BẠN CHO TÔI NHỮNG CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG - Tạp bút Nguyễn Thành Công



Tôi từng thất vọng về tình bạn trong một sự thất vọng chung, vậy mà cuối cùng tôi đã có một tình bạn tốt, một người bạn đặc biệt đã liên tục cho tôi “những chiếc lá cuối cùng” để vươn lên trong nghịch cảnh.
Anh ấy ở Sài Gòn, dân gốc. Chúng tôi quen qua mạng trong một giao động ngẫu hứng của thời gian, thân dần qua những entry, những e-mail, và những cuộc điện thoại cố đinh- di động (có nghĩa rằng tôi không có điện thoại di động ấy mà!). Bạn tôi học tốt, cử nhân chính quy, làm việc đúng nghề. Tôi thì làng nhàng kiếm cơm thiếu trước hụt sau, học hành dang dở, vậy mà “môn đăng hộ đối” thành một đôi bạn chi cốt.
Quen được mấy năm, bưu phẩm bưu kiện nhận của nhau không nhớ hết, mới gặp mặt! Một chuyến đi Sài Gòn với mục đích khó tin: cùng uống một tách cà phê đen trên cao ốc là chỗ làm của bạn. Một người đàn ông trung niên có dáng khổ hạnh, nước da đen, mỉm cười bắt tay tôi: anh! Tôi hơi bất ngờ một chút. Anh ấy vận động sau đấy để người bạn dưới quê “ngự” suốt ngày trong tòa nhà vốn nghiêm cẩn của công ty, ra vào kiểm soát nghiêm ngặt. Bạn dẫn tôi đi khắp nơi trong văn phòng như tổ ong, giới thiệu: bạn mình đấy, và tất nhiên, cùng uống một chầu cà phê đen trên tầng 9 cao vút lộng gió. Bạn đua tôi ra xe, dúi vào tay tôi chiếc điện thoại Q-mobi thường thường, “anh cất đi, thời này ai cũng có hết”, vẫy tay…
Bạn tôi không giàu có gì hết, chỉ đỡ hơn tôi chút xíu thôi. Lần bạn đưa về nhà diễn ra sau đấy một năm nữa, một con hẻm thật hẹp, một gian phòng có gác xép, hai nhóc tì và người vợ trẻ, tài sản thấy rõ nhất là hàng nghìn quyển sách, tôi ngộ ra: chúng tôi thành tri âm chính ở điểm này, cùng là dân “bốn mắt”, cùng là mọt sách có thứ hạng. Một tình bạn đủ đầy về tinh thần, như ngày xưa…
Bạn tôi thông minh, quyết đoán. Chạy cho tôi một “chỗ làm từ xa”, tức là phụ việc sổ sách cho người ta, tháng mấy trăm nghìn thôi, nhưng cũng là việc làm đàng hoàng, lại được thích nghi với nhịp đập thành phố năng động. Người bạn tinh quái đã nghĩ ra trò xếp hạng, vì có mấy chục người cùng phụ việc như thế. Anh ấy đảo thứ tự liên tục, gọi là “sếp” nhìn thứ hạng để duyệt từng tháng, hạng thấp sẽ… bay. Là Hai lúa chính tông, tôi cuốn quýt khẩn trương với công việc mà bây giờ nhìn lại mới thấy đấy là cơ hội học nghề! Tôi đã làm công việc ấy với một cố gắng chưa từng có, trong nhiều năm liền. Tới chừng “tốt nghiệp”, anh chàng tinh quái bật mí: làm gì có hạng gì đâu anh! Tôi tức lắm, nhưng ngẫm kỹ thấy biết ơn.
Dưới này tôi làm ở một chỗ không ổn lắm, áp lực phi lý tăng dần, chính nỗi lo đói mới giữ chân tôi lâu đến thế. Mấy lần định ra đi, song không quyết được, bạn đanh thép: anh đưa mẹ lên chỗ em! Tôi mạnh dạn ra đi, giải phóng, trong lòng vẫn biết trên ấy bạn mình gánh vác gia đình đã oằn vai. Bạn cho tôi chỗ tựa để có sức mạnh mà tự quyết.
... Và chúng tôi có nhiều kỷ niệm dạng như thế, như thế.
Thuở nhỏ, mê đọc nhà văn hiện thực Mỹ O.Henry, cứ ám ảnh truyện “Chiếc lá cuối cùng” hàm chứa sự nhân văn và một triết lý sống sâu sắc, đẫm tình. Chắc chắn bạn tôi cũng là tín đồ của nhà văn này, anh ấy đã luôn luôn treo ngoài cửa sổ căn phòng của tôi một chiếc lá xanh biếc của niềm hy vọng, và quả thật người bạn quí ấy đã thành công: tôi đã tự đi và đứng được trên đôi chân của chính mình.
Viết ra để nhẹ nhàng hơn, tri ân tình bạn quí, một tình cảm đặc biệt không có nhiều trong cuộc đời này. Tôi cảm thấy hạnh phúc.
Mong trên thành phố nhộn nhịp và rất nhiều gian khó, bạn cùng gia đình luôn luôn an lành, bạn nhé!

N.T.C (Bạc Liêu)





Read more…

TỔ QUỐC BÊN BỜ SÓNG (KỲ 5) - Ký sự của Khánh Vinh & Kiến Giang


CÓ CHẾT CŨNG PHẢI GIỮ BIỂN
Với hơn 500 chiếc tàu có công suất trên 90CV, xã Lập Lễ 
(huyện Thủy Nguyên, TP.Hải Phòng) không chỉ nổi tiếng với nghề đóng tàu vươn khơi mà còn là địa phương phát triển rất mạnh nghề đánh bắt hải sản. Tinh thần bám biển, giữ biển của ngư dân Lập Lễ cũng rất đáng khâm phục…

 
Ngư dân Lập Lễ tất bật đóng tàu vươn khơi 


Ngày đêm bám biển
Một chiều hối hả ở xã Lập Lễ, chúng tôi bắt gặp trên đường đi từ UBND xã về cảng cá Mắt Rồng những khuôn mặt rạng ngời, ánh mắt toát lên những niềm tin mãnh liệt. Mặc cho biển Đông đang “nổi sóng”, từng đoàn tàu đánh cá của ngư dân Lập Lễ vẫn nối đuôi nhau ra khơi đánh bắt hải sản. Lão ngư Đinh Khắc Thiện với khuôn mặt đen bóng, rắn rỏi màu sóng gió cho biết: “Trước việc Trung Quốc ngang ngược hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, nhiều ngư dân địa phương rất bức xúc. Và hơn ai hết, chúng tôi hiểu rằng, quyết tâm bám biển vươn khơi, khai thác nguồn lợi hải sản trên vùng biển chủ quyền của đất nước là hành động thể hiện tinh thần yêu nước, ý thức giữ gìn chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc”. Mặt ông Thiện đanh lại khi trả lời câu hỏi của chúng tôi về tinh thần đi biển của ngư dân Lập Lễ: “Tổ tiên, cha ông chúng tôi gắn liền với biển, có chết cũng phải giữ biển…”.
Từ đầu năm đến nay, ngư dân Lập Lễ khai thác được gần 5.400 tấn thủy sản các loại, đạt giá trị hơn 45 tỷ đồng, nhiều loại thủy sản có giá trị kinh tế cao như cá mực, cá cơm... Không chỉ mạnh dạn đánh bắt ở ngư trường truyền thống là vịnh Bắc bộ, ngư dân Lập Lễ còn cưỡi tàu lớn, đạp sóng đánh bắt tận các ngư trường truyền thống của ngư dân Việt Nam tại khu vực Trường Sa và Hoàng Sa. Ông Trần Hùng Dũng, ngư dân đã nhiều năm đánh bắt xa bờ ở ngư trường Trường Sa, Hoàng Sa cho biết, dù phía Trung Quốc hung hãn, ngang ngược nhưng ngư dân Lập Lễ vẫn ngày đêm bám biển, vươn khơi. Người Lập Lễ bao đời nay sống nhờ vào biển, nhiều lần tàu của họ giáp mặt với tàu Trung Quốc nhưng họ không hề nao núng trước những hành vi ngang ngược của đối phương.
Ông Bùi Doãn Nhân, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thủy Nguyên cho biết, thực hiện chủ trương phát triển kinh tế biển, góp phần giữ gìn an ninh biển đảo Tổ quốc, huyện đã vận động và tạo điều kiện để ngư dân phát triển tàu đánh bắt xa bờ. Để bảo đảm an toàn cũng như nâng cao hiệu quả khai thác, với sự hỗ trợ tích cực của các lực lượng thực thi pháp luật trên biển, những năm gần đây, ngư dân huyện Thủy Nguyên nói chung và Lập Lễ nói riêng đã thành lập được các cụm tàu vươn khơi an toàn trên biển, đánh bắt xa bờ.
Các cụm tàu an toàn được bố trí cùng ngành nghề, đánh bắt cùng ngư trường, được kết nối thông tin và tiếp nhận chỉ đạo trực tiếp từ “tập đoàn đánh cá”. Các cụm tàu an toàn trên biển không những tích cực hỗ trợ nhau trong sản xuất, mà còn cung cấp nhiều nguồn tin có giá trị về tình hình an ninh biên giới biển, tình hình tàu thuyền nước ngoài hoạt động, giúp các cơ quan chức năng nắm bắt thông tin phục vụ công tác quản lý, bảo vệ chủ quyền và an ninh biển đảo.
Đóng thêm tàu giữ biển
Chúng tôi đến HTX đóng tàu Lập Lễ, trên bờ, dưới nước ngổn ngang những gỗ và tàu đang được sửa chữa, đóng mới. Làng nghề đóng tàu Lập Lễ nổi tiếng từ bao đời nay với khả năng đóng hàng ngàn chiếc tàu lớn nhỏ. Ông Đinh Khắc Nhân, Chủ nhiệm HTX đang tiếp một đoàn 4 - 5 ngư dân từ Nam Định, Quảng Ninh sang đặt hàng. Ông Nhân dẫn khách ra tận xưởng, chỉ tay vào mấy con tàu đóng dở với hàng trăm công nhân đang làm việc rồi bảo: “Chúng tôi chịu. Từ giờ đến cuối năm, chúng tôi dày kín hợp đồng đóng tàu cho khách. Các anh thông cảm!”.
 
