Trong video clip dàn dựng cho bài hát “Nơi đảo xa” do Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện, có hình ảnh của một phụ nữ nén lòng tiễn người chồng lính biển lên tàu ra khơi làm chúng tôi rất xúc động. Họ - những người vợ của người lính biển thực sự là hậu phương vững chắc để các anh ngày đêm yên tâm bám biển, thực thi pháp luật, bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc...
Những người vợ “thép”
Chúng tôi rời Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Vùng 1 với câu nói rất cảm động của thiếu tá Lê Huy, Phó Chủ nhiệm chính trị: “Những Cảnh sát biển như chúng tôi sẽ rất khó đương đầu với sóng dữ nếu không có một hậu phương vững chắc. Đó là những người vợ “thép” đang ngày đêm “gánh vác” gia đình với một ý chí vững vàng không lay chuyển”. Cầm trên tay danh sách dài dằng dặc những trường hợp gia đình gặp nhiều khó khăn của các cán bộ, chiến sĩ Vùng Cảnh sát biển 1, chúng tôi lần tìm đến từng gia đình để cảm nhận phần nào những hy sinh thầm lặng của các chị.
|
Chị Trần Thị Huế (thứ 3, trái sang) âm thầm hy sinh để chồng chị vững tâm nơi đầu sóng ngọn gió |
Đã hơn 2 tháng kể từ ngày Trung Quốc ngang nhiên hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương - 981 trong vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam, cô giáo Trần Thị Huế (thị trấn Thịnh Long, Hải Hậu, Nam Định) chưa một lần gặp mặt chồng. Chồng chị, anh Nguyễn Đức Thuận là chiến sĩ phụ trách máy động lực ở bộ phận kỹ thuật tàu Cảnh sát biển 8003. Dịp lễ 30-4 và 1-5, chưa kịp hết ngày phép anh đã được lệnh trở về đơn vị chuẩn bị lên đường làm nhiệm vụ. Mãi đến khi tàu nhổ neo, anh Thuận mới kịp nhắn tin cho vợ: “Anh đi Hoàng Sa thực hiện nhiệm vụ, em ở nhà lo cho các con…”.
Chị Huế bảo, cưới nhau từ năm 2001, anh liên tục lên đường thực hiện nhiệm vụ nên chị đã quá quen với những chuyến đi biển biền biệt của chồng. Kể cả khi còn ở trên bờ, cũng chỉ thi thoảng anh mới về nhà được vài hôm rồi lại đi. Để anh chuyên tâm làm nhiệm vụ, chị vun vén hạnh phúc gia đình, làm tròn nhiệm vụ một người vợ, người mẹ bằng tình thương dồn hết cho hai con nhỏ. Ngoài giờ đi dạy học ở trường, chị Huế làm tất cả công việc nhà, nuôi dạy hai con trở thành con ngoan, trò giỏi.
Thiếu tá Lê Huy, Phó Chủ nhiệm chính trị Cảnh sát biển Vùng 1 cho biết, hiện trong số các chiến sĩ trên tàu Cảnh sát biển 8003, có 9 trường hợp gia đình gặp hoàn cảnh khó khăn. Trong số này đáng chú ý có trường hợp gia đình thiếu tá Nguyễn Văn Thuận có vợ là giáo viên dạy toán Trần Thị Huế. Con trai đầu của anh chị là cháu Nguyễn Vũ Thọ, SN 2001 bị tim bẩm sinh, lõm vùng ngực bẩm sinh nhưng gia đình thuộc diện kinh tế khó khăn nên đang thiếu kinh phí phẫu thuật. Thiếu tá Lê Huy cho biết, Bộ Tư lệnh đang cùng với chính quyền địa phương kêu gọi sự giúp đỡ từ các nhà hảo tâm để hỗ trợ gia đình chiến sĩ Thuận.
