CHUYỆN TÌNH TUỔI MỚI LỚN CỦA TÔI (Chương 6) - Truyện vừa của Nguyễn Khoa Đăng

                                                      Nhà văn Nguyễn Khoa Đăng



Thế là tôi lại buồn. Nỗi buồn đeo đẳng tôi suốt những ngày sau. Buồn khi tôi ở nhà. Buồn cả lúc tôi ra ngoài đồng. Càng gần chị Thắm tôi càng buồn. Buồn mà “không hiểu vì sao tôi buồn”.

Thành ra niềm an ủi đắc lực nhất lúc này đối với tôi chỉ là đàn và hát. Chỉ có cái đó may ra mới làm tôi nguôi ngoai. Nhưng buôn có bạn, bán có phường. Và đàn hát cũng thế. Đàn hát một mình, một mình gặm nhấm nỗi buồn hóa ra càng buồn thêm.

Tôi rủ bố tôi hòa tấu giữa đàn cóng bơ với đàn bầu. Bố tôi bảo chờ mấy hôm, khi anh Phụng trở về. 
Anh Phụng đi khỏi nhà tôi đến nay cũng đã nửa tháng rồi. Chả biết có phải nỗi mong chờ của tôi, đã làm anh Phụng nóng ruột, mà một hôm, tôi đang ngồi chơi thì thấy con vện từ trong nhà chạy vụt ra ngõ, vẫy đuôi mừng rỡ. 
Ôi, anh Phụng thật rồi. Bộ quần áo gụ, anh đang mặc trên người và chiếc túi dết đeo bên cạnh sườn, ướt sũng, lấm lem bùn đất. Vừa vào nhà, anh đã khoe ngay:
- Cháu suýt chết đấy cô chú ạ. Không ngờ lúc vượt đường đụng phải bọn lính đi “ba tui”, chúng bắn đuổi theo. Cháu, cứ rãnh khoai mà lủi. Lủi như con chim cuốc ấy. Vậy mà thằng giặc không làm gì được cháu đấy. Cô chú có thấy cháu giỏi không?
- Giỏi! Không giỏi thì làm sao làm được cán bộ tuyên huấn!
Bố tôi khen. Mà anh Phụng giỏi thật. Anh giảng bài “Tình hình mới, nhiệm vụ mới, ta nhất định thắng, địch nhất định thua” hoặc bài “Trường kỳ kháng chiến, nhất định thắng lợi” cho dân làng tôi, khô khan thế mà mọi người cứ há hốc mồm ra nghe. Anh nói đã hay nhưng đàn hát cũng rất giỏi. Một số kiến thức về âm nhạc, tôi có được là do anh dạy.
Đêm mùa xuân, rằm tháng giêng, trăng thật sáng. Đây là mùa vạn vật phát triển, sinh sôi. Vậy mà tôi vẫn cứ buồn. Nằm mãi không ngủ được, tôi lắng tai nghe mọi động tĩnh bên ngoài. Hình như lúc này ngoài vườn, mầm cây đang tách vỏ để nhú ra cái mỏ như mỏ con gà con đang mổ vỏ trứng chui ra. Tôi nghe được cả tiếng nhựa cây đang chảy trong từng kẽ lá, cành chồi. Tiếng côn trùng gọi nhau, con giun, con dế. Trùm lên không gian là tiếng con chim cuốc kêu, khắc khoải, não nề, như muốn đứt ruột người nghe, tiếng kêu liên tục từ chập tối đến giờ đã quá nửa đêm mà vẫn chưa ngưng nghỉ. Trùm lên không gian còn là hương thơm của một loài hoa thường được ít người biết đến. 
Đó là hoa xoan. Đây là thời điểm, loài cây gắn bó lâu đời với người nông dân và thôn quê Việt Nam, đang âm thầm thả cánh, thả hương xuống mặt đất, tạo thành những trận mưa màu tím xuống đường làng, ngõ xóm, tạo thành những cơn gió mùi hương hương mát dịu, rất đặc trưng, khắp bốn phương trời không thấy ở đâu có, ngoài ở đây và chỉ có vào mùa này. Mùi hương của loài hoa tím này, có khả năng quyến rũ lũ muỗi độc ác, đến nỗi chúng phải chọn mùa này, nơi này để làm mùa sinh nở, để tạo ra giống muỗi, gọi là muỗi hoa xoan.
Thấy phòng bên còn leo lét ánh đèn, biết rằng anh Phụng chưa ngủ, tôi đánh liều mang cây đàn cóng - bơ sang nhờ anh hướng dẫn cho tập chơi vài bài.
Gọi là đàn cóng - bơ vì nó được chế tạo từ một vỏ đồ hộp.
Cách đây 2 năm, bọn lính Pháp từ thành phố Nam Định vượt sông Hồng sang đánh chiếm quê tôi, một vùng đất lâu nay sống êm đềm, thái bình đúng như tên của nó. Ngày ấy, đường số 10 chạy từ Hải Phòng về qua đây vừa bị “tiêu thổ kháng chiến”, một chiến dịch nhằm ngăn cản sự di chuyển bằng xe cơ giới của quân giặc. Do đó, muốn đánh chiếm quê tôi, công việc chúng phải làm ngay, là sửa sang, tu bố con đường đã bị đào ngang đào dọc “chữ I, chữ tờ” như thơ Tố Hữu miêu tả. 
Thời gian đầu, từ bên kia sông, bọn công binh làm đường cứ phải nhiêu khê, sáng đi tối về. Mỗi ngày làm việc như thế, chúng lại vứt bỏ lại hai bên đường cơ man vỏ đồ hộp đủ loại xanh xanh, đỏ đỏ, vàng vàng... tạo cho dân làng tôi một thú chơi xưa nay chưa từng có. Ấy là cứ vào mỗi buổi chiều, khi bọn lính đi khỏi, bà con lại rủ nhau, ùa ra đường, kẻ gom, người nhặt những thứ đồ phế thải ấy. Để sau đó, về nhà, cái thì dùng làm ống bơ đong thóc, đong gạo, cái thì để cắt ra làm đồ chơi trẻ con.
Trong số đồ chơi này, đặc biệt nhất là cây đàn cóng- bơ, với thùng đàn làm từ hộp Cát- cút, loại đồ hộp bằng sắt tây, hình chữ nhật, mặt cắt to bằng quyển vở, đựng toàn bộ suất ăn của một tướng lĩnh, trong đó có cả thuốc lá, nước bột cam, kẹo tráng miệng, theo từng bữa sáng, chiêù…
Đàn cóng - bơ được cấu tạo theo nguyên tắc của cây đàn mandoline, với cần đàn bằng gỗ. Riêng với cây đàn của tôi thi nó được thửa từ gỗ cây mít có tuổi thọ hàng thế kỷ ở góc vườn nhà tôi, cách đây mấy tháng bị đạn pháo của quân Pháp bắn gẫy cành. Dây đàn là loại dây cước dùng câu cá, được bán trong các gian hàng xén ở chợ Tuộc. 
Bố tôi rất khéo tay lại có khiếu thẩm âm tốt nên cây đàn ông chế tạo tuy là bằng cóng bơ nhưng âm thanh khá chuẩn. Chúng tôi học đàn bằng nhạc cụ này. Học theo lối truyền khầu. Không biết son phe, ký âm, ký pháp gì. Chỉ là dựa theo nhịp điệu đã thuộc sẵn, vào cái tai biết thẩm âm. Giống như muốn chơi bài chào cờ thì trước tiên phải biết hát quốc ca. Nốt nhạc đồ rê mí không biết ghi theo khuông nhạc trong năm dòng kẽ thì chép lại bằng chữ quốc ngữ. Kiểu như nốt “đồ” thì viết “đờ ô đô huyền đồ”, nốt “mi” thì “mờ i mi”. Thế thôi. 
Vì mù nhạc lý nên muốn chơi được bài hát nào, chúng tôi phải nhờ người dạy theo lối truyền khẩu. Trong trường hợp này đúng là “không có thầy đố mày làm nên”. 
Lúc này, anh Phụng còn thức nên vừa thấy bóng tôi, anh hỏi ngay:
- Lại không ngủ được à?
Tôi nói quấy quá cho qua chuyện:
- Tại chập tối uống nước chè đặc quá anh ạ!
Anh Phụng cười trong bóng tối:
- Lại có chuyện bất yên trong lòng rồi phải không?
- Làm gì có!
Tôi cãi lại một cách yếu ớt! Rồi chuyển ý ngay:
- Anh Phụng! Dạy em đàn đi!
Tôi cầm cây đàn cóng-bơ gảy lên mấy tiếng. Một chuỗi âm thanh tí tách vui vui.
Anh Phụng ngồi dậy, vặn to ngọn đen hoa kỳ:
- Nào chú em muốn anh dạy bài gì?
Tôi lúng túng, ấp úng:
- Cái bài… gió chiều thầm vương…
- À, bài “Mộng chiều xuân”… Được rồi đưa đàn đây, lấy giấy bút ra anh đọc cho mà chép…
Cầm cây đàn cóng - bơ của tôi lên, anh gảy thử vài nhát. Tiếng nhạc vang lên. Tôi không còn cảm giác tiếng nhạc ấy, phát ra từ mấy sợi dây câu hay từ một cái vỏ đồ hộp tầm thường nữa. Mà là từ một nơi huyền bí xa xôi, một xứ mơ nào đem lại. “Gió chiều thầm vương bao nhớ nhung… Người yêu thoáng qua trong giấc mộng”. Đàn xong, anh hỏi tôi:
- Chú có biết bài này của nhạc sĩ nào không?
Tôi lắc đầu. Anh nói ngay:
- Vậy là không được rồi. Dân ta có một thói xấu là khi thưởng thức các tác phẩm nghệ thuật thường không để ý đến tên tác giả. Thế là không được. Bài này là của nhạc sĩ Ngọc Bích. Tôi nhắc lại: Của Ngọc Bích cậu nhớ nhé. 
Nghe anh Phụng nói tôi rất khoái, vì xưa nay chưa nghe ai nói thế bao giờ. 
- Nào bắt đầu chép nhé! Đã biết ký âm chưa?
- Dạ chưa. Em chép bằng chữ quốc ngữ…

