thị Xuân chăng?
Lê Chất đáp:
- Ấy chính là Bùi Thị Xuân.
Nguyễn Vương nghiến răng bảo:
- Con nữ tặc này quả nhiên liều lĩnh lại võ nghệ hơn người. Nay nó đã dẫn quân chặn cửa thành, quân ta không vào được. Truyền quân bắc thang leo lên mặt thành mà đánh. Bắt được nó ta phải đem lóc thịt chặt xương thì mới hả giận của ta.
Quân Gia Miêu tuân lệnh công thành. Bùi Thị Xuân vừa đánh vừa trông lên mặt thành thấy quân mình nao núng, bèn quay sang bảo người tuỳ tướng là Bùi Thị Cúc rằng:
- Em hãy đến hoàng cung vời cho được hoàng thượng lên mặt thành khích lệ ba quân. Nếu không kinh thành e khó giữ.
Bùi Thị Cúc vâng lệnh đi ngay. Vua Cảnh Thịnh theo Thị Cúc ra trước trận. Quân Tây Sơn trông thấy hô vang:
- Hoàng thượng ngự giá thân chinh, anh em quyết lòng giết giặc.
Quân Tây Sơn lại đánh lui quân Gia Miêu. Nguyễn Vương thấy vậy tức giận quát:
- Đại bác bắn trước, bộ binh tiến sau. Trận này không chiếm lại kinh đô thì còn đợi bao giờ nữa!
Quân Gia Miêu lại hò hét xông lên, đạn bay tới tấp. Vua Cảnh Thịnh thấy địch quân thế mạnh trong lòng nao núng muốn lui. Bùi Thị Xuân lúc ấy đã bảo quân đóng được cổng thành. Xuân bèn nhảy lên mặt thành níu lấy vạt áo bào vua Cảnh Thịnh nói:
- Xin bệ hạ can đảm lên, đánh đến sáng ta sẽ có quân cứu viện. Nếu bệ hạ chạy, quân sẽ nao lòng, kinh thành sẽ mất.
Vua Cảnh Thịnh nghe lời Xuân vừa quay lại, bỗng viên đạn đại bác rơi bên cạnh vỡ mất mấy viên gạch. Cảnh Thịnh  dợm chân toan chạy. Bùi Thị Xuân lại kéo vạt áo bào vua van xin:
- Bệ hạ hãy bình tâm đứng sau lưng thần. Nếu thần chết đi, bệ hạ có chạy cũng chẳng muộn đâu nào!
Xuân vừa dứt lời, vài viên đạn đại bác nữa bay lên. Vua Cảnh Thịnh bấy giờ không còn hồn vía nào, quay lưng bỏ chạy. Thị Xuân nắm vạt áo kéo lại. Cảnh Thịnh rút gươm cắt vạt áo bào thoát khỏi tay Thị Xuân, cắm cổ mà chạy.
Quân Tây Sơn đang hăng hái chiến đấu thấy vua mình bỏ chạy, rùng rùng chạy theo. Bùi Thị Xuân không cản được ngửa mặt lên trời khóc rằng:
- Tiên đế ơi là tiên đế!
Than rồi dẫn nữ binh  chạy theo hộ vệ vua ra cửa bắc thành. Quân Gia Miêu toàn thắng. Dẫn quân vào thành rồi, Nguyễn Vương hỏi:
- Quân ta không được nghỉ ngơi phải thừa thắng tiến lên. Vậy ai lãnh trọng trách lãnh binh theo đường bộ vào đánh Trần Quang Diệu, Vũ Văn Dũng cứu nguy cho Võ Tánh và Ngô Tùng Châu?
Tống Viết Phước, Tống Phước Khuông, Tống Phước Lương bước ra thưa:
- Năm xưa chính vợ chồng Trần Quang Diệu đã bắn chết cha thần là Tống Phước Hiệp ở Phú Yên. Nay anh em thần xin đi lấy đầu Trần Quang Diệu, trước là giải vây cho thành Bình Định sau là báo thù cha. Xin thượng vương thuận cho.
Nguyễn Vương mừng rỡ cấp binh phù cho đi. Xong Nguyễn Vương lại hỏi:
        - Ai có thể đuổi theo truy bắt thằng con nít Cảnh Thịnh về cho ta trị tội ?
Lê Chất bước ra thưa:
- Năm xưa chính tên hôn quân này đã giết chết cha thần. Xin thượng vương cho thần theo bắt nó về cho thượng vương trị tội.
Nguyễn Vương ngẫm nghĩ rồi bảo:
- Được ta cấp cho Lê Văn Duyệt và Lê Chất một đạo quân truy kích Cảnh Thịnh.
Lê Văn Duyệt và Lê Chất lãnh lệnh lập tức đi ngay. Hai tướng thúc quân theo mười dặm thì đuổi kịp vua tôi Cảnh Thịnh. Bùi Thị Xuân hối vua Cảnh Thịnh rằng:
- Bệ hạ hãy mau chạy về Động Hải có Đặng Xuân Phong trấn thủ tất sẽ an toàn.
Cảnh Thịnh hỏi:
- Còn nữ đô đốc thì sao?
Xuân đáp:
- Thần ở lại chặn giặc. Bệ hạ hãy kíp lên đường.
Nói xong Bùi Thị Xuân lại lên voi, vung song kiếm lao vào phía quân Nguyễn Gia Miêu. Lê Văn Duyệt thấy Bùi Thị Xuân ít quân liền bảo Lê Chất:
        - Tôi lãnh một cánh quân vây đánh Bùi Thị Xuân. Ông lãnh một cánh quân đuổi theo vua Tây Sơn. Nếu chậm trễ hắn sẽ chạy thoát.
Lê Chất mừng rỡ nói:
- Cảm ơn tướng quân phen này chắc rằng tôi báo được thù cha.