|
Chúng tôi tìm đến nhà riêng của trung úy Nguyễn Trọng Linh, thợ máy tàu CSB 8003 ở khu Phủ Thượng Đoạn, phường Đông Hải, quận Hải An. Trời đã nhá nhem tối nên chị Nguyễn Thị Sen, vợ anh đang tất bật lo việc nhà từ nấu ăn, giặt giũ, chăm con… Khó khăn, vất vả hằn in lên đôi vai gầy gò của người vợ, người mẹ trẻ xa chồng nhưng đôi mắt chị vẫn ánh lên những niềm tin mãnh liệt. Anh chị xây dựng tổ ấm đơn sơ, giản dị của mình từ năm 2004 và vấp phải nhiều khó khăn như bao đôi vợ chồng trẻ khác. Sự cực nhọc dường như nhân lên gấp bội khi anh Linh phải xa nhà làm nhiệm vụ. Mỗi tuần anh được về nhà 2 lần và mỗi lần chỉ được gặp con 3 giờ đồng hồ rồi lại về đơn vị. Cũng giống chị Huế và nhiều người vợ Cảnh sát biển khác, từ ngày biển Đông dậy sóng, chị Sen chưa một lần được gặp chồng. Niềm vui duy nhất của ba mẹ con chính là những câu chuyện bất tận về việc anh đang dũng cảm cùng với đồng đội kiên trì đấu tranh tại vùng biển Hoàng Sa, bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc.
“Phải kiên cường anh nhé!”
Thật trùng hợp, khi chúng tôi đến thăm gia đình chị Nguyễn Thị Sen và chị Trần Thị Huế cũng là lúc bản tin thời sự của VTV phát đi những tin tức, hình ảnh thực địa về công tác thực thi pháp luật, đấu tranh của các anh trên vùng biển của Việt Nam mà Trung Quốc đang hạ đặt giàn khoan trái phép. Đối với họ, đây là thời gian vô cùng quý báu để mong ngóng về người chồng, người cha nơi khơi xa. Và mỗi lần anh Thuận hay anh Linh xuất hiện trên khung hình là mẹ con lại ồ reo vui sướng! Gia đình là thế, đã xa nhau vì nhiệm vụ chung, khó khăn, cực khổ bao nhiêu cũng chịu được nhưng cũng không thể nào khỏa lấp được tình cảm nhớ nhung, yêu thương ruột thịt.
Chị Huế kể, ngày 6-6 khi tàu 8003 cập cảng Đà Nẵng tiếp thêm lương thực sau một tháng làm nhiệm vụ trên biển, anh đã gọi điện thoại về nhà cho vợ con. Lúc đó, chị xốn xang trong lòng chực òa khóc nhưng đã vội kìm lại những giọt nước mắt của mình. Chị sợ, nước mắt sẽ làm cho anh mềm lòng và dao động, không yên tâm hoàn thành nhiệm vụ rồi dặn anh: “Phải kiên cường anh nhé!”. Chị bảo: “Khó khăn vất vả bao nhiêu mình cũng vượt qua được. Có đáng là bao so với cái lo chung của Tổ quốc. Dù rất khó khăn, vất vả nhưng ba mẹ con tôi vẫn không giấu được niềm tự hào vì anh vẫn ngày đêm kiên cường bám biển, kiên trì đấu tranh trước những hành động sai trái của Trung Quốc, bảo vệ chủ quyền đất nước”.
Còn chị Sen cũng có chung nỗi niềm khi tâm sự với chúng tôi. Đối với chị, dù một thân một mình nuôi con vất vả thế nào vẫn không sánh bằng những khó khăn, hiểm nguy của chồng nơi biển xa. Và đối với chị, chồng còn là tấm gương sáng để cho các con noi theo và là niềm tự hào khôn xiết của gia đình. Cũng chính từ niềm tự hào về người cha là lính hải quân nên chị đã quyết định kết hôn với anh, một Cảnh sát biển dù đã biết hết nỗi vất vả, hy sinh của mẹ.