Tôi cắm cúi chép. Một loáng đã xong bài hát. Tôi cầm đàn chơi những nốt đầu tiên. Tiếng đàn còn vụng dại lắm. Nhưng sao xao xuyến thấu lòng tôi đến thế. “Gió chiều thầm bao nhớ nhung”. Ông nhạc sĩ ơi, sao ông huyền diệu thế? Ông ở mãi đâu sao mà lại thấu suốt lòng tôi! 
Đàn xong tôi lại hát. Tôi hát không hay nhưng sao nghe lại cứ thấy hay.
Anh Phụng vỗ vào vai tôi:
- Chú mày bắt đầu biết yêu rồi phải không?
Như người ăn vụng bị bắt quả tang, tôi lúng túng. Nếu lúc này là ban ngày chắc anh Phụng đã nhìn thấy hai vành tai tôi đỏ nhừ. Tôi chối:
- Đâu có! 
Bố tôi từ nhà dưới đi lên. Chưa đến cửa, ông đã hỏi ngay:
- Thằng Khôi chơi thử một bài cho tao nghe xem nào! 
Tôi chơi lại bài “Thằng Cuội ” của Phạm Duy. Phần nhạc thì không có gì thay đổi nhưng phần lời, tôi hát theo một bài đã được chế lại cho phù hợp với hoàn cảnh thời cuộc lúc bấy giờ. Như lẽ ra phải hát là “Ánh trăng trắng ngà- Có cây đa to- Có thằng Cuội già- Ôm một giấc mơ…” thì lại hát thành “ Có tin mới về - Pháp thua Đông Khê – Bỏ cả Cao Bằng…Nam, Hòa, Hưng, Hóa, Tân, Long”
Bố tôi khen:
- Được đấy!
Rồi ông nói tiếp:
- Thầy nghe nói cái Thắm thổi sáo hay lắm phải không?
- Vâng, cũng tàm tạm…
- Mày nghe nó thổi ở đâu?
- Dạ, ở ngoài mả Cao, chiều nay, lúc chăn trâu. 
- Vậy thì thế này nhá. Tối mai nhà mình lập nhóm nhạc trình diễn tại nhà đi. Thầy chơi đàn bầu. Con đàn cóng bơ. Cái Thắm thổi sáo. Còn anh Phụng hacmonica nhá. Mà lần này đi công tác về, anh có mang kèn theo không vậy?
Anh Phụng lôi từ túi dết ra chiếc hacmonica đặt lên miệng ngoét qua môi một cái, thành một chuỗi âm thanh rồi nói:
- Vật bất ly thân của lính Tuyên huấn mà chú. Quên nó sao được! 
Chợt nghĩ đến chị Thắm, lúc này đang phải ngồi dưới bếp nấu nồi cám lợn, tôi nói với bố:
- Thầy đã hỏi chị Thắm chưa mà đã quyết định. Chiều nay lúc thổi sáo cho con nghe, chị dặn không được cho ai biết chị chị làm được việc này đâu nhé. 
- Sao nó lại sợ thế nhỉ?
- Chị ấy kể hồi còn ở bên bà Tộ thịt lợn, mấy lần chị bị đập vỡ ống sáo.
- Thì gọi nó lên đây cho thầy nói với nó.
Trời rét, từ trong bếp bước ra, hai bên má chị Thắm đỏ hồng, như có ngọn lửa đang giấu trong đó, trông chị đẹp khác hẳn ngày thường.
Bố tôi nói với chị về buổi “hòa nhạc” tối mai, chị không nói gì, chỉ nín thinh. Lát sau mới nói được tiếng “vâng” nhẹ tênh. (Hết chương 6)

N.K.Đ
Read more…

TRANG THƠ CHỦ NHẬT: NỤ HÔN KÝ GỬI - Thơ Đặng Tường Vy

Nhà thơ Đặng Tường Vy - Hội Nhà văn Tp.HCM


"Đắm chìm vào cõi tôi - nghe ngôn ngữ của chính mình lên tiếng 
Vai diễn chạm đỉnh Himalaya 
Tình đời nghi ngút khói, đón mặt trời mọc từ hướng tây
Để rồi:
Sự trung thực, thật thà, thẳng thắn lại trở thành chiếc gai nhọn
Sự dối trá trở mình lên ngôi"



Đấy là sự thật, dù sự thật khiến tim ta nhói đau giữa đời sống lọc lừa này. Chuyên mục "Trang thơ Chủ nhật Hương Quê Nhà" tuần này xin gửi đến quý vị chùm thơ Nụ Hôn ký gửi của nhà thơ Đặng Tường Vy!

GIẤC MƠ ĐÀN BÀ 

Đêm phản bóng quay lưng 
Người đàn bà úp mặt 
Tức tưởi  

Lật gói hành trang cuộc đời 
Tơ giăng chi chít 
Người đàn bà chưa lần lướt sóng  
Cô độc cháy xém tâm hồn bừng lên ngọn lửa khát khao
Lá xanh cành nhớ 

Ủ lòng đêm, loay hoay tìm nhặt bóng 
Chiếc bóng biệt tăm 
Người đàn bà mất phương hướng 
Cùng kiệt 

Khát điều ước 
Khát bờ vai 
Tựa lòng đêm dệt giấc mơ... đàn bà. 



DÒNG SÔNG KỈ NIỆM 

Noisy le grand lặng 
Mây bảng lảng, gió rít từng cơn 
Căn phòng lặng 
Em lặng 

Mở khoá trái tim, lật tìm chiếc bóng yêu thương 
Chúng dậy sóng cựa mình  
Thổn thức 

Trời Noisy le grand bình yên 
Bồ câu tắm nắng 
Em tắm dòng sông kỉ niệm 
Ngụp lặn
Nhớ... cõng nhớ! 

Đêm Sài Gòn vội vã, quên ánh nhìn trìu mến, quên lời chào từ biệt 
Nụ hôn đành ký gởi đợi mùa thanh lý
Hẹn ngày về... bội thu! 

LẠC NHỊP QUÊ HƯƠNG 

Chân bước ra khỏi bản đồ hình chữ S 
Nơi cách xa nửa vòng trái đất
Ngôn ngữ lạc 
Phong tục tập quán lạc 
Ánh nhìn lạc 
Cánh chim phương nam lạc 

Hơi thở bay ra ngoài Tổ quốc 
Sương rơi tuyết tụ, cây trơ lá trụi
Mắt trời lim dim ngủ 
Vạt nắng trốn tìm chơi trò cút bắt với thời gian 
Cánh chim phương nam mỏi

Trái tim đập lạc nhịp quê hương
Khát tình quyến thuộc 
Khát hương quê nhà 
Khát chùm khế ngọt 

Lật tìm hơi ấm quê nhà từ phương trời lạ 
Tay bắt mặt mừng 
Thơ lồng trong thơ 

Nhặt hơi ấm bàn tay khi hơi thở bay ngoài vòng Tổ quốc 
Nhớ da diết nhớ 
Cũ, mới... đan xen
Khắc mảnh hồn quê hương qua vần thơ viết vội. 

KHÓI HÔN MÊ 

Có những ước mơ không bung khỏi lồng ngực 
Âm ỉ... âm ỉ... 
Khói hôn mê, than hồng chín lựng  

Mùa lật, gió úp ngược những ước mơ lưng lững 
Về phía nỗi nhớ không gọi tên 
Nhịp thở mồ côi
Trời đất mồ côi  

Thuyền chưa kịp ra khơi, sóng siết ghì ôm lấy   
Chìm sâu gót biển 
Đuối tâm bão đời 
Ngạt! 
Từng dấu chấm lửng nắm tay bão bùng thanh lý niềm tin 

Sóng chứng khoán cuộc đời nhảy parabol
Ngạo nghễ, cuồng điên  
Ta cắt hợp đồng bằng cách bẻ sóng 
Giá trị về không 
Sóng hận tình ruồng rẫy... bỏ đi 

Biển lặng 
Niềm tin được nấu chín 
Ta cúi mình yêu mắt bình minh phơi đáy sóng.

Đ.T.V

Read more…

TỔ CHIM - Tạp bút Lâu Văn Mua





Chim có nhiều loại khác nhau ở các khu rừng. Tôi nhớ khi tôi còn là một đứa trẻ, chúng tôi thường đi tìm thấy các tổ, và bắt chim. Tìm thấy tổ, sau đó có thể chúng tôi nhặt lấy trứng trong tổ về nhà để luộc ăn hoặc chờ đợi khi nào tối về mang nỏ ra để bắn chim. Ngoài ra chúng tôi còn làm những chiếc bẫy để gài bẫy chim. Đôi khi nỗi sợ hãi không phải là nỗi sợ hãi của các loài chim quan sát trên cao, tùy chỉnh kéo lá che thành một mắt tổ.
Từ chim Cái đẻ trứng nở ra thành chim, dần dần đầy đặn lông, mà ngay cả sự kết thúc của tổ để nuôi gia đình. Chúng tôi chọn những con mồi tốt nhất, làm bẫy, nhưng không phải là một con chim có thể thoát khỏi số phận của cái chết.
Chúng tôi chưa bao giờ quan tâm đến cuộc sống của con chim và cái chết, chúng tôi chỉ cảm thấy bao cảm xúc đan xen. Cho đến khi tôi thấy rằng tôi sẽ không bao giờ quên những tổ chim Vàng Anh.
Bởi vì chim Vàng Anh thường làm tổ ẩn trong các khu rừng rậm rạp, hoặc nương rẫy, nhất là mùa nương ngô với các năm theo mùa giao phối và đẻ ra trứng chim. Tôi thậm chí không thể làm tổ phụ để nuôi, ngày thứ 3, những con chim non đã chết.
Mẹ con chim Vàng Anh bay lượn xung quanh tôi, cứ lượn lờ như muốn mổ ngay mắt tôi, kêu thảm thiết... Tôi rùng mình. Nhưng không phải là cách để trốn tránh khỏi khu rừng.
Dù lo lắng nhưng ngày hôm sau, năm con chim non đã chết. Tôi buồn, nỗi buồn lan tràn như phủ kín cơ thể của tôi. Tôi mang cái tổ thối rữa về và lấy cuốc đào thành một cái hố để chôn các con chim nhỏ ở bên sườn đồi, để tang các con chim non…
Chim cái hót vang vọng thê lương trong tai tôi... Kể từ đó, tôi không còn bắt chim nữa.
Một đứa trẻ, vì hạnh phúc của riêng mình mà giết chết vô số loài chim vô tội, tôi nghĩ rằng mỗi sinh vật có sự sống riêng của mình và cho số phận của riêng chúng. 