Nói rồi dẫn quân đuổi theo vua Tây Sơn. Còn Lê Văn Duyệt thúc quân vây Bùi Thị Xuân vào giữa. Bùi Thị Cúc hỏi Xuân rằng:
- Đô đốc chị ơi! Nay trên đường thiên lý ra Bắc rơi nào cũng có quân Nguyễn Gia Miêu vậy ta nên phá vây chạy về hướng nào?
Xuân chống kiếm lau mồ hôi đáp:
- Phá vây chạy về hướng tây theo đường thượng đạo vào Quy Nhơn với chồng ta là Trần Quang Diệu rồi sẽ liệu sau.
Cúc hỏi:
- Còn Lê Chất đang đuổi theo vua ta rất ngặt. Vậy phải làm sao?
Xuân đáp:
- Lê Trung, Lê Chất là người trung nghĩa. Lê Chất bất đắc dĩ mới hàng Phúc Ánh, chứ chưa hẳn đã quên ơn tiên đế. Lúc nãy ta chỉ thấy một mình Lê Chất đuổi theo ắt là chúa ta thoát được về Động Hải với Đặng Xuân Phong.
Dứt lời Bùi Thị Xuân dẫn quân nhằm hướng tây mà phá trận. Đánh một hồi quân Tây Sơn lần lượt chết cả. Hai chị em Thị Xuân, Thị Cúc tả xung hữu đột, đi đến đâu quân Gia Miêu dạt ra đến đất. Bùi Thị Xuân, Bùi Thị Cúc thoát ra khỏi trận nhằm hướng tây thúc voi mà chạy. Lê Văn Duyệt trông theo buộc miệng khen:
- Tuy là cừu địch nhưng phải nhận rằng Bùi Thị Xuân thật đánh mặt anh hùng. Đấng mày râu không dễ gì sánh kịp.
Đoạn Lê Văn Duyệt dẫn quân tiến theo Lê Chất.

* * *

Bấy giờ Lê Chất đang truy kích vua Tây Sơn. Quân đi đến đâu Chất sai quân thúc trống liên hồi, tiếng dập dồn vang xa hàng mấy dặm. Vua Tây Sơn là Cảnh Thịnh nghe trống thúc quân của địch thì thất kinh hồn vía, quất ngựa chạy dài. Chạy đến trưa người, ngựa đều mệt, Cảnh Thịnh bảo quân dừng lại nghỉ ngơi ở ven đường. Vừa mới xuống ngựa lại nghe tiếng trống của quân Nguyễn Gia Miêu. Cảnh Thịnh hoảng sợ  chạy tiếp về Bắc. Trong một ngày bị trống đuổi mấy mấy lần như thế. Cảnh Thịnh lấy làm lạ hỏi:
- Tướng giặc đang đuổi theo ta là ai vậy?
Quân đáp:
- Thưa, đó là Lê Chất!
Cảnh Thịnh ứa nước mắt than:
- Thương thay Lê Chất! Thương thay Lê Chất!
Quân ngạc nhiên hỏi:
- Lê Chất dẫn quân giặc đuổi bệ hạ, sao bệ hạ lại tiếc thương Lê Chất?
Cảnh Thịnh ngậm ngùi đáp:
- Lê Chất còn nhớ ơn nhà Tây Sơn, nên nay cứ đánh trống ầm ầm cho ta nghe mà chạy trước. Nếu Lê Chất muốn bắt ta thì việc gì phải khua chiêng trống làm chi.
Quân cận vệ nghe xong nói:
- Thương thay cho Lê tướng quân!
Cảnh Thịnh bấy giờ mới ôm mặt khóc rằng:
- Bởi trước kia ta ngu muội gần bọn gian nịnh, xa lách trung thần, giết oan Lê Trung nên Lê Chất cùng đường phải về hàng Phúc Ánh, khiến cơ đồ nay phải sụp đổ thế này.
Than vừa dứt lời lại nghe tiếng trống quân Gia Miêu nổi lên. Cảnh Thịnh lên ngựa bảo:
- Mau về Động Hải cùng Đặng Xuân Phong.
Lê Chất đuổi đến núi Hoành sơn thì Lê Văn Duyệt vừa theo kịp. Lê Chất bảo Duyệt:
- Núi Hoành sơn này tục gọi là đèo Ngang thế núi hiểm trở chỉ có một đường độc đạo mà đi. Đặng Xuân Phong đóng quân trên đèo ta khó bề tiến được. Chi bằng hãy lập trại dưới đèo rồi báo cho thượng vương đem thủy binh ra đánh  vào phía bắc núi là hơn.
Lê Văn Duyệt khen phải bèn đóng quân dưới núi Hoành sơn.