Rất đỗi tự hào khi có người thân đang ngày đêm bám biển bảo vệ chủ quyền đất nước. Nhưng đằng sau sự tự hào ấy là những hy sinh thầm lặng của những người vợ, người mẹ trẻ đang ngày đêm mong ngóng về biển xa. Sự hy sinh lớn lao ấy trở thành hậu phương vững chắc cho những người lính biển ngày đêm yên tâm bám biển, kiên trì đấu tranh trước những hành động hung hãn, ngang ngược xâm phạm chủ quyền hải đảo của Việt Nam từ phía Trung Quốc.
CON RỒNG NGẨNG ĐẦU BÊN BỜ BIỂN
Nhà báo Quang Minh, Báo Quảng Ninh, chỉ vào tấm bản đồ lớn của tỉnh rồi ví von: “Quảng Ninh như một con rồng nằm ngẩng đầu bên bờ biển và không lâu nữa, địa phương sẽ bay cao trên đôi cánh kinh tế biển đảo, vươn mình vạm vỡ bên bờ biển Đông...”.
Đứng trên bờ sóng
Những ngày thực hiện loạt bài trên đất Quảng Ninh, theo kinh nghiệm của nhiều đồng nghiệp, chúng tôi di chuyển từ Trà Cổ về Quảng Yên chủ yếu bằng xe khách và tàu biển để cảm nhận hết vẻ đẹp trù phú mà thiên nhiên đã ban tặng cho vùng đất Quảng Ninh. Đây là địa phương duy nhất trong cả nước có đường biên giới cả trên bộ lẫn dưới biển với Trung Quốc. Quảng Ninh có bờ biển dài 250km với hơn 2.000 hòn đảo lớn nhỏ, chiếm 2/3 số đảo của cả nước.
|
Quảng Ninh như một con rồng ngẩng đầu bên bờ biển. Trong ảnh: Bến cảng Vân Đồn tấp nập thuyền đánh cá và thuyền du lịch cập cảng. Ảnh: K.VINH |
Cũng từ biển, diện tích mặt nước lên đến 6.000km2, trên 40.000 ha bãi triều và 20.000 ha eo vịnh hình thành nên những ngư trường khai thác và vùng nuôi trồng thủy sản màu mỡ. Do có vị trí đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế nên Quảng Ninh được Trung ương xác định là 1 trong 3 trung tâm kinh tế lớn trong vùng cùng với thủ đô Hà Nội và TP.Hải Phòng, làm đòn bẩy phát triển vùng Đông Bắc.
Nói đến Quảng Ninh, xưa nay nhiều người sẽ nghĩ đến loại khoáng sản đặc biệt là than. Tuy nhiên, với tình hình khai thác hiện tại, than không còn là mũi nhọn phát triển kinh tế địa phương. Thay vào đó, kinh tế biển đã và đang chứng tỏ vai trò to lớn của mình trong nỗ lực xây dựng Quảng Ninh trở thành tỉnh phát triển tốp đầu cả nước. Từ xa xưa, nhiều thế hệ cha ông đã hy sinh xương máu, giữ vững chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ để Quảng Ninh có được vị thế như ngày hôm nay. Từ TP.Móng Cái nhộn nhịp giao thương đến những Cẩm Phả, Hòn Gai, Hạ Long tấp nập tàu bè vận tải lớn... đâu đâu chúng tôi cũng bắt gặp không khí tấp nập, hối hả làm việc, phát triển kinh tế. Đứng bên bờ sóng, Quảng Ninh đang duy trì vững vàng tốp 5 tỉnh có nguồn thu ngân sách lớn nhất cả nước với hàng triệu USD từ nguồn lợi biển, đảo.
Có thể nói, Quảng Ninh là đặc trưng thu nhỏ rõ nét nhất cho vẻ đẹp và trù phú của biển đảo Việt Nam. Với sức sống bền bỉ, Quảng Ninh chống chọi thành công nhiều cuộc xâm lược từ phía biển của ngoại bang. Khi hòa bình lập lại, đất và người Quảng Ninh lại biết chắt chiu, tận dụng những lợi thế to lớn từ mẹ thiên nhiên ban tặng cho biển cả, cho vịnh Hạ Long, bến Vân Đồn, đảo Cô Tô… để ngày càng giàu mạnh hơn, góp phần khẳng định chủ quyền dân tộc bên cạnh láng giềng Trung Quốc đầy tham vọng bành trướng, bá quyền.