Ôi. Chim yêu.

Xin hãy yên nghỉ và tha thứ cho tôi!



L.V.M
Read more…

THÁNG TƯ - Thơ Nguyễn Thị Xuân Hương



Tháng tư
Nắng mật ong ngả dài trên phố
Những cây muồng vàng buông từng chùm rực rỡ
Loa kèn chuyển mình...
Trong nỗi nhớ nôn nao...!  

Tháng tư
Mưa, nắng...Và nỗi nhớ chênh chao
Ta bước vào... 
Những ngày tháng tư hối hả
Gửi tình, thơ trong khúc giao mùa...

Tháng tư
Sợi nhớ vô hình... vắt ngang vòm lá
Xuân thay áo và khoác lên mình màu nắng hạ
Phượng trở mình...bỡ ngỡ...
Đợi tháng năm.

Tháng tư... 
Bất chợt thấy bâng khuâng
Gọi hạ về để lòng thêm tư lự
Trong cánh bằng lăng gửi tím màu nhung nhớ
Hạ nghĩ gì... chợt nắng...chợt mưa...?

                                                 N.T.X.H 

Read more…

ĐÔI BỜ NHÂN DUYÊN (Chương 4) - Truyện dài Mang Viên Long


Bà Trâm - mẹ Diễm, quyết định gọi cho cậu Thái sau nhiều ngày đắn đo suy nghĩ, và cũng đã nhiều lần nhờ người thân đến thuyết phục vỗ về Diễm trở lại nhà mà không có kết quả. Ông hiệu trưởng trường của Diễm đang dạy trả lời, sau nụ cười buồn: “Đó là việc nhà của chị, việc riêng của cô Diễm - tôi có quyền gì để bắt buộc cô ấy!”. Cô Mai - phụ trách công đoàn, đã thử trò chuyện góp ý với Diễm đôi lần, nhưng nàng chỉ nói lời cảm ơn, rồi nhắc lại câu nói cũ: “Em đã lớn rồi, tụi em đã lớn rồi, tụi em có thể quyết định việc hệ trọng của đời mình cơ mà!”
Trước ngày bà Trâm gọi cho cậu Thái, Mai đã báo tin cho bà biết, Diễm và Vượng đã đi đăng ký kết hôn, và hình như sẽ tự tổ chức đám cưới ở nhà hàng Bông Hồng vào cuối tháng. Cô đã nghe Diễm bảo chính Vượng đã thuê in thiệp mời hôm qua.
Ông Tân - chồng bà Trâm, vừa xách cặp bước vào nhà, bà đã kéo ông lại phòng khách, dằn ông ngồi xuống ghế trong nỗi buồn lo và giận dữ.
Ông có nghe chuyện gì không?
Nghe chuyện gì?  Ông Tân ngơ ngác.
Chuyện con Diễm nhà mình chứ còn chuyện gì nữa?  Bà thở dài.
Mà sao? Ông đưa tay lấy chiếc kính xuống, nhìn đứng lên mặt vợ.
Tụi nó đã đi đăng ký kết hôn. Bà gầm gừ – Lại nghe sắp tổ chức lễ cưới ở Rose nữa…
Thế thì sao? Ông Tân cao giọng – Chúng làm thế còn “phước” hơn là im lặng!
Bà Trâm lườm chồng với đôi mắt sắc lạnh oán trách. Một phút im lặng, ông Tân nhắc lại những gì đã nói với vợ trước đó như lời khuyên răn, không thay đổi:
Em cứ nghĩ xem, nếu chúng cứ im lặng sống với nhau, rồi con Diễm có thai, rồi những việc gì sẽ đến?
Bà Trâm im lặng ngồi ngã lưng ra chiếc ghế bành rộng, không trả lời, có lẽ bà lại đang tưởng tượng ra “những việc sẽ đến” cho Diễm, cho gia đình, cho dòng họ - nhất là cho hai đứa con của mình sau này!
Tiếng ông Tân lại vang lên:
Nếu em chịu nghe lời anh hỏi ý của nó trước khi nhận lễ vật của ông bà Thắng Đạt thì đâu đến nỗi như ngày hôm nay…
Làm cha mẹ sao lại phải đi hỏi ý kiến con?  Ông chỉ bắc thang cho chúng leo lên đầu…  Bà Trâm ngồi thẳng dậy, đôi mắt đỏ lừ.
Đâu phải làm cha mẹ là có trọn quyền quyết định hết thảy mọi việc của con, nhất là trong việc hôn nhân… Giọng ông Tân trở nên bực bội, khó xử. Ở thế kỷ 21 rồi, mà em sống lùi lại thế kỷ 17, 18… thì coi sao được?
Ông chợt cười:
Em có còn nhớ ngày đầu tiên cha mẹ anh đến thăm gia đình em không?  Ông liếc nhìn vợ, chính em được trả lời trước mặt cha mẹ là em “thương anh” cơ mà! Chỉ cần em nói một chữ “thương” thôi cũng quá đủ rồi!

A lô, cậu Thái đấy hả?
Dạ, em. Chào chị…
Cậu có đang bận việc gì không?
Em có bận việc gì, cũng nghe điện thoại của chị là ưu tiên kia mà!
Cám ơn cậu. Này nhé…
Thế nào?
Còn thế nào nữa? Chị đang run bấn lên đây này …
Mà việc gì?
Chuyện con Diễm đấy, cậu à!
Cháu Diễm như thế nào?
Nó bỏ nhà đi cả hai ba tháng nay rồi…
Trời! Sao lạ lùng vậy? Cháu nó ngoan hiền cơ mà!
Cậu lầm rồi! Nó không còn “ngoan hiền” như cậu nghĩ nữa đâu!
Mà thế nào? Chị có tin cháu đi đâu không?
Có. Có… Nó ở quanh quẩn trong thị xã này chứ có xa gì đâu!
Chị nói em không hiểu gì cả! Chị cứ bình tĩnh lại - nói rõ cho em…



Hôm sau, cậu Thái lấy vé máy bay, có mặt ngay ở nhà bà Trâm vào buổi chiều. Lúc cậu xách valise vừa đến trước cổng, cả vợ chồng ông Tân đều mừng rỡ chạy ùa ra đón.
Bà Trâm pha hai ly trà lippton, cắt đôi quả cam, mang trà và hũ sành nhỏ đựng đường phèn đặt lên bàn.
Ông Tân mời nước, rồi cười:
Cậu đi đường có mệt không?
Khỏe! Cậu Thái cười lớn – Khỏe hơn đi một vòng phố…
Cậu Thái nóng lòng muốn thực hiện ngay những suy tính của mình lúc còn ở Sài Gòn bởi vì, cứ như lời của chị, thì “nước đã đến chân rồi”.
Trước tình cảnh như vậy, anh chị cho em biết ý kiến trước đi!
Bà Trâm im lặng. Đưa mắt nhìn chồng. Ông Tân húng hắng ho. Ông cười nhẹ:
Còn ý kiến gì nữa đâu, cậu! Mình đã vô tình vì thương con mà đẩy nó ra xa mình, đưa nó vào con đường…
Ông đừng dài dòng nữa. Bà Trâm cắt ngang ý nghĩ của chồng – Bây giờ ý của ông thế nào nói lẹ cho cậu nó biết đi…
Ông Tân quay lại, nhìn vợ:
Ý của em thế nào? Ý của “quý bà” mới là quan trọng… Phải không cậu?
Ông cứ nói ý của ông đi. Bà Trâm giục chồng, mắt hơ hãi nhìn cậu Thái rồi nhìn ông.
Ý của tôi là thế này, cậu Thái à! Ông cao giọng – Mọi việc bắt đầu từ lòng thương yêu con không đúng cách, nay tôi chỉ muốn sao gia đình sẽ đứng ra lo đám cưới cho chúng êm đẹp.
Nhưng phải bắt đầu từ lễ hỏi đã chứ?  Giọng bà Trâm vẫn nóng nảy – Phải không cậu?
Dĩ nhiên là vậy rồi, như một đám cưới bình thường. Ông Tân nói với vẻ đăm chiêu, khó xử.
Một thoáng im lặng.
Cậu Thái chợt đứng dậy, đưa hai tay vào túi quần như một thói quen trước khi làm một việc gì quan trọng: “Thế này, em đã hiểu được ý anh chị rồi. Từ nay về sau, anh chị, nhất là chị tuyệt đối phải tin em, làm theo hướng dẫn sắp xếp của em, được không?”
Cậu đã có lòng với cháu, với gia đình, từ Sài Gòn cậu bỏ công việc lặn lội ra đây, chị chỉ biết cám ơn. Bà Trâm thở dài…
Không có chuyện ơn nghĩa gì cả, chị đừng nghĩ vậy. Cậu Thái ngập ngừng – Đây là nghĩa vụ, việc em phải làm…