 (Hết chương 65)
Read more…

CÁCH NHẬP COMMENT TRÊN HƯƠNG QUÊ NHÀ

Đầu tiên, nhấp chuột vào ô Nhập nhận xét của bạn rồi viết comment. Viết xong, nhấp chuột vào ô Tài khoản Google. Sau đó nhấp chuột vào Tên/URL thì sẽ hiện ra 2 ô. Ô phía trên, ghi Họ và tên của bạn. Ô phía dưới, ghi dòng chữ:huongquenha.com

Cuối cùng, nhấp chuột vào ô Tiếp tục và nhấp chuột tiếp vào ô Xuất bản là xong. (Nếu bạn đã có sẵn Tài khoản Google, thì sau khi viết comment, chỉ cần nhấp chuột vào ô Xuất bản là thành công)

Số lượt xem tháng trước


-------------------------------------------------------------------------


TÁC GIẢ & TÁC PHẨM
* TÁC GIẢ & TÁC PHẨM * TÁC GIẢ & TÁC PHẨM * TÁC GIẢ & TÁC PHẨM * TÁC GIẢ & TÁC PHẨM---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ái Nhân (21) Ambrose Bierce (1) ẢNH (58) Anh Ngọc (1) Anh Nguyên (1) Anh Phong (4) Anh Phương (9) âm nhạc (2) âm thanh (1) Ân Thiên (1) Bạch Diệp (5) Bách Mỵ (2) BÀN TRÒN VĂN NGHỆ (87) Bảo Hồ (1) Bảo Lâm (1) Bảo Ninh (2) Bé Hải Dân (1) Bích Ái (3) Bích Lê (4) Bích Ngọc (1) Bích Vân (2) Bình Địa Mộc (3) Bình Nguyên (1) Bình Nguyên Trang (2) binh pháp (1) Bình Tâm (1) Bobby Nam Giang (3) Bùi Anh Sắc (1) Bùi Công Thuấn (1) Bùi Danh Hải Phong (1) Bùi Đức Ánh (66) Bùi Hoài Vân (5) Bùi Huyền Tương (2) Bùi Hữu Phước (1) Bùi Nguyên Bằng (25) Bùi Nhựa (4) Bùi Văn Bồng (5) Bùi Việt Thắng (2) BÚT KÝ (17) Ca Dao (2) Cao Duy Thảo (1) Cao Kim Quy (1) Cao Thị Thu Hà (3) Cao Thọ Thêm (2) Cao Thoại Châu (1) Cao Thu Hà (1) Cao Trọng Quế (1) Cao Văn Tam (5) Cát Du (7) Catherine Mansfield (1) Cẩm Lệ (4) Cẩm Tú Cầu (1) Chàng Cát (1) Chánh Đức (1) CHÀO XUÂN 2014 (1) CHÂN DUNG VĂN NGHỆ SĨ (2) Châu Đoàn (1) Châu Quang Phước (1) Châu Thạch (9) Châu Thường Vinh (1) Chí Anh (1) Chính Đức (1) chủ (1) CHỦ BIÊN (136) Chu Giang Phong (1) Chu Lai (2) Chu Ngạn Thư (10) Chu Trầm Nguyên Minh (16) Chu Vương Miện (1) Chúa Sơn Lâm (1) Cỏ Dại (7) covid 19 (1) Công Nguyễn (1) Cơ Xương (1) Cúc Dương (1) Cuộc thi văn chương (1) CỬA SỔ VĂN HÓA (6) Dạ Ngân (1) Dã Phong Bình (2) Dã Phương (1) Dạ Thảo (2) Dạ Thy (1) Diệp Linh (18) Diệp Uy (1) Dino Buzzati (3) DỌC ĐƯỜNG (29) Du Tử Lê (1) Dung Thị Vân (28) Duy Bằng (1) Duy Phạm (3) Dương Diệu Minh (1) Dương Đăng Huệ (1) Dương Hải Yến (2) Dương Hằng (7) Dương Kim Nhi (4) Dương Kim Thoa (1) Dương Phương Vinh (1) Dương Thành Thái (3) Dương Thị Yến Trinh (2) Dương Xuân Triều (6) Dzạ Lữ Kiều (6) Đàm Lan (17) đạo đức (2) Đào Hiền (2) Đào Hữu Thức (2) Đào Khương (2) Đào Minh Hiệp (2) Đào Phạm Thuỳ Trang (82) Đào Quang Bắc (1) Đào Quý Thạnh (1) Đào Thanh Hoà (14) Đào Thị Quý Thanh (1) Đào Thị Thu Hiền (3) Đào Văn Đạt (31) Đào Viết Bửu (7) Đặng Châu Long (1) Đặng Diệu Thoa (1) Đăng Đăng (1) Đăng Huỳnh (1) Đặng Quốc Khánh (8) Đặng Quý Địch (3) Đặng Tấn Tới (2) Đặng Thị Hoa (2) Đặng Thị Xuân (1) Đăng Trình (1) Đặng Tường Vy (3) Đặng Văn Sử (1) Đặng Việt Trinh (1) Đặng Xuân Xuyến (9) ĐIỂM BÁO (2) Điêu Thuyền (1) Đinh Lốc (2) Đình Thậm (1) Đinh Vương Khanh (4) Đoàn Khương Duy (1) Đoàn Thị Minh Hiệp (4) Đoàn Tuyết Thu (1) Đoản văn (1) ĐỌC SÁCH (23) Đỗ Chiến Thắng (6) Đỗ Duy Hoàng (15) Đỗ Hồng Ngọc (5) Đỗ KIm Dung (1) Đỗ Phu (1) Đỗ Quyên (2) Đỗ Tâm Linh (1) Đỗ Tấn Đạt (2) Đỗ Thị Kim Hải (2) Đỗ Trúc Hàn (1) Đỗ Văn Tiến (1) Đỗ Xuân Phương (1) Đức Linh (1) Đức Tiên (3) Elena Pucillo Truong (6) gan jing world (1) Ghi chép (2) Giang Đình (8) Giang Hiền Sơn (6) Giáo dục (1) Guy de Maupassant (1) Hà Đoàn (2) Hạ Ly (1) Hà Nguyên (2) Hà Nhữ Uyên (2) Hà Phi Phượng (1) Hạ Thi (3) Hà Thị Thu Hằng (1) Hà Tùng Sơn (1) Hải Điểu (1) Hải Miên (3) Hải Phong (2) Hải Thăng (1) Hải Thuỵ (6) Hải Yến (2) Hàm Sơn (1) Hàn Dã Thảo (2) Hàn Du Tử (17) Hàn Hữu Yên (1) Hàn Lâm (1) Hãn Nguyên Nguyễn Nhã (1) Hàn Nguyệt (1) Hàn Phong Vũ (19) Hàn Tín (1) Hạng Vũ (1) Hậu Cốc Ngang (1) Hậu Đậu (1) Hiếu Dũng (1) Hoa Hướng Dương (1) Hoa Mai (2) Hoa Tím Buồn (4) Hoa Tuyết (2) Hoà Văn (10) Hoa Xuyến Chi (1) Hoài Huyền Thanh (53) Hoan Giang (1) Hoàng Anh (6) Hoàng Anh 79 (26) Hoàng Chẩm (53) Hoàng Chẫm (1) Hoàng Đình Quang (2) Hoàng Giao (4) Hoàng Hạ Miên (6) Hoàng Hữu (1) Hoàng Khánh Duy (5) Hoàng Kim (1) Hoàng Kim Chi (1) Hoàng Kim Oanh (2) Hoàng Linh (6) Hoàng Long (2) Hoàng Lộc (8) Hoàng Mẫn (1) Hoàng Minh Tường (2) Hoàng Nghĩa Lược (1) Hoàng Ngọc Xuân (4) Hoàng Nguyên (1) Hoàng Phủ Ngọc Tường (1) Hoàng Thảo Chi (1) Hoàng Thị Nhã (8) Hoàng Thị Thu Thủy (2) Hoàng Trang (1) Hoàng Trần (1) Hoàng Trọng Quý (9) Hoàng Trọng thắng (1) Hoàng Tuấn Sơn (1) Hoàng Tuyên (2) Hoàng Vũ Thuật (1) Hoàng Xuân Hiến (1) Hoàng Xuân Niên (1) Hồ Bích Ngọc (4) Hồ Bích Vân (2) Hồ Đắc Thiếu Anh (1) Hồ Hải (2) Hồ Lê Diêm (1) Hồ Nam (1) Hồ Ngọc Diệp (1) Hồ Nhật Quang (1) Hồ Sĩ Duy (1) Hồ Thanh Ngân (10) Hồ Thế Hà (2) Hồ Thế Phất (3) Hồ Thế Sinh (1) Hồ Tĩnh Tâm (1) Hồ Tịnh Thuỷ (21) Hồ Vũ Khánh Linh (1) Hồ Xuân Thu (3) Hội Nhà văn TP. HCM (1) Hồng Hạnh (3) Hồng Liễu (1) Hồng Phúc (8) Hồng Tâm (10) Huệ Triệu (3) HUMICHI (5) Huy Nguyên (15) Huy Vọng (17) Huy Vũ (1) Huyết Kiệt (1) Huỳnh Dạ Thảo (1) Huỳnh Gia (18) Huỳnh Kim Bửu (1) Huỳnh Minh Lệ (2) Huỳnh Ngọc Nga (1) Huỳnh Ngọc Phước (29) Huỳnh Như Phương (1) Huỳnh Thanh Lan (1) Huỳnh Thị Quỳnh Nga (1) Huỳnh Thúy Thúy (1) Huỳnh Văn Diệu (1) Huỳnh Văn Mỹ (1) Huỳnh Văn Yên (1) Huỳnh Xuân Sơn (3) Hương Đêm (1) Hương Đình (4) Hương Quê Nhà (1) Hương Văn (6) Hửu Thỉnh (1) Irina Polianxkaia (1) James Dylan (4) James Joyce (1) Jeffrey Thai (9) Jerry Thu Trà (7) Kai Hoàng (1) Kate Chopin (1) Kha Tiệm Ly (4) Khả Xuân (1) Khán Võ (2) Khảo Mai (1) khoa học (1) Khổng Trường Chiến (3) Khổng Vĩnh Nguyên (1) KỊCH BẢN (1) Kiên Giang (1) Kiến Giang (12) Kiều Huệ (1) Kim Chuông (4) Kim Dung (2) Kim Ngoan (15) Kim Quyên (1) Kim Sơn Giang (22) Kim Tiết (9) Kim Yến (1) Kỳ Nam (2) Ký sự (14) Lã Bố (1) La Hán (1) La Mai Thi Gia (1) Lạc Thảo (1) Lại Ngọc Thư (1) Lam Giang (3) Lan Anh (1) Lan Phương (1) Lan Thanh (1) Lãng Du (6) Lâm Bích Thuỷ (8) Lâm Cẩm Ái (3) Lâm Hạ (11) Lâm Huy Nhuận (1) Lâm Trúc (30) Lâm Xuân Vi (1) Lâu Văn Mua (1) Lê Ân (5) Lê Bá Duy (9) Lê Đình Danh (79) Lê Đức Hoàng Vân (1) Lê Đức Lang (13) Lê Giang Trần (1) Lệ Hằng (3) Lê Hoài Lương (4) Lê Hoàng (2) Lê Hứa Huyền Trân (39) Lê Khánh Luận (1) Lê Minh Chánh (1) Lê Minh Dung (2) Lê Minh Hải (2) Lê Minh Vũ (3) Lê Ngân (3) Lê Ngọc Phái (1) Lê Ngọc Trác (1) Lê Ngũ Nam Phong (11) Lê Nhựt Triết (8) Lê Phương Châu (30) Lê Quang Trạng (23) Lê Sa Long (2) Lê Thanh Hùng (34) Lê Thanh My (8) Lê Thấu (1) Lê Thị Cẩm Tú (6) Lê Thị Hồng Thắm (1) Lê Thị Kim (1) Lê Thị Ngọc Lệ (1) Lê Thị Ngọc Nữ (32) Lê Thị Thu Hiền (1) Lê Thị Xuyên (13) Lê Thiếu Nhơn (15) Lê Thống Nhất (6) Lê Thụy Phương (2) Lê Tiến Dũng (1) Lê Tiến Mợi (6) Lê Trọng Nghĩa (3) Lê Trung Hiếu (1) Lê