Phát huy thương hiệu biển
Có thể khẳng định, nói đến Quảng Ninh là nói đến biển. Biển là thương hiệu của vùng đất và là bệ phóng vững chãi để Quảng Ninh thực sự “hóa rồng”. Cũng có hệ thống cảng biển như một số địa phương ven biển trong khu vực phía Bắc, nhưng theo đánh giá của các chuyên gia, hệ thống cảng biển của Quảng Ninh lại có những ưu thế vượt trội hơn rất nhiều bởi nhờ có vùng nước sâu, ít bị bồi lắng.
Mới đây, nhằm phát triển mạnh mẽ kinh tế biển, UBND tỉnh Quảng Ninh đã phê duyệt quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển. Trên địa bàn tỉnh hiện có 6 cảng biển: Vạn Gia, Hải Hà, Mũi Chùa, Cẩm Phả, Hòn Gai và Quảng Yên. Bằng việc chủ động khai thác tiềm năng, lợi thế, huy động mọi nguồn lực đầu tư, những năm qua Quảng Ninh đã từng bước nâng cấp hệ thống cảng biển theo hướng hội nhập kinh tế quốc tế. Trong 6 cảng biển, có 4 cảng là Vạn Gia, Mũi Chùa, Cẩm Phả, Hòn Gai đang khai thác với 21 cầu cảng, tổng chiều dài 3.451m, trong đó có 14 cầu chuyên dụng cho than, xi măng, xăng dầu, đóng tàu… còn lại là 7 cầu bốc dỡ hàng hóa tổng hợp.
Khu vực cảng biển Cẩm Phả đón tàu đến 7 vạn tấn, khu vực Hòn Gai đón tàu 5 vạn tấn. Trong đó, nổi bật là cảng Hòn Gai được xác định là cảng tổng hợp quốc gia đầu mối khu vực và là cảng biển loại I trong hệ thống cảng biển Việt Nam, bao gồm khu bến tổng hợp container Cái Lân và các bến chuyên dùng vệ tinh khác. Ngoài ra, cảng Cái Lân cũng là một thương hiệu mạnh về cảng biển quốc tế. Trong các năm 2012 và 2013, cảng biển Quảng Ninh nằm trong tốp 3 cảng biển có lượng hàng hóa giao thương lớn nhất cả nước. Bấy nhiêu đó thôi cũng đã đủ nói lên sức mạnh to lớn của kinh tế cảng biển trong bức tranh phát triển chung của Quảng Ninh.
Du lịch tâm linh, văn hóa biển, đảo cũng là những đặc trưng mang đến thương hiệu biển Quảng Ninh. Đó là các dịch vụ rất đặc sắc và hấp dẫn như tham quan bãi cọc Bạch Đằng, miếu vua Bà, đền Trần Hưng Đạo, lễ hội chùa Long Tiên (Hạ Long), lễ hội đình Quan Lạn (Vân Đồn), lễ hội Tiên Công (Quảng Yên), lễ hội đền Cửa Ông (Cẩm Phả), lễ hội đình Trà Cổ (Móng Cái)… Những năm gần đây, ngành du lịch Quảng Ninh đã kết hợp tổ chức lễ hội với hoạt động quảng bá du lịch dưới các tên gọi “Lễ hội du lịch Quảng Ninh”, “Lễ hội Carnaval Hạ Long” thu hút được sự quan tâm của nhiều du khách trong nước và quốc tế. Vịnh Hạ Long với 2 lần được UNESCO đưa vào di sản thiên nhiên thế giới, 1 trong 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới… cũng là điểm đến thân thiện và hấp dẫn đối với du khách gần xa.