Cậu Thái tìm đến thăm Diễm ngay đêm hôm ấy. Gặp lại người cậu thân thương bao năm xa cách, Diễm vui mừng khôn xiết. Nàng như kẻ trôi lênh đênh trên biển sóng gặp được phao cứu hộ. Nhìn thấy hòn đảo an toàn trước mặt. Phút chốc nàng bỗng quên đi bao nỗi niềm ưu tư, bao niềm khắc khoải trước ngả rẽ của cuộc đời, đang khiến nàng bơ phờ, day dứt bấy lâu.
Cậu Thái ngồi yên vào ghế, gợi chuyện:
Cháu và Vượng dự định bao giờ làm đám cưới?
Cũng gần, thưa cậu! Diễm đáp nhỏ nhẹ.
Gần là bao lâu? Giọng cậu Thái vẫn dịu dàng.
Khoảng một tuần… Diễm e ngại nhìn cậu, dò xét.
Thôi được. Cậu cao giọng – Cháu gọi Vượng đến cho cậu gặp nhé!
Bây giờ ạ?
Đúng, ngay bây giờ…
Cháu không rõ đêm nay anh Vượng có trực ở bệnh viện hay không nữa. Diễm do dự.
Cháu cứ thử gọi đi…
Vượng đã đến ngay sau khi được tin báo của Diễm. Anh điềm tĩnh bắt tay cậu, giọng thản nhiên: “Lâu nay cháu có được nghe Diễm nhắc kể về cậu, nhưng mãi đến nay cháu mới được gặp cậu…”
Cháu thấy cậu có già hơn tuổi 50 không?  Cậu Thái cười thân tình.
Thưa, không. Vượng thoáng nhìn cậu từ đầu đến chân – Cậu trẻ hơn tuổi nhiều!
Bao năm tha hương lặn lội ở đất Sài Gòn cũng vì miếng cơm manh áo cháu à! Cậu tâm sự – Suốt đời mình chỉ làm được vài việc lặt vặt thôi!
Diễm giương to đôi mắt ngạc nhiên:
Làm đến chức giám đốc một ngân hàng lớn mà cậu cho là “việc lặt vặt” được à?
Chứ cháu gọi là việc gì? Cậu Thái cười hồn nhiên – Làm đến ông gì cũng là lặt vặt khi chưa hy sinh cho người khác…
Cậu quay lại phía Vượng: “Cháu ngồi tạm ở giường đi…” Bằng giọng bình thản - chậm rãi, câu hỏi:
Cháu định tổ chức tiệc cưới ở nhà hàng nào?
Thưa, ở Bông Hồng…
Bao giờ?
Chiều chủ nhật, ngày 25…
Vậy là chỉ còn năm hôm nữa?
Dạ!
Cậu thay mặt cho ba má của Diễm, đề nghị cháu nên hoãn lại. Chúng ta sẽ làm lại từ đầu…
Thế có nghĩa là sao, thưa cậu?
Nghĩa là chúng ta sẽ cùng thực hiện lễ hỏi trước, rồi hai bên sẽ định ngày cưới ngay sau đó. Cháu hiểu ý của cậu không?
Vượng ngồi lặng yên. Nhìn Diễm. Âu yếm.
Ý của em thế nào? Vượng thở dài.
Tùy mẹ và anh quyết định. Diễm  cười nhẹ – Em…
Vượng nói, giọng có vẻ dứt khoát:
Có lẽ hoãn lại không được, thưa cậu!
Cậu Thái thoáng lộ vẻ bàng hoàng, giọng cậu cố giữ bình thản:
Cháu có thể cho cậu biết vì lý do không?
Một phút do dự - Vượng kể:
Tụi cháu đã tạm ứng cho nhà hàng lúc làm hợp đồng rồi; vả lại, có mấy cái thiệp mời ở xa cháu đã gởi báo…
Cậu Thái thở ra, cười thoải mái:
Chuyện ấy có thể giải quyết. Phần tạm ứng cho nhà hàng là bao nhiêu? Cậu liếc nhìn Vượng.
Thưa, hai triệu…
Nếu họ không vui lòng hoàn lại. Cậu lại cười – Coi như cậu sẽ “chịu trách nhiệm”… Còn vài thiệp báo tin đã gửi, cậu nghĩ, mình cũng sẽ tổ chức đám cưới ngay thôi mà! Đúng không?
Vượng im lặng.
Tiếng cậu Thái vang lên:
Vậy nhé! Các cháu hãy tin và nghe lời cậu. Từ Sài Gòn về đây, cậu chỉ để lo cho ngày vui của hai cháu thôi…
Dạ. Vượng nói khẽ – Tụi cháu rất biết ơn cậu…
Sáng sớm ngày mai cháu thu xếp đến chở giúp cậu về thăm mẹ cháu nhé!




Lúc Vượng chở cậu Thái về đến nhà thì chị Tuyết đã có mặt ở đó. Vào nhà, Vượng thấy trên bàn đã bày biện bộ tách trà mới, chiếc lọ cắm mấy cánh hoa hồng, và mẹ Vượng đang ngồi ở phản.
Cậu Thái vui vẻ: “Chào chị!”
Vượng giới thiệu:
Đây là mẹ cháu, chị Tuyết…
Vượng quay về phía cậu Thái:
Đây là cậu của Diễm vừa ở Sài Gòn về thăm hôm qua!
Bà Sáu Minh đứng dậy, hai tay nắm vào nhau, hơi cúi đầu chào - giọng bà khe khẽ: “Mời cậu ngồi chơi…”
Chị Tuyết rót trà ra hai tách, cầm một tách lên mời cậu Thái, rồi mang một tách đến phản: “Mời mẹ uống nước!”
Cậu Thái lên tiếng:
Biết hai cháu Vượng và Diễm đã yêu thương nhau từ nhiều năm nay, tôi muốn về thăm quê một chuyến nhân kỳ nghỉ phép, để cùng anh chị tôi và chị lo chuyện thành hôn cho hai cháu!
Cám ơn lòng tốt của cậu. Bà Sáu Minh chững chạc nói – Gia đình tôi có lẽ không tương xứng với anh chị bên ấy, nên tôi xin cậu thông cảm nói lại giúp…
Cậu Thái hơi mím môi, cúi xuống uống một hớp trà - giọng chân thành:
Tôi nhìn nhận là chị tôi đã sai lầm khi thương yêu con. Chị ấy cứ vẫn xem Diễm như một con bé, rồi tự ý mình lo cho nó, thành thử đã xảy ra chuyện…
Bà Sáu Minh ngồi yên lặng, mắt ngó mông ra cửa sổ - nắng vàng ruộm, gió đầu thu hây hây lạnh. Bà nhớ hôm Tuyết chặn bà ở cửa không để bà vào nhà thăm các cháu, vì có mẹ Diễm đang ngồi trên lầu. Rồi những lời bóng gió nhắn gửi xa xôi của bà Trâm với Tuyết, với Mai, với Sư bà Tuệ Nguyên rằng “Cháu Diễm đã có nơi chốn để gửi thân sung sướng rồi, về làm dâu nhà nghèo chỉ khổ thân!” bà cảm thấy rất buồn tủi. Bà tủi cho thân mình và thương cho con. Con mắt và cái đầu của nhiều người chỉ nhìn thấy và nghĩ đến vàng bạc, nhà cửa, xe cộ… Dường như họ chẳng bao giờ nhìn thấy và nghĩ đến bất cứ điều gì khác trong cuộc đời này…
Tôi mong chị nghĩ lại. Tiếng cậu Thái vang lên – Tất cả đều thương yêu con, nhưng cách thể hiện, thực hành thì khác nhau thôi… Chị nên “hỷ xả” cho chị tôi, chẳng qua chỉ là sự ngộ nhận, là nhận thức sai lầm nhất thời thôi… Tất cả đều có thể uốn nắn, thay đổi kia mà!
Dừng lại một phút, cậu châm một điếu thuốc - giọng vẫn nhiệt tình: “Có người nào đó đã nói “biết nhận lỗi là không còn có lỗi nữa”, chị nên vì hạnh phúc lâu dài của các con mà bỏ qua, đừng nên cố chấp!”
Bà Sáu Minh lặng lẽ nhìn xuống đôi bàn tay gầy guộc mưa nắng gian truân từ ngày ông Minh mất, Vượng chỉ vừa lên ba tuổi, và cảm thấy cuộc đời mình không còn dài…
Chị Tuyết từ nhà sau bưng lên một dĩa cam sành đã cắt sẵn vàng ửng mọng nước. Quay nhìn mẹ - chị nói:
Con xin phép mẹ được thưa chuyện với cậu Thái một chút…
Ngồi xuống chiếc ghế sau lưng cậu Thái, chị Tuyết tâm sự:
Cháu mong cậu thông cảm cho mẹ cháu, ý nguyện cuối cùng của mẹ cháu là được nhìn thấy em Vượng có đôi có bạn, và bà được ẵm bồng cháu nội… Chính dì Trâm đã có lần trách cháu, coi cháu như là kẻ chủ mưu, đồng lõa cho việc Diễm ra đi. Cháu thưa thật lòng với cậu, việc Diễm tự ý làm cháu không thể ngờ, mẹ cháu cũng không hay biết. Cháu chỉ cảm thấy thương cho tụi nó mới vào đời, đã chịu bao dằn vặt, đau khổ! Chị Tuyết rươm rướm nước mắt.
Cậu Thái quay lại, vỗ vào vai Tuyết:
Tuy mới về, nhưng cậu biết rõ tất cả, cậu đã có góp ý thẳng thắn với ba mẹ Diễm rồi. Bây giờ, tất cả những người lớn chúng ta phải dốc lòng vun đắp, xây dựng hạnh phúc cho chúng…
Cậu Thái nhìn đứng vào mắt bà Sáu Minh - ánh nhìn trìu mến, vỗ về: “Chị nghĩ thế nào, chị Sáu?”
Lời cậu nói thật tình cảm, thật chí tình - tôi cũng mong cậu hoan hỉ giúp cho các cháu. Bà Sáu Minh thoáng nở một nụ cười.
Thế này nhé, chị. Cậu Thái châm tiếp một điếu thuốc – Tôi chỉ có được 10 ngày phép, trong 10 ngày đến, chúng ta sẽ tiến hành hai lễ: lễ hỏi và lễ cưới…
Dừng một phút, cậu tiếp:
Tuổi cháu Vượng là Sửu, cháu Diễm là Mùi - con trâu và con dê thì rất hạp. Cậu cười – Tuy cả hai đều… có sừng! Tôi đã nhờ thầy xem hộ ngày giờ hai lễ hẳn hoi: ngày kia, tức 24, giờ Thìn, mời họ nhà trai đến làm lễ hỏi; tuần sau, ngày 29 cũng vào giờ Thìn, chúng ta làm lễ cưới và rước dâu luôn. Tiệc lễ hai họ đều tổ chức gọn nhẹ ở gia đình. Buổi chiều, khoảng 4 giờ, chúng ta tổ chức chung ở nhà hàng khách sạn Hoàng Hậu để chiêu đãi khách và họ hàng của hai bên…
Bà Sáu Minh chăm chú nghe. Gương mặt dần sáng lên theo từng diễn tiến của các cuộc lễ… Theo lời của cậu Thái, từng cảnh tượng dường như cũng hiện ra trong mắt bà - rõ ràng và êm ái.
Ý của chị thế nào, chị Sáu? Cậu Thái ân cần nhìn bà.
Gia đình chúng tôi xin làm theo sự giúp đỡ của cậu. Bà mỉm cười – Chúng tôi xin rất biết ơn cậu, cậu Thái à! (Hết chương 4)