  Tàu cá của ngư dân Lập Lễ ngày đêm bám biển góp phần giữ vững chủ quyền đất nước
Ông Vũ Văn Nghĩa, Chủ tịch UBND xã Lập Lễ cho biết, thấy rõ việc vươn khơi có hiệu quả, tại xã Lập Lễ, ngư dân mạnh dạn vay vốn đóng mới tàu công suất lớn. Từ đầu năm đến nay, các xưởng đóng tàu xã Lập Lễ hoàn thiện 20 tàu vươn khơi khai thác thủy sản, đưa tổng số tàu của xã lên hơn 500 chiếc từ 90CV trở lên. Dự kiến đến hết năm 2014, các cơ sở đóng tàu sẽ hoàn thiện khoảng 50 tàu khai thác thủy sản các loại, tàu lớn nhất có công suất 790CV, trị giá gần 10 tỷ đồng. Ngư dân đóng tàu càng lớn, khả năng vươn khơi càng xa, tìm được ngư trường mới, mỗi chuyến đi biển thu lãi hàng trăm triệu đồng, có tàu thu lãi gần tỷ đồng. Chỉ cần vài chuyến đi biển có lãi, trong khoảng 2 năm, ngư dân có thể trả xong phần vốn vay.
Thực tế như ông Đinh Khắc Thó, chủ tàu HP 90504, vay ngân hàng 600 triệu đồng, cùng vốn vay của những người thân, ông Thó đóng tàu công suất 360CV. Sau 2 chuyến đi biển có lãi, ông trả ngân hàng toàn bộ số vốn sau 4 tháng vay. Trung bình tàu từ 90CV đến 200CV sau mỗi chuyến vươn khơi cũng có lãi trên 100 triệu đồng. Đặc biệt trong năm 2013 vừa qua, tàu vó mực công suất hơn 500CV của ông Lê Văn Vinh ở xã Lập Lễ, sau gần 10 ngày vươn khơi thu lãi hơn 1 tỷ đồng.
Còn nhiều trường hợp ngư dân trúng cá, được giá nữa ở Lập Lễ mà chúng tôi không thể nhớ hết. Biển giàu đẹp, sản vật từ biển cũng vô cùng phong phú và đa dạng. Biển không phụ công người cần lao, gắn bó và sống chết giữ biển, giữ vững chủ quyền của Tổ quốc cho hôm nay và mai sau. Nói tinh thần bám biển, giữ biển của ngư dân Lập Lễ cũng là truyền thống muôn đời của bao ngư dân Việt Nam là thế!



THÀNH PHỐ BIỂN XANH
 “Thành phố hoa phượng đỏ” hay “Thành phố cảng” là những biệt danh mà nhiều người thường dùng khi nhắc đến Hải Phòng, nhưng chúng tôi thì gọi đây là thành phố biển xanh. Cái biệt danh mới mẻ ấy không chỉ là màu xanh trong của biển cả, mà còn là những khái niệm rất mới về định hướng phát triển kinh tế của Hải Phòng…

 
Cảng và hệ thống dịch vụ cảng biển là thế mạnh kinh tế lớn để Hải Phòng phát triển một thành phố xanh trong tương lai gần


Mặn mòi vị biển
Chuyến phà chầm chậm nối liền hai bến Phà Rừng đưa chúng tôi từ bến Bạch Đằng Giang (Quảng Ninh) hào hùng đặt chân lên đất cảng Hải Phòng. Con nước xanh trong, mặn mòi hương vị biển, xa xa hàng trăm cần cẩu tải trọng lớn vươn mình bên bờ biển sóng vỗ miên man. Thành phố cảng Hải Phòng có vị trí quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của vùng Đông Bắc bộ và cả nước, là một cực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ.
Với hệ thống cảng biển đa dạng, lượng hàng hóa thông qua hệ thống cảng Hải Phòng tăng khoảng 600% trong vòng 10 năm qua. Chỉ tính riêng trong năm 2013, khối cảng biển Hải Phòng đón 16.841 lượt tàu thuyền, tăng 13% so với năm 2012, mang theo 55,4 triệu tấn hàng hóa. Từng có thống kê rất chi tiết từ phía Phòng CSGT TP.Hải Phòng, nếu tất cả xe container hoạt động mỗi ngày tại thành phố biển này dừng nối đuôi nhau, tổng chiều dài sẽ bằng con đường đi từ Hải Phòng vào tận… Quảng Bình.

 
Nhiều dự án xanh, sạch đã đầu tư vào Hải Phòng để cùng thành phố này phát triển kinh tế xanh. Trong ảnh: Một góc KCN VSIP Hải Phòng Ảnh: K.VINH


Nhưng biển không chỉ mang lại cho Hải Phòng hệ thống cảng lớn nhất nhì cả nước mà còn là ngư nghiệp, du lịch. Hàng năm, ngành công nghiệp đóng tàu Hải Phòng mang lại cho thành phố hàng ngàn tỷ đồng đóng góp vào ngân sách. Đánh bắt hải sản gần bờ, xa bờ và nuôi trồng thủy sản cũng là thế mạnh của thành phố. Những ngày ở Hải Phòng để thực hiện loạt bài viết, chúng tôi bắt gặp và ghi nhận tinh thần quyết liệt vươn khơi, bám biển của ngư dân Hải Phòng. Họ, những con người sinh ra từ biển, lớn lên trên biển mặn bao la, luôn quyết tâm gìn giữ tổ nghiệp của cha ông và toàn vẹn lãnh thổ của toàn dân tộc.
Không chỉ giàu đẹp từ cảng, từ ngư nghiệp, Hải Phòng còn khéo léo trong việc phát triển du lịch biển. Với nhiều điểm du lịch văn hóa tâm linh, cộng với bãi biển Đồ Sơn, Cát Bà nổi tiếng, du lịch biển Hải Phòng đang ngày càng phát triển, thu hút sự chú ý lớn của du khách gần xa. Hải Phòng vì thế đang phát triển mạnh mẽ kinh tế địa phương bằng việc tích cực phát huy tiềm năng kinh tế biển của mình.
Từ “nâu” sang “xanh”
Hải Phòng đang là một trong số ít địa phương trên cả nước đi đầu trong quá trình chuyển đổi từ nền “kinh tế nâu” sang “kinh tế xanh” để triển khai Kết luận số 72 của Bộ Chính trị về việc xây dựng Hải Phòng trở thành “Thành phố cảng xanh”. Là một thành phố ven biển, việc ưu tiên xây dựng kinh tế biển xanh hướng tới phát triển, bảo vệ biển, đảo và vùng ven biển là một nhu cầu và đòi hỏi thực tế khách quan. Chính vì thế, Hải Phòng đang nỗ lực chuyển mình để trở thành một thành phố xanh đúng nghĩa. Kinh tế xanh đang tạo cơ hội để Hải Phòng tái cấu trúc nền kinh tế, trong đó có kinh tế biển, phù hợp với chiến lược và định hướng phát triển bền vững thành phố.
Một trong những bước đi đầu tiên của việc phát triển kinh tế xanh trong tương lai gần của Hải Phòng chính là việc quy hoạch chi tiết cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng từ năm 2004. Dự kiến, cảng này khi được xây dựng, có khả năng tiếp nhận tàu có trọng tải đến 100.000 DWT hoạt động trên tuyến biển xa, đưa hàng hóa xuất, nhập khẩu của khu vực miền Bắc có thể đi thẳng tới thị trường châu Âu, châu Mỹ.
Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 chỉ rõ: Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng là quốc tế loại IA, với khu bến thương mại cho tàu biển trọng tải lớn tại Lạch Huyện tiếp nhận chủ yếu tàu chở container loại 4.000 - 6.000 TEU, tàu chở hàng tổng hợp 5 - 8 vạn DWT. Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển Bắc bộ (nhóm 1) đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 nhấn mạnh phải đặc biệt chú trọng phát triển cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng tại khu bến Lạch Huyện để có thể tiếp nhận cỡ tàu tới 100.000 DWT (tàu container 8.000 TEU) tạo sức hấp dẫn với thị trường quốc tế, đặc biệt là châu Âu và Bắc Mỹ.
Trong chuyến đi này, chúng tôi may mắn nhận được sự hợp tác của VSIP Hải Phòng, một trong những đầu tàu phát triển kinh tế - xã hội Hải Phòng hôm nay. Về với VSIP Hải Phòng, nằm ngay vị trí sát với cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng, chúng tôi không thể không bồi hồi xúc động trước khí thế thi công khẩn trương của công trường nơi đây. Điều đáng mừng là sát vị trí hiện nay của VSIP Hải Phòng, trong tương lai sẽ mọc lên một trung tâm hành chính tập trung mới, là kết quả bước đầu học tập kinh nghiệm hay từ Bình Dương.
Khi đưa vào sử dụng, cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng sẽ là trung tâm cùng với hệ thống cảng biển Hải Phòng và cảng sông trong nội địa. Đồng thời, cảng đóng vai trò như một trạm trung chuyển hàng hóa quốc tế kết hợp hệ thống giao thông vận tải đồng bộ bao gồm hệ thống quốc lộ, tỉnh lộ và hệ thống vận tải xuyên quốc gia, đặc biệt là các dự án đường ô tô Tân Vũ - Lạch Huyện và dự án đường cao tốc Hải Phòng - Hà Nội đang gấp rút triển khai. Điều đó sẽ góp phần thay đổi bộ mặt của TP.Hải Phòng, của vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ cũng như toàn bộ các tỉnh phía Bắc…
Có về và cảm nhận nhịp phát triển hối hả của con người và vùng đất nơi đây mới hiểu hết được niềm tự hào biển đảo quê hương, đất nước. Ở đó, sự thành công của việc tạo dựng và phát triển thành phố biển xanh giàu mạnh chính là bước hội nhập sâu của kinh tế biển Việt Nam với nền kinh tế khu vực và thế giới.

