MỜI THAM QUAN "CHIẾC CẦU TRÊN SÔNG DRINA" - Bài của Nguyễn Phin


 


                           Tôi lật cuốn tiểu thuyết “Chiếc cầu trên sông Drina” và tôi đã gặp dòng này: Giải Nobel Văn chương năm 1961 được trao cho văn hào, chính trị gia người Nam Tư Ivo Andrić vì “tài năng nghệ thuật sử thi”, cho phép đặt ra những vấn đề và những số phận con người gắn với lịch sử đất nước một cách đầy đủ nhất - theo lý giải của Ủy ban Giải thưởng Nobel của Thụy Điển. Vậy là tôi say sưa với nó, cũng được vài ba ngày, vui sống trong hiện tại. Tôi ghi lại cảm xúc, nghĩ suy sau khi đọc dưới đây.



 Nghệ thuật sử thi

      Nhà văn Ivo Andic kể chuyện cây cầu trên dòng sông Drina khởi đầu như sau: "Phần lớn dòng chảy của con sông lao qua những hẻm núi hẹp giữa những sườn núi chớn chở hay qua những vực sâu thăm thẳm với những tường đá dựng.

     Chỉ ở một vài nơi, bờ sông trải ra hình thành những thung lũng với bờ thoai thoải, một nơi như thế nằm ngay tại tỉnh Viýegrad, ở đó dòng sông bung vỡ thành một dòng uốn cong. Thị trấn Viýegrad nằm hai bên bờ sông và câu chuyện của tôi kể về những mảnh đời ở thành phố này và cây cầu bắc ngang sông Drina."

    Đó là chiếc cầu bằng đá mang tên Mehmed Paýa Sokolovic trên dòng sông Drina xanh ngắt, trung tâm của cuốn tiểu thuyết, được ghi chép từ thế kỷ XVI tới năm 1914. Cuốn truyện miêu tả cuộc sống, định mệnh và những mối liên hệ giữa những người cùng thời cư ngụ cùng trên một mảnh đất. Đặc biệt xoáy sâu vào cuộc sống của những người Hồi giáo và Thiên Chúa Giáo Chính Thống sống ở Bosnia và Herzegovina.

     Chuyện kể rằng, cuối thế kỷ thứ 4, vua cuối cùng của đế quốc La mã là Theodosius đệ nhất chia lãnh thổ làm hai phần Đông và Tây, giao mỗi phần cho một hoàng tử cai trị, với ranh giới là dòng sông Drina, nay thuộc lãnh thổ Bosnia trên bán đảo Balkans. Dòng sông không chỉ là một biên giới địa lý, mà còn là đường phân thủy của hai dòng văn hóa đông tây nữa. Trên bờ phía đông dòng sông, có một tỉnh nhỏ tên là Visegrad. Đây là nơi đa dạng về văn hóa, chủng tộc và tôn giáo.

     Trong khi giới quý tộc theo đạo Hồi, thì giới nghèo theo Thiên chúa giáo La Mã, dân quê theo Chính Thống giáo còn thương buôn là Do Thái. Đế quốc Hồi giáo Ottoman lúc thịnh hành có một quy định đối với các vùng xa, gọi là cống vật bằng máu -huyết cống: thỉnh thoảng quân lính tràn vào phía bờ tây, bắt trẻ trai đưa về làm nô lệ cho giới quý tộc ở thủ đô Istanbul. 



Từ một vết thương không kín miệng

     Câu chuyện bắt đầu với hình ảnh cậu bé người Serbia bị cướp khỏi bàn tay của người mẹ. Bờ sông Drina chính là điểm chia tay giữa mẹ và con, trước khi đoàn quân lôi đứa trẻ lên yên, quất ngựa phi nhanh, rồi xuống phà qua sông, như đi vào cõi vô tận. Trong tác phẩm “Chiếc Cầu Trên Sông Drina”, Andric tả lại cảnh những bà mẹ chia tay con mình:

      "Những bà mẹ này chạy theo các con, vừa chạy vừa kêu khóc, cho tới khi tới bờ sông và đứa nhỏ được đưa xuống phà. Tới đây thì họ kiệt lực và cũng không thể theo qua bên kia sông."

      Vĩnh viễn mẹ con chia cách nhau. Những đứa trẻ sẽ trở thành người Hồi giáo và mang tên Thổ. Tại thủ đô, những đứa thông minh, mặt mũi sáng sủa cũng có khi đựơc chọn lựa và huấn luyện để trở thành quân nhân. Một trường hợp vô tiền khoáng hậu xảy ra, vào cuối thế kỷ 16, là một trong các trẻ ấy trở thành tể tướng của đế quốc Ottoman (Thổ Nhĩ Kỳ), tên là Mehmed Paýa Sokolovic.

     Vị đại quan ấy dù đã lên đến tột đỉnh danh vọng, vẫn mang trong lòng một vết thương không kín miệng, đó chính là dòng sông Drina ngăn cách ông mãi mãi với người mẹ thân yêu. Chỉ có một cách để hàn gắn vết thương là cho xây một cây cầu nối liền hai bên bờ ngay tại tỉnh Viýegrad.

      Cuốn tiểu thuyết lấy chiếc cầu như một sân khấu, mà cũng là một chứng nhân, một sợi chỉ xuyên suốt thời gian hơn 300 năm. Quãng thời gian đó, tại đây - một trong những khu vực đa dạng nhất trên thế giới, luôn có những mâu thuẫn có khi không thể dung hợp nhau, đưa đến sự bùng nổ của thế chiến thứ nhất, khiến cây cầu bị phá hủy một phần.

                                                             *

     Việc xây dựng cây cầu khởi sự vào năm 1566 và năm năm sau thì hoàn thành, thay thế cho chiếc phà cũ kỹ đưa người qua sông. Lúc cây cầu bắt đầu đựơc xây dựng, nỗi uất ức của những con người đói khát bị đánh đập, hành hạ và lao động khổ sai đã đưa đến tin đồn là thần linh không muốn cây cầu đựơc hoàn thành.

    Radisav, người tung tin đồn đó bị bắt, và bị kết tội chết bằng cách đóng nọc.

    Hình ảnh kinh hoàng của một con người giống như ngồi trên một cái sào cao ngất dựng bên cầu đã là động lực thúc đẩy những con người bất hạnh lao động nhanh hơn, mạnh hơn và chăm chỉ hơn.

       Cây cầu khi đã hoàn thành với cái kapia- giống như cái bốt gác ở giữa một bên cầu, liền trở thành trung tâm sinh hoạt của Viýegrad. Đời sống cứ trôi đi, cứ đổi thay, thế hệ này tiếp theo thế hệ khác như dòng nước chẩy qua chân cầu.  Nhưng chính cây cầu thì vẫn còn đó, với mây bay trên cao và nước xanh chảy xiết bên dưới. Cây cầu không nói, không phản ứng mà chỉ ghi nhận.

     Những chú bé vẫn ra bờ sông ngồi câu cá nơi mà cha anh đã từng ngồi câu trứơc đây. Rồi chú lớn lên, đi qua cầu để bước vào một cuộc sống khác. Có khi không bao giờ trở về, cũng có khi lê bước mỏi trở lại cây cầu với gánh nặng của đời sống và tuổi tác trên vai. Nhưng cây cầu thì vẫn thế, đá vẫn lên nứơc sáng bóng và nước sông vẫn cứ sủi bọt khi đụng vào chân cầu.

                                                           *

     Chiếc cầu vẫn còn đó đời đời

     Là tâm điểm trong tiểu thuyết mang tính sử thi, cây cầu danh tiếng này mang tên vị Tổng trấn Mehmed Paša Sokolović và được xây dựng trong thời gian 1571-1577. Với chiều dài gần 180m và có 11 vòm xây bằng vữa, đây là một kiệt tác kiến trúc thế kỷ 16 thời Đế quốc Ottoman. Chứng kiến những thăng trầm của đất nước, cầu Mehmed Paša Sokolović đã thực sự “khóc cười theo vận nước nổi trôi”.

      Nó từng bị phá hỏng 3 vòm cầu trong Đệ nhất Thế chiến, và toàn bộ 5 vòm cầu trong Thế chiến thứ hai. Cầu cũng đã phải chịu nhiều lần nước lụt, lũ khắc nghiệt. Cho dù đã đuợc tu sửa, nhưng thời gian và chiến tranh khắc nghiệt đã làm mất đi nhiều nét huy hoàng của một công trình kiến trúc rực rỡ thời Phục Hưng tại Bosnia. Năm 2007, UNESCO đã đưa cây cầu vào danh sách di sản văn hóa như một sự vinh danh xứng đáng dành cho di tích này.

 N.P

 *

 Xúc cảm của tôi

       Tôi đọc “Chiếc cầu trên sông Drina” từ hồi còn rất nhỏ, lúc đó tâm trạng mau xúc động một cách dễ dãi của tuổi bé thơ, có nhiều đoạn làm tôi rơm rớm nước mắt. Tiểu thuyết gồm 25 chương mà theo tôi mỗi chương là một truyện ngắn, tập họp của một chuyện dài đa dạng và vô thường như chính đời sống và lịch sử. Dòng sông Drina vẫn trôi đi và cây cầu vẫn đứng đó, ghi nhận bao chuyện buồn vui của kiếp người. Tôi nhớ hoài đoạn văn nhà cầm quyền hành hình một người cầm đầu toán phá cầu để phản đối chế độ hà khắc, áp chế người dân đi làm cầu.

      Người ta trói ngửa người bị hành hình trên đất, lấy một cây nọc dài quá thân người, vót nhọn, đầu bọc đồng, cứ thế từ từ đóng từ hậu môn xuyên qua các bộ phận nội tạng, đến khi cây nọc ló ra khỏi cổ phía sau nạn nhân. Người ta dựng thân hình đó lên bêu giữa chợ để mọi người nhìn thấy mà sợ, không dám nổi loạn. Hồi đó đọc đến đoạn này tôi lướt qua, không dám đọc, tôi nghĩ làm sao lại có loại người tê liệt cảm xúc, vô cảm, tàn nhẫn đến vậy. Hay là họ bị đánh thuốc mê để đan tâm làm cái việc không ai dám làm ấy.

 

Read more…

NHỚ BIỂN - Nhạc: Nguyễn Hữu Duyên, Thơ Trần Thị Uyên, Trình bày: Thu Nga





Read more…

TRANG THƠ CHỦ NHẬT: ĐI QUA MIỀN GỢI NHỚ - Thơ Mạc Tố Hồng

 



Không biết là duyên hay nợ, thơ đã ăn sâu vào máu tim tôi. Đã bao lần tôi gác lại bởi những va chạm tình đời, tình người trong cuộc sống. Nhưng rồi... một cánh hoa rơi, một cơn gió thoảng, một áng mây bay bất chợt... cũng gợn trong tôi bao cảm xúc. Sự giằng xé trong tâm hồn, trong thế giới nội tâm sâu sắc, được đè nén từ lâu; con chữ chợt ùa về, trỗi dậy như điều tất yếu, thôi thúc tôi dành một góc trời riêng cho thơ mình. – Mạc Tố Hồng

 

 

SÓNG BẠC

 

Từ bao giờ biển cùng đêm lặng lẽ

Ngọn sóng tràn qua ký ức xanh xao

Trắng bờ cát nhòa dấu chân hoang dã

Lầu vàng đâu sao phế tích ba đào

 

Cánh hải âu bay tìm hoài quá khứ

Tím mây trời hoa muống biển về đâu

Ghềnh đá phủ rong rêu đời cô lữ

Nước dòng xưa mấy lần chảy qua cầu!

 

Thuyền rời bến là nghìn năm dông bão

Để mưa nguồn chớp bể một đời nhau

Đêm tĩnh lặng mà trùng dương xao xác

Cho từng con sóng vỗ bạc đầu!

 

NẮNG XA!

 

Một ngày chim núi về qua phố

Có chút buồn vương trong mắt xưa

Tóc ai bụi trắng nhòa sương gió

Ngả bóng chiều phai độ nắng mưa

 

Đừng hỏi hoàng hôn lạnh cuối trời

Mây ngàn bàng bạc phía xa khơi

Thuyền ai chiếc bóng sầu cô lẻ

Cũng hắt hiu buồn như nắng rơi!

 

 

HOÀI KHÚC HẠ

Chiều lặng lẽ

đi qua miền gợi nhớ

Con đường xưa

đã khoác áo rêu rồi

Đừng gọi nắng mùa thu về với hạ

Gió phiêu bồng đâu níu được mây trôi

 

Năm tháng đó

ngủ vùi bên gốc phượng

Làm sao đây...

khi tiếng vọng mùa về

Trầm khúc ấy ru nửa đời mơ thức

Ta ủ xuân thì...

                      chờ...

                           nở ngọc pha lê!

 

M.T.H

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

        

 

 

Read more…

Ca khúc LẠC NHAU (Thơ: Đỗ Kim Dung - Nhạc: Nguyễn Hữu Duyên - Ca sĩ Thu Nga



Read more…

TRANG THƠ ĐƯỜNG LUẬT: NHỚ MẸ - Thơ Lưu Xuân Cảnh

 

                                                           Nhà thơ Lưu Xuân Cảnh

 

 

NHỚ MẸ

Lửa bén nhang trầm lệ đã vơi

Hình mây dáng mẹ ở lưng trời

Trong chiều nắng nhạt câu đùa gởi

Giữa buổi mưa mù tiếng dạy rơi

Quạnh quẽ sân vườn cây phủ lối

Đìu hiu giậu ngõ ảnh im lời

Lòng đau quặn thắt sầu dâng trỗi

Nhớ nghĩ thương nhiều tủi lại khơi.


 

TIẾNG MƯA

(Ngũ Ngôn Luật Thi)

Lộp độp tiếng mưa rơi

Phên thưa lộng gió trời

Trong phòng nghe dế trỗi

Dưới nước dội dầm bơi

Nghĩ sợ ngày nghèo đói

Thương buồn tháng cạn vơi

Thân mành không sức chịu

Trước bão tố tình đời. 

 


 HỒNG CỔ

Ai còn tưởng khóm chậu chiều đông? 

Lụi nắng mù giăng phủ mã hồng 

Rã cánh mưa vùi hoa rủ cọng 

Tàn hương gió đẩy nụ xa ngồng 

Hồi khoe óng mượt dường bay bổng 

Lúc diễn tròn vo tựa thổi bồng 

Để mãi hoàng hôn tàn rục bóng 

Âm thầm lặng lẽ tiếc cành bông! 

L.X.C

Read more…

NHỚ THU XƯA HÀ NỘI (Thơ Cao Trọng Quế - Nhạc Nguyễn Hữu Duyên - Ca sĩ Th...




Read more…

ĐỌC “BẢN DU CA CUỐI CÙNG” CỦA ERICH MARIA REMARQUE - Bài của Nguyễn Phin

 


 

  “Bản du ca cuối cùng” của dịch giả Vũ Kim Thư, trước năm 1975 cũng dịch giả này nhưng đặt tên là “Bản du ca cuối cùng của loài người không còn đất sống”, tôi nghe khoái hơn, vì có chút nhạc tính và nêu được cái vật vờ của nhân vật ngay trong cái đầu đề. Nhưng dù sao khi đọc “Bản du ca cuối cùng” cũng dâng trào trong tôi cảm xúc về những người lang thang không tương lai mà vẫn biết yêu và tin, ôm ấp bản du ca về họ.

     Tác phẩm đã dạy tôi, hãy tin tưởng cuộc sống này, bởi trong khó khăn, lầy lội và đêm đen, tôi vẫn thấy biết bao tình người, họ chia nhau từng xu lẻ, từng hớp rượu, món ăn, chỗ ngủ, để cùng nhau thắp lên một thoáng hy vọng.

    Qua những dòng miêu tả, tôi đã được trải nghiệm- dù qua sách vở, thế nào là cái đắng cay của một con người không có giấy tờ, không được công nhận, chui nhủi qua ngày để tồn tại vì ngày mai. Số phận loài người bị định đoạt bằng tờ giấy được phép lưu trú mỏng manh như chính phận đời họ. Do vậy tại đây bật lên trong tôi cái tứ - cái tựa đề loài người không còn đất sống, tôi cho thật là “đắc”.

                                                         *

       Với những trải nghiệm của một người lính trong Thế Chiến thứ nhất và bị chính quê hương chối bỏ phải lưu vong, Remarque đã đưa vào các tác phẩm của mình những nhân vật với số phận chìm nổi nhưng không bao giờ ngừng yêu thương và hy vọng.

      Đó là Kern và Ruth – đại diện cho lớp trẻ tuổi đôi mươi phải vứt bỏ tương lai tươi sáng vì bản thân là người Do Thái. Đó là Steiner – đại diện cho trường hợp tình yêu bị chia cắt nhưng không ngừng nghĩ về nhau để tìm một con đường sống. Đó là Marill – đại diện cho sự bất lực của tri thức trước bạo lực hung tàn. Và còn nhiều người khác nữa góp câu chuyện của mình vào “Bản du ca cuối cùng”, một khúc nhạc buồn nhưng vẫn cố ngân lên những thanh âm êm dịu và đẹp đẽ về tình người ở bên rìa xã hội.

      Tôi nhận ra, chỉ có những người đã đến cảnh khốn cùng mới có thể giúp đỡ nhau, cùng nương tựa để tồn tại, bởi “điều mà nhân loại còn đang thiếu thốn chính là một lòng tốt  bình thường”.

*

     Trong tác phẩm, nhân vật là người Do Thái hoặc người Đức bị gán tội trong thời kỳ chiến tranh. Ở lại thì sẽ bị tống vào trại tập trung, chịu một cuộc sống không bằng chết nên chỉ còn cách ra đi. Những phận người phải bỏ lại tất cả sau lưng không khác chi những dòng miêu tả trong tác phẩm “Bản du ca cuối cùng”.

     Tôi nhìn lại, khác chi cuộc sống rày đây mai đó của những người ly tán trong cuộc chiến hôm nay của cả hai phía Palestine hay Israel, Nga hay Ucraina họ cũng chẳng mấy khi được yên. Họ phải sống trong thấp thỏm và lo sợ không ngừng vì lúc nào cũng có thể bị chết bom đạn, bị bắt, bị cái lạnh, cái đói bủa vây. Họ phải lánh nạn khỏi vùng chiến sự, khi ấy, con người hơn nhau chỉ ở tấm giấy thông hành. Không có giấy thông hành đồng nghĩa với việc bị tước bỏ tư cách làm người, trở thành một sự vô thừa nhận trong mắt chính quyền các nước trong khu vực châu Âu. Từ trẻ đến già, tất cả những ai lâm vào cảnh tháo chạy khỏi đất nước của chính mình đều trở thành người không quê hương.

                                                               *

     Tự sâu thẳm lòng tôi sau khi đọc “Bản du ca cuối cùng” bỗng bật lên một lời nhắn nhủ: Thế giới tương lai chỉ dành cho những người có đức hạnh. Những kẻ hung ác, tàn bạo, ích kỷ sẽ bị loại bỏ. Nếu người lãnh tụ quốc gia có đức hạnh thì quốc gia sẽ tồn tại. Nếu đó là kẻ chuyên chế, bạo tàn, muốn thống lĩnh, muốn chiếm đoạt tất cả thì sớm muộn cũng sẽ mất tất cả, quốc gia đó sẽ bị chia rẽ thành nhiều vùng, bị xóa tên khỏi bản đồ hoặc bị thay thế bằng những quốc gia mới nhỏ hơn.

 N.P

Read more…

Ca khúc BÓNG HOÀNG HÔN - Thơ Nguyễn Thượng Trí, nhạc Nguyễn Hữu Duyên, T...



Read more…

TRANG THƠ CHỦ NHẬT: NHỚ SAO BÈ BẠN QUY NHƠN - Thơ Ngàn Thương

                                              Nhà thơ Ngàn Thương


 Nhà thơ Ngàn Thương

Sinh năm: 1948

Quê quán: Thừa Thiên Huế

Hội viên hội Nhà văn Thừa Thiên Huế

Đã xuất bản 10 tập thơ riêng (Từ năm 1973 đến 2023)

Hiện sinh sống và viết tại Huế.

“Với tôi, thơ là hồn cốt với niềm cảm vui, buồn, khổ đau, hạnh phúc. Sáng tác cần tự nhiên được chuyển tải trong những ngôn từ nào đó mà người làm thơ ưa thích. Đơn giản kiệm lời, kiệm chữ nhưng nói được nhiều với sự chắt lọc, không là trò chơi xiếc, chớ khoe khoang màu mè, triết lý, khi thi ca thời đại đang trên đà phát triển ngắn, gọn mà súc tích, không thể lý giải”.

 

 NGÀY THÁNG MỚI

Bắt đầu mùa xuân

Tôi làm con chim hót

Trên cành cây Đại Nội đã già

 Hoàng thành xưa tháng ngày hưng, phế

 Hơn trăm năm dầu dãi nắng mưa

 

 Vá víu gì rồi cũng phôi pha

 Thời gian vẫn vô tình trôi mãi

 Vai gánh quê hương

 vết hằn còn in dấu

 Đâu chỉ riêng mình mà của nhân gian

 

 Và con tim rung

 từng nhịp Hương Giang

 Nơi con sông sinh từ khúc hát

 Nam ai, Nam bình

 ru hồn trên sóng biếc

 Bên mạn thuyền xuôi mái

 về mô?