Tuân (4) Lê Uyên (1) Lê Văn Hiếu (12) Lê Văn Ngăn (3) Lê Vi Thuỷ (1) Lê Vinh (4) Lê Xuân Tiến (1) Lindsay Polak (1) Linh Lan (7) Linh Lan (Quảng Nam) (8) Linh Phương (3) Linh Thy (2) Long Khánh (4) Long Vương (1) luân hồi (1) Lữ Hồng (3) Lư Nhất Vũ (1) Lương Cẩm Quyên (1) Lương Duyên Thắng (3) Lương Đình Khoa (1) Lương Sơn (27) Lưu Ly (6) Lưu Quang Minh (15) Lưu Thành Tựu (1) Lưu Thị Mười (2) Lưu Xuân Cảnh (2) Lý Khánh Vinh (15) Lý Thành Long (1) Lý Thời Miễn (1) M.T.N.H (7) Mã Nhị Lan (1) Mạc Minh (2) Mạc Tố Hồng (1) Mạc Tường (2) Mai Đức Trung (6) Mai Hạnh (1) Mai Kiệm (1) Mai Loan (12) Mai Nhật (2) Mai Thanh (1) Mai Thị Vân (1) Mai Thìn (3) Mai Tuyết (37) Mang Viên Long (63) Marie Hải Miên (4) Mẫu Đơn (1) Mèo Con (1) Mi Thu (1) Miên Đức Thắng (2) Miên Linh (1) Minh Châu (2) Minh Đan (Lọ Lem Đất Võ) (6) Minh Nguyên (15) Minh Nguyễn (3) Minh Nguyệt (15) Minh Nguyệt (NT) (1) Minh Nhân Tông (1) Minh Vy (25) Mỗi tháng một tác giả và một bài thơ hay (2) Mộng Cầm (8) Mộng Nam (1) Mùa Xanh (3) Mưa (1) Mường Mán (1) MỸ THUẬT (6) My Tiên (1) Mỹ Vân (1) Nam Art (2) Nam Cao (1) Nam Thi (17) Năm Bửu (1) Nấm Độc (1) NCCGL (4) Ngàn Thương (33) Ngày Đẹp Tươi (1) nghệ thuật. (1) nghiên cứu (1) Ngọc Bút (8) Ngọc Diệp (35) Ngọc Thịnh (1) Ngô Càn Chiểu (1) Ngô Cự Chính (2) Ngô Diệp (6) Ngô Đình Hải (7) Ngô Hồng Nhung (1) Ngô Liêm Khoan (1) Ngô Minh Trãi (3) Ngô Nguyên Ngiễm (1) Ngô Thị Hoà (1) Ngô Thị Ngọc Diệp (10) Ngô Thuý Nga (30) Ngô Thúy Nga (16) Ngô Thy Học (7) Ngô Văn Cư (51) Ngô Văn Giảng (11) Ngô Văn Khanh (17) Ngô Viết Hòa (1) Nguyễn (1) Nguyễn An Bình (70) Nguyễn An Đình (4) Nguyễn Ánh 9 (1) Nguyễn Bá Nhân (1) Nguyễn Bích Sao Linh (1) Nguyễn Bình (1) Nguyễn Bính Hồng Cầu (2) Nguyên Cẩn (26) Nguyễn Châu (2) Nguyễn Chinh (4) Nguyễn Công Thụ (2) Nguyễn Công Tùng Chinh (1) Nguyễn Cử Tú Quỳnh (2) Nguyên Diệp (1) Nguyễn Dũng (1) Nguyễn Duy Khương (6) Nguyễn Duy Phương (1) Nguyễn Duy Thịnh (3) Nguyễn Đại Duẩn (2) Nguyễn Đặng Mừng (3) Nguyễn Đăng Thanh (20) Nguyễn Đăng Trình (4) Nguyễn Đình Bảng (1) Nguyễn Đình Trọng (1) Nguyễn Đoan Tuyết (25) Nguyễn Đồng Bội Thảo (1) Nguyễn Đức Chính (5) Nguyễn Đức Cơ (1) Nguyễn Đức Mậu (2) Nguyễn Đức Minh (6) Nguyễn Đức Minh Hùng (10) Nguyễn Đức Nhân (1) Nguyễn Đức Phú Thọ (25) Nguyễn Đức Quyền (4) Nguyễn Đức Tấn (6) Nguyễn Đức Tình (4) Nguyễn Gia Long (1) Nguyên Hạ (11) Nguyễn Hải Thảo (2) Nguyễn Hậu (2) Nguyễn Hiếu (8) Nguyễn Hiếu Học (2) Nguyễn Hòa Hiệp (2) Nguyễn Hoài Ân (1) Nguyễn Hoàng Thức (2) Nguyễn Hồng Diệu (1) Nguyễn Huệ (3) Nguyên Hùng (1) Nguyễn Huy (3) Nguyễn Huy (HD) (1) Nguyễn Huy Khôi (1) Nguyễn Huỳnh (1) Nguyễn Hữu Minh (1) Nguyễn Hữu Phú (1) Nguyễn Hữu Quý (2) Nguyễn Hữu Thuần (4) Nguyễn Hữu Trung (2) Nguyễn Khiêm (1) Nguyễn Khoa Đăng (51) Nguyễn Kiều Lam (2) Nguyễn Kiều Phương (3) Nguyễn Kim Hương (7) Nguyễn Kim Thịnh (1) Nguyễn Lam (2) Nguyễn Lương Vỵ (4) Nguyên Minh (1) Nguyễn Minh Dũng (46) Nguyễn Minh Hoà (1) Nguyễn Minh Khiêm (1) Nguyễn Minh Nguyệt (1) Nguyễn Minh Phúc (47) Nguyễn Minh Quang (5) Nguyễn Minh Thuận (9) Nguyễn Minh Toàn (1) Nguyễn Mỳ (1) Nguyễn Mỹ Nữ (3) Nguyễn Nga (14) Nguyễn Nghiêm (3) Nguyễn Ngọc Dũng (1) Nguyễn Ngọc Đặng (1) Nguyễn Ngọc Hà (4) Nguyễn Ngọc Hưng (6) Nguyễn Ngọc Thơ (31) Nguyễn Ngọc Tư (5) Nguyễn Nguy Anh (21) Nguyễn Nguyên Phượng (69) Nguyễn Nhật Hùng (4) Nguyễn Như Tuấn (14) Nguyễn