QUYẾT BÁM BIỂN ĐỂ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN
 Trước hành động ngang ngược của Trung Quốc khi hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 trong vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam, ngư dân Hải Phòng vẫn cương quyết bám biển để bảo vệ chủ quyền theo lời Bác Hồ dạy: “Biển bạc của ta do dân t a làm chủ”…
 Càng thêm quyết tâm bám biển
Chiều trên Bến Xăm (phường Ngọc Hải, Đồ Sơn, Hải Phòng), bao hương vị mặn nồng của biển quyện vào trong gió. Những chuyến tàu đầy ắp cá tấp nập trở về trong niềm vui trào lên từng khuôn mặt vươn khơi. Giữa muôn trùng sóng gió và khó khăn do các tàu của Trung Quốc gây ra, ngư dân Hải Phòng vẫn kiên cường bám biển khai thác thủy sản. Ngư dân Ngô Văn Thanh, một chủ tàu khai thác xa bờ tâm sự: “Vùng biển của mình, thủy sản nhiều, có tàu, có lao động nên chúng tôi vẫn khai thác bình thường. Chúng tôi cũng rất yên tâm vì các lực lượng chức năng như cảnh sát biển, kiểm ngư luôn đồng hành, hỗ trợ thường xuyên, bảo đảm an toàn cho ngư dân khai thác. Mặt khác, anh em ngư dân trên biển không chỉ gắn bó, chia sẻ cùng nhau mà luôn có sự cảnh giác, cẩn trọng hơn trong mỗi chuyến ra khơi nên càng yên tâm…”. 

 
  Biển mang lại nguồn lợi thủy sản to lớn cho ngư dân. Trong ảnh: Tàu của lão ngư Đinh Văn Sở, xã Phả Lễ, huyện Thủy Nguyên cập Bến Xăm với 5 tấn cá mú


Mùa cá năm nay thời tiết không ổn định, gió mùa khiến biển động nhiều hơn, lại thêm những phức tạp xảy ra ở biển Đông khiến ngư dân không khỏi lo lắng. Tuy nhiên, nhờ chuẩn bị kỹ lưỡng trước mỗi chuyến ra khơi, lại được động viên kịp thời của cơ quan chức năng nên ngư dân Hải Phòng không quản ngại khó khăn, bám biển đánh bắt. Thượng úy Phạm Thanh Tùng, Trạm trưởng Trạm biên phòng Bến Xăm (Đồn Biên phòng Đồ Sơn) cho biết, trạm quản lý khoảng 700 phương tiện, trong đó có 24 tàu khai thác xa bờ với hàng ngàn lao động nhưng chưa có một va chạm hay diễn biến bất thường nào đến với ngư dân trên biển. Đặc biệt, tàu về hay chuẩn bị ra khơi, cán bộ biên phòng và địa phương luôn tiếp cận, gần gũi để tuyên truyền, giải thích về tình hình hiện nay trên biển để bà con yên tâm.
Là địa bàn không có nhiều tàu thuyền, nhưng âu cảng Bạch Long Vỹ luôn là điểm tựa của ngư dân khai thác thủy sản xa bờ. Phó Chủ tịch UBND huyện Bạch Long Vỹ Đào Trọng Tuệ cho biết, thường xuyên có hàng trăm tàu của ngư dân Hải Phòng và các tỉnh, thành trong cả nước vào neo đậu trong âu cảng này. Trước việc Trung Quốc đưa giàn khoan trái phép vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, huyện Bạch Long Vỹ bố trí lực lượng tuyên truyền trực tiếp, qua hệ thống loa phát thanh trên đảo, đề nghị bà con tiếp tục yên tâm bám biển, bám ngư trường khai thác thủy sản. Đặc biệt, ở khu vực ngư trường Bạch Long Vỹ thường xuyên có một số tàu của lực lượng Cảnh sát biển vùng 1 và Bộ đội Biên phòng thực hiện nhiệm vụ, hỗ trợ bà con ngư dân yên tâm bám biển, vươn khơi, khai thác thủy sản và góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
“Cột mốc sống” trên biển
Chúng tôi gặp lão ngư Ðinh Như Sở, 61 tuổi ở xã Phả Lễ (Thủy Nguyên), người gắn bó với biển khơi hơn 40 năm, thuộc biển như lòng bàn tay trên chuyến tàu đánh bắt được hơn 5 tấn cá biển các loại vừa trở về. Ông Sở cho biết, nghề khai thác cá trên biển là nghề cha truyền, con nối bao đời nay không chỉ với gia đình ông mà còn nhiều ngư dân khác ở Hải Phòng. Cho dù trên biển hiểm nguy thế nào, trừ thiên tai, gió bão chứ không gì cản được ngư dân ra biển, bởi đó là nghiệp, là cuộc sống và hơn cả là tâm huyết trọn đời. Cũng vì hiểu ngư dân, gắn bó với ngư dân và từng đi biển nhiều lần nên Trưởng phòng Kinh tế quận Đồ Sơn Hoàng Đình Dũng cho rằng, không nên xem ngư dân đánh bắt trên biển là lao động thuần túy mà hãy nhìn nhận họ như những người chiến sĩ bảo vệ Tổ quốc nơi tuyến đầu.
Là địa phương có hàng trăm tàu khai thác xa bờ, TP.Hải Phòng đã phối hợp với lực lượng biên phòng chú trọng công tác tuyên truyền đến bà con ngư dân về ý thức bảo vệ an ninh trật tự trên biển, bảo vệ chủ quyền biển đảo. Trung tá Nguyễn Văn Hoán, Chính trị viên Đồn biên phòng Đồ Sơn khẳng định: “Nếu không dựa vào dân sẽ khó nắm bắt thông tin, đấu tranh hiệu quả với các loại tội phạm. Năm 2013, qua nguồn tin của ngư dân, Đồn biên phòng Đồ Sơn phát hiện, xử lý kịp thời 93 tàu cá Trung Quốc hoạt động đánh bắt, xâm phạm chủ quyền vùng biển Việt Nam. Ngư dân của ta đi đến đâu, chủ quyền biển đảo được bảo vệ vững chắc vì họ chính là “cột mốc sống” trên biển…”.
Phó Chi cục trưởng Chi cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản Hải Phòng Nguyễn Quý Thạc cho biết, ngoài số tàu đánh bắt gần bờ ra thì 72 tàu khai thác xa bờ với gần 500 lao động trên biển của Hải Phòng vẫn tiếp tục vươn khơi, bám biển, duy trì và tăng sản lượng khai thác. Thành phố và chi cục tiếp tục có cách thức động viên bà con yên tâm sản xuất, bám biển. Ngoài việc thực hiện các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, hiện có hai tàu kiểm ngư của chi cục ra khơi, đồng hành với bà con ngư dân, kịp thời hỗ trợ, xử lý các vấn đề trên biển thuộc chủ quyền Việt Nam. Đây là hoạt động kịp thời để bà con bám biển, phát triển sản xuất, tham gia đấu tranh với những hành động sai trái, bảo vệ chủ quyền vùng biển đảo Việt Nam.
Chia tay bà con ngư dân bám biển Hải Phòng, chúng tôi không thể không khâm phục trước tinh thần cưỡi sóng, đạp gió vươn khơi của ngư dân nơi đây. Tinh thần kiên cường của họ cộng với những hoạt động thiết thực, kịp thời của các lực lượng thực thi pháp luật, gìn giữ hòa bình, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ trên biển như kiểm ngư, cảnh sát biển… chính là bản lĩnh và ý chí tuyệt vời cho tinh thần giữ biển, bám biển Việt Nam.
KỲ 6: Nhớ thuở cha ông lấn biển

K.V&K.G
Read more…

TRANG THƠ CHỦ NHẬT: THUỞ YÊU ANH - Thơ T.T.Hiếu Thảo


Ta v tìm li riêng ta

Ta v tìm li riêng ta
Mơ trong ngày cũ thu mà yêu anh?
Trăng khuya gió  lướt gi mành
Nh anh em gi âm thanh nghn bun
Anh v qua dc qua truông
Có nghe đá vng gi ngun nh nhau
Yêu nhau đ được nh nhau
Yêu nhau đ biết trước sau lòng mình?


Em v bin nh rng thương

Em về biển nhớ rừng thương
Em đi  là c con đung ht hiu
Sui ngm nên mch nước nhiu
Trong em mch nh bao nhiêu anh tường?
Đêm v nghe gió nh hương
Ai bun gt l  git sương xót thm
Ngm trăng xa ngm trăng gn
Thương ngui tri k c nhân năm nào
Tình yêu môt gic chiêm bao?
Trái tim chân tht dn vào li đau!!