 

HƯƠNG QUÊ 

 Hương quê nhà dào dạt

 Trong lòng ai nhớ về

  Như cung đàn thân thuộc

  Trỗi giữa hồn đê mê

 

  Nhiều khi ngồi bó gối

  Nhìn chiều xuống thung đồi

  Gió cuốn từng chiếc lá

  Xào xạc lá thu rơi

  

  Bao năm hoài quanh quẩn

  Nơi chốn cũ vui, buồn

  Dẫu mỏi mòn thân phận

  Vẫn sống đời thiên lương

 

  Tình người là vốn quý

   Như là của để giành

   Nghĩa nhân xin gìn giữ

   Chớ phụ tình em, anh

 

   May có thơ làm gậy

   Chống cuộc đời phong ba

   Hương quê nhà thơm ngát

   Trên môi em thật thà...


   NHỚ QUI NHƠN

   Nhớ sao bè bạn Qui Nhơn

   Bao năm cách biệt nghe lòng vấn vương

   Rượu Bàu Đá phút tao phùng

   Nhắp vài  giọt đã quay cuồng hơi men

 

   Lên Ghềnh Ráng viếng mộ Hàn

   "Dzũ Kha bút lửa" miên man thơ đề

   Dưới thung, sương khói bay về

   Hòa vào biển mặn tràn trề tâm tư

 

   Vẫy tay chưa kịp giã từ

   Đã nghe còi thúc sân ga hôm nào

   Trở thành dấu vết thương nhau

    Nụ cười gửi lại con tàu lãng du...

   N.T

         

Read more…

GỬI HOA - Thơ: Nguyễn Văn Học - Nhạc: Nguyễn Hữu Duyên - Trình bày: Lê Tuyền


                                              Nhà văn, nhà báo Nguyễn Văn Học (Hà Nội)



Read more…

BẾN BỜ MỘNG MƠ - Truyện ngắn Nguyễn Văn Học

                                               Nhà văn, nhà báo Nguyễn Văn Học


                Ấy là khi mây xanh, mây trắng lặng lờ trôi nhẹ. Cánh đồng thao thiết ánh màu bình dị. Người nông dân bình thản chăm hoa để ít ngày nữa là mang về chợ. Linh lắng nghe bài “Tình ca du mục” được tấu bởi chàng trai làng Then. Cây violon ngân lên huyền diệu. Tai cô như được rót đầy mật ngọt và sự ngân dương của bản nhạc. Cô nhẩm lời, như nhiều lần mình đã tự hát thầm: “Thảo nguyên bát ngát mênh mông tận chân trời/ Cỏ cây hoa lá hương thơm tỏa ngát đồng/ Tìm em năm tháng thấy đâu hình bóng người/ Em thân yêu ơi biết em giờ này nơi đâu…”. Trước một không gian thế này, cảm xúc, giai điệu như được chất cao hơn, làm đầy lòng cô. Cuộc đời hạnh phúc cũng nhờ những khoảnh khắc thế này. Cô tự nhủ. Chàng trai không biết cô. Linh cũng không có ý định đánh động và muốn nghe anh chơi hết. Đây là bản nhạc Nga mà cô nghe không biết bao nhiêu lần. Kể cả nhạc không lời và lời hát tiếng Việt. Ở đó cô luôn thấy sự văng vẳng của hoài niệm, nỗi buồn thăm thẳm, cô đơn, bơ vơ của một chàng trai trên thảo nguyên bao la. E hèm. Cô đánh động khi chàng trai xong bài. Lần đầu tiên nghe ở cánh đồng quê xứ Kinh Bắc, cô bị cuốn hút.

- Anh chơi hay quá - cô nói - nụ cười như được dát thêm ánh nắng óng ánh.

Chàng trai khiêm tốn:

- Mình chỉ được học bố và các chú ở trong làng. Làng mình nhiều người chơi “đỉnh” hơn nhiều.

Qua báo chí, Linh biết đến ngôi làng người nông dân chơi violon độc đáo. Cô đã một mình phóng xe về đây, rẽ vào làng. Sau khi hỏi thăm vào nhà ông chủ nhiệm Câu lạc bộ violon của làng, nghe ông kể chuyện về những người nông dân yêu đời, cô xin phép ra đồng. Hẹn sáng sau quay lại nhà ông Thảo chủ nhiệm để được gặp các thành viên. Đó là lời hẹn mà cô thấy ngồ ngộ. Ông Thảo bảo, mỗi người nông dân đều như nghệ sĩ thực thụ. Khi chơi đàn, bao vẻ lam lũ, tất bật ngày thường bị xóa nhòa, chỉ còn lại sự đắm đuối của người nghệ sĩ. Một chút tò mò, một chút cảm mến pha với lòng ham khám phá khiến cô về đây. Linh hỏi ra đồng, nơingười làng thường ngồi nghỉ, chơi đàn. Cô đã gặp anh.

- Em nghe anh kéo đàn là thấy mê luôn violon rồi. Anh thấy có điều gì đặc biệt?

Chàng thanh niên thả một ánh mắt lên mênh mông bầu trời, hít một hơi thật sâu, như thể muốn chứng tỏ độ tự tin tuyệt đối trong hoàn cảnh khá đặc biệt này, rồi cười:

- Điều đặc biệt của cây violon, còn gọi là vĩ cầm, là khả năng ứng biến về thanh điệu. Điều đó cho phép người chơi có thể chuyển nhanh âm điệu từ thấp đến cao, hoặc ngược lại một cách thanh thoát. Như khi cô nghe mình chơi bài “Tình ca du mục” sẽ thấy có lúc cung đàn vút lên, nhanh, gấp mà nhiều loại nhạc cụ khác không làm được.

Càng nghe anh nói, Linh càng thấy sự am hiểu, cách anh hòa mình với đàn để làm nên sự kỳ diệu của âm nhạc. Cô cũng thấy cuộc sống có quá nhiều điều tuyệt diệu mà mỗi người không thể vô tâm. Mây trắng bồng bềnh trên trời cao. Vài trận gió nhẹ như trải mành trên cánh đồng. Vài cánh cò lưới nhẹ, êm như những dải lụa trong chiều đậm sắc thanh bình.

Cuối chiều, anh về nhà, Linh trở lại thành phố tỉnh lẻ, cách đó chừng chục cây số. Cô sẽ thuê một phòng khách sạn nghỉ lại. Có thể thấy vui, sẽ hẹn gặp cô bạn cùng thời đại học, nay làm ở ngành văn hóa, đã có chồng và một con. Đêm ấy, nằm một mình cô vơ vẩn nghĩ về con người và sự sáng tạo. Con người thật lạ và cũng khó hiểu. Con người đã sáng tạo ra biết bao thứ mỹ miều, trong đó có âm nhạc và cũng chính con người gây đau khổ cho nhau. Âm nhạc đi vào đời sống và làm nên nhiều điều kỳ diệu cho cuộc sống. Chàng trai ban chiều có nghĩ như mình không, có thấy mình vô duyên, hay sẽ cho rằng đó là một sự tình cờ tuyệt đẹp mà cuộc sống này thi thoảng vẫn gặp? Cô tự nhủ. Rồi cười. Ừ. Cuộc đời mà. Rất nhiều chuyện có thể xảy ra. Cô nhớ đến Bài không tên số 2. Cô cất lên một đoạn: “Ðời một người con gái ước mơ đã nhiều/ Trời cho không được mấy đến khi lấy chồng…”. Tôi đi đây là để tìm gì trong nhọc nhằn dòng đời, hở tôi? Cô bỗng thấy mình nhiều tâm trạng và tự hỏi. Hệt những ca khúc buồn mà cô thích.

***

Gia đình gốc gác ở quê nhưng Linh được sinh ra ở phố. Vì có của ăn của để nên cô được chiều từ bé. Thời học cấp ba, cô đã thích những chuyến đi xa. Lên đại học, cô học kiểu a ma tơ, ham những chuyến đi xa cùng nhóm bạn. Cứ có thời gian là lên đường. Bố mẹ để cô thoải mái trong chuyện đó. Đúng hơn, bố mẹ cô vài lần nhắc nhở con gái đi ít thôi. Gì mà cứ lồng như ngựa để rồi đối mặt hiểm nguy trên những cung đường hay một bìa rừng nào đó. Bố mẹ luôn mong an toàn cho cô và luôn muốn vẽ một cái khung bao quanh để con biết giới hạn, đâu là điểm dừng. Còn cô không thích sự bao bọc quá an toàn của bố mẹ. Nó sẽ làm cản trở những bước đi và cuộc sống riêng của cô. Nhất là mẹ, cô hay có ý nghĩ trái ngược với bà. Mẹ vì quá thương con mà đôi khi gay gắt. Càng gay gắt, bà vô tình càng đẩy cô ra xa. Cô càng không muốn bị bó hẹp trong những điều kiện mà bố mẹ đưa ra. Cô sống trong thế giới của mình và có lúc, thả sức tưởng tượng trong đó, đôi khi không tránh khỏi những ý nghĩ tiêu cực. Và cô thấy le lói bất hạnh trong cuộc sống đủ đầy. Đôi khi, không còn cảm thấy thiếu thốn, người ta lại hoang mang không biết mình sẽ làm gì để tiêu hết tiền, hoặc bản thân cần gì phải cố gắng nữa đâu! Nhiều cậu ấm cô chiêu con nhà giàu, thích quậy phá, chẳng phải hoặc chúng muốn trốn sự lạnh lẽo trong chính tổ ấm mình, hoặc đang cảm thấy thiếu sự khó khăn đấy thôi. Ô hay. Sự thiếu thốn lắm khi là nhục hình của số phận này, nhưng lại nỗi khát thèm của những người đã dư thừa sự no đủ. Họ cần lắm một nỗi mong manh, thích trải nghiệm một sự xơ xước nào đó, hay một tổn thương vừa đủ để thấy cuộc sống cần phải có nhiều cảm giác hơn. Nhưng đời mà. Nhà giàu, đôi khi muốn nghèo đi một tí mà chẳng được. Nên đã sinh ra nhiều phiến lá ưu phiền, nhiều cơn gió đi hoang và bao đám mây không biết dừng lại nơi đâu.

Giữa năm đại học thứ hai, cô quen Quân. Quân bùi bụi, thích quậy, cùng sở thích khám phá. Linh nhập nhóm Quân. Sau ba chuyến đi xa, Quân và cô thích nhau. Chuyến thứ tư thì Quân bị tai nạn. Cái vẻ bùi bụi xẹp xuống. Cậu bị bỏ lại phía sau. Đôi mắt xầm xịt ưu phiền. Hinh đứng lên củng cố nhóm. Lúc này Linh thấy sự mạnh mẽ và những ưu điểm của Hinh được dịp trổ ra. Cậu không khép mình, nhún nhường như khi còn Quân. Linh ngày càng mến Hinh ở sự quyết đoán và không chịu giới hạn. Có những điều trước đây, Quân không dám thì nay Hinh dám làm. Điều đó rất hợp ý Linh. Cô muốn ai đó phải hơn mình ở độ chịu chơi, táo bạo trong hành xử và cả cách phóng khoáng chi tiêu. Hinh là con một ông cốp to. Cậu nói mình không thiếu tiền, chỉ thiếu ý tưởng cho những cuộc chơi. Hinh chấp nhận trầy xước. Điều đó chả có nghĩa lý gì khi Hinh đang rất tự tin. Đi phượt, khám phá các cung đường chìm trong sương, nơi chênh vênh lưng chừng núi hay leo lên những đỉnh chót vót là điều Hinh cảm thấy thích thú. Ở đó, cậu có thể đưa tay vờn lên mây. Khác nhiều công tử con nhà giàu, thích sàn nhảy, chích hút, uống rượu và đánh bạc nơi thành phố, Hinh ham di chuyển và tìm niềm vui trong những chuyến đi. Sự lên đường luôn cho cậu một cảm giác mạnh và có lúc, Hinh thấy nếu không đi, đời mình mất đi nửa phần thú vị. Đôi khi sau cuộc gặp gỡ bà con vùng cao, cậu tặng họ một chút tiền. Linh thấy điều Hinh làm có chút ý nghĩa.

Hai người yêu nhau theo kiểu lửa gần rơm. Cuối năm đại học, Linh được Hinh đưa về giới thiệu với gia đình. Đó là ngày ắp đầy hy vọng, phấn chấn. Nhưng rồi cô chỉ nhận được sự thất vọng. Gia đình Hinh chê cô vóc dáng bùi bụi, tính tình quá mạnh mẽ, lại mê phượt, không phù hợp làm vợ. Bố mẹ Hinh muốn con trai lấy một cô gái lành hiền và có “tố chất” làm dâu theo ý họ. Linh hoàn toàn không hợp gia đình ấy. Cô lệch nhiều so với yêu cầu của gia đình họ. Lần đầu trong đời, Linh phải nếm nỗi thất vọng và ngửi mùi đau khổ. Hinh bàn với cô: “Hay là mình trốn đi”. Trốn? Trốn đi đâu trong gầm trời này! Cá tính của Linh không chấp nhận điều đó. Cô không muốn bỏ gia đình. Thêm nữa, cô muốn mọi sự phải đường đường chính chính, làm sao có thể gượng ép chuyện cả đời người. Trong từng hơi thở, cô thấy đau. Cô bảo Hinh thuyết phục gia đình. Phải để bố mẹ thấy an tâm, chấp nhận chuyện của bọn trẻ. Hinh làm như những gì đã bàn song vẫn không lay chuyển được quyết định của bố mẹ. Hinh bảo: “Chỉ có cách chúng ta trốn đi. Rồi bố mẹ anh sẽ thấy tiếc nhớ mà gọi anh về, chấp nhận điều kiện của anh”.

Linh lắc đầu. Không được. Thế là hèn nhát và ích kỷ. “Ta phải làm gì để gia đình công nhận cơ”. Cô nhắc. Hinh thông minh nhưng trong chuyện này, cậu không tỉnh táo. Linh tìm đến âm nhạc để tìm một chốn tựa nương. Cô từng thích rap, hiphop. Những thứ đủ mạnh để lòng rộn lên. Lúc này cô lộn xộn thích nhiều thứ. Cô muốn phá bĩnh, làm một việc gì đó cho tan vỡ mọi thứ. Song chính cô cũng không biết “mọi thứ” đó là gì và khi tan vỡ hết, đời cô sẽ đi đến đâu. Lẽ nào, cô và Hinh chỉ như hai đường thẳng song song, chẳng bao giờ có thể gặp ở một điểm?

***

Bố mẹ giới thiệu cho cô một đám mà theo họ, ổn. Cô chần chừ chẳng muốn gặp. Làm sao có thể nghĩ đến chuyện gì khác trong lúc này. Bố mẹ không biết chuyện của cô và Hinh, nên cố thuyết phục con gái đến gặp gia đình kia. Cô miễn cưỡng đi, hố sâu trong lòng bỗng trở nên rộng toang hoác. Cô cười cợt với chính mình. Cuộc gặp gỡ này sẽ đi đến đâu nếu bọn trẻ không hợp nhau. Trong buổi gặp trịnh trọng và đầy khách sáo này, chàng trai của gia đình kia có vẻ cố nhiệt tình, nhưng khuôn mặt anh ta trở nên non nớt trước Linh. Linh cảm giác anh ta luôn dựa vào cái bóng quá lớn của bố mẹ. Cô thích mẫu đàn ông tự lập, quyết đoán. Nếu lấy anh ta, hai người cũng sẽ xộc xệch. Người như thế không hợp với cô. Cô cố tỏ ra vui vẻ để bố mẹ đỡ khó xử. Về nhà, bố hỏi: “Con thấy ổn đúng không?”. “Dạ, con chả thấy ổn chút nào. Chàng trai của bố không hợp với con đâu”. Nhưng gia đình đó có ảnh hưởng đến bố mẹ cô. Bố mẹ cô muốn cô chấp thuận. Cả hai liên tục dồn áp lực lên con gái. Trong tư tưởng của bố mẹ, cô mãi là một đứa trẻ. Một đứa trẻ vẫn thích lêu lổng, cần phải tưới lên nó sự biết điều và trưởng thành. Càng nói cô càng thấy ớn sợ. Cô hét lên. Làm sao bố mẹ có thể giục con lấy một người như thế. Anh ta chẳng ra dáng đàn ông gì cả. Linh khóc. Nước mắt lăn vào đêm. Đêm biết ủi an. Nhưng đêm không chỉ cho cô phải đi tiếp thế nào.

Cô lại lấy những cung đường làm niềm vui. Những vùng trời rộng mở, đầy mây trắng, cỏ dại, hoa rừng và bao điều mới mẻ hút cô. Lúc nào cô cũng thèm được hít thở không khí nơi rẻo cao. Mỗi sự tĩnh lại ở thành phố, với cô, như nốt nhạc trầm buồn có thể làm bước chân người chậm lại. Cô tìm thấy hướng đi trên mỗi hành trình. Mẹ cô nhắc: “Con không thể bớt lồng lên như con ngựa được hay sao? Cứ làm bố mẹ lo mãi”. Mỗi khi mẹ dằn dỗi, cô lại ôm ngang người mẹ, nịnh một hồi để mẹ yên tâm. Cô bảo, cuộc sống cốt là cảm thấy vui vẻ, được hạnh phúc theo cách của mình. Còn gì mất tự do và buồn hơn là cố cưới một tấm chồng, để rồi chằng đụp mình trong bao rào cản, giới hạn. Như thế, chẳng phải đã trói buộc mình vào mệt mỏi. Mẹ dằn lại: “Nhưng mà con gái có thì…”. Cô ngúng nguẩy: “Mẹ ơi, giờ là thời hiện đại rồi. Con sẽ lấy chồng khi cảm thấy cần phải lấy”.

Chuyện của Linh và Hinh vẫn dùng dằng như thế. Cậu không thuyết phục được gia đình. Cô cũng chẳng cố miễn cưỡng. Bố mẹ chẳng thể thuyết phục được cô. Đành để đến đâu thì đến. Chuyện tình yêu đôi khi càng có người vun vào, càng vô tình khiến hai người đẩy nhau ra. Linh thậm chí còn không muốn nhận lời cà phê, gặp mặt chàng trai đó. Cô ra trường, được làm một công việc nhàn hạ. Cô chẳng đi làm vì tiền. Khi không phải lo lắng chuyện kinh tế, cô thoải mái nghĩ về những chuyến đi, cách làm mình vui trước cuộc sống. Xung quanh cô, bạn bè cũng nghĩ thế. Giới trẻ có quan niệm khác về cuộc sống, giá trị hạnh phúc và gia đình. Trong nhóm có con An, gia đình khá giả. Cô và An trùng quan điểm, cách chơi.  Chỉ phom dáng khác, cách trang điểm, vận đồ khác. An thích nhậu. Đã nhập cuộc là tới bến, đã yêu thì yêu đến si mê. Vừa rồi, vì yêu nên cô mệt, phải nghỉ nhóm một thời gian. Linh thấy chút buồn. Song, cô đã gặp Mận, người yêu của một chàng trai trong nhóm. Mận lành như đất. Vì yêu nên chấp nhận thi thoảng đi theo những chuyến đi của nhóm. Có hôm, Linh hỏi Mận: “Bạn lành hiền thế mà không thấy chán à? Ý tớ là, có lúc nào bạn thấy cuộc sống của mình nhàm chán không?”. Mận lắc đầu: “Không, mỗi người một cách sống. Tớ không lòe loẹt”.

Phải. Cách ăn mặc của Mận giản dị. Tính cách cũng chẳng lòe loẹt. Nói chung dễ mến, chơi được. Càng hiểu bạn, Linh càng thấy nể Mận. Con một gia đình nghèo, cố gắng học, Mận cũng tìm được một công việc ổn. Giờ lại yêu một chàng trai trong nhóm, lãng tử, chiều bạn gái, hoàn cảnh ổn. Cô nghĩ chắc sau này Mận sẽ ổn. Linh tò mò, nên hỏi: “Bạn nghĩ thế nào về hạnh phúc?”. Mận cười: “Hình như có lần bạn đã nói với cả nhóm, đó là thấy cuộc sống vui vẻ. Tớ cũng chỉ cần thế. Và hạnh phúc với tớ là luôn thấy vui vẻ. Tớ cũng chẳng mộng mơ nhiều đâu”. Cả bọn òa vỡ một trận cười vui.

***

Có mặt ở nhà ông Thảo chủ nhiệm Câu lạc bộ là những nghệ sĩ nông dân thực thụ. Cách chơi đàn táo bạo, chuyên nghiệp và hết mình. Chàng trai cô gặp kéo violon ngoài đồng chiều qua là con ông Thảo. Đúng là con nhà tông không giống lông cũng giống cánh. Anh chơi giỏi như bố mình. Với tâm hồn trẻ, yêu đời, đàn của anh ngân lên có độ trẻ trung, linh hoạt và tha thiết.

Sau buổi thưởng thức violon, Bảo lại kéo cô ra đồng cùng vài nghệ sĩ nhỏ tuổi. Khi có “dàn đồng ca” chơi ngoài cánh đồng, Bảo chơi hào hứng và lãng tử hơn. Anh và các học sinh trường làng muốn thể hiện trước Linh.

Làng còn trồng hoa Tết. Cữ này hoa đào, cúc, thược dược, hồng… thắm hơn, chuẩn bị bước vào vụ Tết xốn xang vui. Biểu diễn xong ba ba tiết mục đãi khách, các nghệ sĩ nhỏ tuổi về trước. Bảo và Linh ngồi xuống, trông ra đồng. Bảo nói về quê hương mình. Anh có vùng quê thanh bình và một ước vọng để làm đẹp quê. Cách sống của anh trái ngược Linh. Một người muốn làm đẹp ở làng, còn người kia thích những chân trời mới.

“Em có vẻ như cô gái đang trốn phố phường, tìm một điều gì đó ở vùng quê”.

Chàng trai nhạy cảm hiểu tâm trạng Linh. Anh đổi cách xưng hô. Không xưng “mình” như hôm trước mà xưng “anh”. Điều đó khiến Linh thấy anh thật dễ gần.

“Có vẻ anh Bảo không ưa sự ồn ào. Vì thế mà muốn gắn bó và làm giàu trên quê hương mình?”.

Bảo nở nụ cười tươi trước cô gái xinh.

“Mỗi người một cách sống mà. Ở đâu thì cũng phải sống tốt và cảm thấy mình được hạnh phúc. Anh học xong trường nông nghiệp và cũng chỉ ao ước được làm công việc mà cha ông đã gắn bó”.

Lời của anh khiến Linh chùng xuống. Bao xáo trộn, sự ồn ào và kiểu sống nhanh ngoài phố hiện lên trong đầu. Cô tự vấn, mình có thực dụng, sống quá nhanh và gấp hay không. Những cung đường, các chân trời mới đem lại điều gì cho bản thân? Cô không biết. Song ít nhất, bao cảnh sống và số phận mà cô đã gặp, luôn dội vào lòng cô tiếng ngân vang về một khát khao sống. Khát khao hạnh phúc. Người nghèo khổ, vất vả khao khát được no ấm, an bình. Cô tìm đâu để có nơi an trú của lòng mình?

Nói chuyện với Bảo, cô nhận ra, cuộc sống không nhất thiết cứ phải ồn ào. Cuộc sống đôi khi chỉ cần trôi đi trong thanh bình. Linh lại tự nhủ, cô chẳng hẳn thích ồn ào. Cuộc sống ở những chân trời mới cũng vắng vẻ và đẹp theo cách riêng. Người ở vùng đất đó, hẳn cũng có niềm hạnh phúc của mình.

***

Mùa xuân êm đềm. Bảo nhận lời Linh xuống thành phố du xuân. Thành phố không lạ lẫm với Bảo, nhưng khi trải nghiệm với một cô gái cá tính, anh thấy sự khác lạ trỗi dậy. Linh hát “Tình ca du mục” lời Việt. Bảo gật đầu tán thưởng. Ở phía triền hoa ven sông, Linh dang tay đón nắng ấm. Bảo nói: “Em như con chim tung cánh giữa trời xuân”.

Bố mẹ thấy con gái hay hát một mình, tươi vui thì hỏi: “Con có chuyện mừng?”. Cô cười: “Dạ, con đang vui theo cách của mình ạ”.

Lúc rảnh, cô và Bảo nhắn tin qua lại với nhau. Nói chuyện với anh, cô thấy thanh bình và anh biết cách gợi chuyện. Không như Hinh trước đây, dù nói lời yêu đấy, nhưng cậu có cái gì đó nhâng nháo, quầy quậy. Ở Hinh có lúc tưởng như ngang ngược, khó kìm giữ. Linh nghĩ, cô và Hinh hãy cứ coi nhau như bạn bè. Hãy thi thoảng thắp lên cho nhau một hành trình vui trong những chuyến đi. Rồi thôi. Mỗi chuyến đi như một món quà của tình bạn.

Linh nhận được điện thoại của Mận. Mận nói đón Tết ở quê năm nay vui không tưởng. Hai người “buôn” cả tiếng đồng hồ. Sau cùng, Linh nhận ra Mận có tâm trạng. Mận chia tay chàng trai trong nhóm. Ừ. Không sao. Chia tay đâu phải là kết thúc. Đời sẽ cho ta nhiều mối duyên. Mận nói cứ như con sáo ấy. Cô bảo mình cũng đang rung động trước một sự quan tâm mới. Giản dị thôi, nhưng cảm giác “bền vững”. Chữ bền vững, như là cách tư duy và niềm hy vọng của những cô gái nhu mì, nết na. Mận thích giản dị. Hẳn là cô đã chọn đúng. Linh nghĩ. “Chúc bạn hạnh phúc với duyên mới”. Mận cũng hỏi lại: “Năm mới, Linh có dự định gì không?”. Linh cười: “Vẫn cầu mong sự bình yên cho người thân, cho mình. Trước mắt là như vậy đã. Nhưng tớ nghĩ, bản thân sẽ được đọng lại ở đâu đó. Rồi tớ tâm sự cho bạn sau”. Hai người tạm biệt nhau.

Linh ngược miền Kinh Bắc. Mùa xuân, không phải trốn phố nhưng là đi theo sự du dương của tiếng vĩ cầm. Hôm ấy, Bảo đưa cô về miền xuân Yên Thế. Nắng thưa và hoa tỏa hương. Vĩ cầm ngân lên trên đồi. Ôi những thanh âm huyền ảo và lung linh, sao khiến mình chẳng thể cầm lòng. Cô tự nhủ. Rồi có lẽ, sau bao chuyến đi, bao bến bờ, cũng phải khép lại những nghĩ suy còn nông nổi.

N.V.H

Read more…

HAY CHO LẦN NỞ CUỐI - Thơ: Lê Thụy Phương, Nhạc Nguyễn Hữu Duyên, Ca...




Read more…

TRANG THƠ ĐƯỜNG LUẬT: XEM ĐỜI NHẸ TỰA BÔNG - Thơ Đỗ Thị Kim Hải


 

                                       Nhà thơ Đỗ Thị Kim Hải

NGOẢNH MẶT

(Nương họa bài THU ĐIẾU của Cụ Nguyễn Khuyến)

 Ngơ nhìn cuộc sống mắt trong veo

Danh lợi lòng đâu hám tí teo

Dòng chảy thời gian trôi mất hút

Giấc mơ của cải thả bay vèo

Dù cho thiên hạ lo tom góp

Vẫn giữ tâm hồn khỏi tóp teo

Thắp sáng niềm tin tìm hướng tới

Không buông xuôi kiểu nước đưa bèo.

8/2018


 THÔI ĐỪNG LO NGHĨ

Dạo bước quanh làng cuối tiết Đông

Bao điều lắng lại giữa mênh mông

Chòm mây thả lửng trên triền núi

Xoáy nước trôi ngầm dưới đáy sông

Mặc cõi mơ hồ không hóa có

Dù nguồn tưởng tượng có như không

Ô hay! Chớ nghĩ suy nhiều chuyện

Cứ kệ... xem đời nhẹ tựa bông.

12/2023


MỘT ĐỜI OANH LIỆT

 Bữa tiệc đầu lâu chẳng núng lòng

Nghìn năm xứng đáng bậc tôi trung

Tay bưng chén rượu ung dung nhắp

Mắt hướng quân Minh ngạo nghễ trừng

Sang sảng câu thơ chùn ý giặc

Bừng bừng khí thế dậy non sông

Kẻ thù hung hãn dìm ông chết

Nguyễn Biểu muôn đời ngọn đuốc chong.

8/2018 

Đ.T.K.H

Read more…

CÁCH NHẬP COMMENT TRÊN HƯƠNG QUÊ NHÀ

Đầu tiên, nhấp chuột vào ô Nhập nhận xét của bạn rồi viết comment. Viết xong, nhấp chuột vào ô Tài khoản Google. Sau đó nhấp chuột vào Tên/URL thì sẽ hiện ra 2 ô. Ô phía trên, ghi Họ và tên của bạn. Ô phía dưới, ghi dòng chữ:huongquenha.com

Cuối cùng, nhấp chuột vào ô Tiếp tục và nhấp chuột tiếp vào ô Xuất bản là xong. (Nếu bạn đã có sẵn Tài khoản Google, thì sau khi viết comment, chỉ cần nhấp chuột vào ô Xuất bản là thành công)

Số lượt xem tháng trước


-------------------------------------------------------------------------


TÁC GIẢ & TÁC PHẨM
* TÁC GIẢ & TÁC PHẨM * TÁC GIẢ & TÁC PHẨM * TÁC GIẢ & TÁC PHẨM * TÁC GIẢ & TÁC PHẨM---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ái Nhân (21) Ambrose Bierce (1) ẢNH (58) Anh Ngọc (1) Anh Nguyên (1) Anh Phong (4) Anh Phương (9) âm nhạc (2) âm thanh (1) Ân Thiên (1) Bạch Diệp (5) Bách Mỵ (2) BÀN TRÒN VĂN NGHỆ (87) Bảo Hồ (1) Bảo Lâm (1) Bảo Ninh (2) Bé Hải Dân (1) Bích Ái (3) Bích Lê (4) Bích Ngọc (1) Bích Vân (2) Bình Địa Mộc (3) Bình Nguyên (1) Bình Nguyên Trang (2) binh pháp (1) Bình Tâm (1) Bobby Nam Giang (3) Bùi Anh Sắc (1) Bùi Công Thuấn (1) Bùi Danh Hải Phong (1) Bùi Đức Ánh (66) Bùi Hoài Vân (5) Bùi Huyền Tương (2) Bùi Hữu Phước (1) Bùi Nguyên Bằng (25) Bùi Nhựa (4) Bùi Văn Bồng (5) Bùi Việt Thắng (2) BÚT KÝ (17) Ca Dao (2) Cao Duy Thảo (1) Cao Kim Quy (1) Cao Thị Thu Hà (3) Cao Thọ Thêm (2) Cao Thoại Châu (1) Cao Thu Hà (1) Cao Trọng Quế (1) Cao Văn Tam (5) Cát Du (7) Catherine Mansfield (1) Cẩm Lệ (4) Cẩm Tú Cầu (1) Chàng Cát (1) Chánh Đức (1) CHÀO XUÂN 2014 (1) CHÂN DUNG VĂN NGHỆ SĨ (2) Châu Đoàn (1) Châu Quang Phước (1) Châu Thạch (9) Châu Thường Vinh (1) Chí Anh (1) Chính Đức (1) chủ (1) CHỦ BIÊN (138) Chu Giang Phong (1) Chu Lai (2) Chu Ngạn Thư (10) Chu Trầm Nguyên Minh (16) Chu Vương Miện (1) Chúa Sơn Lâm (1) Cỏ Dại (7) covid 19 (1) Công Nguyễn (1) Cơ Xương (1) Cúc Dương (1) Cuộc thi văn chương (1) CỬA SỔ VĂN HÓA (6) Dạ Ngân (1) Dã Phong Bình (2) Dã Phương (1) Dạ Thảo (2) Dạ Thy (1) Diệp Linh (18) Diệp Uy (1) Dino Buzzati (3) DỌC ĐƯỜNG (29) Du Tử Lê (1) Dung Thị Vân (28) Duy Bằng (1) Duy Phạm (5) Dương Diệu Minh (1) Dương Đăng Huệ (1) Dương Hải Yến (2) Dương Hằng (7) Dương Kim Nhi (4) Dương Kim Thoa (1) Dương Phương Vinh (1) Dương Thành Thái (3) Dương Thị Yến Trinh (2) Dương Xuân Triều (6) Dzạ Lữ Kiều (6) Đàm Lan (17) Đan Ngọc (2) đạo đức (2) Đào Hiền (2) Đào Hữu Thức (2) Đào Khương (2) Đào Minh Hiệp (2) Đào Phạm Thuỳ Trang (82) Đào Quang Bắc (1) Đào Quý Thạnh (1) Đào Thanh Hoà (14) Đào Thị Quý Thanh (1) Đào Thị Thu Hiền (3) Đào Văn Đạt (31) Đào Viết Bửu (7) Đặng Châu Long (1) Đặng Diệu Thoa (1) Đăng Đăng (1) Đăng Huỳnh (1) Đặng Quốc Khánh (8) Đặng Quý Địch (3) Đặng Tấn Tới (2) Đặng Thị Hoa (2) Đặng Thị Xuân (1) Đặng Toán (1) Đăng Trình (1) Đặng Tường Vy (3) Đặng Văn Sử (1) Đặng Việt Trinh (1) Đặng Xuân Xuyến (9) ĐIỂM BÁO (2) Điêu Thuyền (1) Đinh Lốc (2) Đình Thậm (1) Đinh Vương Khanh (4) Đoàn Khương Duy (1) Đoàn Thị Minh Hiệp (4) Đoàn Tuyết Thu (1) Đoản văn (1) ĐỌC SÁCH (30) Đỗ Chiến Thắng (6) Đỗ Duy Hoàng (15) Đỗ Hồng Ngọc (5) Đỗ KIm Dung (1) Đỗ Phu (1) Đỗ Quyên (2) Đỗ Tâm Linh (1) Đỗ Tấn Đạt (2) Đỗ Thị Kim Hải (2) Đỗ Trúc Hàn (1) Đỗ Văn Tiến (1) Đỗ Xuân Phương (1) Đức Linh (1) Đức Tiên (3) Elena Pucillo Truong (6) gan jing world (1) Ghi chép (2) Giang Đình (8) Giang Hiền Sơn (6) Giáo dục (1) Guy de Maupassant (1) Hà Đoàn (2) Hạ Ly (1) Hà Nguyên (2) Hà Nhữ Uyên (2) Hà Phi Phượng (1) Hạ Thi (3) Hà Thị Thu Hằng (1) Hà Tùng Sơn (1) Hải Điểu (1) Hải Miên (3) Hải Phong (2) Hải Thăng (1) Hải Thuỵ (6) Hải Yến (2) Hàm Sơn (1) Hàn Dã Thảo (2) Hàn Du Tử (17) Hàn Hữu Yên (1) Hàn Lâm (1) Hãn Nguyên Nguyễn Nhã (1) Hàn Nguyệt (1) Hàn Phong Vũ (19) Hàn Tín (1) Hạng Vũ (1) Hậu Cốc Ngang (1) Hậu Đậu (1) Hiếu Dũng (1) Hoa Hướng Dương (1) Hoa Mai (2) Hoa Tím Buồn (4) Hoa Tuyết (2) Hoà Văn (10) Hoa Xuyến Chi (1) Hoài Huyền Thanh (53) Hoan Giang (1) Hoàng Anh (6) Hoàng Anh 79 (26) Hoàng Chẩm (53) Hoàng Chẫm (1) Hoàng Đình Quang (2) Hoàng Giao (4) Hoàng Hạ Miên (6) Hoàng Hữu (1) Hoàng Khánh Duy (5) Hoàng Kim (1) Hoàng Kim Chi (1) Hoàng Kim Oanh (2) Hoàng Linh (6) Hoàng Long (2) Hoàng Lộc (8) Hoàng Mẫn (1) Hoàng Minh Tường (2) Hoàng Nghĩa Lược (1) Hoàng Ngọc Xuân (4) Hoàng Nguyên (1) Hoàng Phủ Ngọc Tường (1) Hoàng Thảo Chi (1) Hoàng Thị Bích Hà (1) Hoàng Thị Nhã (8) Hoàng Thị Thu Thủy (2) Hoàng Trang (1) Hoàng Trần (1) Hoàng Trọng Quý (9) Hoàng Trọng thắng (1) Hoàng Tuấn Sơn (1) Hoàng Tuyên (2) Hoàng Vũ Thuật (1) Hoàng Xuân Hiến (1) Hoàng Xuân Niên (1) Hồ Bích Ngọc (4) Hồ Bích Vân (2) Hồ Đắc Thiếu Anh (1) Hồ Hải (2) Hồ Lê Diêm (1) Hồ Nam (1) Hồ Ngọc Diệp (1) Hồ Nhật Quang (1) Hồ Sĩ Duy (1) Hồ Thanh Ngân (10) Hồ Thế Hà (2) Hồ Thế Phất (3) Hồ Thế Sinh (1) Hồ Tĩnh Tâm (1) Hồ Tịnh Thuỷ (21) Hồ Vũ Khánh Linh (1) Hồ Xuân Thu (3) Hội Nhà văn TP. HCM (1) Hồng Hạnh (3) Hồng Liễu (1) Hồng Phúc (8) Hồng Tâm (10) Huệ Triệu (3) HUMICHI (5) Huy Nguyên (15) Huy Vọng (17) Huy Vũ (1) Huyết Kiệt (1) Huỳnh Dạ Thảo (1) Huỳnh Gia (18) Huỳnh Kim Bửu (1) Huỳnh Minh Lệ (2) Huỳnh Ngọc Nga (1) Huỳnh Ngọc Phước (29) Huỳnh Như Phương (1) Huỳnh Thanh Lan (1) Huỳnh Thị Quỳnh Nga (1) Huỳnh Thúy Thúy (1) Huỳnh Văn Diệu (1) Huỳnh Văn Mỹ (1) Huỳnh Văn Yên (1) Huỳnh Xuân Sơn (3) Hương Đêm (1) Hương Đình (4) Hương Quê Nhà (1) Hương Văn (6) Hửu Thỉnh (1) Irina Polianxkaia (1) James Dylan (4) James Joyce (1) Jeffrey Thai (9) Jerry Thu Trà (7) Kai Hoàng (1) Kate Chopin (1) Kha Tiệm Ly (4) Khả Xuân (1) Khán Võ (2) Khảo Mai (1) khoa học (1) Khổng Trường Chiến (3) Khổng Vĩnh Nguyên (1) KỊCH BẢN (1) Kiên Giang (1) Kiến Giang (12) Kiều Huệ (1) Kim Chuông (4) Kim Dung (2) Kim Ngoan (15) Kim Quyên (1) Kim Sơn Giang (22) Kim Tiết (9) Kim Yến (1) Kỳ Nam (2) Ký sự (14) Lã Bố (1) La Hán (1) La Mai Thi Gia (1) Lạc Thảo (1) Lại Ngọc Thư (1) Lam Giang (3) Lan Anh (1) Lan Phương (1) Lan Thanh (1) Lãng Du (6) Lâm Bích Thuỷ (8) Lâm Cẩm Ái (3) Lâm Hạ (11) Lâm Huy Nhuận (1) Lâm Trúc (30) Lâm Xuân Vi (1) Lâu Văn Mua (1) Lê Ân (5) Lê Bá Duy (9) Lê Đình Danh (79) Lê Đức Hoàng Vân (1) Lê Đức Lang (13) Lê Giang Trần (1) Lệ Hằng (3) Lê Hoài Lương (4) Lê Hoàng (2) Lê Hứa Huyền Trân (39) Lê Khánh Luận (1) Lê Minh Chánh (1) Lê Minh Dung (2) Lê Minh Hải (3) Lê Minh Vũ (3) Lê Ngân (3) Lê Ngọc Phái (1) Lê Ngọc Trác (1) Lê Ngũ Nam Phong (11) Lê Nhựt Triết (8) Lê Phương Châu (30) Lê Quang Trạng (23) Lê Sa Long (2) Lê Thanh Hùng (34) Lê Thanh My (8) Lê Thấu (1) Lê Thị Cẩm Tú (6) Lê Thị Hồng Thắm (1) Lê Thị Kim (1) Lê Thị Ngọc Lệ (1) Lê Thị Ngọc Nữ (33) Lê Thị Thu Hiền (1) Lê Thị Xuyên (13) Lê Thiếu Nhơn (15) Lê Thống Nhất (6) Lê Thụy Phương (2) Lê Tiến Dũng (1) Lê Tiến Mợi (6) Lê Trọng Nghĩa (3) Lê Trung Hiếu (1) Lê Tuân (4) Lê Uyên (1) Lê Văn Hiếu (12) Lê Văn Ngăn (3) Lê Vi Thuỷ (1) Lê Vinh (4) Lê Xuân Tiến (1) Lindsay Polak (1) Linh Lan (7) Linh Lan (Quảng Nam) (8) Linh Phương (3) Linh Thy (2) Long Khánh (4) Long Vương (1) luân hồi (1) Lữ Hồng (3) Lư Nhất Vũ (1) Lương Cẩm Quyên (1) Lương Duyên Thắng (3) Lương Đình Khoa (1) Lương Sơn (27) Lưu Ly (6) Lưu Quang Minh (15) Lưu Thành Tựu (1) Lưu Thị Mười (2) Lưu Xuân Cảnh (2) Lý Khánh Vinh (15) Lý Thành Long (1) Lý Thời Miễn (1) M.T.N.H (7) Mã Nhị Lan (1) Mạc Minh (2) Mạc Tố Hồng (1) Mạc Tường (2) Mai Đức Trung (6) Mai Hạnh (1) Mai Kiệm (1) Mai Loan (12) Mai Nhật (2) Mai Thanh (1) Mai Thị Vân (1) Mai Thìn (3) Mai Tuyết (37) Mang Viên Long (63) Marie Hải Miên (4) Mẫu Đơn (1) Mèo Con (1) Mi Thu (1) Miên Đức Thắng (2) Miên Linh (1) Minh Châu (2) Minh Đan (Lọ Lem Đất Võ) (6) Minh Nguyên (15) Minh Nguyễn (3) Minh Nguyệt (15) Minh Nguyệt (NT) (1) Minh Nhân Tông (1) Minh Vy (25) Mỗi tháng một tác giả và một bài thơ hay (2) Mộng Cầm (8) Mộng Nam (1) Mùa Xanh (3) Mưa (1) Mường Mán (1) MỸ THUẬT (6) My Tiên (1) Mỹ Vân (1) Nam Art (2) Nam Cao (1) Nam Thi (17) Năm Bửu (1) Nấm Độc (1) NCCGL (4) Ngàn Thương (33) Ngày Đẹp Tươi (1) nghệ thuật. (1) nghiên cứu (1) Ngọc Bút (8) Ngọc Diệp (35) Ngọc Thịnh (1) Ngô Càn Chiểu (1) Ngô Cự Chính (2) Ngô Diệp (6) Ngô Đình Hải (7) Ngô Hồng Nhung (1) Ngô Liêm Khoan (1) Ngô Minh Trãi (3) Ngô Nguyên Ngiễm (1) Ngô Thị Hoà (1) Ngô Thị Ngọc Diệp (10) Ngô Thuý Nga (30) Ngô Thúy Nga (16) Ngô Thy Học (7) Ngô Văn Cư (52) Ngô Văn Giảng (11) Ngô Văn Khanh (17) Ngô Viết Hòa (1) Nguyễn (1) Nguyễn An Bình (70) Nguyễn An Đình (4) Nguyễn Ánh 9 (1) Nguyễn Bá Nhân (1) Nguyễn Bích Sao Linh (1) Nguyễn Bình (1) Nguyễn Bính Hồng Cầu (2) Nguyên Cẩn (26) Nguyễn Châu (2) Nguyễn Chinh (4) Nguyễn Công Thụ (2) Nguyễn Công Tùng Chinh (1) Nguyễn Cử Tú Quỳnh (2) Nguyên Diệp (1) Nguyễn Dũng (1) Nguyễn Duy Khương (6) Nguyễn Duy Phương (1) Nguyễn Duy Thịnh (3) Nguyễn Đại Duẩn (2) Nguyễn Đặng Mừng (3) Nguyễn Đăng Thanh (20) Nguyễn Đăng Trình (4) Nguyễn Đình Bảng (1) Nguyễn Đình Trọng (1) Nguyễn Đoan Tuyết (25) Nguyễn Đồng Bội Thảo (1) Nguyễn Đức Chính (5) Nguyễn Đức Cơ (1) Nguyễn Đức Mậu (2) Nguyễn Đức Minh (6) Nguyễn Đức Minh Hùng (10) Nguyễn Đức Nhân (1) Nguyễn Đức Phú Thọ (26) Nguyễn Đức Quyền (4) Nguyễn Đức Tấn (6) Nguyễn Đức Tình (4) Nguyễn Gia Long (1) Nguyên Hạ (11) Nguyễn Hải Thảo (2) Nguyễn Hậu (2) Nguyễn Hiếu (8) Nguyễn Hiếu Học (2) Nguyễn Hòa Hiệp (2) Nguyễn Hoài Ân (1) Nguyễn Hoàng Thức (2) Nguyễn Hồng Diệu (1) Nguyễn Huệ (3) Nguyên Hùng (1) Nguyễn Huy (3) Nguyễn Huy (HD) (1) Nguyễn Huy Khôi (1) Nguyễn Huỳnh (1) Nguyễn Hữu Minh (1) Nguyễn Hữu Phú (1) Nguyễn Hữu Quý (2) Nguyễn Hữu Thuần (4) Nguyễn Hữu Trung (2) Nguyễn Khiêm (1) Nguyễn Khoa Đăng (51) Nguyễn Kiều Lam (2) Nguyễn Kiều Phương (3) Nguyễn Kim Hương (7) Nguyễn Kim Thịnh (1) Nguyễn Lam (2) Nguyễn Lương Vỵ (4) Nguyên Minh (1) Nguyễn Minh Dũng (46) Nguyễn Minh Hoà (1) Nguyễn Minh Khiêm (1) Nguyễn Minh Nguyệt (1) Nguyễn Minh Phúc (47) Nguyễn Minh Quang (5) Nguyễn Minh Thuận (9) Nguyễn Minh Toàn (1) Nguyễn Mỳ (1) Nguyễn Mỹ Nữ (3) Nguyễn Nga (14) Nguyễn Nghiêm (3) Nguyễn Ngọc Dũng (1) Nguyễn Ngọc Đặng (1) Nguyễn Ngọc Hà (4) Nguyễn Ngọc Hưng (6) Nguyễn Ngọc Minh Anh (1) Nguyễn Ngọc Thơ (31) Nguyễn Ngọc Tư (5) Nguyễn Nguy Anh (21) Nguyễn Nguyên Phượng (69) Nguyễn Nhật Hùng (4) Nguyễn Như Tuấn (14) Nguyễn Phin (30) Nguyên Phong (1) Nguyễn Phú Yên (8) Nguyễn Phượng (2) Nguyễn Phương Dung (2) Nguyễn Quang Quân (8) Nguyễn Quang Tâm (2) Nguyễn Quang Tuấn (1) Nguyễn Quân (2) Nguyễn Quốc Ái (1) Nguyễn Quốc Bảo (1) Nguyễn Quốc Đông (1) Nguyễn Quy (2) Nguyên Tâm (1) Nguyễn Tấn Thuyên (3) Nguyễn Thái An (3) Nguyễn Thái Dương (6) Nguyễn Thái Huy (35) Nguyễn Thành Công (48) Nguyễn Thành Giang (22) Nguyễn Thanh Hải (1) Nguyễn Thanh Huyền (8) Nguyễn Thanh Mừng (1) Nguyễn Thánh Ngã (1) Nguyễn Thành Nhân (18) Nguyễn Thanh Tuấn (7) Nguyễn Thanh Xuân (2) Nguyễn Thế Kiên (1) Nguyễn Thế Kỷ (1) Nguyễn Thị Ánh Huỳnh (2) Nguyễn Thị Bích Phượng (2) Nguyễn Thị Cẩm Thuỳ (3) Nguyễn Thị Chi (2) Nguyễn Thị Diệu Hiền (3) Nguyễn Thị Hải (1) Nguyễn Thị Hằng (7) Nguyễn Thị Hậu (1) Nguyễn Thị Hồng Đào (10) Nguyễn Thị Huệ (1) Nguyễn Thị Kim Huệ (2) Nguyễn Thị Mây (127) Nguyễn Thị Ngọc Hải (1) Nguyễn Thị Ngọc Sen (2) Nguyễn Thị Như Tâm (3) Nguyễn Thị Phụng (27) Nguyễn Thị Thanh Bình (6) Nguyễn Thị Thành Nhân (1) Nguyễn Thị Thanh Toàn (1) Nguyễn Thị Thanh Xuân (1) Nguyễn Thị Thu Ba (23) Nguyễn Thị Thu Hiền (1) Nguyễn Thị Thu Hoài (1) Nguyễn Thị Thu Thuý (3) Nguyễn Thị Thùy Linh (3) Nguyễn Thị Tiết (3) Nguyễn Thị Tuyết (1) Nguyễn Thị Việt Hà (39) Nguyễn Thị Xuân Hương (14) Nguyễn Thu Hằng (1) Nguyễn Thủy (4) Nguyễn Thúy Ngân (13) Nguyễn Thuý Quỳnh (2) Nguyễn Thường Kham (3) Nguyễn Thượng Trí (2) Nguyễn Tiến Đường (8) Nguyễn Trần (1) Nguyễn Trí Tài (40) Nguyễn Trọng Luân (2) Nguyễn Trung (1) Nguyễn Trung Nguyên (1) Nguyễn Tuyển (4) Nguyễn Văn Ân (68) Nguyễn Văn Bút (6) Nguyễn Văn Công (2) Nguyễn Văn Cường (CCK) (4) Nguyễn Văn Hiến (5) Nguyễn Văn Hoà (5) Nguyễn Văn Hòa (1) Nguyễn Văn Học (53) Nguyễn Văn Ngọc (1) Nguyễn Văn Thanh (1) Nguyễn Văn Thành (1) Nguyễn Văn Thảo (17) Nguyễn Văn Toan (1) Nguyên Vi (1) Nguyễn Việt Hà (2) Nguyễn Vinh (1) Nguyễn Vĩnh Bình (3) Nguyễn Xuân Cảm (3) Nguyễn Xuân Dương (1) Nguyễn Xuân Khánh (1) Nguyễn Xuân Thuỷ (1) Nguyễn Xuân Thủy (1) Nguyễn Xuân Tư (3) Nguyệt Linh (5) Nguyệt Quế (1) Ngưng Thu (44) Nhã Ngọc (1) Nhã Thiên (7) nhà Thương (1) Nhân Hậu (2) NHÂN VẬT (1) Nhật Nguyệt Xuân Hương (1) Nhật Quang (17) Nhất Sinh (1) Nhật Vũ (1) Nhi Hạ (1) NHỚ THUỞ ẤU THƠ (37) Như Hoài (4) NHỮNG ÁNG VĂN HAY VỀ LÀNG QUÊ VIỆT NAM (7) NHỮNG NGƯỜI BẠN ĐÂT THỦ (6) NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN HQN (5) Nông Quốc Lập (2) NP phan (1) Nửa Đời hư (1) NỬA THÁNG MỘT TÁC GIẢ VÀ MỘT BÀI THƠ HAY (38) nước (1) O. Henry (1) P.N. Thường Đoan (1) Pearl (1) Phạm Ánh (34) Phạm Anh Xuân (3) Phạm Bá Nhơn (2) Phạm Cao Hoàng (1) Phạm Đình Nghi (1) Phạm Hổ (1) Phạm Hữu Hoàng (20) Phạm Kiều Hưng (1) Phạm Lâm (1) Phạm Lê Tường Vi (1) Phạm Minh Dũng (14) Phạm Minh Hiền (9) Phạm Minh Thuận (10) Phạm Mỹ (1) Phạm Ngân (3) Phạm Như Vân (1) Phạm Phan Hòa (1) Phạm Phương Lan (1) Phạm Quỳnh An (1) Phạm Thái Ba (4) Phạm Thị Hải Dương (9) Phạm Thị Liên (1) Phạm Thị Mỹ Liên (30) Phạm Thị Phương Thảo (3) Phạm Thuý (6) Phạm Trần Ái Linh (4) Phạm Trung Tín (2) Phạm Tuấn Vũ (29) Phạm Tử Văn (21) Phạm Văn Phương (16) Phạm Văn Thạnh (1) Phạm Vũ (1) Phan Anh (12) Phan Cung Việt (1) Phan Đức Nam (1) Phan Hoài Thương (1) Phan Hoàng (2) Phan Huỳnh Điểu (1) Phan Hữu Lý (1) Phan Khanh (2) Phan Mai Thư Nhã (6) Phan Nam (20) Phan Quỳnh Như (1) Phan Sửu (1) Phan Tấn Lược (6) Phan Thanh Cương (2) Phan Thị Huỳnh Trang (2) Phan Tiên Phát (1) Phan Tình (1) Phan Trang Hy (25) Phan Văn Bình (1) Phan Văn Thạnh (1) Phan Văn Thuần (3) Phan Vĩnh (1) phần 1 (1) phần 2 (1) phần 3 (1) phần 4 (1) Phiêu Vân (1) Phong Dương (2) Phong Điệp (1) Phỏng vấn (7) Phú Ngọc (1) Phú Quang (3) Phú Xuân (8) Phùng Gia Lộc (1) Phùng Hiếu (10) Phùng Hiệu (1) Phùng Hoàng Chương (1) Phùng Phương Quý (7) Phùng Văn Khai (1) Phước Vũ (1) Phương Phương (10) Phương Uy (5) Quan Thế Âm (1) Quảng Ngọc (1) Quảng Ngôn Lê Ngữ (1) Quang Thám (1) Quang Tuấn Dũng (9) Quốc Hùng (2) Quốc Tuyên (1) quy luật dịch (1) Quỳnh Lệ (1) Quỳnh Nga (16) Quỳnh Trâm (1) Rason Helmandollar (1) Raymond Carver (1) Raymond Thư (1) Rêu (Cao Hoàng Từ Đoan) (13) SÁCH BẠN VĂN (71) SARAH HALL (1) SINH NHẬT (1) Song Ninh (11) Sông Hương (11) Sông Lam (1) Sông Song (8) Sơn Tịnh (2) Sơn Trần (15) Sruthi Thekkiam (1) Stephen Crane (1) T.T.Hiếu Thảo (22) Tạ Nghi Lễ (1) Tạ Thị Hoa (14) Tam quốc diễn nghĩa (4) TẢN VĂN (230) TẠP BÚT (619) Tạp chí Văn Mới (1) TẠP CHÍ VN BÌNH DƯƠNG (11) Tashi Dawa (1) Tâm Lãng (1) Tâm Nhiên (2) Tấn Hòa (1) Tần Khánh (4) Tân Vương Huy (1) TẬP SAN ÁO TRẮNG (39) Tập san Văn học nghệ thuật Hương Quê Nhà (1) Tây bá hầu Cơ Phát (1) Tây Du Ký (1) Tây Sơn bi hùng truyện (2) Thạch Anh (2) Thạch Cầu (1) Thạch Đà (7) Thạch Lam (1) Thạch Sene (5) Thái An Khánh (2) Thái Hoà (1) Thanh Bình Nguyên (27) Thành Dũng (1) Thanh Hải (1) Thanh Huyền (2) Thanh Lương (2) Thanh Minh (4) Thanh Phong (1) Thanh Sơn (1) Thanh Thảo (3) Thanh Trắc Nguyễn Văn (42) Thanh Tùng (7) Thành Văn (3) Thạnh Văn (1) Thanh Xuân (2) Thảo Nguyễn (1) Thâm Tâm (1) Thần Y (1) Thi Ngọc Lan (1) Thiên Ân (1) Thiên Di (5) Thiên Sơn (1) Thiên Thần Áo Trắng (7) Thiên Tôn (10) Thiên Trần (1) Thiệp chúc mừng năm mới (4) Thiệp chúc Tết (3) Thiệp mừng (3) Thông báo (1) Thơ (3149) Thơ Lê Nhựt Triết (1) THƠ MỜI HOẠ (7) THƠ PHỔ NHẠC (103) Thời sự Văn nghệ (6) Thu Dung (3) Thu Hằng (1) Thu Hiền (1) Thu Hoài (1) Thu Nga (1) Thuận Thảo (8) Thuận Yến (1) Thục Minh (7) Thuỳ Anh (13) Thuỵ Du (1) Thụy Du (3) Thuỳ Dương (1) Thùy Dương (1) Thủy Điền (1) Thuỳ Nhân (1) Thư cảm ơn (1) Thư ngỏ (1) THƯ NGỎ CỦA HQN (2) Thư tin (285) THƯ VIỆN TÁC GIẢ (1) Tiểu luận (4) Tiểu Mục Đồng (1) Tiểu Nguyệt (5) Tiểu thuyết (107) Tiêu Tương (1) Tin buồn (2) TIN VĂN (2) Tịnh Bình (19) Tịnh Minh Tiến (2) Tô Hồng Phương (1) Tô Kiều Ngân (1) Tố Mai (1) Tô Minh Yến (21) Tôn Nữ Hỷ Khương (2) Tôn Thất Út (2) Tôn Tư Mạc (1) Tống Ngọc Hân (1) Tống Xuân Tám (1) Trà Bình (4) TRABATHA (1) Trác Phi (1) Trang Linh (1) Trang Lộc (1) Trang Thơ Chào Xuân Mậu Tuất 2018 (1) TRANG THƠ CHỦ NHẬT (528) Trang Thơ Đón Xuân Đinh Dậu 2017 (1) TRANG THƠ ĐƯỜNG LUẬT (17) Tranh ảnh (3) Trầm Mặc (4) Trần Anh Dũng (1) Trần Bảo Định (4) Trần Băng Khuê (1) Trần Biên Thùy (1) Trần Dần (1) Trần Duy Đức (17) Trần Dzạ Lữ (4) Trần Định (1) Trần Đình Sử (2) Trần Đoàn Luận (1) Trần Đức ÁI (2) Trần Đức Hiển (1) Trần Đức Tín (1) Trần Hà Nam (4) Trần Hoàng Vy (2) Trần Hồng Vân (5) Trần Huiền Ân (2) Trần Huy Minh Phương (2) Trần Hữu Du (1) Trần Hữu Hội (17) Trần Kim Đức (5) Trần Kim Loan (2) Trần Kim Quy (1) Trần Lê Sơn Ý (2) Trần Linh Chi (1) Trần Long Thạch (1) Trần Lưu (1) Trần Mai Hường (11) Trần Mạnh Hảo (1) Trần Minh Nguyệt (16) Trần Năm (1) Trần Ngọc Hồ Trường (4) Trần Ngọc Mỹ (11) Trần Nguyên Hạnh (6) Trần Nhã My (2) Trần Như Luận (3) Trần Nhương (1) Trần Phù Nam (1) Trần Quang Dũng (4) Trần Quang Khanh (12) Trần Quang Lộc (1) Trần Quang Ngân (10) Trần Quốc Tiến (8) Trần Quốc Toàn (1) Trần Quốc Việt (1) Trần Tâm (7) Trần Thái Hưng (5) Trần Thanh Hải (3) Trần Thành Nghĩa (1) Trần Thế Nhân (13) Trần Thị Bích Thu (1) Trần Thi Ca (9) Trần Thị Cổ Tích (2) Trần Thị Huệ (1) Trần Thị Huyền Trang (3) Trần Thị Ngọc Hồng (1) Trần Thị Thanh (5) Trần Thị Thắng (1) Trần Thị Thương Thương (4) Trần Thị Trúc Hạ (1) Trần Thị Uyên (7) Trần Thiện (3) Trần Thiện Tuấn (1) Trần Thoại Nguyên (2) Trần Thuận (7) Trần Thúy Lành (6) Trần Thuỳ Trang (1) Trần Thư (1) Trần Thương Nhiều (1) Trần Trọng Hưng (2) Trần Trọng Tân (1) Trần Trọng Vũ (2) Trần Tuấn Anh (2) Trần Tuấn Thanh (10) Trần Vạn Giã (2) Trần Văn Bạn (16) Trần Văn Nhân (5) Trần Văn Thiên (1) Trần Việt (1) Trần Viết Dũng (11) Trần Võ Thành Văn (24) Triết học (2) Triều Âm (2) Triều Châu (1) Triều La Vỹ (2) Triệu Lam Châu (1) Triệu Từ Truyền (30) Trịnh Bửu Hoài (106) Trịnh Duy Sơn (2) Trịnh Hoài Linh (5) Trịnh Huy (4) Trịnh Thuỳ Mỹ (1) Trịnh Tuyên (1) Trịnh Viết Hiền (1) Trịnh Viết Hiệp (1) Trịnh Yến (2) Trọng Mật (2) trụ vương (1) Trúc Giang (4) Trúc Lập (1) Trúc Linh Lan (2) Trúc Thanh Tâm (12) Trúc Thuyên (3) trung quốc (1) Trung Trung Đỉnh (1) Trung Y (1) Truong Nguyen (1) Truyện dài (10) TRUYỆN DỊCH (17) Truyện ký (2) TRUYỆN NGẮN (1173) TRUYỆN VỪA (14) Trương Công Tưởng (16) Trương Diễm Phiến (1) Trương Đình Phượng (8) Trương Đình Tuấn (3) Trương Hồng Phúc (14) Trương Huỳnh Như Trân (2) Trương Lan Anh (1) Trương Nam Chi (5) Trương Thanh Cường (2) Trường Thắng (65) Trương Thị Thanh Tâm (22) Trương Thị Thúy (2) Trường Thịnh (6) Trương Tri (2) Trương Văn Dân (21) Trương Viết Hùng (1) TTM (1) Tuấn Nguyễn (7) Tuấn Quỳnh (3) Tuệ Mỹ (1) Tuti (2) Tuỳ bút (2) TÙY BÚT (120) Tuyết Nhung (2) Tuyết Vân (1) tứ đại mỹ nhân (1) Tường Vi (1) TX (1) Út Lãng Tử (1) Uyên Khuê (2) Uyên Minh (1) Uyển Phan (1) Vạn Lộc (1) Vành Khuyên (1) Văn (2478) Văn Công Mỹ (2) văn hóa truyền thống (5) Văn học nước ngoài (13) Văn Lưu (1) Văn Nguyên (1) Văn Nguyên Lương (7) Văn Nhược Ba (1) Văn Thạnh (2) Văn Thành Lê (1) Văn Thắng (23) Văn Trọng Hùng (1) Vân Đồn (3) Vân Giang (12) Vân Khanh (2) Vân Phi (32) Vân Tùng (2) Vi Ánh Ngọc (2) Vi Quốc Hiệp (1) Victor Remizov (1) VIDEO CLIP (2) Viễn Trình (25) Việt Quỳnh (1) Việt Trang (1) Việt Trương (1) Vĩnh Sơn (7) Vĩnh Thông (43) Vĩnh Tuy (21) Võ Bá Cường (1) Võ Chân Cửu (17) Võ Chí Nhất (3) Võ Công Liêm (1) Võ Diệu Thanh (18) Võ Dõng (1) Võ Đông Điền (4) Võ Hà (1) Võ Hạnh (2) Võ Mỹ Cát (1) Võ Ngọc Thọ (4) Võ Như Văn (3) Võ Thị Nga (13) Võ Thị Thu Thủy (1) Võ Thuỵ Như Phương (15) Võ Văn Hoa (1) Võ Văn Luyến (1) Võ Xuân Phương (3) Vũ Bình Lục (1) vũ đạo (1) Vũ Đình Huy (9) Vũ Đình Liên (1) Vũ Đình Minh (1) Vũ Đình Nguyệt (2) Vũ Đình Thung (2) Vũ Đức Trọng (1) Vũ Hạ (1) Vũ Hạnh (3) Vũ Hùng (2) Vũ Miên Thảo (5) Vũ Thành An (1) Vũ Thị Huyền Trang (115) Vũ Thụy Khuê (8) Vũ Trọng Quang (1) Vũ Trọng Tâm (2) Vũ Trọng Thanh (1) Vương Doãn (1) Vương Hạnh (1) Vương Hoài Uyên (4) Vương Tâm (3) Xanh Nguyên (4) Xuân Đài (1) Xuân Phong (6) Xuân Phương (1) Xuân Tiến (20) Ý Thu (3) Yên Kha (7) Ziken (2)
-------------------------------------------------------------------------
+ 817 TÁC GIẢ CÓ BÀI ĐĂNG TRÊN HƯƠNG QUÊ NHÀ
-------------------------------------------------------------------------