M.V.L
Read more…

CÁCH NHẬP COMMENT TRÊN HƯƠNG QUÊ NHÀ

Đầu tiên, nhấp chuột vào ô Nhập nhận xét của bạn rồi viết comment. Viết xong, nhấp chuột vào ô Tài khoản Google. Sau đó nhấp chuột vào Tên/URL thì sẽ hiện ra 2 ô. Ô phía trên, ghi Họ và tên của bạn. Ô phía dưới, ghi dòng chữ:huongquenha.com

Cuối cùng, nhấp chuột vào ô Tiếp tục và nhấp chuột tiếp vào ô Xuất bản là xong. (Nếu bạn đã có sẵn Tài khoản Google, thì sau khi viết comment, chỉ cần nhấp chuột vào ô Xuất bản là thành công)

Số lượt xem tháng trước


-------------------------------------------------------------------------


TÁC GIẢ & TÁC PHẨM
* TÁC GIẢ & TÁC PHẨM * TÁC GIẢ & TÁC PHẨM * TÁC GIẢ & TÁC PHẨM * TÁC GIẢ & TÁC PHẨM---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ái Nhân (21) Ambrose Bierce (1) ẢNH (58) Anh Ngọc (1) Anh Nguyên (1) Anh Phong (4) Anh Phương (9) âm nhạc (2) âm thanh (1) Ân Thiên (1) Bạch Diệp (5) Bách Mỵ (2) BÀN TRÒN VĂN NGHỆ (87) Bảo Hồ (1) Bảo Lâm (1) Bảo Ninh (2) Bé Hải Dân (1) Bích Ái (3) Bích Lê (4) Bích Ngọc (1) Bích Vân (2) Bình Địa Mộc (3) Bình Nguyên (1) Bình Nguyên Trang (2) binh pháp (1) Bình Tâm (1) Bobby Nam Giang (3) Bùi Anh Sắc (1) Bùi Công Thuấn (1) Bùi Danh Hải Phong (1) Bùi Đức Ánh (66) Bùi Hoài Vân (5) Bùi Huyền Tương (2) Bùi Hữu Phước (1) Bùi Nguyên Bằng (25) Bùi Nhựa (4) Bùi Văn Bồng (5) Bùi Việt Thắng (2) BÚT KÝ (17) Ca Dao (2) Cao Duy Thảo (1) Cao Kim Quy (1) Cao Thị Thu Hà (3) Cao Thọ Thêm (2) Cao Thoại Châu (1) Cao Thu Hà (1) Cao Trọng Quế (1) Cao Văn Tam (5) Cát Du (7) Catherine Mansfield (1) Cẩm Lệ (4) Cẩm Tú Cầu (1) Chàng Cát (1) Chánh Đức (1) CHÀO XUÂN 2014 (1) CHÂN DUNG VĂN NGHỆ SĨ (2) Châu Đoàn (1) Châu Quang Phước (1) Châu Thạch (9) Châu Thường Vinh (1) Chí Anh (1) Chính Đức (1) chủ (1) CHỦ BIÊN (138) Chu Giang Phong (1) Chu Lai (2) Chu Ngạn Thư (10) Chu Trầm Nguyên Minh (16) Chu Vương Miện (1) Chúa Sơn Lâm (1) Cỏ Dại (7) covid 19 (1) Công Nguyễn (1) Cơ Xương (1) Cúc Dương (1) Cuộc thi văn chương (1) CỬA SỔ VĂN HÓA (6) Dạ Ngân (1) Dã Phong Bình (2) Dã Phương (1) Dạ Thảo (2) Dạ Thy (1) Diệp Linh (18) Diệp Uy (1) Dino Buzzati (3) DỌC ĐƯỜNG (29) Du Tử Lê (1) Dung Thị Vân (28) Duy Bằng (1) Duy Phạm (5) Dương Diệu Minh (1) Dương Đăng Huệ (1) Dương Hải Yến (2) Dương Hằng (7) Dương Kim Nhi (4) Dương Kim Thoa (1) Dương Phương Vinh (1) Dương Thành Thái (3) Dương Thị Yến Trinh (2) Dương Xuân Triều (6) Dzạ Lữ Kiều (6) Đàm Lan (17) Đan Ngọc (2) đạo đức (2) Đào Hiền (2) Đào Hữu Thức (2) Đào Khương (2) Đào Minh Hiệp (2) Đào Phạm Thuỳ Trang (82) Đào Quang Bắc (1) Đào Quý Thạnh (1) Đào Thanh Hoà (14) Đào Thị Quý Thanh (1) Đào Thị Thu Hiền (3) Đào Văn Đạt (31) Đào Viết Bửu (7) Đặng Châu Long (1) Đặng Diệu Thoa (1) Đăng Đăng (1) Đăng Huỳnh (1) Đặng Quốc Khánh (8) Đặng Quý Địch (3) Đặng Tấn Tới (2) Đặng Thị Hoa (2) Đặng Thị Xuân (1) Đặng Toán (1) Đăng Trình (1) Đặng Tường Vy (3) Đặng Văn Sử (1) Đặng Việt Trinh (1) Đặng Xuân Xuyến (9) ĐIỂM BÁO (2) Điêu Thuyền (1) Đinh Lốc (2) Đình Thậm (1) Đinh Vương Khanh (4) Đoàn Khương Duy (1) Đoàn Thị Minh Hiệp (4) Đoàn Tuyết Thu (1) Đoản văn (1) ĐỌC SÁCH (30) Đỗ Chiến Thắng (6) Đỗ Duy Hoàng (15) Đỗ Hồng Ngọc (5) Đỗ KIm Dung (1) Đỗ Phu (1) Đỗ Quyên (2) Đỗ Tâm Linh (1) Đỗ Tấn Đạt (2) Đỗ Thị Kim Hải (2) Đỗ Trúc Hàn (1) Đỗ Văn Tiến (1) Đỗ Xuân Phương (1) Đức Linh (1) Đức Tiên (3) Elena Pucillo Truong (6) gan jing world (1) Ghi chép (2) Giang Đình (8) Giang Hiền Sơn (6) Giáo dục (1) Guy de Maupassant (1) Hà Đoàn (2) Hạ Ly (1) Hà Nguyên (2) Hà Nhữ Uyên (2) Hà Phi Phượng (1) Hạ Thi (3) Hà Thị Thu Hằng (1) Hà Tùng Sơn (1) Hải Điểu (1) Hải Miên (3) Hải Phong (2) Hải Thăng (1) Hải Thuỵ (6) Hải Yến (2) Hàm Sơn (1) Hàn Dã Thảo (2) Hàn Du Tử (17) Hàn Hữu Yên (1) Hàn Lâm (1) Hãn Nguyên Nguyễn Nhã (1) Hàn Nguyệt (1) Hàn Phong Vũ (19) Hàn Tín (1) Hạng Vũ (1) Hậu Cốc Ngang (1) Hậu Đậu (1) Hiếu Dũng (1) Hoa Hướng Dương (1) Hoa Mai (2) Hoa Tím Buồn (4) Hoa Tuyết (2) Hoà Văn (10) Hoa Xuyến Chi (1) Hoài Huyền Thanh (53) Hoan Giang (1) Hoàng Anh (6) Hoàng Anh 79 (26) Hoàng Chẩm (53) Hoàng Chẫm (1) Hoàng Đình Quang (2) Hoàng Giao (4) Hoàng Hạ Miên (6) Hoàng Hữu (1) Hoàng Khánh Duy (5) Hoàng Kim (1) Hoàng Kim Chi (1) Hoàng Kim Oanh (2) Hoàng Linh (6) Hoàng Long (2) Hoàng Lộc (8) Hoàng Mẫn (1) Hoàng Minh Tường (2) Hoàng Nghĩa Lược (1) Hoàng Ngọc Xuân (4) Hoàng Nguyên (1) Hoàng Phủ Ngọc Tường (1) Hoàng Thảo Chi (1) Hoàng Thị Bích Hà (1) Hoàng Thị Nhã (8) Hoàng Thị Thu Thủy (2) Hoàng Trang (1) Hoàng Trần (1) Hoàng Trọng Quý (9) Hoàng Trọng thắng (1) Hoàng Tuấn Sơn (1) Hoàng Tuyên (2) Hoàng Vũ Thuật (1) Hoàng Xuân Hiến (1) Hoàng Xuân Niên (1) Hồ Bích Ngọc (4) Hồ Bích Vân (2) Hồ Đắc Thiếu Anh (1) Hồ Hải (2) Hồ Lê Diêm (1) Hồ Nam (1) Hồ Ngọc Diệp (1) Hồ Nhật Quang (1) Hồ Sĩ Duy (1) Hồ Thanh Ngân (10) Hồ Thế Hà (2) Hồ Thế Phất (3) Hồ Thế Sinh (1) Hồ Tĩnh Tâm (1) Hồ Tịnh Thuỷ (21) Hồ Vũ Khánh Linh (1) Hồ Xuân Thu (3) Hội Nhà văn TP. HCM (1) Hồng Hạnh (3) Hồng Liễu (1) Hồng Phúc (8) Hồng Tâm (10) Huệ Triệu (3) HUMICHI (5) Huy Nguyên (15) Huy Vọng (17) Huy Vũ (1) Huyết Kiệt (1) Huỳnh Dạ Thảo (1) Huỳnh Gia (18) Huỳnh Kim Bửu (1) Huỳnh Minh Lệ (2) Huỳnh Ngọc Nga (1) Huỳnh Ngọc Phước (29) Huỳnh Như Phương (1) Huỳnh Thanh Lan (1) Huỳnh Thị Quỳnh Nga (1) Huỳnh Thúy Thúy (1) Huỳnh Văn Diệu (1) Huỳnh Văn Mỹ (1) Huỳnh Văn Yên (1) Huỳnh Xuân Sơn (3) Hương Đêm (1) Hương Đình (4) Hương Quê Nhà (1) Hương Văn (6) Hửu Thỉnh (1) Irina Polianxkaia (1) James Dylan (4) James Joyce (1) Jeffrey Thai (9) Jerry Thu Trà (7) Kai Hoàng (1) Kate Chopin (1) Kha Tiệm Ly (4) Khả Xuân (1) Khán Võ (2) Khảo Mai (1) khoa học (1) Khổng Trường Chiến (3) Khổng Vĩnh Nguyên (1) KỊCH BẢN (1) Kiên Giang (1) Kiến Giang (12) Kiều Huệ (1) Kim Chuông (4) Kim Dung (2) Kim Ngoan (15) Kim Quyên (1) Kim Sơn Giang (22) Kim Tiết (9) Kim Yến (1) Kỳ Nam (2) Ký sự (14) Lã Bố (1) La Hán (1) La Mai Thi Gia (1) Lạc Thảo (1) Lại Ngọc Thư (1) Lam Giang (3) Lan Anh (1) Lan Phương (1) Lan Thanh (1) Lãng Du (6) Lâm Bích Thuỷ (8) Lâm Cẩm Ái (3) Lâm Hạ (11) Lâm Huy Nhuận (1) Lâm Trúc (30) Lâm Xuân Vi (1) Lâu Văn Mua (1) Lê Ân (5) Lê Bá Duy (9) Lê Đình Danh (79) Lê Đức Hoàng Vân (1) Lê Đức Lang (13) Lê Giang Trần (1) Lệ Hằng (3) Lê Hoài Lương (4) Lê Hoàng (2) Lê Hứa Huyền Trân (39) Lê Khánh Luận (1) Lê Minh Chánh (1) Lê Minh Dung (2) Lê Minh Hải (3) Lê Minh Vũ (3) Lê Ngân (3) Lê Ngọc Phái (1) Lê Ngọc Trác (1) Lê Ngũ Nam Phong (11) Lê Nhựt Triết (8) Lê Phương Châu (30) Lê Quang Trạng (23) Lê Sa Long (2) Lê Thanh Hùng (34) Lê Thanh My (8) Lê Thấu (1) Lê Thị Cẩm Tú (6) Lê Thị Hồng Thắm (1) Lê Thị Kim (1) Lê Thị Ngọc Lệ (1) Lê Thị Ngọc Nữ (33) Lê Thị Thu Hiền (1) Lê Thị Xuyên (13) Lê Thiếu Nhơn (15) Lê Thống Nhất (6) Lê Thụy Phương (2) Lê Tiến Dũng (1) Lê Tiến Mợi (6) Lê Trọng Nghĩa (3) Lê Trung Hiếu (1) Lê Tuân (4) Lê Uyên (1) Lê Văn Hiếu (12) Lê Văn Ngăn (3) Lê Vi Thuỷ (1) Lê Vinh (4) Lê Xuân Tiến (1) Lindsay Polak (1) Linh Lan (7) Linh Lan (Quảng Nam) (8) Linh Phương (3) Linh Thy (2) Long Khánh (4) Long Vương (1) luân hồi (1) Lữ Hồng (3) Lư Nhất Vũ (1) Lương Cẩm Quyên (1) Lương Duyên Thắng (3) Lương Đình Khoa (1) Lương Sơn (27) Lưu Ly (6) Lưu Quang Minh (15) Lưu Thành Tựu (1) Lưu Thị Mười (2) Lưu Xuân Cảnh (2) Lý Khánh Vinh (15) Lý Thành Long (1) Lý Thời Miễn (1) M.T.N.H (7) Mã Nhị Lan (1) Mạc Minh (2) Mạc Tố Hồng (1) Mạc Tường (2) Mai Đức Trung (6) Mai Hạnh (1) Mai Kiệm (1) Mai Loan (12) Mai Nhật (2) Mai Thanh (1) Mai Thị Vân (1) Mai Thìn (3) Mai Tuyết (37) Mang Viên Long (63) Marie Hải Miên (4) Mẫu Đơn (1) Mèo Con (1) Mi Thu (1) Miên Đức Thắng (2) Miên Linh (1) Minh Châu (2) Minh Đan (Lọ Lem Đất Võ) (6) Minh Nguyên (15) Minh Nguyễn (3) Minh Nguyệt (15) Minh Nguyệt (NT) (1) Minh Nhân Tông (1) Minh Vy (25) Mỗi tháng một tác giả và một bài thơ hay (2) Mộng Cầm (8) Mộng Nam (1) Mùa Xanh (3) Mưa (1) Mường Mán (1) MỸ THUẬT (6) My Tiên (1) Mỹ Vân (1) Nam Art (2) Nam Cao (1) Nam Thi (17) Năm Bửu (1) Nấm Độc (1) NCCGL (4) Ngàn Thương (33) Ngày Đẹp Tươi (1) nghệ thuật. (1) nghiên cứu (1) Ngọc Bút (8) Ngọc Diệp (35) Ngọc Thịnh (1) Ngô Càn Chiểu (1) Ngô Cự Chính (2) Ngô Diệp (6) Ngô Đình Hải (7) Ngô Hồng Nhung (1) Ngô Liêm Khoan (1) Ngô Minh Trãi (3) Ngô Nguyên Ngiễm (1) Ngô Thị Hoà (1) Ngô Thị Ngọc Diệp (10) Ngô Thuý Nga (30) Ngô Thúy Nga (16) Ngô Thy Học (7) Ngô Văn Cư (52) Ngô Văn Giảng (11) Ngô Văn Khanh (17) Ngô Viết Hòa (1) Nguyễn (1) Nguyễn An Bình (70) Nguyễn An Đình (4) Nguyễn Ánh 9 (1) Nguyễn Bá Nhân (1) Nguyễn Bích Sao Linh (1) Nguyễn Bình (1) Nguyễn Bính Hồng Cầu (2) Nguyên Cẩn (26) Nguyễn Châu (2) Nguyễn Chinh (4) Nguyễn Công Thụ (2) Nguyễn Công Tùng Chinh (1) Nguyễn Cử Tú Quỳnh (2) Nguyên Diệp (1) Nguyễn Dũng (1) Nguyễn Duy Khương (6) Nguyễn Duy Phương (1) Nguyễn Duy Thịnh (3) Nguyễn Đại Duẩn (2) Nguyễn Đặng Mừng (3) Nguyễn Đăng Thanh (20) Nguyễn Đăng Trình (4) Nguyễn Đình Bảng (1) Nguyễn Đình Trọng (1) Nguyễn Đoan Tuyết (25) Nguyễn Đồng Bội Thảo (1) Nguyễn Đức Chính (5) Nguyễn Đức Cơ (1) Nguyễn Đức Mậu (2) Nguyễn Đức Minh (6) Nguyễn Đức Minh Hùng (10) Nguyễn Đức Nhân (1) Nguyễn Đức Phú Thọ (26) Nguyễn Đức Quyền (4) Nguyễn Đức Tấn (6) Nguyễn Đức Tình (4) Nguyễn Gia Long (1) Nguyên Hạ (11) Nguyễn Hải Thảo (2) Nguyễn Hậu (2) Nguyễn Hiếu (8) Nguyễn Hiếu Học (2) Nguyễn Hòa Hiệp (2) Nguyễn Hoài Ân (1) Nguyễn Hoàng Thức (2) Nguyễn Hồng Diệu (1) Nguyễn Huệ (3) Nguyên Hùng (1) Nguyễn Huy (3) Nguyễn Huy (HD) (1) Nguyễn Huy Khôi (1) Nguyễn Huỳnh (1) Nguyễn Hữu Minh (1) Nguyễn Hữu Phú (1) Nguyễn Hữu Quý (2) Nguyễn Hữu Thuần (4) Nguyễn Hữu Trung (2) Nguyễn Khiêm (1) Nguyễn Khoa Đăng (51) Nguyễn Kiều Lam (2) Nguyễn Kiều Phương (3) Nguyễn Kim Hương (7) Nguyễn Kim Thịnh (1) Nguyễn Lam (2) Nguyễn Lương Vỵ (4) Nguyên Minh (1) Nguyễn Minh Dũng (46) Nguyễn Minh Hoà (1) Nguyễn Minh Khiêm (1) Nguyễn Minh Nguyệt (1) Nguyễn Minh Phúc (47) Nguyễn Minh Quang (5) Nguyễn Minh Thuận (9) Nguyễn Minh Toàn (1) Nguyễn Mỳ (1) Nguyễn Mỹ Nữ (3) Nguyễn Nga (14) Nguyễn Nghiêm (3) Nguyễn Ngọc Dũng (1) Nguyễn Ngọc Đặng (1) Nguyễn Ngọc Hà (4) Nguyễn Ngọc Hưng (6) Nguyễn Ngọc Minh Anh (1) Nguyễn Ngọc Thơ (31) Nguyễn Ngọc Tư (5) Nguyễn Nguy Anh (21) Nguyễn Nguyên Phượng (69) Nguyễn Nhật Hùng (4) Nguyễn Như Tuấn (14) Nguyễn Phin (30) Nguyên Phong (1) Nguyễn Phú Yên (8) Nguyễn Phượng (2) Nguyễn Phương Dung (2) Nguyễn Quang Quân (8) Nguyễn Quang Tâm (2) Nguyễn Quang Tuấn (1) Nguyễn Quân (2) Nguyễn Quốc Ái (1) Nguyễn Quốc Bảo (1) Nguyễn Quốc Đông (1) Nguyễn Quy (2) Nguyên Tâm (1) Nguyễn Tấn Thuyên (3) Nguyễn Thái An (3) Nguyễn Thái Dương (6) Nguyễn Thái Huy (35) Nguyễn Thành Công (48) Nguyễn Thành Giang (22) Nguyễn Thanh Hải (1) Nguyễn Thanh Huyền (8) Nguyễn Thanh Mừng (1) Nguyễn Thánh Ngã (1) Nguyễn Thành Nhân (18) Nguyễn Thanh Tuấn (7) Nguyễn Thanh Xuân (2) Nguyễn Thế Kiên (1) Nguyễn Thế Kỷ (1) Nguyễn Thị Ánh Huỳnh (2) Nguyễn Thị Bích Phượng (2) Nguyễn Thị Cẩm Thuỳ (3) Nguyễn Thị Chi (2) Nguyễn Thị Diệu Hiền (3) Nguyễn Thị Hải (1) Nguyễn Thị Hằng (7) Nguyễn Thị Hậu (1) Nguyễn Thị Hồng Đào (10) Nguyễn Thị Huệ (1) Nguyễn Thị Kim Huệ (2) Nguyễn Thị Mây (127) Nguyễn Thị Ngọc Hải (1) Nguyễn Thị Ngọc Sen (2) Nguyễn Thị Như Tâm (3) Nguyễn Thị Phụng (27) Nguyễn Thị Thanh Bình (6) Nguyễn Thị Thành Nhân (1) Nguyễn Thị Thanh Toàn (1) Nguyễn Thị Thanh Xuân (1) Nguyễn Thị Thu Ba (23) Nguyễn Thị Thu Hiền (1) Nguyễn Thị Thu Hoài (1) Nguyễn Thị Thu Thuý (3) Nguyễn Thị Thùy Linh (3) Nguyễn Thị Tiết (3) Nguyễn Thị Tuyết (1) Nguyễn Thị Việt Hà (39) Nguyễn Thị Xuân Hương (14) Nguyễn Thu Hằng (1) Nguyễn Thủy (4) Nguyễn Thúy Ngân (13) Nguyễn Thuý Quỳnh (2) Nguyễn Thường Kham (3) Nguyễn Thượng Trí (2) Nguyễn Tiến Đường (8) Nguyễn Trần (1) Nguyễn Trí Tài (40) Nguyễn Trọng Luân (2) Nguyễn Trung (1) Nguyễn Trung Nguyên (1) Nguyễn Tuyển (4) Nguyễn Văn Ân (68) Nguyễn Văn Bút (6) Nguyễn Văn Công (2) Nguyễn Văn Cường (CCK) (4) Nguyễn Văn Hiến (5) Nguyễn Văn Hoà (5) Nguyễn Văn Hòa (1) Nguyễn Văn Học (53) Nguyễn Văn Ngọc (1) Nguyễn Văn Thanh (1) Nguyễn Văn Thành (1) Nguyễn Văn Thảo (17) Nguyễn Văn Toan (1) Nguyên Vi (1) Nguyễn Việt Hà (2) Nguyễn Vinh (1) Nguyễn Vĩnh Bình (3) Nguyễn Xuân Cảm (3) Nguyễn Xuân Dương (1) Nguyễn Xuân Khánh (1) Nguyễn Xuân Thuỷ (1) Nguyễn Xuân Thủy (1) Nguyễn Xuân Tư (3) Nguyệt Linh (5) Nguyệt Quế (1) Ngưng Thu (44) Nhã Ngọc (1) Nhã Thiên (7) nhà Thương (1) Nhân Hậu (2) NHÂN VẬT (1) Nhật Nguyệt Xuân Hương (1) Nhật Quang (17) Nhất Sinh (1) Nhật Vũ (1) Nhi Hạ (1) NHỚ THUỞ ẤU THƠ (37) Như Hoài (4) NHỮNG ÁNG VĂN HAY VỀ LÀNG QUÊ VIỆT NAM (7) NHỮNG NGƯỜI BẠN ĐÂT THỦ (6) NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN HQN (5) Nông Quốc Lập (2) NP phan (1) Nửa Đời hư (1) NỬA THÁNG MỘT TÁC GIẢ VÀ MỘT BÀI THƠ HAY (38) nước (1) O. Henry (1) P.N. Thường Đoan (1) Pearl (1) Phạm Ánh (34) Phạm Anh Xuân (3) Phạm Bá Nhơn (2) Phạm Cao Hoàng (1) Phạm Đình Nghi (1) Phạm Hổ (1) Phạm Hữu Hoàng (20) Phạm Kiều Hưng (1) Phạm Lâm (1) Phạm Lê Tường Vi (1) Phạm Minh Dũng (14) Phạm Minh Hiền (9) Phạm Minh Thuận (10) Phạm Mỹ (1) Phạm Ngân (3) Phạm Như Vân (1) Phạm Phan Hòa (1) Phạm Phương Lan (1) Phạm Quỳnh An (1) Phạm Thái Ba (4) Phạm Thị Hải Dương (9) Phạm Thị Liên (1) Phạm Thị Mỹ Liên (30) Phạm Thị Phương Thảo (3) Phạm Thuý (6) Phạm Trần Ái Linh (4) Phạm Trung Tín (2) Phạm Tuấn Vũ (29) Phạm Tử Văn (21) Phạm Văn Phương (16) Phạm Văn Thạnh (1) Phạm Vũ (1) Phan Anh (12) Phan Cung Việt (1) Phan Đức Nam (1) Phan Hoài Thương (1) Phan Hoàng (2) Phan Huỳnh Điểu (1) Phan Hữu Lý (1) Phan Khanh (2) Phan Mai Thư Nhã (6) Phan Nam (20) Phan Quỳnh Như (1) Phan Sửu (1) Phan Tấn Lược (6) Phan Thanh Cương (2) Phan Thị Huỳnh Trang (2) Phan Tiên Phát (1) Phan Tình (1) Phan Trang Hy (25) Phan Văn Bình (1) Phan Văn Thạnh (1) Phan Văn Thuần (3) Phan Vĩnh (1) phần 1 (1) phần 2 (1) phần 3 (1) phần 4 (1) Phiêu Vân (1) Phong Dương (2) Phong Điệp (1) Phỏng vấn (7) Phú Ngọc (1) Phú Quang (3) Phú Xuân (8) Phùng Gia Lộc (1) Phùng Hiếu (10) Phùng Hiệu (1) Phùng Hoàng Chương (1) Phùng Phương Quý (7) Phùng Văn Khai (1) Phước Vũ (1) Phương Phương (10) Phương Uy (5) Quan Thế Âm (1) Quảng Ngọc (1) Quảng Ngôn Lê Ngữ (1) Quang Thám (1) Quang Tuấn Dũng (9) Quốc Hùng (2) Quốc Tuyên (1) quy luật dịch (1) Quỳnh Lệ (1) Quỳnh Nga (16) Quỳnh Trâm (1) Rason Helmandollar (1) Raymond Carver (1) Raymond Thư (1) Rêu (Cao Hoàng Từ Đoan) (13) SÁCH BẠN VĂN (71) SARAH HALL (1) SINH NHẬT (1) Song Ninh (11) Sông Hương (11) Sông Lam (1) Sông Song (8) Sơn Tịnh (2) Sơn Trần (15) Sruthi Thekkiam (1) Stephen Crane (1) T.T.Hiếu Thảo (22) Tạ Nghi Lễ (1) Tạ Thị Hoa (14) Tam quốc diễn nghĩa (4) TẢN VĂN (230) TẠP BÚT (619) Tạp chí Văn Mới (1) TẠP CHÍ VN BÌNH DƯƠNG (11) Tashi Dawa (1) Tâm Lãng (1) Tâm Nhiên (2) Tấn Hòa (1) Tần Khánh (4) Tân Vương Huy (1) TẬP SAN ÁO TRẮNG (39) Tập san Văn học nghệ thuật Hương Quê Nhà (1) Tây bá hầu Cơ Phát (1) Tây Du Ký (1) Tây Sơn bi hùng truyện (2) Thạch Anh (2) Thạch Cầu (1) Thạch Đà (7) Thạch Lam (1) Thạch Sene (5) Thái An Khánh (2) Thái Hoà (1) Thanh Bình Nguyên (27) Thành Dũng (1) Thanh Hải (1) Thanh Huyền (2) Thanh Lương (2) Thanh Minh (4) Thanh Phong (1) Thanh Sơn (1) Thanh Thảo (3) Thanh Trắc Nguyễn Văn (42) Thanh Tùng (7) Thành Văn (3) Thạnh Văn (1) Thanh Xuân (2) Thảo Nguyễn (1) Thâm Tâm (1) Thần Y (1) Thi Ngọc Lan (1) Thiên Ân (1) Thiên Di (5) Thiên Sơn (1) Thiên Thần Áo Trắng (7) Thiên Tôn (10) Thiên Trần (1) Thiệp chúc mừng năm mới (4) Thiệp chúc Tết (3) Thiệp mừng (3) Thông báo (1) Thơ (3149) Thơ Lê Nhựt Triết (1) THƠ MỜI HOẠ (7) THƠ PHỔ NHẠC (103) Thời sự Văn nghệ (6) Thu Dung (3) Thu Hằng (1) Thu Hiền (1) Thu Hoài (1) Thu Nga (1) Thuận Thảo (8) Thuận Yến (1) Thục Minh (7) Thuỳ Anh (13) Thuỵ Du (1) Thụy Du (3) Thuỳ Dương (1) Thùy Dương (1) Thủy Điền (1) Thuỳ Nhân (1) Thư cảm ơn (1) Thư ngỏ (1) THƯ NGỎ CỦA HQN (2) Thư tin (285) THƯ VIỆN TÁC GIẢ (1) Tiểu luận (4) Tiểu Mục Đồng (1) Tiểu Nguyệt (5) Tiểu thuyết (107) Tiêu Tương (1) Tin buồn (2) TIN VĂN (2) Tịnh Bình (19) Tịnh Minh Tiến (2) Tô Hồng Phương (1) Tô Kiều Ngân (1) Tố Mai (1) Tô Minh Yến (21) Tôn Nữ Hỷ Khương (2) Tôn Thất Út (2) Tôn Tư Mạc (1) Tống Ngọc Hân (1) Tống Xuân Tám (1) Trà Bình (4) TRABATHA (1) Trác Phi (1) Trang Linh (1) Trang Lộc (1) Trang Thơ Chào Xuân Mậu Tuất 2018 (1) TRANG THƠ CHỦ NHẬT (528) Trang Thơ Đón Xuân Đinh Dậu 2017 (1) TRANG THƠ ĐƯỜNG LUẬT (17) Tranh ảnh (3) Trầm Mặc (4) Trần Anh Dũng (1) Trần Bảo Định (4) Trần Băng Khuê (1) Trần Biên Thùy (1) Trần Dần (1) Trần Duy Đức (17) Trần Dzạ Lữ (4) Trần Định (1) Trần Đình Sử (2) Trần Đoàn Luận (1) Trần Đức ÁI (2) Trần Đức Hiển (1) Trần Đức Tín (1) Trần Hà Nam (4) Trần Hoàng Vy (2) Trần Hồng Vân (5) Trần Huiền Ân (2) Trần Huy Minh Phương (2) Trần Hữu Du (1) Trần Hữu Hội (17) Trần Kim Đức (5) Trần Kim Loan (2) Trần Kim Quy (1) Trần Lê Sơn Ý (2) Trần Linh Chi (1) Trần Long Thạch (1) Trần Lưu (1) Trần Mai Hường (11) Trần Mạnh Hảo (1) Trần Minh Nguyệt (16) Trần Năm (1) Trần Ngọc Hồ Trường (4) Trần Ngọc Mỹ (11) Trần Nguyên Hạnh (6) Trần Nhã My (2) Trần Như Luận (3) Trần Nhương (1) Trần Phù Nam (1) Trần Quang Dũng (4) Trần Quang Khanh (12) Trần Quang Lộc (1) Trần Quang Ngân (10) Trần Quốc Tiến (8) Trần Quốc Toàn (1) Trần Quốc Việt (1) Trần Tâm (7) Trần Thái Hưng (5) Trần Thanh Hải (3) Trần Thành Nghĩa (1) Trần Thế Nhân (13) Trần Thị Bích Thu (1) Trần Thi Ca (9) Trần Thị Cổ Tích (2) Trần Thị Huệ (1) Trần Thị Huyền Trang (3) Trần Thị Ngọc Hồng (1) Trần Thị Thanh (5) Trần Thị Thắng (1) Trần Thị Thương Thương (4) Trần Thị Trúc Hạ (1) Trần Thị Uyên (7) Trần Thiện (3) Trần Thiện Tuấn (1) Trần Thoại Nguyên (2) Trần Thuận (7) Trần Thúy Lành (6) Trần Thuỳ Trang (1) Trần Thư (1) Trần Thương Nhiều (1) Trần Trọng Hưng (2) Trần Trọng Tân (1) Trần Trọng Vũ (2) Trần Tuấn Anh (2) Trần Tuấn Thanh (10) Trần Vạn Giã (2) Trần Văn Bạn (16) Trần Văn Nhân (5) Trần Văn Thiên (1) Trần Việt (1) Trần Viết Dũng (11) Trần Võ Thành Văn (24) Triết học (2) Triều Âm (2) Triều Châu (1) Triều La Vỹ (2) Triệu Lam Châu (1) Triệu Từ Truyền (30) Trịnh Bửu Hoài (106) Trịnh Duy Sơn (2) Trịnh Hoài Linh (5) Trịnh Huy (4) Trịnh Thuỳ Mỹ (1) Trịnh Tuyên (1) Trịnh Viết Hiền (1) Trịnh Viết Hiệp (1) Trịnh Yến (2) Trọng Mật (2) trụ vương (1) Trúc Giang (4) Trúc Lập (1) Trúc Linh Lan (2) Trúc Thanh Tâm (12) Trúc Thuyên (3) trung quốc (1) Trung Trung Đỉnh (1) Trung Y (1) Truong Nguyen (1) Truyện dài (10) TRUYỆN DỊCH (17) Truyện ký (2) TRUYỆN NGẮN (1173) TRUYỆN VỪA (14) Trương Công Tưởng (16) Trương Diễm Phiến (1) Trương Đình Phượng (8) Trương Đình Tuấn (3) Trương Hồng Phúc (14) Trương Huỳnh Như Trân (2) Trương Lan Anh (1) Trương Nam Chi (5) Trương Thanh Cường (2) Trường Thắng (65) Trương Thị Thanh Tâm (22) Trương Thị Thúy (2) Trường Thịnh (6) Trương Tri (2) Trương Văn Dân (21) Trương Viết Hùng (1) TTM (1) Tuấn Nguyễn (7) Tuấn Quỳnh (3) Tuệ Mỹ (1) Tuti (2) Tuỳ bút (2) TÙY BÚT (120) Tuyết Nhung (2) Tuyết Vân (1) tứ đại mỹ nhân (1) Tường Vi (1) TX (1) Út Lãng Tử (1) Uyên Khuê (2) Uyên Minh (1) Uyển Phan (1) Vạn Lộc (1) Vành Khuyên (1) Văn (2478) Văn Công Mỹ (2) văn hóa truyền thống (5) Văn học nước ngoài (13) Văn Lưu (1) Văn Nguyên (1) Văn Nguyên Lương (7) Văn Nhược Ba (1) Văn Thạnh (2) Văn Thành Lê (1) Văn Thắng (23) Văn Trọng Hùng (1) Vân Đồn (3) Vân Giang (12) Vân Khanh (2) Vân Phi (32) Vân Tùng (2) Vi Ánh Ngọc (2) Vi Quốc Hiệp (1) Victor Remizov (1) VIDEO CLIP (2) Viễn Trình (25) Việt Quỳnh (1) Việt Trang (1) Việt Trương (1) Vĩnh Sơn (7) Vĩnh Thông (43) Vĩnh Tuy (21) Võ Bá Cường (1) Võ Chân Cửu (17) Võ Chí Nhất (3) Võ Công Liêm (1) Võ Diệu Thanh (18) Võ Dõng (1) Võ Đông Điền (4) Võ Hà (1) Võ Hạnh (2) Võ Mỹ Cát (1) Võ Ngọc Thọ (4) Võ Như Văn (3) Võ Thị Nga (13) Võ Thị Thu Thủy (1) Võ Thuỵ Như Phương (15) Võ Văn Hoa (1) Võ Văn Luyến (1) Võ Xuân Phương (3) Vũ Bình Lục (1) vũ đạo (1) Vũ Đình Huy (9) Vũ Đình Liên (1) Vũ Đình Minh (1) Vũ Đình Nguyệt (2) Vũ Đình Thung (2) Vũ Đức Trọng (1) Vũ Hạ (1) Vũ Hạnh (3) Vũ Hùng (2) Vũ Miên Thảo (5) Vũ Thành An (1) Vũ Thị Huyền Trang (115) Vũ Thụy Khuê (8) Vũ Trọng Quang (1) Vũ Trọng Tâm (2) Vũ Trọng Thanh (1) Vương Doãn (1) Vương Hạnh (1) Vương Hoài Uyên (4) Vương Tâm (3) Xanh Nguyên (4) Xuân Đài (1) Xuân Phong (6) Xuân Phương (1) Xuân Tiến (20) Ý Thu (3) Yên Kha (7) Ziken (2)
-------------------------------------------------------------------------
+ 817 TÁC GIẢ CÓ BÀI ĐĂNG TRÊN HƯƠNG QUÊ NHÀ
-------------------------------------------------------------------------