Kinh tế biển đảo của Quảng Ninh đang dần được khẳng định và tạo dấu ấn bởi những giá trị mà thiên nhiên đã ban tặng. Phát huy những lợi thế đó, Quảng Ninh đang phấn đấu phát triển kinh tế biển đảo tăng trưởng xanh để trở thành một con rồng vạm vỡ bên bờ biển, xứng đáng là một trong những đầu tàu kinh tế, du lịch đầy tự hào của Việt Nam.
Nhà báo Quang Minh, Báo Quảng Ninh, chỉ vào tấm bản đồ lớn của tỉnh rồi ví von: “Quảng Ninh như một con rồng nằm ngẩng đầu bên bờ biển và không lâu nữa, địa phương sẽ bay cao trên đôi cánh kinh tế biển đảo, vươn mình vạm vỡ bên bờ biển Đông...”.
Đứng trên bờ sóng
Những ngày thực hiện loạt bài trên đất Quảng Ninh, theo kinh nghiệm của nhiều đồng nghiệp, chúng tôi di chuyển từ Trà Cổ về Quảng Yên chủ yếu bằng xe khách và tàu biển để cảm nhận hết vẻ đẹp trù phú mà thiên nhiên đã ban tặng cho vùng đất Quảng Ninh. Đây là địa phương duy nhất trong cả nước có đường biên giới cả trên bộ lẫn dưới biển với Trung Quốc. Quảng Ninh có bờ biển dài 250km với hơn 2.000 hòn đảo lớn nhỏ, chiếm 2/3 số đảo của cả nước.
|
Quảng Ninh như một con rồng ngẩng đầu bên bờ biển. Trong ảnh: Bến cảng Vân Đồn tấp nập thuyền đánh cá và thuyền du lịch cập cảng. Ảnh: K.VINH |
Cũng từ biển, diện tích mặt nước lên đến 6.000km2, trên 40.000 ha bãi triều và 20.000 ha eo vịnh hình thành nên những ngư trường khai thác và vùng nuôi trồng thủy sản màu mỡ. Do có vị trí đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế nên Quảng Ninh được Trung ương xác định là 1 trong 3 trung tâm kinh tế lớn trong vùng cùng với thủ đô Hà Nội và TP.Hải Phòng, làm đòn bẩy phát triển vùng Đông Bắc.
Nói đến Quảng Ninh, xưa nay nhiều người sẽ nghĩ đến loại khoáng sản đặc biệt là than. Tuy nhiên, với tình hình khai thác hiện tại, than không còn là mũi nhọn phát triển kinh tế địa phương. Thay vào đó, kinh tế biển đã và đang chứng tỏ vai trò to lớn của mình trong nỗ lực xây dựng Quảng Ninh trở thành tỉnh phát triển tốp đầu cả nước. Từ xa xưa, nhiều thế hệ cha ông đã hy sinh xương máu, giữ vững chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ để Quảng Ninh có được vị thế như ngày hôm nay. Từ TP.Móng Cái nhộn nhịp giao thương đến những Cẩm Phả, Hòn Gai, Hạ Long tấp nập tàu bè vận tải lớn... đâu đâu chúng tôi cũng bắt gặp không khí tấp nập, hối hả làm việc, phát triển kinh tế. Đứng bên bờ sóng, Quảng Ninh đang duy trì vững vàng tốp 5 tỉnh có nguồn thu ngân sách lớn nhất cả nước với hàng triệu USD từ nguồn lợi biển, đảo.
Có thể nói, Quảng Ninh là đặc trưng thu nhỏ rõ nét nhất cho vẻ đẹp và trù phú của biển đảo Việt Nam. Với sức sống bền bỉ, Quảng Ninh chống chọi thành công nhiều cuộc xâm lược từ phía biển của ngoại bang. Khi hòa bình lập lại, đất và người Quảng Ninh lại biết chắt chiu, tận dụng những lợi thế to lớn từ mẹ thiên nhiên ban tặng cho biển cả, cho vịnh Hạ Long, bến Vân Đồn, đảo Cô Tô… để ngày càng giàu mạnh hơn, góp phần khẳng định chủ quyền dân tộc bên cạnh láng giềng Trung Quốc đầy tham vọng bành trướng, bá quyền.