T.T.H.T
Read more…

DƯỚI BÓNG RÂM TÀN PHƯỢNG - Truyện ngắn Nguyễn Thị Mây







          Tôi dừng lại, hít thật sâu rồi thở ra vài lần. Đã hết run. Có tiếng thúc giục: "Vào đi!". Trống ngực lại đánh dồn dập. Tôi lấp ló một hồi mới dám bước vào văn phòng trường. Ba người trố “mười cặp mắt” nhìn tôi, nét mặt nghiêm nghị như sắp xử án. Tôi vội gật đầu chào:
          - Thưa thầy, thưa cô, thưa thầy…!
          Thầy hiệu trưởng, người duy nhất có… hai mắt chỉ cái ghế, bảo:
          - Ờ, em ngồi đó!
          Tôi khép nép ngồi xuống, dấu hai bàn tay vào tà áo, đút hai chân vào kẽ bàn và chờ đợi. Thầy hiệu trưởng chậm rãi xếp quyển sổ bìa đen dầy cộm rồi từ từ đút nó vào hộc tủ. Thầy hưỡn đãi nói:
          - Sao, bây giờ em định chuyển qua môn nào? Nhạc hay Kỹ thuật?
          Tôi lẹ làng thưa:
          - Dạ, Kỹ thuật ạ!
          Thầy nhìn tôi đầy vẻ cảnh giác:
          - Chắc chắn chưa?
          - Dạ chắc! Tôi quả quyết.
          Ông rút điếu thuốc ra, chẳng hiểu sao lại cho vào bao:
          - Từ đầu năm đến giờ, em đã xin chuyển môn mấy lần rồi.
          Tôi sượng sùng, ấp úng:
          - Dạ… có… ba lần.
          Thầy bỗng dưng nổi nóng, ngồi thẳng dậy, mắt lóe lên những tia choi chói, rờn rợn, ông quát:
          - Chưa thấy học sinh nào kì cục như em. Lúc vầy, lúc khác. Lập trường chẳng vững vàng gì hết. Có một môn phụ mà cũng đổi tới, đổi lui. Lớn, ra đời, làm ăn lại ai?
          Thầy Thy dạy nhạc và cô Quỳnh dạy môn kĩ thuật nhổm dậy như ngồi phải lửa. Hai người nhìn nhau rồi ngồi xuống. Nhác thấy, biết mình đã lỡ lời, thầy hiệu trưởng vội nói như phân bua:
          - Tuy là môn phụ nhưng rất cần thiết cho cuộc sống của chúng ta. Đời mà thiếu nhạc thì vô vị biết bao. Còn trong gia đình, nếu người nội trợ chẳng đảm đang, không thông suốt kĩ thuật… nấu nướng, làm bánh và nhiều thứ khác thì làm sao có hạnh phúc!
          Thầy nhạc và cô kĩ khuật tươi ngay nét mặt. Họ đưa tay sửa lại gọng kính. Đó là dấu hiệu cảm động của thầy cô. Tôi cũng đưa tay… kéo tà áo dài che ngang miệng để giấu nụ cười quỉ quái của mình.
          Thầy hiệu trưởng tiếp tục lên lớp:
          - Đó, em suy nghĩ đi rồi chọn. Chỉ có bấy nhiêu mà cũng làm rối ren. Dân chủ quá rồi sanh tệ. Cho quyền chọn lựa thì nay yêu sách này, mai yêu sách nọ. Rõ chán!
          Tôi cũng đồng ý với thầy. Nhạc là bộ môn nghệ thuật không thể thiếu trong cuộc sống. Thiếu lời ca tiếng đàn, đời sẽ trở nên khô cứng, buồn tẻ, vô vị biết chừng nào. Chính vì vậy, tôi đã ghi tên học nhạc. Ở trường, tôi rất thoải mái trong việc chọn  hai môn nhạc hoặc kĩ thuật. Bởi lẽ, bộ môn này mới có giáo viên, hai người mà phải gồng gánh tất cả các lớp về môn này, làm sao chịu nổi. Thầy hiệu trưởng cho phép chúng tôi được quyền chọn môn. Em nào không thích, làm đơn xin… không học. Rốt cuộc hai người thầy hóa nhàn vì đa số… xin dốt nhạc và kĩ thuật. Còn lại một ít, tha hồ nhõng nhẽo, làm eo với thầy. Tôi học được vài tiết nhạc thì bên kĩ thuật dạy làm bánh. Hết bánh nầy đến bánh nọ. Tụi bạn phấn khởi, vào lớp khoe rùm trời:
          - Cô dạy lý thuyết trong lớp. Chiều, lại nhà trọ của cô… thực hành. Vui dễ sợ. Đứa nào cũng làm được mà còn được ăn bánh.
          Nghe ăn, tôi cầm lòng không đậu, liền lên văn phòng xin chuyển qua  môn kĩ thuật.Thầy hiệu trưởng chấp thuận ngay. Ông còn tuyên bố:
          - Thích gì cho học nấy. Những bộ môn nghệ thuật phải để các em tự chọn. Như vậy, năng khiếu mới dễ phát triển.
          Ban đầu, việc học nhạc của tôi cũng khá trôi chảy. Tôi hát cũng hay hay. Bằng chứng là cứ mỗi lần tôi cất giọng ca, tụi bạn đều lim dim cặp mắt, vài ba đứa còn… úp mặt xuống bàn thưởng thức. Thúy Đía thì xoay ngang xoay dọc, cười cười rồi kêu lên:
          - Đã quá! Thế nào trời cũng mưa!
          Tôi đáp tỉnh queo:
          - Làm trời cảm động đâu phải dễ, em Thúy Đía!
          Nhưng, học nhạc không có nghĩa là vào lớp cứ hát ra rả như ve kêu trên tán lá. Phải nắm vững nhạc lý. Muốn vậy, phải học bài. Tôi chán chết. Số lượng của các bài học của các môn Sinh, Sử, Địa, Toán… đã làm tôi muốn điên đầu. Bây giờ, thêm nhạc lý, chịu sao nổi. Đã vậy, bên kĩ thuật dù cũng có bài học nhưng… được ăn. Phải chuyển môn thôi.
          Nhưng, vừa nhảy qua bên ấy tôi đã phải thất vọng não nề.  Cô qua chương… "vá áo”. Mỗi đứa phải mua một mảnh vải trắng phiêu phiêu, khoét một lỗ ngay chính giữa rồi… vá.
          Sau một hồi đánh vật với cây kim và sợi chỉ. Tôi cũng làm cho mảnh vải lành lặn, dù không được phẳng phiu cho lắm. Thoáng nhìn,  cô phê bình: "Nhăn như mặt bà già!”
          Tôi giận, lại lên văn phòng… xin chuyển qua nhạc. Thầy hiệu trưởng bực bội, mắng nhiếc một hồi rồi cũng đồng ý. Trước khi đưa tờ giấy vào lớp cho tôi, ông dặn dò:
          - Làm gì cũng phải kiên trì chứ! Em cứ nóng như nước sôi, làm sao thành công. Thôi, xuống lớp học đi, lần nầy phải cố gắng hơn nghe không?
          Vâng lời thầy, tôi cố gắng học nhạc. Bài lý thuyết nào tôi cũng thuộc. Bài hát nào tôi cũng… tập hát. Nhưng cây muốn lặng mà gió chẳng chịu ngừng. Tôi muốn ngoan ngoãn mà thầy thì “thiên vị” quá trời. tôi phát nản.
          Hát hay, thầy khen không nói gì. Đàng này, hát dở như vịt gọi thóc mà thầy cũng cưng yêu, chìu chuộng. Nhỏ Yến Ly mỗi lần lên hát, nó chơm chớp cặp mắt to, đen lay láy là được điểm tám. Nhỏ Vĩ Tuyến vừa hát vừa đong đưa mình mẫy, những sợi tóc dài quá gối của nó lay động, ẻo lả, bay bay, thầy liền cho điểm chín. Trang Ni giọng khàn hơn ngỗng, nhưng nhờ cây răng khểnh nên cũng được điểm lớn. Đã vậy, mỗi lần vào lớp, thầy thường vác theo cây đàn. Không như thầy cô khác, thầy chào rất lạ:
          - Hôm nay, tôi lại được “hạnh ngộ” cùng các em.
          Thầy đảo mắt một vòng, từ Yến Ly, Trang Ni, Vĩ Tuyến… rồi cười. Cả lớp cũng cười. Tôi bực. Thầy ôm đàn dạo một khúc ngắn, vui nhộn. Xong, đặt cây đàn xuống bên tường, thầy lại chỗ ngồi mở sổ ra và gọi… tôi lên trả bài. Bao giờ cũng vậy: Bảy điểm. Hôm thi học kỳ một tôi hát trôi chảy thế mà cũng điểm bảy, làm như con số bảy đã được buộc chặt vào tôi.
          Về nhà, tôi bỏ cơm vào phòng nằm khóc. Hả giận, tôi ngồi dậy soi gương. Cũng đâu đến nổi tệ. Công bình mà nói, cái trán dô cũng dễ thương lắm chứ bộ. Cặp mắt không to, không nhỏ. Chiếc mũi hếch, cái miệng… hơi rộng một tí thôi. Nhưng tôi vâng lời mẹ, khi cười, luôn đưa tay che, bằng không thì chỉ chu chu hoặc chúm chím. Đâu đến nổi… tan hoang cửa nhà. Trên đường đến trường. Thỉnh thoảng cũng có vài ba khuôn mặt ngoái nhìn tôi chứ bộ. Mới đây, một sự cố khiến cho cả lớp bàn tán, vui như tết. Trong hộc bàn, chỗ tôi ngồi, không biết gã nào đã để một cục kẹo dừa kèm theo tờ giấy đề thơ:
                             Cắn đôi một cục kẹo dừa
                   Chia nhau vị ngọt cho vừa mến thương.

          Tôi liền biểu diễn… ngậm nguyên cục kẹo rồi làm thơ…an ủi: 

                             Ngọt ngào, thơm lựng – Kẹo dừa
                   Cám ơn người tặng… tôi vừa… mới ăn.
         