Phin (23) Nguyên Phong (1) Nguyễn Phú Yên (8) Nguyễn Phượng (2) Nguyễn Phương Dung (2) Nguyễn Quang Quân (8) Nguyễn Quang Tâm (2) Nguyễn Quang Tuấn (1) Nguyễn Quân (2) Nguyễn Quốc Ái (1) Nguyễn Quốc Bảo (1) Nguyễn Quốc Đông (1) Nguyễn Quy (2) Nguyên Tâm (1) Nguyễn Tấn Thuyên (3) Nguyễn Thái An (3) Nguyễn Thái Dương (6) Nguyễn Thái Huy (35) Nguyễn Thành Công (48) Nguyễn Thành Giang (22) Nguyễn Thanh Hải (1) Nguyễn Thanh Huyền (8) Nguyễn Thanh Mừng (1) Nguyễn Thánh Ngã (1) Nguyễn Thành Nhân (18) Nguyễn Thanh Tuấn (7) Nguyễn Thanh Xuân (2) Nguyễn Thế Kiên (1) Nguyễn Thế Kỷ (1) Nguyễn Thị Ánh Huỳnh (2) Nguyễn Thị Bích Phượng (2) Nguyễn Thị Cẩm Thuỳ (3) Nguyễn Thị Chi (2) Nguyễn Thị Diệu Hiền (3) Nguyễn Thị Hải (1) Nguyễn Thị Hằng (6) Nguyễn Thị Hậu (1) Nguyễn Thị Hồng Đào (10) Nguyễn Thị Huệ (1) Nguyễn Thị Kim Huệ (2) Nguyễn Thị Mây (127) Nguyễn Thị Ngọc Hải (1) Nguyễn Thị Ngọc Sen (2) Nguyễn Thị Như Tâm (3) Nguyễn Thị Phụng (27) Nguyễn Thị Thanh Bình (6) Nguyễn Thị Thành Nhân (1) Nguyễn Thị Thanh Toàn (1) Nguyễn Thị Thanh Xuân (1) Nguyễn Thị Thu Ba (23) Nguyễn Thị Thu Hiền (1) Nguyễn Thị Thu Hoài (1) Nguyễn Thị Thu Thuý (3) Nguyễn Thị Thùy Linh (3) Nguyễn Thị Tiết (3) Nguyễn Thị Tuyết (1) Nguyễn Thị Việt Hà (39) Nguyễn Thị Xuân Hương (14) Nguyễn Thu Hằng (1) Nguyễn Thủy (4) Nguyễn Thúy Ngân (13) Nguyễn Thuý Quỳnh (2) Nguyễn Thường Kham (3) Nguyễn Thượng Trí (2) Nguyễn Tiến Đường (8) Nguyễn Trần (1) Nguyễn Trí Tài (40) Nguyễn Trọng Luân (2) Nguyễn Trung (1) Nguyễn Trung Nguyên (1) Nguyễn Tuyển (4) Nguyễn Văn Ân (68) Nguyễn Văn Bút (6) Nguyễn Văn Công (2) Nguyễn Văn Cường (CCK) (4) Nguyễn Văn Hiến (5) Nguyễn Văn Hoà (5) Nguyễn Văn Hòa (1) Nguyễn Văn Học (53) Nguyễn Văn Ngọc (1) Nguyễn Văn Thanh (1) Nguyễn Văn Thành (1) Nguyễn Văn Thảo (17) Nguyễn Văn Toan (1) Nguyên Vi (1) Nguyễn Việt Hà (2) Nguyễn Vinh (1) Nguyễn Vĩnh Bình (3) Nguyễn Xuân Cảm (3) Nguyễn Xuân Dương (1) Nguyễn Xuân Khánh (1) Nguyễn Xuân Thuỷ (1) Nguyễn Xuân Thủy (1) Nguyễn Xuân Tư (3) Nguyệt Linh (5) Nguyệt Quế (1) Ngưng Thu (44) Nhã Ngọc (1) Nhã Thiên (7) nhà Thương (1) Nhân Hậu (2) NHÂN VẬT (1) Nhật Nguyệt Xuân Hương (1) Nhật Quang (17) Nhất Sinh (1) Nhật Vũ (1) Nhi Hạ (1) NHỚ THUỞ ẤU THƠ (37) Như Hoài (4) NHỮNG ÁNG VĂN HAY VỀ LÀNG QUÊ VIỆT NAM (7) NHỮNG NGƯỜI BẠN ĐÂT THỦ (6) NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN HQN (5) Nông Quốc Lập (2) NP phan (1) Nửa Đời hư (1) NỬA THÁNG MỘT TÁC GIẢ VÀ MỘT BÀI THƠ HAY (38) nước (1) O. Henry (1) P.N. Thường Đoan (1) Pearl (1) Phạm Ánh (33) Phạm Anh Xuân (3) Phạm Bá Nhơn (2) Phạm Cao Hoàng (1) Phạm Đình Nghi (1) Phạm Hổ (1) Phạm Hữu Hoàng (20) Phạm Kiều Hưng (1) Phạm Lâm (1) Phạm Lê Tường Vi (1) Phạm Minh Dũng (14) Phạm Minh Hiền (9) Phạm Minh Thuận (10) Phạm Mỹ (1) Phạm Ngân (3) Phạm Như Vân (1) Phạm Phan Hòa (1) Phạm Phương Lan (1) Phạm Quỳnh An (1) Phạm Thái Ba (4) Phạm Thị Hải Dương (9) Phạm Thị Liên (1) Phạm Thị Mỹ Liên (30) Phạm Thị Phương Thảo (3) Phạm Thuý (6) Phạm Trần Ái Linh (4) Phạm Trung Tín (2) Phạm Tuấn Vũ (29) Phạm Tử Văn (21) Phạm Văn Phương (16) Phạm Văn Thạnh (1) Phạm Vũ (1) Phan Anh (12) Phan Cung Việt (1) Phan Đức Nam (1) Phan Hoài Thương (1) Phan Hoàng (2) Phan Huỳnh Điểu (1) Phan Hữu Lý (1) Phan Khanh (2) Phan Mai Thư Nhã (6) Phan Nam (20) Phan Quỳnh Như (1) Phan Sửu (1) Phan Tấn Lược (6) Phan Thanh Cương (2) Phan Thị Huỳnh Trang (2) Phan Tiên Phát (1) Phan Tình (1) Phan Trang Hy (25) Phan Văn Bình (1) Phan Văn Thạnh (1) Phan Văn Thuần (3) Phan Vĩnh (1) phần 1 (1) phần 2 (1) phần 3 (1) phần 4 (1) Phiêu Vân (1) Phong Dương (2) Phong Điệp (1) Phỏng vấn (7) Phú Ngọc (1) Phú Quang (3) Phú Xuân (8) Phùng Gia Lộc (1) Phùng Hiếu (10) Phùng Hiệu (1) Phùng Hoàng Chương (1) Phùng Phương Quý (7) Phùng Văn Khai (1) Phước Vũ (1) Phương Phương (10) Phương Uy (5) Quan Thế Âm (1) Quảng Ngọc (1) Quảng Ngôn Lê Ngữ (1) Quang Thám (1) Quang Tuấn Dũng (9) Quốc Hùng (2) Quốc Tuyên (1) quy luật dịch (1) Quỳnh Lệ (1) Quỳnh Nga (16) Quỳnh Trâm (1) Rason Helmandollar (1) Raymond Carver (1) Raymond Thư (1) Rêu (Cao Hoàng Từ Đoan) (13) SÁCH BẠN VĂN (71) SARAH HALL (1) SINH NHẬT (1) Song Ninh (11) Sông Hương (11) Sông Lam (1) Sông Song (8) Sơn Tịnh (2) Sơn Trần (15) Sruthi Thekkiam (1) T.T.Hiếu Thảo (22) Tạ Nghi Lễ (1) Tạ Thị Hoa (14) Tam quốc diễn nghĩa (4) TẢN VĂN (230) TẠP BÚT (612) Tạp chí Văn Mới (1) TẠP CHÍ VN BÌNH DƯƠNG (11) Tashi Dawa (1) Tâm Lãng (1) Tâm Nhiên (2) Tấn Hòa (1) Tần Khánh (4) TẬP SAN ÁO TRẮNG (39) Tập san Văn học nghệ thuật Hương Quê Nhà (1) Tây bá hầu Cơ Phát (1) Tây Du Ký (1) Tây Sơn bi hùng truyện (2) Thạch Anh (2) Thạch Cầu (1) Thạch Đà (7) Thạch Lam (1) Thạch Sene (5) Thái An Khánh (2) Thái Hoà (1) Thanh Bình Nguyên (27) Thành Dũng (1) Thanh Hải (1) Thanh Huyền (2) Thanh Lương (2) Thanh Minh (4) Thanh Phong (1) Thanh Sơn (1) Thanh Thảo (3) Thanh Trắc Nguyễn Văn (42) Thanh Tùng (7) Thành Văn (3) Thạnh Văn (1) Thanh Xuân (2) Thảo Nguyễn (1) Thâm Tâm (1) Thần Y (1) Thi Ngọc Lan (1) Thiên Ân (1) Thiên Di (5) Thiên Sơn (1) Thiên Thần Áo Trắng (7) Thiên Tôn (10) Thiên Trần (1) Thiệp chúc mừng năm mới (4) Thiệp chúc Tết (3) Thiệp mừng (3) Thông báo (1) Thơ (3139) Thơ Lê Nhựt Triết (1) THƠ MỜI HOẠ (7) THƠ PHỔ NHẠC (100) Thời sự Văn nghệ (6) Thu Dung (3) Thu Hằng (1) Thu Hiền (1) Thu Hoài (1) Thu Nga (1) Thuận Thảo (8) Thuận Yến (1) Thục Minh (7) Thuỳ Anh (13) Thuỵ Du (1) Thụy Du (3) Thuỳ Dương (1) Thùy Dương (1) Thủy Điền (1) Thuỳ Nhân (1) Thư cảm ơn (1) Thư ngỏ (1) THƯ NGỎ CỦA HQN (2) Thư tin (285) THƯ VIỆN TÁC GIẢ (1) Tiểu luận (4) Tiểu Mục Đồng (1) Tiểu Nguyệt (5) Tiểu thuyết (107) Tiêu Tương (1) Tin buồn (2) TIN VĂN (2) Tịnh Bình (19) Tịnh Minh Tiến (2) Tô Hồng Phương (1) Tô Kiều Ngân (1) Tố Mai (1) Tô Minh Yến (21) Tôn Nữ Hỷ Khương (2) Tôn Thất Út (2) Tôn Tư Mạc (1) Tống Ngọc Hân (1) Tống Xuân Tám (1) Trà Bình (4) TRABATHA (1) Trác Phi (1) Trang Linh (1) Trang Lộc (1) Trang Thơ Chào Xuân Mậu Tuất 2018 (1) TRANG THƠ CHỦ NHẬT (519) Trang Thơ Đón Xuân Đinh Dậu 2017 (1) TRANG THƠ ĐƯỜNG LUẬT (16) Tranh ảnh (3) Trầm Mặc (4) Trần Anh Dũng (1) Trần Bảo Định (4) Trần Băng Khuê (1) Trần Biên Thùy (1) Trần Dần (1) Trần Duy Đức (17) Trần Dzạ Lữ (4) Trần Định (1) Trần Đình Sử (2) Trần Đoàn Luận (1) Trần Đức ÁI (2) Trần Đức Hiển (1) Trần Đức Tín (1) Trần Hà Nam (4) Trần Hoàng Vy (2) Trần Hồng Vân (5) Trần Huiền Ân (2) Trần Huy Minh Phương (2) Trần Hữu Du (1) Trần Hữu Hội (17) Trần Kim Đức (5) Trần Kim Loan (2) Trần Kim Quy (1) Trần Lê Sơn Ý (2) Trần Linh Chi (1) Trần Long Thạch (1) Trần Lưu (1) Trần Mai Hường (11) Trần Mạnh Hảo (1) Trần Minh Nguyệt (16) Trần Năm (1) Trần Ngọc Hồ Trường (4) Trần Ngọc Mỹ (11) Trần Nguyên Hạnh (6) Trần Nhã My (2) Trần Như Luận (3) Trần Nhương (1) Trần Phù Nam (1) Trần Quang Dũng (4) Trần Quang Khanh (12) Trần Quang Lộc (1) Trần Quang Ngân (10) Trần Quốc Tiến (8) Trần Quốc Toàn (1) Trần Quốc Việt (1) Trần Tâm (7) Trần Thái Hưng (5) Trần Thanh Hải (3) Trần Thành Nghĩa (1) Trần Thế Nhân (13) Trần Thị Bích Thu (1) Trần Thi Ca (9) Trần Thị Cổ Tích (2) Trần Thị Huệ (1) Trần Thị Huyền Trang (3) Trần Thị Ngọc Hồng (1) Trần Thị Thanh (5) Trần Thị Thắng (1) Trần Thị Thương Thương (4) Trần Thị Trúc Hạ (1) Trần Thị Uyên (7) Trần Thiện (3) Trần Thiện Tuấn (1) Trần Thoại Nguyên (2) Trần Thuận (7) Trần Thúy Lành (6) Trần Thuỳ Trang (1) Trần Thư (1) Trần Thương Nhiều (1) Trần Trọng Hưng (2) Trần Trọng Tân (1) Trần Trọng Vũ (2) Trần Tuấn Anh (2) Trần Tuấn Thanh (10) Trần Vạn Giã (2) Trần Văn Bạn (16) Trần Văn Nhân (5) Trần Văn Thiên (1) Trần Việt (1) Trần Viết Dũng (11) Trần Võ Thành Văn (24) Triết học (2) Triều Âm (2) Triều Châu (1) Triều La Vỹ (2) Triệu Lam Châu (1) Triệu Từ Truyền (30) Trịnh Bửu Hoài (106) Trịnh Duy Sơn (2) Trịnh Hoài Linh (5) Trịnh Huy (4) Trịnh Thuỳ Mỹ (1) Trịnh Tuyên (1) Trịnh Viết Hiền (1) Trịnh Viết Hiệp (1) Trịnh Yến (2) Trọng Mật (2) trụ vương (1) Trúc Giang (4) Trúc Lập (1) Trúc Linh Lan (2) Trúc Thanh Tâm (12) Trúc Thuyên (3) trung quốc (1) Trung Trung Đỉnh (1) Trung Y (1) Truong Nguyen (1) Truyện dài (10) TRUYỆN DỊCH (15) Truyện ký (2) TRUYỆN NGẮN (1173) TRUYỆN VỪA (14) Trương Công Tưởng (16) Trương Diễm Phiến (1) Trương Đình Phượng (8) Trương Đình Tuấn (3) Trương Hồng Phúc (14) Trương Huỳnh Như Trân (2) Trương Lan Anh (1) Trương Nam Chi (5) Trương Thanh Cường (2) Trường Thắng (65) Trương Thị Thanh Tâm (22) Trương Thị Thúy (2) Trường Thịnh (6) Trương Tri (2) Trương Văn Dân (21) Trương Viết Hùng (1) TTM (1) Tuấn Nguyễn (7) Tuấn Quỳnh (3) Tuệ Mỹ (1) Tuti (2) Tuỳ bút (2) TÙY BÚT (120) Tuyết Nhung (1) Tuyết Vân (1) tứ đại mỹ nhân (1) Tường Vi (1) TX (1) Út Lãng Tử (1) Uyên Khuê (2) Uyên Minh (1) Uyển Phan (1) Vạn Lộc (1) Vành Khuyên (1) Văn (2469) Văn Công Mỹ (2) văn hóa truyền thống (5) Văn học nước ngoài (11) Văn Lưu (1) Văn Nguyên (1) Văn Nguyên Lương (7) Văn Nhược Ba (1) Văn Thạnh (2) Văn Thành Lê (1) Văn Thắng (23) Văn Trọng Hùng (1) Vân Đồn (3) Vân Giang (12) Vân Khanh (2) Vân Phi (32) Vân Tùng (2) Vi Ánh Ngọc (2) Vi Quốc Hiệp (1) Victor Remizov (1) VIDEO CLIP (2) Viễn Trình (25) Việt Quỳnh (1) Việt Trang (1) Việt Trương (1) Vĩnh Sơn (7) Vĩnh Thông (43) Vĩnh Tuy (21) Võ Bá Cường (1) Võ Chân Cửu (17) Võ Chí Nhất (3) Võ Công Liêm (1) Võ Diệu Thanh (18) Võ Dõng (1) Võ Đông Điền (4) Võ Hà (1) Võ Hạnh (2) Võ Mỹ Cát (1) Võ Ngọc Thọ (4) Võ Như Văn (3) Võ Thị Nga (13) Võ Thị Thu Thủy (1) Võ Thuỵ Như Phương (15) Võ Văn Hoa (1) Võ Văn Luyến (1) Võ Xuân Phương (3) Vũ Bình Lục (1) vũ đạo (1) Vũ Đình Huy (9) Vũ Đình Liên (1) Vũ Đình Minh (1) Vũ Đình Nguyệt (2) Vũ Đình Thung (2) Vũ Đức Trọng (1) Vũ Hạ (1) Vũ Hạnh (3) Vũ Hùng (2) Vũ Miên Thảo (5) Vũ Thành An (1) Vũ Thị Huyền Trang (115) Vũ Thụy Khuê (8) Vũ Trọng Quang (1) Vũ Trọng Tâm (2) Vũ Trọng Thanh (1) Vương Doãn (1) Vương Hạnh (1) Vương Hoài Uyên (4) Vương Tâm (3) Xanh Nguyên (4) Xuân Đài (1) Xuân Phong (6) Xuân Phương (1) Xuân Tiến (20) Ý Thu (3) Yên Kha (7) Ziken (2)
-------------------------------------------------------------------------
+ 817 TÁC GIẢ CÓ BÀI ĐĂNG TRÊN HƯƠNG QUÊ NHÀ
-------------------------------------------------------------------------