Phát huy thương hiệu biển
Có thể khẳng định, nói đến Quảng Ninh là nói đến biển. Biển là thương hiệu của vùng đất và là bệ phóng vững chãi để Quảng Ninh thực sự “hóa rồng”. Cũng có hệ thống cảng biển như một số địa phương ven biển trong khu vực phía Bắc, nhưng theo đánh giá của các chuyên gia, hệ thống cảng biển của Quảng Ninh lại có những ưu thế vượt trội hơn rất nhiều bởi nhờ có vùng nước sâu, ít bị bồi lắng.
Mới đây, nhằm phát triển mạnh mẽ kinh tế biển, UBND tỉnh Quảng Ninh đã phê duyệt quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển. Trên địa bàn tỉnh hiện có 6 cảng biển: Vạn Gia, Hải Hà, Mũi Chùa, Cẩm Phả, Hòn Gai và Quảng Yên. Bằng việc chủ động khai thác tiềm năng, lợi thế, huy động mọi nguồn lực đầu tư, những năm qua Quảng Ninh đã từng bước nâng cấp hệ thống cảng biển theo hướng hội nhập kinh tế quốc tế. Trong 6 cảng biển, có 4 cảng là Vạn Gia, Mũi Chùa, Cẩm Phả, Hòn Gai đang khai thác với 21 cầu cảng, tổng chiều dài 3.451m, trong đó có 14 cầu chuyên dụng cho than, xi măng, xăng dầu, đóng tàu… còn lại là 7 cầu bốc dỡ hàng hóa tổng hợp.
Khu vực cảng biển Cẩm Phả đón tàu đến 7 vạn tấn, khu vực Hòn Gai đón tàu 5 vạn tấn. Trong đó, nổi bật là cảng Hòn Gai được xác định là cảng tổng hợp quốc gia đầu mối khu vực và là cảng biển loại I trong hệ thống cảng biển Việt Nam, bao gồm khu bến tổng hợp container Cái Lân và các bến chuyên dùng vệ tinh khác. Ngoài ra, cảng Cái Lân cũng là một thương hiệu mạnh về cảng biển quốc tế. Trong các năm 2012 và 2013, cảng biển Quảng Ninh nằm trong tốp 3 cảng biển có lượng hàng hóa giao thương lớn nhất cả nước. Bấy nhiêu đó thôi cũng đã đủ nói lên sức mạnh to lớn của kinh tế cảng biển trong bức tranh phát triển chung của Quảng Ninh.
Du lịch tâm linh, văn hóa biển, đảo cũng là những đặc trưng mang đến thương hiệu biển Quảng Ninh. Đó là các dịch vụ rất đặc sắc và hấp dẫn như tham quan bãi cọc Bạch Đằng, miếu vua Bà, đền Trần Hưng Đạo, lễ hội chùa Long Tiên (Hạ Long), lễ hội đình Quan Lạn (Vân Đồn), lễ hội Tiên Công (Quảng Yên), lễ hội đền Cửa Ông (Cẩm Phả), lễ hội đình Trà Cổ (Móng Cái)… Những năm gần đây, ngành du lịch Quảng Ninh đã kết hợp tổ chức lễ hội với hoạt động quảng bá du lịch dưới các tên gọi “Lễ hội du lịch Quảng Ninh”, “Lễ hội Carnaval Hạ Long” thu hút được sự quan tâm của nhiều du khách trong nước và quốc tế. Vịnh Hạ Long với 2 lần được UNESCO đưa vào di sản thiên nhiên thế giới, 1 trong 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới… cũng là điểm đến thân thiện và hấp dẫn đối với du khách gần xa.