          Khổ nổi, dưới mắt thầy chỉ có răng khểnh, tóc dài, mắt to là quan trọng, đáng được điểm chín. Còn tôi, chỉ là con số vô duyên. Giận thầy, hôm nay, tôi lại làm đơn xin qua bên kỹ thuật.
          Tôi biết làm như vậy kỳ lắm. Một ngôi trường huyện mà có thầy dạy nhạc, cô dạy kĩ thuật đâu phải dễ. Thêm vào, thầy hiệu trưởng dân chủ hết mình, bao giờ cũng thương yêu, chìu chuộng học sinh như con. Có đốt đuốc đi tìm cũng không thấy. nhưng tánh tôi lãng duyên lắm. Phức tạp không sửa đổi được. Phải chịu đựng tôi chắc thầy hiệu trưởng rầu nẫu ruột. Nhưng được một điều là tôi đánh vũ cầu rất giỏi, tôi đã từng đoạt chức vô địch môn nầy ở vòng…. huyện. Vì vậy, thầy cưng, tôi tha hồ nhõng nhẽo, yêu sách.
          Nhất hóa tam, lần này hơi căng. Thầy cho mời thầy Thy và cô Quỳnh xuống văn phòng để gặp… tôi. Thầy hiệu trưởng trừng mắt hỏi:
          - Sao, học môn nào?
          - Dạ, kỹ thuật.
          - Tại sao em không thích học nhạc nữa?
          Thầy Thy cũng lên tiếng:
          - À, em hãy cho thầy biết, tại sao em xin chuyển lớp?
          Chẳng lẽ tôi khai ra rằng vì thầy “vị” mấy đứa đẹp. Kì quá! Dựa vào đâu mà tôi dám nêu lý do đó. Không lẽ bằng chứng của tôi là sự suy nghĩ vẩn vơ, bậy bạ, điên khùng trong đầu mình. Tôi đành phải nói:
          - Dạ, tại… em hát dở, thầy cho điểm nhỏ.
          Cô Quỳnh cười. Thầy Thy đứng lên, hai tay vò đầu:
          - Trời ơi trời! Tưởng gì…
          Thầy hiệu trưởng cũng kêu lên:
          - Hát dở, điểm nhỏ, phải rồi!
          Tôi vội giải thích:
          - Nhưng bên kỹ thuật, tụi bạn em thêu xấu ỉn mà vẫn được điểm lớn?
          Cô Quỳnh đỏ mặt đứng bật dậy, đến trước chỗ tôi ngồi bảo:
          - Ai nói kỳ vậy em, thêu xấu, làm sao được điểm lớn?
          - Dạ, tụi nó còn nói, cả lớp chín điểm, chỉ có nhỏ Thu không thêu là bị… điểm một mà thôi. Tụi nó còn bảo cô thương học sinh lắm, làm em… ham.
          Cô Quỳnh nắm hai vai tôi, nhìn vào mắt tôi rồi bảo:
          - Thương các em thì cô có thương nhưng phải cho điểm chính xác chứ. Chắc các bạn đùa rồi.
          Tôi đành gật đầu:
          - Dạ, chắc… vậy.
          Thầy hiệu trưởng nhìn tôi không chớp mắt:
          - Trời, chắc nó không… bình thường rồi.
          Thầy không nói gì nữa, cắm cúi viết rồi đưa nó cho tôi, ông bảo:
          - Em về đưa tờ giấy mời nầy cho ba má, bảo thầy chờ nghe!
          Kết quả, ba má bắt buộc tôi phải học nhạc sau khi tặng… ba roi cảnh cáo.
          Thời niên thiếu đã qua. Tôi rời ghế nhà trường, vào đời bằng những bước chân bỡ ngỡ. Tôi chạm mặt cuộc sống đầy những dối gian, bất trắc. Tôi phải chịu đựng bao nghịch cảnh trái lòng. Nhưng bao giờ tôi cũng phải chấp nhận và dẫu vấp ngã cũng phải tự gượng dậy, đứng lên và tiếp tục cuộc hành trình. Không như ngày xưa, dưới bóng râm tàn phượng, tôi thả sức mộng mơ, nhỏng nhẻo… trong vòng tay ấm áp, thương yêu của thầy cô  và ba mẹ. Những kỷ niệm đẹp đẽ ấp ngủ yên trong ký ức tôi. Để mỗi khi hạ về, phượng cháy đỏ trời, ve rền khắp nẻo, tôi bồi hồi tưởng tiếc một thời áo trắng ngây thơ.

N.T.M (Trà Vinh)
                                                                            




Read more…

CÁCH NHẬP COMMENT TRÊN HƯƠNG QUÊ NHÀ

Đầu tiên, nhấp chuột vào ô Nhập nhận xét của bạn rồi viết comment. Viết xong, nhấp chuột vào ô Tài khoản Google. Sau đó nhấp chuột vào Tên/URL thì sẽ hiện ra 2 ô. Ô phía trên, ghi Họ và tên của bạn. Ô phía dưới, ghi dòng chữ:huongquenha.com

Cuối cùng, nhấp chuột vào ô Tiếp tục và nhấp chuột tiếp vào ô Xuất bản là xong. (Nếu bạn đã có sẵn Tài khoản Google, thì sau khi viết comment, chỉ cần nhấp chuột vào ô Xuất bản là thành công)