Kinh tế biển đảo của Quảng Ninh đang dần được khẳng định và tạo dấu ấn bởi những giá trị mà thiên nhiên đã ban tặng. Phát huy những lợi thế đó, Quảng Ninh đang phấn đấu phát triển kinh tế biển đảo tăng trưởng xanh để trở thành một con rồng vạm vỡ bên bờ biển, xứng đáng là một trong những đầu tàu kinh tế, du lịch đầy tự hào của Việt Nam.
SĂN SÁ SÙNG TRÊN BIỂN QUAN LẠN
Biển nước ta không những đẹp mà còn giàu nguồn lợi. Sáng sớm ở xã đảo Quan Lạn thuộc huyện đảo Vân Đồn (Quảng Ninh) khi con nước rút để lộ ra những bãi cát dài. Chúng tôi bật dậy theo tiếng gọi của người chủ nhà trọ vì không đành lòng bỏ lỡ cơ hội tìm hiểu nghề độc nhất vô nhị của những phụ nữ địa phương: Đi săn con Sá Sùng…
Món quà từ biển…
Sá Sùng là một loài trùn biển, thuộc họ sâu đất, dài khoảng 10cm, nặng từ 10 - 12g, thân thon tròn như ống, màu hồng nhạt, phần giữa thân có 30 sợi cơ dọc bao quanh. Loại to được gọi là Sá Sùng chuối, có thể nặng đến 120g, thân màu nâu nhạt, cơ dọc giữa thân dưới 30 sợi. Sá Sùng có nhiều ở các bãi cát pha bùn thuộc vịnh Bắc bộ và các tỉnh phía Nam như Bến Tre, Bạc Liêu, Cà Mau. Tuy nhiên, nổi tiếng nhất và ngon nhất thì chỉ có Sá Sùng ở vùng biển Vân Đồn.
|
Sá Sùng không chỉ là sản vật thiên nhiên mà còn là “vũ khí” giúp người Quan Lạn giữ làng, bám biển |
Từ tờ mờ sáng, hàng trăm phụ nữ Quan Lạn đã vác đồ nghề đổ về các Bãi Trước và Bãi Sau của xã đảo để đi săn Sá Sùng. Đồ nghề của họ cũng rất đơn giản, chỉ cần một chiếc mai đặc dụng và xô đựng. Vậy là xong, họ mang ủng lặng lẽ dò từng bước một trên bãi biển để kiếm Sá Sùng. Săn Sá Sùng, tuy nói có vẻ dễ nhưng thực ra rất khó. Khi nước triều lên, Sá Sùng bơi vào trong nước kiếm ăn, đến khi nước rút, chúng rúc sâu vào trong cát chỉ để lại những dấu vết rất khó phát hiện đối với người bình thường. Tìm ra tổ Sá Sùng đã khó, động tác đào phải nhanh và dứt khoát để Sá Sùng không bị đứt toàn thân và chui sâu vào trong cát.
Sá Sùng săn được có thể để tươi rồi nấu với lá lốt làm canh ăn rất mát và bổ. Vị ngọt của Sá Sùng trở thành thứ hương vị đặc trưng của rất nhiều quán phở ở Hà Nội và một số tỉnh vùng Đông Bắc. Tuy nhiên, Sá Sùng tươi không thể để lâu và có rất nhiều cát. Vì thế, ở Quan Lạn có hàng trăm lò chế biến và sấy Sá Sùng. Đây là loại sản vật rất đắt tiền, phải mất từ 5 - 7kg Sá Sùng tươi mới được 1kg sấy khô. Chính vì thế, dù đồng tiền có rớt giá thế nào chăng nữa thì mỗi kg Sá Sùng đều giữ ở mức 1 chỉ vàng. Hiện nay, Sá Sùng khô ở Quan Lạn được bán với mức trên dưới 4 triệu đồng/kg.