Số lượt xem tháng trước


-------------------------------------------------------------------------


TÁC GIẢ & TÁC PHẨM
* TÁC GIẢ & TÁC PHẨM * TÁC GIẢ & TÁC PHẨM * TÁC GIẢ & TÁC PHẨM * TÁC GIẢ & TÁC PHẨM---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ái Nhân (21) Ambrose Bierce (1) ẢNH (58) Anh Ngọc (1) Anh Nguyên (1) Anh Phong (4) Anh Phương (9) âm nhạc (2) âm thanh (1) Ân Thiên (1) Bạch Diệp (5) Bách Mỵ (2) BÀN TRÒN VĂN NGHỆ (87) Bảo Hồ (1) Bảo Lâm (1) Bảo Ninh (2) Bé Hải Dân (1) Bích Ái (3) Bích Lê (4) Bích Ngọc (1) Bích Vân (2) Bình Địa Mộc (3) Bình Nguyên (1) Bình Nguyên Trang (2) binh pháp (1) Bình Tâm (1) Bobby Nam Giang (3) Bùi Anh Sắc (1) Bùi Công Thuấn (1) Bùi Danh Hải Phong (1) Bùi Đức Ánh (66) Bùi Hoài Vân (5) Bùi Huyền Tương (2) Bùi Hữu Phước (1) Bùi Nguyên Bằng (25) Bùi Nhựa (4) Bùi Văn Bồng (5) Bùi Việt Thắng (2) BÚT KÝ (17) Ca Dao (2) Cao Duy Thảo (1) Cao Kim Quy (1) Cao Thị Thu Hà (3) Cao Thọ Thêm (2) Cao Thoại Châu (1) Cao Thu Hà (1) Cao Trọng Quế (1) Cao Văn Tam (5) Cát Du (7) Catherine Mansfield (1) Cẩm Lệ (4) Cẩm Tú Cầu (1) Chàng Cát (1) Chánh Đức (1) CHÀO XUÂN 2014 (1) CHÂN DUNG VĂN NGHỆ SĨ (2) Châu Đoàn (1) Châu Quang Phước (1) Châu Thạch (9) Châu Thường Vinh (1) Chí Anh (1) Chính Đức (1) chủ (1) CHỦ BIÊN (136) Chu Giang Phong (1) Chu Lai (2) Chu Ngạn Thư (10) Chu Trầm Nguyên Minh (16) Chu Vương Miện (1) Chúa Sơn Lâm (1) Cỏ Dại (7) covid 19 (1) Công Nguyễn (1) Cơ Xương (1) Cúc Dương (1) Cuộc thi văn chương (1) CỬA SỔ VĂN HÓA (6) Dạ Ngân (1) Dã Phong Bình (2) Dã Phương (1) Dạ Thảo (2) Dạ Thy (1) Diệp Linh (18) Diệp Uy (1) Dino Buzzati (3) DỌC ĐƯỜNG (29) Du Tử Lê (1) Dung Thị Vân (28) Duy Bằng (1) Duy Phạm (3) Dương Diệu Minh (1) Dương Đăng Huệ (1) Dương Hải Yến (2) Dương Hằng (7) Dương Kim Nhi (4) Dương Kim Thoa (1) Dương Phương Vinh (1) Dương Thành Thái (3) Dương Thị Yến Trinh (2) Dương Xuân Triều (6) Dzạ Lữ Kiều (6) Đàm Lan (17) đạo đức (2) Đào Hiền (2) Đào Hữu Thức (2) Đào Khương (2) Đào Minh Hiệp (2) Đào Phạm Thuỳ Trang (82) Đào Quang Bắc (1) Đào Quý Thạnh (1) Đào Thanh Hoà (14) Đào Thị Quý Thanh (1) Đào Thị Thu Hiền (3) Đào Văn Đạt (31) Đào Viết Bửu (7) Đặng Châu Long (1) Đặng Diệu Thoa (1) Đăng Đăng (1) Đăng Huỳnh (1) Đặng Quốc Khánh (8) Đặng Quý Địch (3) Đặng Tấn Tới (2) Đặng Thị Hoa (2) Đặng Thị Xuân (1) Đăng Trình (1) Đặng Tường Vy (3) Đặng Văn Sử (1) Đặng Việt Trinh (1) Đặng Xuân Xuyến (9) ĐIỂM BÁO (2) Điêu Thuyền (1) Đinh Lốc (2) Đình Thậm (1) Đinh Vương Khanh (4) Đoàn Khương Duy (1) Đoàn Thị Minh Hiệp (4) Đoàn Tuyết Thu (1) Đoản văn (1) ĐỌC SÁCH (23) Đỗ Chiến Thắng (6) Đỗ Duy Hoàng (15) Đỗ Hồng Ngọc (5) Đỗ KIm Dung (1) Đỗ Phu (1) Đỗ Quyên (2) Đỗ Tâm Linh (1) Đỗ Tấn Đạt (2) Đỗ Thị Kim Hải (2) Đỗ Trúc Hàn (1) Đỗ Văn Tiến (1) Đỗ Xuân Phương (1) Đức Linh (1) Đức Tiên (3) Elena Pucillo Truong (6) gan jing world (1) Ghi chép (2) Giang Đình (8) Giang Hiền Sơn (6) Giáo dục (1) Guy de Maupassant (1) Hà Đoàn (2) Hạ Ly (1) Hà Nguyên (2) Hà Nhữ Uyên (2) Hà Phi Phượng (1) Hạ Thi (3) Hà Thị Thu Hằng (1) Hà Tùng Sơn (1) Hải Điểu (1) Hải Miên (3) Hải Phong (2) Hải Thăng (1) Hải Thuỵ (6) Hải Yến (2) Hàm Sơn (1) Hàn Dã Thảo (2) Hàn Du Tử (17) Hàn Hữu Yên (1) Hàn Lâm (1) Hãn Nguyên Nguyễn Nhã (1) Hàn Nguyệt (1) Hàn Phong Vũ (19) Hàn Tín (1) Hạng Vũ (1) Hậu Cốc Ngang (1) Hậu Đậu (1) Hiếu Dũng (1) Hoa Hướng Dương (1) Hoa Mai (2) Hoa Tím Buồn (4) Hoa Tuyết (2) Hoà Văn (10) Hoa Xuyến Chi (1) Hoài Huyền Thanh (53) Hoan Giang (1) Hoàng Anh (6) Hoàng Anh 79 (26) Hoàng Chẩm (53) Hoàng Chẫm (1) Hoàng Đình Quang (2) Hoàng Giao (4) Hoàng Hạ Miên (6) Hoàng Hữu (1) Hoàng Khánh Duy (5) Hoàng Kim (1) Hoàng Kim Chi (1) Hoàng Kim Oanh (2) Hoàng Linh (6) Hoàng Long (2) Hoàng Lộc (8) Hoàng Mẫn (1) Hoàng Minh Tường (2) Hoàng Nghĩa Lược (1) Hoàng Ngọc Xuân (4) Hoàng Nguyên (1) Hoàng Phủ Ngọc Tường (1) Hoàng Thảo Chi (1) Hoàng Thị Nhã (8) Hoàng Thị Thu Thủy (2) Hoàng Trang (1) Hoàng Trần (1) Hoàng Trọng Quý (9) Hoàng Trọng thắng (1) Hoàng Tuấn Sơn (1) Hoàng Tuyên (2) Hoàng Vũ Thuật (1) Hoàng Xuân Hiến (1) Hoàng Xuân Niên (1) Hồ Bích Ngọc (4) Hồ Bích Vân (2) Hồ Đắc Thiếu Anh (1) Hồ Hải (2) Hồ Lê Diêm (1) Hồ Nam (1) Hồ Ngọc Diệp (1) Hồ Nhật Quang (1) Hồ Sĩ Duy (1) Hồ Thanh Ngân (10) Hồ Thế Hà (2) Hồ Thế Phất (3) Hồ Thế Sinh (1) Hồ Tĩnh Tâm (1) Hồ Tịnh Thuỷ (21) Hồ Vũ Khánh Linh (1) Hồ Xuân Thu (3) Hội Nhà văn TP. HCM (1) Hồng Hạnh (3) Hồng Liễu (1) Hồng Phúc (8) Hồng Tâm (10) Huệ Triệu (3) HUMICHI (5) Huy Nguyên (15) Huy Vọng (17) Huy Vũ (1) Huyết Kiệt (1) Huỳnh Dạ Thảo (1) Huỳnh Gia (18) Huỳnh Kim Bửu (1) Huỳnh Minh Lệ (2) Huỳnh Ngọc Nga (1) Huỳnh Ngọc Phước (29) Huỳnh Như Phương (1) Huỳnh Thanh Lan (1) Huỳnh Thị Quỳnh Nga (1) Huỳnh Thúy Thúy (1) Huỳnh Văn Diệu (1) Huỳnh Văn Mỹ (1) Huỳnh Văn Yên (1) Huỳnh Xuân Sơn (3) Hương Đêm (1) Hương Đình (4) Hương Quê Nhà (1) Hương Văn (6) Hửu Thỉnh (1) Irina Polianxkaia (1) James Dylan (4) James Joyce (1) Jeffrey Thai (9) Jerry Thu Trà (7) Kai Hoàng (1) Kate Chopin (1) Kha Tiệm Ly (4) Khả Xuân (1) Khán Võ (2) Khảo Mai (1) khoa học (1) Khổng Trường Chiến (3) Khổng Vĩnh Nguyên (1) KỊCH BẢN (1) Kiên Giang (1) Kiến Giang (12) Kiều Huệ (1) Kim Chuông (4) Kim Dung (2) Kim Ngoan (15) Kim Quyên (1) Kim Sơn Giang (22) Kim Tiết (9) Kim Yến (1) Kỳ Nam (2) Ký sự (14) Lã Bố (1) La Hán (1) La Mai Thi Gia (1) Lạc Thảo (1) Lại Ngọc Thư (1) Lam Giang (3) Lan Anh (1) Lan Phương (1) Lan Thanh (1) Lãng Du (6) Lâm Bích Thuỷ (8) Lâm Cẩm Ái (3) Lâm Hạ (11) Lâm Huy Nhuận (1) Lâm Trúc (30) Lâm Xuân Vi (1) Lâu Văn Mua (1) Lê Ân (5) Lê Bá Duy (9) Lê Đình Danh (79) Lê Đức Hoàng Vân (1) Lê Đức Lang (13) Lê Giang Trần (1) Lệ Hằng (3) Lê Hoài Lương (4) Lê Hoàng (2) Lê Hứa Huyền Trân (39) Lê Khánh Luận (1) Lê Minh Chánh (1) Lê Minh Dung (2) Lê Minh Hải (2) Lê Minh Vũ (3) Lê Ngân (3) Lê Ngọc Phái (1) Lê Ngọc Trác (1) Lê Ngũ Nam Phong (11) Lê Nhựt Triết (8) Lê Phương Châu (30) Lê Quang Trạng (23) Lê Sa Long (2) Lê Thanh Hùng (34) Lê Thanh My (8) Lê Thấu (1) Lê Thị Cẩm Tú (6) Lê Thị Hồng Thắm (1) Lê Thị Kim (1) Lê Thị Ngọc Lệ (1) Lê Thị Ngọc Nữ (32) Lê Thị Thu Hiền (1) Lê Thị Xuyên (13) Lê Thiếu Nhơn (15) Lê Thống Nhất (6) Lê Thụy Phương (2) Lê Tiến Dũng (1) Lê Tiến Mợi (6) Lê Trọng Nghĩa (3) Lê Trung Hiếu (1) Lê Tuân (4) Lê Uyên (1) Lê Văn Hiếu (12) Lê Văn Ngăn (3) Lê Vi Thuỷ (1) Lê Vinh (4) Lê Xuân Tiến (1) Lindsay Polak (1) Linh Lan (7) Linh Lan (Quảng Nam) (8) Linh Phương (3) Linh Thy (2) Long Khánh (4) Long Vương (1) luân hồi (1) Lữ Hồng (3) Lư Nhất Vũ (1) Lương Cẩm Quyên (1) Lương Duyên Thắng (3) Lương Đình Khoa (1) Lương Sơn (27) Lưu Ly (6) Lưu Quang Minh (15) Lưu Thành Tựu (1) Lưu Thị Mười (2) Lưu Xuân Cảnh (2) Lý Khánh Vinh (15) Lý Thành Long (1) Lý Thời Miễn (1) M.T.N.H (7) Mã Nhị Lan (1) Mạc Minh (2) Mạc Tố Hồng (1) Mạc Tường (2) Mai Đức Trung (6) Mai Hạnh (1) Mai Kiệm (1) Mai Loan (12) Mai Nhật (2) Mai Thanh (1) Mai Thị Vân (1) Mai Thìn (3) Mai Tuyết (37) Mang Viên Long (63) Marie Hải Miên (4) Mẫu Đơn (1) Mèo Con (1) Mi Thu (1) Miên Đức Thắng (2) Miên Linh (1) Minh Châu (2) Minh Đan (Lọ Lem Đất Võ) (6) Minh Nguyên (15) Minh Nguyễn (3) Minh Nguyệt (15) Minh Nguyệt (NT) (1) Minh Nhân Tông (1) Minh Vy (25) Mỗi tháng một tác giả và một bài thơ hay (2) Mộng Cầm (8) Mộng Nam (1) Mùa Xanh (3) Mưa (1) Mường Mán (1) MỸ THUẬT (6) My Tiên (1) Mỹ Vân (1) Nam Art (2) Nam Cao (1) Nam Thi (17) Năm Bửu (1) Nấm Độc (1) NCCGL (4) Ngàn Thương (33) Ngày Đẹp Tươi (1) nghệ thuật. (1) nghiên cứu (1) Ngọc Bút (8) Ngọc Diệp (35) Ngọc Thịnh (1) Ngô Càn Chiểu (1) Ngô Cự Chính (2) Ngô Diệp (6) Ngô Đình Hải (7) Ngô Hồng Nhung (1) Ngô Liêm Khoan (1) Ngô Minh Trãi (3) Ngô Nguyên Ngiễm (1) Ngô Thị Hoà (1) Ngô Thị Ngọc Diệp (10) Ngô Thuý Nga (30) Ngô Thúy Nga (16) Ngô Thy Học (7) Ngô Văn Cư (51) Ngô Văn Giảng (11) Ngô Văn Khanh (17) Ngô Viết Hòa (1) Nguyễn (1) Nguyễn An Bình (70) Nguyễn An Đình (4) Nguyễn Ánh 9 (1) Nguyễn Bá Nhân (1) Nguyễn Bích Sao Linh (1) Nguyễn Bình (1) Nguyễn Bính Hồng Cầu (2) Nguyên Cẩn (26) Nguyễn Châu (2) Nguyễn Chinh (4) Nguyễn Công Thụ (2) Nguyễn Công Tùng Chinh (1) Nguyễn Cử Tú Quỳnh (2) Nguyên Diệp (1) Nguyễn Dũng (1) Nguyễn Duy Khương (6) Nguyễn Duy Phương (1) Nguyễn Duy Thịnh (3) Nguyễn Đại Duẩn (2) Nguyễn Đặng Mừng (3) Nguyễn Đăng Thanh (20) Nguyễn Đăng Trình (4) Nguyễn Đình Bảng (1) Nguyễn Đình Trọng (1) Nguyễn Đoan Tuyết (25) Nguyễn Đồng Bội Thảo (1) Nguyễn Đức Chính (5) Nguyễn Đức Cơ (1) Nguyễn Đức Mậu (2) Nguyễn Đức Minh (6) Nguyễn Đức Minh Hùng (10) Nguyễn Đức Nhân (1) Nguyễn Đức Phú Thọ (25) Nguyễn Đức Quyền (4) Nguyễn Đức Tấn (6) Nguyễn Đức Tình (4) Nguyễn Gia Long (1) Nguyên Hạ (11) Nguyễn Hải Thảo (2) Nguyễn Hậu (2) Nguyễn Hiếu (8) Nguyễn Hiếu Học (2) Nguyễn Hòa Hiệp (2) Nguyễn Hoài Ân (1) Nguyễn Hoàng Thức (2) Nguyễn Hồng Diệu (1) Nguyễn Huệ (3) Nguyên Hùng (1) Nguyễn Huy (3) Nguyễn Huy (HD) (1) Nguyễn Huy Khôi (1) Nguyễn Huỳnh (1) Nguyễn Hữu Minh (1) Nguyễn Hữu Phú (1) Nguyễn Hữu Quý (2) Nguyễn Hữu Thuần (4) Nguyễn Hữu Trung (2) Nguyễn Khiêm (1) Nguyễn Khoa Đăng (51) Nguyễn Kiều Lam (2) Nguyễn Kiều Phương (3) Nguyễn Kim Hương (7) Nguyễn Kim Thịnh (1) Nguyễn Lam (2) Nguyễn Lương Vỵ (4) Nguyên Minh (1) Nguyễn Minh Dũng (46) Nguyễn Minh Hoà (1) Nguyễn Minh Khiêm (1) Nguyễn Minh Nguyệt (1) Nguyễn Minh Phúc (47) Nguyễn Minh Quang (5) Nguyễn Minh Thuận (9) Nguyễn Minh Toàn (1) Nguyễn Mỳ (1) Nguyễn Mỹ Nữ (3) Nguyễn Nga (14) Nguyễn Nghiêm (3) Nguyễn Ngọc Dũng (1) Nguyễn Ngọc Đặng (1) Nguyễn Ngọc Hà (4) Nguyễn Ngọc Hưng (6) Nguyễn Ngọc Thơ (31) Nguyễn Ngọc Tư (5) Nguyễn Nguy Anh (21) Nguyễn Nguyên Phượng (69) Nguyễn Nhật Hùng (4) Nguyễn Như Tuấn (14) Nguyễn Phin (23) Nguyên Phong (1) Nguyễn Phú Yên (8) Nguyễn Phượng (2) Nguyễn Phương Dung (2) Nguyễn Quang Quân (8) Nguyễn Quang Tâm (2) Nguyễn Quang Tuấn (1) Nguyễn Quân (2) Nguyễn Quốc Ái (1) Nguyễn Quốc Bảo (1) Nguyễn Quốc Đông (1) Nguyễn Quy (2) Nguyên Tâm (1) Nguyễn Tấn Thuyên (3) Nguyễn Thái An (3) Nguyễn Thái Dương (6) Nguyễn Thái Huy (35) Nguyễn Thành Công (48) Nguyễn Thành Giang (22) Nguyễn Thanh Hải (1) Nguyễn Thanh Huyền (8) Nguyễn Thanh Mừng (1) Nguyễn Thánh Ngã (1) Nguyễn Thành Nhân (18) Nguyễn Thanh Tuấn (7) Nguyễn Thanh Xuân (2) Nguyễn Thế Kiên (1) Nguyễn Thế Kỷ (1) Nguyễn Thị Ánh Huỳnh (2) Nguyễn Thị Bích Phượng (2) Nguyễn Thị Cẩm Thuỳ (3) Nguyễn Thị Chi (2) Nguyễn Thị Diệu Hiền (3) Nguyễn Thị Hải (1) Nguyễn Thị Hằng (6) Nguyễn Thị Hậu (1) Nguyễn Thị Hồng Đào (10) Nguyễn Thị Huệ (1) Nguyễn Thị Kim Huệ (2) Nguyễn Thị Mây (127) Nguyễn Thị Ngọc Hải (1) Nguyễn Thị Ngọc Sen (2) Nguyễn Thị Như Tâm (3) Nguyễn Thị Phụng (27) Nguyễn Thị Thanh Bình (6) Nguyễn Thị Thành Nhân (1) Nguyễn Thị Thanh Toàn (1) Nguyễn Thị Thanh Xuân (1) Nguyễn Thị Thu Ba (23) Nguyễn Thị Thu Hiền (1) Nguyễn Thị Thu Hoài (1) Nguyễn Thị Thu Thuý (3) Nguyễn Thị Thùy Linh (3) Nguyễn Thị Tiết (3) Nguyễn Thị Tuyết (1) Nguyễn Thị Việt Hà (39) Nguyễn Thị Xuân Hương (14) Nguyễn Thu Hằng (1) Nguyễn Thủy (4) Nguyễn Thúy Ngân (13) Nguyễn Thuý Quỳnh (2) Nguyễn Thường Kham (3) Nguyễn Thượng Trí (2) Nguyễn Tiến Đường (8) Nguyễn Trần (1) Nguyễn Trí Tài (40) Nguyễn Trọng Luân (2) Nguyễn Trung (1) Nguyễn Trung Nguyên (1) Nguyễn Tuyển (4) Nguyễn Văn Ân (68) Nguyễn Văn Bút (6) Nguyễn Văn Công (2) Nguyễn Văn Cường (CCK) (4) Nguyễn Văn Hiến (5) Nguyễn Văn Hoà (5) Nguyễn Văn Hòa (1) Nguyễn Văn Học (53) Nguyễn Văn Ngọc (1) Nguyễn Văn Thanh (1) Nguyễn Văn Thành (1) Nguyễn Văn Thảo (17) Nguyễn Văn Toan (1) Nguyên Vi (1) Nguyễn Việt Hà (2) Nguyễn Vinh (1) Nguyễn Vĩnh Bình (3) Nguyễn Xuân Cảm (3) Nguyễn Xuân Dương (1) Nguyễn Xuân Khánh (1) Nguyễn Xuân Thuỷ (1) Nguyễn Xuân Thủy (1) Nguyễn Xuân Tư (3) Nguyệt Linh (5) Nguyệt Quế (1) Ngưng Thu (44) Nhã Ngọc (1) Nhã Thiên (7) nhà Thương (1) Nhân Hậu (2) NHÂN VẬT (1) Nhật Nguyệt Xuân Hương (1) Nhật Quang (17) Nhất Sinh (1) Nhật Vũ (1) Nhi Hạ (1) NHỚ THUỞ ẤU THƠ (37) Như Hoài (4) NHỮNG ÁNG VĂN HAY VỀ LÀNG QUÊ VIỆT NAM (7) NHỮNG NGƯỜI BẠN ĐÂT THỦ (6) NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN HQN (5) Nông Quốc Lập (2) NP phan (1) Nửa Đời hư (1) NỬA THÁNG MỘT TÁC GIẢ VÀ MỘT BÀI THƠ HAY (38) nước (1) O. Henry (1) P.N. Thường Đoan (1) Pearl (1) Phạm Ánh (33) Phạm Anh Xuân (3) Phạm Bá Nhơn (2) Phạm Cao Hoàng (1) Phạm Đình Nghi (1) Phạm Hổ (1) Phạm Hữu Hoàng (20) Phạm Kiều Hưng (1) Phạm Lâm (1) Phạm Lê Tường Vi (1) Phạm Minh Dũng (14) Phạm Minh Hiền (9) Phạm Minh Thuận (10) Phạm Mỹ (1) Phạm Ngân (3) Phạm Như Vân (1) Phạm Phan Hòa (1) Phạm Phương Lan (1) Phạm Quỳnh An (1) Phạm Thái Ba (4) Phạm Thị Hải Dương (9) Phạm Thị Liên (1) Phạm Thị Mỹ Liên (30) Phạm Thị Phương Thảo (3) Phạm Thuý (6) Phạm Trần Ái Linh (4) Phạm Trung Tín (2) Phạm Tuấn Vũ (29) Phạm Tử Văn (21) Phạm Văn Phương (16) Phạm Văn Thạnh (1) Phạm Vũ (1) Phan Anh (12) Phan Cung Việt (1) Phan Đức Nam (1) Phan Hoài Thương (1) Phan Hoàng (2) Phan Huỳnh Điểu (1) Phan Hữu Lý (1) Phan Khanh (2) Phan Mai Thư Nhã (6) Phan Nam (20) Phan Quỳnh Như (1) Phan Sửu (1) Phan Tấn Lược (6) Phan Thanh Cương (2) Phan Thị Huỳnh Trang (2) Phan Tiên Phát (1) Phan Tình (1) Phan Trang Hy (25) Phan Văn Bình (1) Phan Văn Thạnh (1) Phan Văn Thuần (3) Phan Vĩnh (1) phần 1 (1) phần 2 (1) phần 3 (1) phần 4 (1) Phiêu Vân (1) Phong Dương (2) Phong Điệp (1) Phỏng vấn (7) Phú Ngọc (1) Phú Quang (3) Phú Xuân (8) Phùng Gia Lộc (1) Phùng Hiếu (10) Phùng Hiệu (1) Phùng Hoàng Chương (1) Phùng Phương Quý (7) Phùng Văn Khai (1) Phước Vũ (1) Phương Phương (10) Phương Uy (5) Quan Thế Âm (1) Quảng Ngọc (1) Quảng Ngôn Lê Ngữ (1) Quang Thám (1) Quang Tuấn Dũng (9) Quốc Hùng (2) Quốc Tuyên (1) quy luật dịch (1) Quỳnh Lệ (1) Quỳnh Nga (16) Quỳnh Trâm (1) Rason Helmandollar (1) Raymond Carver (1) Raymond Thư (1) Rêu (Cao Hoàng Từ Đoan) (13) SÁCH BẠN VĂN (71) SARAH HALL (1) SINH NHẬT (1) Song Ninh (11) Sông Hương (11) Sông Lam (1) Sông Song (8) Sơn Tịnh (2) Sơn Trần (15) Sruthi Thekkiam (1) T.T.Hiếu Thảo (22) Tạ Nghi Lễ (1) Tạ Thị Hoa (14) Tam quốc diễn nghĩa (4) TẢN VĂN (230) TẠP BÚT (612) Tạp chí Văn Mới (1) TẠP CHÍ VN BÌNH DƯƠNG (11) Tashi Dawa (1) Tâm Lãng (1) Tâm Nhiên (2) Tấn Hòa (1) Tần Khánh (4) TẬP SAN ÁO TRẮNG (39) Tập san Văn học nghệ thuật Hương Quê Nhà (1) Tây bá hầu Cơ Phát (1) Tây Du Ký (1) Tây Sơn bi hùng truyện (2) Thạch Anh (2) Thạch Cầu (1) Thạch Đà (7) Thạch Lam (1) Thạch Sene (5) Thái An Khánh (2) Thái Hoà (1) Thanh Bình Nguyên (27) Thành Dũng (1) Thanh Hải (1) Thanh Huyền (2) Thanh Lương (2) Thanh Minh (4) Thanh Phong (1) Thanh Sơn (1) Thanh Thảo (3) Thanh Trắc Nguyễn Văn (42) Thanh Tùng (7) Thành Văn (3) Thạnh Văn (1) Thanh Xuân (2) Thảo Nguyễn (1) Thâm Tâm (1) Thần Y (1) Thi Ngọc Lan (1) Thiên Ân (1) Thiên Di (5) Thiên Sơn (1) Thiên Thần Áo Trắng (7) Thiên Tôn (10) Thiên Trần (1) Thiệp chúc mừng năm mới (4) Thiệp chúc Tết (3) Thiệp mừng (3) Thông báo (1) Thơ (3139) Thơ Lê Nhựt Triết (1) THƠ MỜI HOẠ (7) THƠ PHỔ NHẠC (100) Thời sự Văn nghệ (6) Thu Dung (3) Thu Hằng (1) Thu Hiền (1) Thu Hoài (1) Thu Nga (1) Thuận Thảo (8) Thuận Yến (1) Thục Minh (7) Thuỳ Anh (13) Thuỵ Du (1) Thụy Du (3) Thuỳ Dương (1) Thùy Dương (1) Thủy Điền (1) Thuỳ Nhân (1) Thư cảm ơn (1) Thư ngỏ (1) THƯ NGỎ CỦA HQN (2) Thư tin (285) THƯ VIỆN TÁC GIẢ (1) Tiểu luận (4) Tiểu Mục Đồng (1) Tiểu Nguyệt (5) Tiểu thuyết (107) Tiêu Tương (1) Tin buồn (2) TIN VĂN (2) Tịnh Bình (19) Tịnh Minh Tiến (2) Tô Hồng Phương (1) Tô Kiều Ngân (1) Tố Mai (1) Tô Minh Yến (21) Tôn Nữ Hỷ Khương (2) Tôn Thất Út (2) Tôn Tư Mạc (1) Tống Ngọc Hân (1) Tống Xuân Tám (1) Trà Bình (4) TRABATHA (1) Trác Phi (1) Trang Linh (1) Trang Lộc (1) Trang Thơ Chào Xuân Mậu Tuất 2018 (1) TRANG THƠ CHỦ NHẬT (519) Trang Thơ Đón Xuân Đinh Dậu 2017 (1) TRANG THƠ ĐƯỜNG LUẬT (16) Tranh ảnh (3) Trầm Mặc (4) Trần Anh Dũng (1) Trần Bảo Định (4) Trần Băng Khuê (1) Trần Biên Thùy (1) Trần Dần (1) Trần Duy Đức (17) Trần Dzạ Lữ (4) Trần Định (1) Trần Đình Sử (2) Trần Đoàn Luận (1) Trần Đức ÁI (2) Trần Đức Hiển (1) Trần Đức Tín (1) Trần Hà Nam (4) Trần Hoàng Vy (2) Trần Hồng Vân (5) Trần Huiền Ân (2) Trần Huy Minh Phương (2) Trần Hữu Du (1) Trần Hữu Hội (17) Trần Kim Đức (5) Trần Kim Loan (2) Trần Kim Quy (1) Trần Lê Sơn Ý (2) Trần Linh Chi (1) Trần Long Thạch (1) Trần Lưu (1) Trần Mai Hường (11) Trần Mạnh Hảo (1) Trần Minh Nguyệt (16) Trần Năm (1) Trần Ngọc Hồ Trường (4) Trần Ngọc Mỹ (11) Trần Nguyên Hạnh (6) Trần Nhã My (2) Trần Như Luận (3) Trần Nhương (1) Trần Phù Nam (1) Trần Quang Dũng (4) Trần Quang Khanh (12) Trần Quang Lộc (1) Trần Quang Ngân (10) Trần Quốc Tiến (8) Trần Quốc Toàn (1) Trần Quốc Việt (1) Trần Tâm (7) Trần Thái Hưng (5) Trần Thanh Hải (3) Trần Thành Nghĩa (1) Trần Thế Nhân (13) Trần Thị Bích Thu (1) Trần Thi Ca (9) Trần Thị Cổ Tích (2) Trần Thị Huệ (1) Trần Thị Huyền Trang (3) Trần Thị Ngọc Hồng (1) Trần Thị Thanh (5) Trần Thị Thắng (1) Trần Thị Thương Thương (4) Trần Thị Trúc Hạ (1) Trần Thị Uyên (7) Trần Thiện (3) Trần Thiện Tuấn (1) Trần Thoại Nguyên (2) Trần Thuận (7) Trần Thúy Lành (6) Trần Thuỳ Trang (1) Trần Thư (1) Trần Thương Nhiều (1) Trần Trọng Hưng (2) Trần Trọng Tân (1) Trần Trọng Vũ (2) Trần Tuấn Anh (2) Trần Tuấn Thanh (10) Trần Vạn Giã (2) Trần Văn Bạn (16) Trần Văn Nhân (5) Trần Văn Thiên (1) Trần Việt (1) Trần Viết Dũng (11) Trần Võ Thành Văn (24) Triết học (2) Triều Âm (2) Triều Châu (1) Triều La Vỹ (2) Triệu Lam Châu (1) Triệu Từ Truyền (30) Trịnh Bửu Hoài (106) Trịnh Duy Sơn (2) Trịnh Hoài Linh (5) Trịnh Huy (4) Trịnh Thuỳ Mỹ (1) Trịnh Tuyên (1) Trịnh Viết Hiền (1) Trịnh Viết Hiệp (1) Trịnh Yến (2) Trọng Mật (2) trụ vương (1) Trúc Giang (4) Trúc Lập (1) Trúc Linh Lan (2) Trúc Thanh Tâm (12) Trúc Thuyên (3) trung quốc (1) Trung Trung Đỉnh (1) Trung Y (1) Truong Nguyen (1) Truyện dài (10) TRUYỆN DỊCH (15) Truyện ký (2) TRUYỆN NGẮN (1173) TRUYỆN VỪA (14) Trương Công Tưởng (16) Trương Diễm Phiến (1) Trương Đình Phượng (8) Trương Đình Tuấn (3) Trương Hồng Phúc (14) Trương Huỳnh Như Trân (2) Trương Lan Anh (1) Trương Nam Chi (5) Trương Thanh Cường (2) Trường Thắng (65) Trương Thị Thanh Tâm (22) Trương Thị Thúy (2) Trường Thịnh (6) Trương Tri (2) Trương Văn Dân (21) Trương Viết Hùng (1) TTM (1) Tuấn Nguyễn (7) Tuấn Quỳnh (3) Tuệ Mỹ (1) Tuti (2) Tuỳ bút (2) TÙY BÚT (120) Tuyết Nhung (1) Tuyết Vân (1) tứ đại mỹ nhân (1) Tường Vi (1) TX (1) Út Lãng Tử (1) Uyên Khuê (2) Uyên Minh (1) Uyển Phan (1) Vạn Lộc (1) Vành Khuyên (1) Văn (2469) Văn Công Mỹ (2) văn hóa truyền thống (5) Văn học nước ngoài (11) Văn Lưu (1) Văn Nguyên (1) Văn Nguyên Lương (7) Văn Nhược Ba (1) Văn Thạnh (2) Văn Thành Lê (1) Văn Thắng (23) Văn Trọng Hùng (1) Vân Đồn (3) Vân Giang (12) Vân Khanh (2) Vân Phi (32) Vân Tùng (2) Vi Ánh Ngọc (2) Vi Quốc Hiệp (1) Victor Remizov (1) VIDEO CLIP (2) Viễn Trình (25) Việt Quỳnh (1) Việt Trang (1) Việt Trương (1) Vĩnh Sơn (7) Vĩnh Thông (43) Vĩnh Tuy (21) Võ Bá Cường (1) Võ Chân Cửu (17) Võ Chí Nhất (3) Võ Công Liêm (1) Võ Diệu Thanh (18) Võ Dõng (1) Võ Đông Điền (4) Võ Hà (1) Võ Hạnh (2) Võ Mỹ Cát (1) Võ Ngọc Thọ (4) Võ Như Văn (3) Võ Thị Nga (13) Võ Thị Thu Thủy (1) Võ Thuỵ Như Phương (15) Võ Văn Hoa (1) Võ Văn Luyến (1) Võ Xuân Phương (3) Vũ Bình Lục (1) vũ đạo (1) Vũ Đình Huy (9) Vũ Đình Liên (1) Vũ Đình Minh (1) Vũ Đình Nguyệt (2) Vũ Đình Thung (2) Vũ Đức Trọng (1) Vũ Hạ (1) Vũ Hạnh (3) Vũ Hùng (2) Vũ Miên Thảo (5) Vũ Thành An (1) Vũ Thị Huyền Trang (115) Vũ Thụy Khuê (8) Vũ Trọng Quang (1) Vũ Trọng Tâm (2) Vũ Trọng Thanh (1) Vương Doãn (1) Vương Hạnh (1) Vương Hoài Uyên (4) Vương Tâm (3) Xanh Nguyên (4) Xuân Đài (1) Xuân Phong (6) Xuân Phương (1) Xuân Tiến (20) Ý Thu (3) Yên Kha (7) Ziken (2)
-------------------------------------------------------------------------
+ 817 TÁC GIẢ CÓ BÀI ĐĂNG TRÊN HƯƠNG QUÊ NHÀ
-------------------------------------------------------------------------