Tôi lặng lẽ đi theo chị Bùi Thị Hoa, một người săn Sá Sùng thuộc hàng giỏi nhất ở biển Quan Lạn. Chị sống bằng nghề này đã hơn 20 năm. Đôi tay thoăn thoắt, chị liên tục đào được những con Sá Sùng no tròn ẩn mình trong cát. Chỉ độ 1 giờ đồng hồ, Sá Sùng thu hoạch được đã kha khá, có thương lái đến cân mua tại bãi được 1,3kg và trao tiền luôn. Chị Hoa cho biết: “Săn Sá Sùng không cố định thời gian, phải tranh thủ nước rút, trời sáng tỏ mặt người thì đi bắt. Đến trưa, nước triều dâng lên thì không bắt được nữa. Trung bình mỗi ngày kiếm được 3 - 4kg, bán ra được từ 200.000 - 280.000 đồng/kg”. Theo lời chị Hoa, ở Quan Lạn có đến gần 1.000 phụ nữ sống bằng nghề đào Sá Sùng quanh năm. Tôi làm phép tính nhẩm đơn giản, thế thì nguồn lợi từ Sá Sùng mang lại cho Quan Lạn là hàng trăm tỷ đồng mỗi mùa. Thiên nhiên đã ban tặng cho biển Quan Lạn một nguồn lợi rất lớn!
|
Sá Sùng, một sản vật thiên nhiên ban tặng cho người Quan Lạn |
… và Sá Sùng giữ biển
Tôi gặp lão ngư Vương Văn Tý trong một buổi trưa oi bức. Ông Tý chỉ tay ra ngoài bãi rồi trầm giọng kể lại chuyện ngày xưa. Năm 1945 nạn đói kinh hoàng xảy ra, người trong làng không có gì để ăn, tưởng chừng như không thể cầm cự nổi. Nhiều người bỏ làng, bỏ biển vào bờ kiếm cái ăn. Những người ở lại vất vả vô cùng vì trên đảo trồng được rất ít lương thực. May thay, trong thời điểm khó khăn đó, đàn bà trong làng xuống bãi đào Sá Sùng, còn đàn ông thì lên núi hái lá sung về nấu canh ăn qua ngày. Con Sá Sùng giàu dinh dưỡng trong những ngày đói kém đã cứu đói hàng ngàn người dân Quan Lạn, giúp họ trụ vững trên hòn đảo nằm chơi vơi giữa biển khơi. Thời chiến, Quan Lạn trở thành một trong những hòn đảo nuôi giấu cách mạng, Sá Sùng lại là món ăn nuôi quân quen thuộc.
Hòa bình lập lại, con Sá Sùng được người Quan Lạn khai thác rồi sấy khô, trở thành sản vật giúp dân làm giàu, trụ lại trên hòn đảo xa xôi này. Ông Tý kể rằng, vào năm 1970, đã có một đoàn các nhà khoa học đến nghiên cứu về Sá Sùng ở đây. Họ tìm đến khu bãi nhiều Sá Sùng rồi khoanh vùng, sau đó đào cả khoảnh đất đó sâu xuống 1m rồi mang đến vùng biển khác, hy vọng Sá Sùng sẽ đến sinh sống nhưng thời gian trôi đi mà vẫn chẳng có. Trong khi đó, ở khu đất đã được đào đi ấy, từ dưới độ sâu 1m lại trồi lên những tổ Sá Sùng mới... Rồi ông kết luận: “Không phải chỗ nào Sá Sùng cũng sống, dù có đào cả bãi Quan Lạn mang đi chỗ khác cũng vô ích! Trời đã đưa vị cứu tinh này đến cho đảo. Thời đói kém là để giúp dân chống đói, còn thời nay là để giúp dân làm giàu!”.
Trải qua bao biến cố và thăng trầm lịch sử, Sá Sùng như chiếc mỏ neo vững chắc, níu chân người Quan Lạn ở lại với đảo, phát triển hòn đảo ngày càng giàu đẹp hơn để giữ gìn từng tấc đấc do cha ông để lại. Bởi thế, Sá Sùng không chỉ là sản vật, là niềm tự hào của người dân Quan Lạn mà còn là “vũ khí” quan trọng để giúp cho người Quan Lạn đời này qua đời khác giữ làng, bám biển.
Kỳ 5: “Có chết cũng phải giữ biển”
K.V & K.G
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét