GÃ BÙ NHÌN - Truyện ngắn Nguyễn Thị Phụng

                                                       Nhà văn Nguyễn Thị Phụng
          

           Gã cảm thấy vui vui khi ai đó gọi tên mình…
          Gã chỉ nhớ lí lịch trích ngang của mình lúc đi học là Lê Văn Bù, thành phần gia đình nông dân. Nhưng gã luôn được cha mẹ dành trọn quyền tự do lựa chọn công việc từ nhỏ đến lớn ở trong nhà cũng như ra ngoài xã hội. Lúc gã lập gia đình thì tài sản hiện tại của cha mẹ là căn nhà lá mái ba gian quay mặt ra hướng đông nam và một trang trại chăn nuôi bò, heo(lợn), gà, vịt… chiều về chúng phát ra mọi âm thanh tổng hợp trong khuôn vườn rộng, thêm vào đó là tiếng sủa của hai “vệ sĩ” vàng rất được việc nghếch đôi mắt chằm chặp nhìn những chú gà trống choi đang chọi nhau; ngoài ra còn có đến năm sào ruộng cách nhà hơn cây số. Chỉ bao nhiêu đó đủ cho cha mẹ gã tất bật tối ngày, kể từ lúc ông bà nội gã bị bệnh mất. Bù lại cho gã từ sáng đến chiều chỉ dán mắt vào sách vở và lúc giải lao là ngồi trước cái ti vi màu say sưa với thế giới động vật.
           Năm ấy, gã không vào đại học, hứa quyết tâm chờ cơ hội năm sau.Trên tuyến đường về nhà gã làm quen với cô gái người làng bên có khuôn mặt dễ nhìn nhất là đôi môi mọng hồng. Nghe người ta xầm xì lúc nào môi cô gái cũng đỏ kể cả khi ngủ cũng như thức, khi khóc tức giận ai cũng như khi chuyện trò vui vẻ, thậm chí lúc ốm đau cũng vậy! Có phải trời sinh cô gái để cho gã hay không, mà từ lúc gặp nhau đến ba tháng sau là gã khám phá để làm chủ đôi môi ấy rồi. Khỏi phải nói kể từ khi quen gã, cô gái cứ như đóa hồng mơn mởn, cái dáng thon thả đáy thắt lưng ong ngày lại đầy đặn hơn. Đề tài tình yêu luôn được gã tự đưa ra, chỉ một độc giả duy nhất là cô gái trọn quyền thưởng thức. Ba tháng sau nữa, gã đón cô gái ấy về làm vợ. Gã đâu muốn ai biết tên vợ mình, nhưng trước khi cưới vợ phải đăng kí kết hôn. Cầm tờ kết hôn trên tay vợ chồng gã cứ tủm tỉm cười. Hôm rước dâu gã vẫn biết và nhớ chính xác là luôn đứng bên tay phải của vợ, cô dâu chú rể đi sau họ hàng. Bỗng ai đó nhỏ to đẹp đôi thật nhưng còn trẻ con lắm, chồng tên Bù còn vợ tên Nhìn, chẳng lẽ muốn gọi cả tên vợ chồng chúng nó là “vợ chồng Bù Nhìn” hay sao! Còn người khác nói có tên gì gọi tên đó chứ ai bảo vợ chồng chúng nó là bù nhìn đâu mà sợ. Cô dâu ôm bó hoa hồng đi bên cạnh chú rể mà trống ngực thình thịch, đưa mắt nhìn hai bên họ hàng làng xóm thử xem có người quen không, cố tập trung nghe ai xấu mồm xấu miệng nhạo báng cặp đôi mình nữa không. 
         Gã hay đùa gọi vợ mình là “con sóc cưng của anh”. Nhìn nhanh nhẹn công việc nhà bao nhiêu thì ngược lại gã cứ thủng tha thủng thẳng đi vô đi ra chẳng biết chuyện gì làm. Gã thấy vợ càng ngày càng mệt mề, xanh xao chỉ đặc biệt đôi môi mọng ửng hồng không thay đổi, còn đôi mắt thâm quầng. Suốt cả đêm nằm trằn trọc, không chịu nổi cơn đau bụng quằn quại, vợ gã cố nín chờ trời sáng hẳn mới đưa tay lay vai gã. Gã kéo tấm chăn đắp kín người lại. Nằm im.
           Biết tính chồng hay ăn hay ngủ, vợ gã cố đứng lên bước ra khỏi phòng, cơn đau bụng kéo đến dữ dội hơn trước, túi xách trên tay vợ gã rơi bịch xuống đất. Ngoài rào, nắng đổ nghiêng qua sân. Ông Đền, cha của gã đã cắt xong bao cỏ mật về rải đều trong chuồng bò, vào nhà uống nước, nhìn thấy con dâu đưa hai tay ôm lấy bụng. Ông gọi to thằng Bù đâu, thằng Bù đâu hả? Rồi ông vội vã bước ngay trước cửa phòng Bù hét lớn: Sắp làm bố mà chẳng lo gì, có dậy mau đưa vợ đi sanh không thì nói. Cuộc vượt cạn tự nhiên của vợ gã đã cho gã có được thằng con trai ba kí. Nó giống cái môi thâm đen như gã quá chừng, đến nỗi khi cô hộ sinh bế thằng nhỏ ra đặt lên gường, ai cũng đánh cái nhìn tinh nghịch vào mặt gã: “Yên tâm! Không thể nào lẫn lộn được!”.
           Thay việc ôn tập thi vào đại học là gã có thằng con trai đầy tháng tuổi. Gã bảo với vợ hay là năm sau con lớn anh mới ôn tập thi vào trường chuyên ngành nào đó, vì theo gã chỉ có con đường duy nhất để tiến thân là phải có bằng đại học chính quy, chứ học cao đẳng hay trung cấp thì ra trường cũng không được dùng, mà học từ xa hay bồi dưỡng, chuyên tu, tại chức thì gã sĩ diện với đám bạn bè cùng lớp, chỉ tội năm ngoái thiếu nửa điểm mà năm nay có thằng cu Lại này, kể ra cũng hạnh phúc em nhỉ.
         Bạn bè cùng lớp một số đi làm công nhân mà gã có muốn gặp thì cũng nói đôi ba câu xã giao, hay uống li cà phê nghe nhạc nhiều lắm không quá một tiếng đồng hồ, gã cũng phải chia tay. Một số bạn học ở xa chỉ có dịp tết, nghỉ hè mới họp mặt thăm hỏi gã chuyện con cái và chăn nuôi thế nào, gã ầm ừ qua loa rồi ngồi vào bàn khề khà chạm li cho qua buổi tiệc…
Sự chịu đựng có hạn khi Nhìn ngồi một mình trong bệnh viện chăm con Lài, ngày hôm sau gã mới đến khi con gái còn ngủ, ức quá, chị kéo gã ra ngồi ghế đá dưới gốc cây sứ vàng trong vườn hoa bệnh viện, chị rưng rưng nghẹn ngào: Người ta có chồng thì nhờ chồng, còn em thì…
           Gã đưa mắt nhìn kĩ khuôn mặt vợ mới thấy ở đuôi hai con mắt đầy vết chân chim, chỉ còn đôi môi thắm hồng mà gã đã từng say sưa tận hưởng, giờ giật mình khi thấy vợ mình tiều tụy lắm, gã khôn ngoan nhanh miệng thủ thỉ: Thương con em bỏ qua, còn thương anh thì… đừng nói nữa, anh không biết chuyện gì làm. Được dịp vợ gã kêu trời đất. Hễ nhờ đến là anh bảo chuyện đàn bà. Còn đàn ông thì hết nghiện thuốc, rồi cà phê đến đánh cờ. Anh có lỗi gì đâu mà xin lỗi.
          Nhìn hu hu khóc như một đứa trẻ, chưa bao giờ chị khóc được như thế. Có dịp nào đâu để khóc. Suốt ngày chị tay táy từ trong nhà ra đến ngoài sân ngoài ngõ, từ chuồng heo đến chuồng gà, từ việc nhà đến việc nước. Hễ hết chương trình thời sự đêm, chị đặt lưng nằm xuống nghỉ đến khi mở mắt ra thấy gã nằm bên chị ngáy phò phò, còn cái tay gã luôn ôm chặt vòng eo chị. Chị chẳng nỡ hất mạnh cái tay gã ra lại lo gã mất giấc ngủ, mà có lớn tiếng sợ cha mẹ, con cái nghe nữa, nên chị thôi. Sáng sớm chị đã có mặt ở nhà bếp chuẩn bị bữa ăn sáng, tính ra chị đâu có lúc nào thong thả ngồi bên chồng nói chuyện được. Công việc nhà đã thành thói quen như cỗ máy suốt ngày chạy, chị chẳng để ý đến gã, quan tâm đến gã làm gì. Nếu rảnh tay được vài phút giải lao thì gã không ở nhà. Gã được một chuyện là tán gẫu, đi chơi đâu đó, nhưng đến bữa cơm đều có mặt ở nhà, tối tối quây quần bên con rồi vào phòng nghỉ. Thời gian mười năm đã đủ cho tình vợ chồng đầu ấp tay gối thăn thỉ với nhau đâu, gã thường hay né vợ khi đủ đoán biết lúc nào vợ gã càu nhàu. Giá trước đây chị và gã kéo dài thời gian cho việc tìm hiểu, đừng vội vàng đi đến hôn nhân thì hay biết mấy. Cuộc sống gia đình nhà chồng đã biến chị trở thành một người phụ nữ thuần thục lấy công việc là niềm vui. Chị nhớ những khi nằm bên gã, chị mệt mỏi buông xuôi, những lúc ấy gã thầm thì: Anh ghi nhận công lao của em hết, nhưng biết trả cho em như thế nào là xứng đáng! Cho anh được làm chồng của em trọn vẹn một đời có được không em! Chị rưng rức khóc trong vòng tay của anh như bây giờ được khóc vậy.
           Một tay gã choàng qua vai vợ, một tay vuốt nhẹ mái tóc vợ, im lặng không nói lời nào. Có lẽ gã chưa thoát ra được cái mặc cảm bằng cấp mà bạn bè gã đã có, cái sĩ diện của một thằng đàn ông vô công rồi nghề bất tài vô dụng. Hay gã nghĩ chuyện chăn nuôi trong gia đình quá đơn giản, chuyện làm ruộng chỉ dành cho những người ít học, cho người lớn tuổi, chứ như gã đã có bằng tốt nghiệp phổ thông rồi phải làm những việc gì khác kia. Mà việc khác là việc gì, hơn mười năm gã nghĩ đâu ra. Gã được cha mẹ yêu thương chiều chuộng từ lúc mới sinh. Cả tộc họ Lê chỉ có một mình gã là con trai. Gã lại là con một trong gia đình. Vì thương con quá nên cha mẹ gã không cho gã làm, riết thành thói quen gã nhát gã lười từ lúc nào đâu hay đâu biết. Hay gã chỉ biết hưởng thụ từ đôi bàn tay lao động cần cù của cha mẹ gã mà không có một lời than trách con. Hay thời gian gã lông ngông đã phá hoại tính siêng năng vốn tích lũy nhiều đời của dòng họ nhà gã, phá hoại trí nhớ gã, biến gã thành con người hoạt động theo bản năng, nhưng gã rất giàu tình cảm tha thiết sẻ chia với vợ:
         - Em à, anh muốn làm giúp em nhưng cứ sợ người ta bảo thằng Bù không đi học, ở nhà chỉ làm đầy tớ cho vợ. Nhiều khi anh muốn ở nhà với em, nhưng khổ nỗi ra ngoài đường họ lại vặn hỏi mầy ở trong buồng với vợ suốt đêm thì ban ngày đến đánh cờ với tụi tao chớ!... Em nghe có được hay không!  
          - Sao anh không cho em biết sớm hơn.
           Vợ gã bất ngờ khi nghe những điều gã vừa nói đến, nước mắt ráo hẳn, chị không còn giận anh, chỉ thương cho anh vì yêu chị, sớm cưới chị làm vợ, để rồi lỡ thầy lỡ thợ, không vượt lên được chính mình. Có lẽ thần kinh gã bị yếu, nên mới nhút nhát rụt rè, sợ sệt, đôi lúc dị mặt thiên hạ, cố làm ra vẻ đáng mặt đàn ông. Chuyện nhà chỉ dành đàn bà, từ cách suy nghĩ lạc hậu ấy nên gã không bao giờ nhúng tay, dù con khóc cũng mặc, heo ngoài chuồng kêu đói cũng kệ, gã vào phòng đóng cửa thật chặt để âm thanh ấy khỏi lọt vào tai gã… Chỉ có một điều duy nhất chính gã là người thầy đầu tiên của hai đứa con gã, là điểm tựa vững chắc cho các con của gã những ngày cắp sách đến trường.
          Có ai nghĩ rằng cùng lúc hai cha con gã vào một trường đại học, cùng ngành nhưng khác lớp. Thằng con trai gã tốt nghiệp ra trường, về làm phòng nông nghiệp của huyện nhà. Còn gã đi tuy hơi chậm. Nhưng có chậm còn hơn không. Gã làm cha đi theo con đường của con mình, có điều trong bốn năm liền gã đều nhận học bổng. Ngày ra trường gã vinh dự đỗ thủ khoa mà đứa con trai gã từng ao ước. Gã được giữ lại làm giảng viên. Hiện gã chính là phó giáo sư tiến sĩ trưởng khoa chăn nuôi của trường Đại học Nông Lâm thành phố.
           Mỗi tháng gã về thăm nhà một lần. Công việc giảng dạy cứ tiếp nối, hết năm này đến năm khác, gã giật mình trong một sáng chủ nhật nghe cuộc gọi của trợ lí khoa: “Mời thầy đến dự buổi họp mặt chia tay giáo sư Trần nghỉ hưu như đã thông báo, chúng em đang chờ thầy đến!”. Gã giật mình nhìn đồng hồ vội đứng trước gương thắt lại chiếc cà vạt nàu nâu mà gã thích nhất. Khi gã đưa lược chải tóc, bất ngờ gã nhìn kĩ trên cái áo khoác đang mặc có mấy sợi bạc rơi xuống. Thời gian. Quả thời gian vô hình, không, thời gian lặng lẽ trôi, còn sợi tóc hữu hình không thể chối bỏ. Chiếc áo màu đen làm nền đã cho gã đủ kịp nhận ra sự thật sợi tóc của gã, mà bấy lâu gã không hề để ý đến. Thời gian công bằng với con người. Nó không giống như cái vòi nước trong buồng tắm lúc nãy, ta thích mở hết cỡ thì nó xối chảy ào ào, còn vặn vừa đủ cho lượng nước chảy từ từ là tùy nhu cầu sử dụng cho nước chảy nhanh hay chậm theo sở thích của mỗi người. Nào ai so sánh thời gian với cái vòi nước chảy, vòi nước chảy là do sự điều khiển của chính ta, còn muốn làm chủ được thời gian thì con người luôn mang trong mình tính kỉ luật. Người xưa từng so sánh thời giờ là vàng ngọc đã đúng chưa, dẫu biết đó là của quý hiếm, giá trị  vàng ngọc có thể chỉ là một trang sức của quý bà, giá trị vàng ngọc có thể đổi lấy cuộc sống vật chất cho con người. Con người có thể mua được vàng ngọc. Còn thời gian đâu ai mua được, tự sẵn có. Thời gian là bà mẹ nhân từ chia đều cho mọi người con, không phân biệt giới tính, tuổi tác. Chỉ có con người vô tình thờ ơ với tài sản bất tận ấy, những ai đã biết trân trọng thời gian, tận dụng thời gian cho đời mình thì cũng không có gì là muộn.
       Gã tính ra với mình còn tám năm nữa về hưu. Những ngày nghỉ hè với gã sao qua mau quá. Gã nhớ tối hôm đó theo kế hoạch cả nhà cùng đốt tổ ong. Tổ ong vò vẽ giống như cái nồi đất to bằng mâm cơm treo lưng chừng trên cành cây nhãn ở góc vườn. Chờ trời tối hẳn, vợ gã cũng như thằng con trai, con gái đã núp sau tấm phên gần chuồng bò, bật lửa đưa đầu cây sào đã bó sẵn đụn vải to tẩm dầu lửa cháy sáng trước miệng tổ ong. Con nào bay ra bị thiêu trụi. Gã ở trong nhà cứ đi ra đi vào chẳng yên tâm chút nào, bởi gã biết giống ong vò vẽ thoạt trông cái sắc vàng có khoang đen ấy mới thật đẹp mắt làm sao, mà nọc nó đốt vào da thịt người thì… đâu chỉ có từ mếu đến khóc còn nhức nhói sưng vù lên cả ngày. Biết vậy nên gã cứ chần chừ nói vọng ra: “Mẹ con em có cần tôi trợ giúp nữa không?!... Chị Nhìn, thằng Lại và con bé Lài hết sức ngạc nhiên thấy dáng một người đàn ông đội cái mũ bảo hiểm cũ trên đầu có miếng chắn bằng nhựa trắng trước mặt, mặc áo mưa màu nâu phùng phình, tay cầm cây gậy đứng ngang cửa ra vào lặp lại câu nói lúc nãy to hơn:
         - Mẹ con em có cần tôi trợ giúp nữa không?!
           - Mẹ con em chỉ cần gã “Bù Nhìn” đứng trong nhà nói ra thôi!
           Tiếp lời đáp đồng thanh là tiếng nói cười giòn giã vỡ cả đêm đen trên lối vườn vào nhà. Thằng Lại bưng cái thau thiết đựng tổ ong còn nóng bước sau chị Nhìn, con Lài theo chân anh trai trên tay cũng cầm cái đèn pin như mẹ soi cho tỏ đường đi.

 3.11. 2012
N.T.P

Read more…

BÊN KIA SÔNG - Thơ Kim Tiết

                                                     Kim Tiết

Tặng DH

Và một ngày người nói yêu em
Bên kia sông mùa Linh Lan gọi
Tháng giêng còn non
Con Nồm nông nổi
Nhớ bâng khuâng bóng nắng hiên nhà
Cải ngã triền xanh, em là đàn bà
Đã nếm trái chua trên miền cỏ hát
Giấu nỗi cô đơn chân trần hoang mạc
Thôi giấc mơ say 
Táo rụng sân đình
Xế muộn lời thương, đắng ngọt chuyện tình
Em sợ chiều Xuân lòng dường trống trải
Gió đuổi ngoài sân câu hò đưa đẩy
Em lạnh bên này, 
Xót quá lời thơ!
Người giữ giùm em một mảnh trăng quê
Ru bến an yên, không rằm vẫn sáng
Đừng gởi cho nhau những dòng sông cạn
Tội lắm con đò tìm bến bơ vơ.

 BĐ, 26/02/19
 K.T

(Linh Lan, một loài hoa chuông trắng đẹp thơm ngọt ngào nhưng độc toàn thân. Nó gây rối loạn nhịp tim nếu vô tình ăn phải.)


Read more…

TIẾNG ĐÀN NĂM CŨ - Truyện ngắn Nguyễn Thị Mây

                       
                                                              Nhà văn Nguyễn Thị Mây                           
           

 Trăng tròn vành vạnh, chênh vênh trên tán cây phượng già bên kia đường. Ngàn có cảm giác như cành lá được dát một lớp vàng trong suốt, mềm mại, huyền hoặc. Dòng sáng nhạt dần khi trăng lửng thửng đi lên vòm trời lồng lộng gió. Ngàn bất giác lạnh và  chợt nhớ tiếng đàn năm cũ.
            Thuở đó, cây phượng bên nhà Dĩ hãy còn trẻ trung. Cứ mỗi độ hè về, những chiếc lá bé xíu lặng lẽ úa vàng, rắc đầy mảnh sân con. Dĩ và Ngàn hay ngước nhìn lo lắng, sợ nó chết khô. Thế nhưng, một sáng cả hai đứa òa lên kinh ngạc khi trông thấy những chùm nụ bum búp nhô ra. Ở giữa có một đóa phượng rụt rè xòe cánh, run run. Dĩ hét lên: “Ngàn ơi, mùa hạ đến rồi! Mình sắp được nghỉ…”. Ngàn cũng thích mùa hạ, vì những ngày đó, Ngàn tha hồ giúp ba mẹ việc đồng áng. Buổi tối lại được được xúm xít nghe  đờn ca tài tử nữa. Nào là cậu Ba Hên, cô Bảy Lài, bác Tư Tôn và mấy anh chị láng giềng. Cô Bảy Lài tuổi đã bốn mươi mà vẫn chưa chịu lấy chồng, cứ ở vậy chẳng biết tại sao. Giọng ca của cô mùi rệu, mượt như nhung. Mỗi lần cô cất giọng vô câu vọng cổ tim Ngàn muốn rớt ra ngoài một nỗi xao xuyến lan tỏa khắp cơ thể rồi tụ lại ở tim, làm nó cứ bổi hổi bồi hồi. Còn cậu Ba Hên của Dĩ đàn hay hết biết. Mấy ngón tay của cậu như có phép mầu. Khi cậu bấm lên phím đàn, sợi tơ run lên, âm thanh túa ra, bủa vây mọi người, bằng một loại cảm xúc cũng da diết không kém. Lúc ấy, Ngàn cảm thấy cuộc sống sao thi vị quá! Dĩ đàn cũng hay lắm. Tuy chưa bằng người cậu ruột nhưng so với thanh niên trong xóm thì đứng đầu. Dĩ hay đàn để tập cho Ngàn hát bài Dạ cổ hoài lang. Giọng Ngàn khàn khàn nhưng nhờ tập riết rồi nghe cũng đơ đỡ, đủ để góp vui cho chòm xóm.
            Đêm ấy, cái đêm trăng ngằn ngặt sáng. Mấy anh chị, chú bác xóm trên vác đàn xuống xóm Ngàn rủ đàn ca giao lưu. Họ còn mang theo trà, rượu, bánh trái nên buổi đàn hát đông vui khác thường. Khi trăng treo hững hờ trên nhánh lá phía xa xa, bác hai xóm trên bỗng ra dấu bảo mọi người im lặng rồi nói:
- Hôm nay vui quá! Để tui bảo con Lụa nhà tôi hát phục vụ bà con nghen!
Tiếng vỗ tay hoan hô om trời. Cậu Ba Hên cũng nổi hứng bảo:
- Vậy tui cử thằng Dĩ cháu tui đàn giao lưu nghen”.
 Ai nấy cũng đều vỗ tay đôm đốp. Thì ra chị mặc áo bà ba tím, tóc vấn một bính thả sau tấm lưng thon là chị Lụa, con bác Hai. Nãy giờ chỉ thấy chị ngồi bên bác cười tủm tỉm, Ngàn tưởng chị không biết hát, chỉ đi theo nghe thôi chứ.
 Khi chị đứng dậy, yểu điệu bảo:
- Em xin hát bài Dạ cổ hoài lang.
Mắt Dĩ sáng bừng như ánh trăng thu. Khi chị Lụa cất tiếng ca, mọi người im bặt. Cảm giác bồng bềnh, buồn não nuột phủ trùm không gian. Tim Ngàn se thắt, nghẹn thở khi bắt gặp ánh mắt đắm đuối của Dĩ thả dài từ mái tóc, bờ môi đến tận gót chân người đẹp. Chị Lụa dứt tiếng hát, mọi người vỗ tay, reo hò ầm ĩ:
- Ồ, hay quá trời quá đất! Hay hết biết!…
Mọi người yêu cầu chị hát thêm bài nữa. Không biết chị sẽ hát bài nào vì Ngàn đã len lén lùi ra sau rồi chạy một mạch về nhà. Ngàn úp mặt xuống gối, nước mắt tuôn như mưa. Ngàn biết mình đã mất Dĩ từ lúc ấy.
            Năm học đó, Dĩ học kém hẳn vì anh mãi đuổi theo chị Lụa. Ngoài giờ học, anh hay xách đàn lên xóm trên, chẳng biết anh làm gì ở đó mà đến tối mịch mới vác đàn về. Cứ thế cho đến khi anh… rớt tốt nghiệp THPT. Ngược lại, Ngàn cắm đầu cắm cổ học để quên buồn, quên đau. Hết giờ học thì xuống bếp hay tuôn ra đồng nhổ cỏ, hoặc làm bất cứ việc gì cho đến khi màn đêm rụng xuống đôi vai. Thời gian đúng là một ông thầy thuốc giỏi! Ngàn dần dần lạnh lùng với nỗi nhớ vô vọng, với những mong đợi không cần thiết. Ngàn hầu như chai cứng cảm xúc, chẳng biết vui hay buồn khi hay tin chị Lụa muốn đổi đời đã lấy chồng Đài Loan, rồi bỏ quê hương về xứ lạ. Dĩ buồn tình cũng bỏ xứ đi biệt tích. Lạ là anh không mang theo cây đàn. Nó vẫn còn nằm im trên vách lá, cạnh chỗ bạn học của anh. Cây đàn nằm im, trầm tư đếm thời gian lướt qua những sợi tơ hoen rỉ.
Ngàn đỗ đại học nên cũng rời  quê lên phố. Ở đó, Ngàn làm thêm đủ thứ việc để có tiền đóng học phí và tự nuôi bản thân. Nào là gia sư, chạy bàn quán cà phê, rửa bát ở quán cơm…. Ngàn không có thời gian để yêu và nhớ. Vừa tốt nghiệp đại học, Ngàn khăn gói quay về quê hương. Nhờ tấm bằng loại giỏi, em xin làm nhân viên cho một ngân hàng nhà nước không khó lắm. Ngàn lại cặm cụi làm rồi được đề bạt chức vụ kế toán trưởng. Cuộc sống vật chất thoải mái dần. Ngàn tích cóp, dành dụm một thời gian và xây được căn nhà hai tầng lộng lẫy.
Đêm nay, giữa im ắng đất trời, bất chợt tiếng đàn nghẹn ngào vang lên giai điệu bài Dạ cổ hoài lang từ phía ấy. Tưởng là mơ! Ngàn chạy ra ban công, nhìn sang nhà Dĩ. Dưới ánh trăng khuya, bóng một người đàn ông gầy guộc gập mình trên cây đàn.  Âm thanh sẽ sàng như tiếng khóc thút thít của người cô phụ chờ chồng mòn mỏi. Đúng là Dĩ đã về! Trông anh thảm hại quá! Ngàn thoáng chạnh lòng. Nhưng, đã muộn! Ngày mai, Ngàn lấy chồng. Chồng  Ngàn cũng là Phó giám đốc Ngân hàng sẽ đến rước dâu rất sớm, khi mặt trời vừa lên. Đêm nay là đêm cuối của một thời con gái mệt nhoài vì yêu và  ghét, phấn đấu và thành đạt!  Ngàn trở vào, khép vội cửa. trùm chăn ngủ một giấc ngon  lành.   
Sương thánh thót rơi. Có phải trời cao khóc thương tiếng đàn năm cũ!

N.T.M

Read more…

TRANG THƠ CHỦ NHẬT: TÌM NHAU MỘT NỬA THIÊN THU - Thơ Trần Thế Nhân



ĐI TÌM MỘT NỬA 

Tôi đi tìm nửa của tôi
Nửa thương nửa nhớ nửa vui nửa buồn

Nửa say đắm nửa mê cuồng
Nửa hờn nửa giận nửa tương tư sầu

Nửa cay đắng nửa ngọt ngào
Nửa hư nửa thực chiêm bao những là

Tìm tôi một nửa ta bà
Nửa kia bụi đỏ mù sa giữa đời

Mong manh nửa sợi tơ trời
Tôi tìm một nửa hình hài mộng du

Tìm nhau một nửa thiên thu
Tìm em một nửa phù du mịt mờ

Thôi thì một nửa... giấc mơ
Nửa mây trắng với nửa bờ biển dâu

           

SÓNG TRIỀU LÊN

 Một ngày không gặp em
                Cồn cào nỗi nhớ
      Muộn màng giấc ngủ
Nghe mùa đi theo lá rụng xuyên đêm.

  Một ngày nhớ em
    Tà áo vương vương
    Lồng lên trong biển gió
    Chênh chao sóng vỗ        
   Gọi hồn thu sắc tím bay về

   Đêm nằm mơ thấy em
         Tóc xõa liêu trai
         Chảy dài biển nhớ
          Cái bóng huyền hồ
    Ma mị… nhả bùa hương.

 Một ngày cùng em 
     Dừng bước bên đường
     Áo xanh vờn gió
     Hoàng hôn nghiêng đỗ
 Bóng chiều tà soi mắt em trong

Một ngày bên em
         Áo thu vàng lất phất
        Đôi thuyền nan lay lắt
 Gió rừng dương bốn bề réo rắt
   Ta nghe lòng biển động… sóng triều lên

            
TRỜI MÂY KÝ ỨC

Cứ lẩn thẩn một trời mây ký ức
Trôi về đâu hoài niệm mông lung
Năm tháng đậm dày sâu tiềm thức 
Niềm bâng quơ giọt rỉ không ngưng

Em lại đến theo mây trời hạ cũ
Đem mưa về rưới mạch đất cằn khô
Ta hạt giống qua bao mùa muộn nở
Bổng nảy mầm hé nụ giữa trời mơ

Hãy cháy đi những tàn tro ngấm lửa
Đừng về đây lởn vởn yêu ma
Ta sợ lắm lòng khi không cửa khóa
Không dây cương ràng buộc nẻo ta bà.

T.T.N
Read more…

ĐỐM LỬA ĐÊM BA MƯƠI - Truyện ngắn Nam Thi

                                                                   Nhà văn Nam Thi

1.
Chiều ba mươi Tết.
Vợ con về bên nhà ngoại từ tuần trước. Ông Mùi ngồi một mình trong căn nhà lợp lá dừa nước dựng tạm trên bờ đê bao sông Sài Gòn. Nước triều đang lên mang theo những dề lục bình trôi ngược về phía thượng nguồn. Bỏ rượu đã lâu nhưng lúc này ông cảm giác thấy thèm. Giá như nhà có rượu nhất định ông sẽ xé rào uống vài chung. Lúc trước, mỗi chiều ông thường lai rai xị đế giải mỏi nhưng từ khi có vợ ông đoạn tuyệt với rượu. Bởi bà vợ trẻ cứ rủ rỉ mãi: “Tía lớn tuổi rồi, con còn nhỏ, uống rượu cho lắm rồi chết sớm ai nuôi con…”. Người ta bảo nhịn rượu mua trâu, còn ông nhịn rượu để dành tiền mua sữa cho con.
Bảy mươi tuổi ông mới lấy được vợ. Ai cũng biết đứa bé không phải con của ông, coi như ông nuôi con tu hú. Lại có người đía thêm rằng ông lãi to vì một lúc dắt được cả trâu mẹ lẫn trâu nghé. Thiên hạ miệng ăn mắm ăn muối muốn bàn tán thế nào cũng được, ông nghe chỉ cười bỏ ngoài tai. Cho dù biết đứa bé không phải là giọt máu của mình ông vẫn thương nó quá chừng chừng. Vắng nó mới một tuần ông đã trông đứng trông ngồi. Đêm không nghe tiếng nó khóc, ông thức suốt, hết đốt thuốc lại nhen lửa nấu nước pha trà. Ông lấy cái gối con của nó đưa lên mũi ngửi mùi mồ hôi chua chua, nồng nồng… cho đỡ nhớ. Nếu sau này vì lẽ nào đó mẹ con nó không còn ở với ông nữa, chắc ông sẽ nhớ nó không chịu nổi. Nhiều lần ông bảo vợ: “Em còn quá trẻ. Em có quyền tự do lựa chọn. Ngày nào em không còn muốn ở đây nữa thì cứ việc ra đi”. Hôm đưa mẹ con về ngoại, ông cũng nói: “Nếu muốn ở luôn dưới đó thì nhắn anh biết chừng nha”. Nói là nói vậy nhưng trong thâm tâm ông sợ điều đó sẽ đến. Nhiều khi ông mong được chết sớm để vợ có đi bước nữa ông khỏi phải buồn phiền mà vợ ông cũng không mang tiếng bỏ chồng.
Tên cúng cơm của ông là Nguyễn Văn Mùi, tuổi Mùi, Tết nầy đúng bảy mươi hai tuổi. Từ khi có vợ trẻ ông bị người ta đổi tên Mùi thành cụ Dê, bởi dê hay mùi cũng một thứ. Có người nói ngược thành Dê cụ. Ông không phản đối hay phàn nàn với cái tên ấy. Lúc đầu cũng thấy sượng sượng, sau quen dần.
Vợ bồng con về thăm ông bà ngoại dưới Đồng Tháp từ hôm đưa ông Táo về trời. Ông không đi cùng vợ con vì mới nhận chân bảo vệ cho trang trại của một ông lớn nghỉ hưu. Nói là trang trại nhưng thực ra chỉ có hàng rào B40 bọc hai mẫu đất ruộng trên bờ sông Sài Gòn, mới xây xong căn nhà gạch, đào mấy cái ao rồi bỏ dở vì đất đai xuống giá người chủ không muốn đầu tư thêm.
Trôi dạt về đất Củ Chi gần mười năm, ông Mùi chuyên nghề chài lưới trên sông Sài Gòn, kiếm đủ ăn ngày hai bữa. Chiếc xuồng ba lá gắn máy đuôi tôm Kohler vừa là phương tiện kiếm sống vừa làm chỗ ở. Ông là người duy nhất ở khúc sông này có hộ khẩu nổi theo nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Ông chỉ có một giấy ra trại lận lưng. Hơn hai mươi năm trước ông từng một tay anh chị, cầm đầu một nhóm lâm tặc, bị bắt sau một cuộc đụng độ đổ máu với kiểm lâm trên Gia Lai, bị kết án mười lăm năm tù với nhiều tội danh nghiêm trọng.
Sau khi ra tù, ông về quê ở Phú Yên một thời gian, thấy sống không được, bỏ xứ vào Nam. Một người bạn kết nghĩa trong tù quê đất Củ Chi này rủ ông về nhà chơi. Biết ông tứ cố vô thân, anh ta giữ ông ở lại, mua sắm xuồng và ngư cụ, hướng dẫn ông làm nghề chài lưới trên sông Sài Gòn để kiếm sống qua ngày. Vốn là dân vạn chài ở biển, nên ông học nghề rất nhanh. Thời gian đầu ông ở nhà bạn trong ấp, sau thấy bất tiện, ông lấy cớ sợ xuồng bị đánh cắp để ở luôn trên xuồng. Chính quyền địa phương thấy ông già cả nên không làm khó dễ gì.
Một mình một xuồng ông sống vô hại như đám bèo lục bình trôi nổi. Đêm đêm nằm nghe sóng vỗ mạn xuồng, ông quên hết chuyện đời, thấy như mình tan vào con nước, hòa vào bóng đêm. Cảm giác bình yên ấy khác với tâm trạng mà ông trải qua trong những đêm dài ở trại cải tạo đèo heo hút gió.
Từ khi có vợ có con, cuộc sống của ông thay đổi hoàn toàn, tuy vất vả hơn nhưng ông lại thấy như sống lại. Để kiếm đủ tiền nuôi ba miệng ăn, ngoài chài lưới, ông phải lặn lội hái thêm rau biền mọc hai bên bờ sông để bán cho các nhà hàng đặc sản. Điều ông mong ước lớn nhất của ông là đem được vợ con lên bờ ở cho an toàn. Ngặt nỗi, ông không có miếng đất cắm dùi. Khi đứa bé đã biết bò, sơ ý để nó rơi tõm xuống nước là rồi đời.
Thời may, ông chủ trang trại kêu ông làm bảo vệ. Ngoài một triệu rưỡi tiền lương hàng tháng, ông chủ còn bỏ tiền che cho cái chòi mấy chục mét vuông sát mé sông ngay trước hàng rào trang trại. Cứ như là mơ, tự dưng có được mái nhà để vợ con chui vào chui ra. Ông vẫn tiếp tục thả lưới cắm câu, ba bốn giờ sáng chạy xuồng chở mớ cá tươi lên bán ở chợ Búng.
Ông chủ trang trại thật có mắt dùng người. Từ khi có ông trông nom, trang trại không mất một cục gạch, chớ trước đây bọn hà bá lộng hành, chúng cắt cả hàng rào B40, dỡ luôn mái tôn nhà kho vác xuống xuồng như của không chủ. Thật ra ông chẳng tốn công sức gì, bọn lục lâm thảo khấu đã tự động “đi chỗ khác chơi” vì nể mặt đàn anh giang hồ. Chúng còn kháo nhau ông là võ sư của một môn phái nổi tiếng ở miền Trung. Không ai kiểm chứng được điều đó nhưng xem bề ngoài ông vẫn còn mạnh khỏe, nhanh lẹ. Bọn hà bá thêu dệt thêm ánh mắt của ông có “cô hồn”.
Nhờ vậy cả khu vực hết nạn trộm cắp, giựt dọc cả dưới sông lẫn trên bộ. Năm rồi chính quyền địa phương còn biểu dương ông là người cải tạo tốt trong hội nghị tổng kết Phong trào quần chúng bảo vệ an ninh - trật tư. Báo chí ngành công an còn đưa cả hình ông lên báo. Anh chàng phóng viên bám riết theo ông để moi tư liệu viết một phóng sự đăng mấy kỳ. Ông từ chối mãi không được vì nể lời ông ấp trưởng: “Chuyện đời anh đáng để tụi nhỏ học tập. Theo tôi, anh nên kể cho nhà báo viết bài”.
Thực ra, anh chàng phóng viên không chỉ quan tâm về mặt giữ gìn an ninh trật tự ở địa phương mà chăm bẳm tìm hiểu chuyện ông “nhặt” được cô vợ trẻ kia. Với tựa đề “Lão giang hồ 72 tuổi “nhặt” được cô vợ 24 tuổi” chắc chắn ăn khách, câu view hết sẩy. Vợ kém chồng tới bốn con giáp, mới nghe qua đã thấy ly kỳ hấp dẫn rồi.
Ông kể cho tay phóng viên đầu đuôi chuyện “nhặt” được vợ – phải nói là “vớt” được vợ mới đúng vì chuyện ấy xảy ra dưới sông. Sau khi bài báo đó phát hành không lâu, có hai người đến tìm ông. Đầu tiên là một đàn em thân tín ngày xưa của ông, nay cũng đã ngoài năm mươi, làm ăn khá giả nhờ trồng cà phê ở Đắk Lắk, tình cờ đọc báo biết tin ông. Huynh đệ lâu ngày gặp nhau chuyện trò tâm sự suốt đêm. Khi ra về, ông ta trao cho Út mười triệu đồng “mua sữa cho cháu” và hứa sau Tết sẽ quay trở lại. Ông ta muốn mua đất cất tặng cho vợ chồng ông một căn nhà nhỏ bởi ngày xưa ông Mùi đã cho ông ta tiền để sửa nhà cho cha mẹ. Nếu được vậy, căn nhà đó cũng có thể gọi là “nhà đền ơn đáp nghĩa”. Ông không từ chối, bởi mẹ con Út đang cần một căn nhà mà ông không thể tạo lập. Ông hy vọng người bạn cũ giữ lời hứa nhưng ông không cho Út biết chuyện nầy vì thấy chưa có gì chắc chắn.
Người đàn ông thứ hai khoảng ngoài ba mươi, mới tìm đến gặp ông sau khi mẹ con Út về bên ngoại. Anh ta tự nhận là cha của đứa bé và muốn nhận con. Ông bảo anh ta rằng nếu sự thật anh ta là cha đứa bé thì phải gặp Út, vì cô ta mới là người quyết định. Ông chỉ lưu ý anh ta rằng anh ta không được gây rắc rối, phiền hà cho cô ấy và phải nhớ ông là chồng và cha hợp pháp của mẹ con cô ấy. Ông đối xử với anh ta hòa nhã vì ông nghĩ nếu anh ta thực sự là cha của đứa bé thì không có lý do gì để ngăn cản cha con họ nhận nhau. Anh ta tìm gặp con là điều tốt. Nếu Út chấp nhận trở lại với anh ta, ông cũng không cản.
2.
Chuyện ông “vớt” được vợ xảy ra hai năm trước. Như mọi ngày, khoảng bốn giờ sáng hôm đó, ông chạy xuồng mang cá lên chợ bán. Bữa đó ông đi trễ hơn mọi ngày vì cái máy Kohler cổ lỗ trở chứng, loay hoay cả mấy chục phút nó mới chịu khởi động. Nếu không có sự cố kỹ thuật đó ông đi chợ sớm hơn thì chuyện vớt được vợ sẽ không xảy ra. Gọi đó là định mệnh hay duyên nợ cũng được.
Khi xuồng sắp chui qua gầm cầu Phú Cường bắc ngang qua sông Sài Gòn nối Củ Chi với thị xã Thủ Dầu Một, ông thấy một người nhảy từ trên cầu xuống. Tức thì ông quẹo xuồng lại gần nạn nhân. Nhờ ánh đèn đường ông nhận ra đó là một đứa con gái đang ngoi ngóp, ông liền với tay tóm lấy tóc cô ả rồi tấp xuồng vào bờ. Nạn nhân được cứu kịp thời nên hầu như sức khỏe bình thường. Về sau ông biết thêm cô nàng biết bơi khá vì vốn dân vùng sông nước, khi nhảy xuống sông không bị chìm nhờ phản xạ chòi đạp.
Ông bỏ chuyến chợ, bồng cô ta lên xuồng quay trở về Hòa Phú cách đó gần hai cây số, nhen bếp lửa sưởi cho cô ta. Khi đã tỉnh táo, cô gái kể rằng cô gốc dân Đồng Tháp, lên Sài Gòn làm tiếp viên cho một quán cà phê được một năm. Cô kết một anh chàng. Khi biết cô cấn thai, anh chàng họ Sở quất ngựa truy phong. Với cái thai trong bụng đã hơn bốn tháng, mất chỗ làm, tiền bạc không còn, không trả được tiền thuê phòng trọ, lại không dám vác bụng bầu về quê nên cô tìm cái chết. Tên của cô ta là Huỳnh Thị Út.
Tuy Út nhảy từ trên cầu xuống nước nhưng cái thai may mắn không hề hấn gì. Bụng bầu của Út ngày càng bự, rồi đến ngày sinh. Ông Mùi nuôi đẻ ở nhà thương huyện. Ra viện mẹ con lại về xuồng. Khi chưa ở chòi lá, ban ngày ông treo võng nylon, che bạt kiểu “dã chiến”cho mẹ con Út nằm dưới bóng cây xương máu trên bờ đê bao cho đến khi có nhà lá do chủ trang trại cất cho. Ngày về nhà mới nhiều bà con trong ấp đến thăm, kẻ cho cái giường cũ, người cho cái thau nhựa… bởi từ lâu họ đã xem ông là người chòm xóm.     
Ngày đứa bé giáp năm, Út nói với ông:
- Tía, Út nói cái nầy tía nghe nha.
- Có gì nói đi.
- Tía làm cha con bé nha. Út nói thẳng, chắc cô đã suy nghĩ kỹ, sắp xếp lớp lan trước rồi. Ông im lặng.
Út nói tiếp:
- Con bé phải có cha để mai nầy khỏi tủi thân. Được không tía?
Đề nghị của Út thật bất ngờ vì lâu nay ông vẫn xem cô ta như con cháu. Thời gian đầu ông nghĩ cho cô ta chỉ tá túc một thời gian rồi sớm muộn gì cũng sẽ ra đi, có thể là sau khi cô sinh nở ít lâu. Rồi ông lại sống một mình như trước đây. Nhưng lần lữa không thấy Út nói gì đến chuyện ra đi. Ông cũng lờ luôn vì biết cô ta thực sự không có nơi nào khác. Đã mấy lần cô ta gửi con cho ông giữ để về Đồng Tháp thăm gia đình nhưng cũng không đề cập đến ý định đưa con về quê sống với cha mẹ. Chắc là cô ta còn kẹt sao đó.
Ông không thể giữ chân Út nhưng cũng không muốn cô ra đi. Có Út ông không còn thấy lẻ loi, cô quạnh. Vả lại, Út cũng giỏi dang, không chỉ giúp việc bếp núc, chợ búa. Cô lại quen nghề sông nước nên có thể phụ với ông giăng lưới, thả câu. Hôm nào ông mệt thì ở nhà giữ con bé, cô có thể một mình chèo xuồng làm thay mọi việc.
Thực lòng, ông cũng mến Út, có một chút gì đó hơn là sự thương hại như những ngày đầu. Cô đã mang đến cái mà ông chưa từng có, chưa từng cảm nhận trong cuộc đời dài dằng dặc đầy sóng gió. Đó là mái ấm gia đình. Ông ghiền được ẵm bồng, đùa chơi với đứa con của Út. Ngay cả tiếng “tía” cô vẫn gọi, rất đỗi bình thường nhưng ông nghe sao trìu mến, ấm áp lạ thường. Giản đơn vì chưa từng có ai gọi ông như thế.
Nhiều lần nhìn lén Út thổi cơm góc bếp hay tắm giặt dưới bến sông, ông phải cố tình kiếm chuyện gì đó làm để dập tắt đốm lửa trong lòng tưởng chừng đã tắt ngóm từ lâu. Những khi cùng đi lưới cá, đồ bộ Út mặc thường ướt sũng, dán vào da thịt. Ngồi chèo phía sau, lòng ông xao xuyến trước thân thể đang độ sung mãn của gái một con.
Ông luôn cố dập tắt đốm lửa ấy nhưng nó vẫn âm ỉ cháy trong ông.  Nay nghe cô đề nghị ông làm cha đứa bé, tức làm chồng của cô, tuy biết chỉ trên danh nghĩa nhưng nhất thời ông chấn động, bàng hoàng. Đốm lửa lại có cơ hội lập lòe nhen nhóm khiến ông không thể từ chối. Ông tự thuyết phuc mình rằng làm ơn cho trót, cũng chẳng tốn công sức gì. Ông gật đầu. Thấy vậy, Út mừng rỡ nói tiếp:
- Ba má muốn Út mời tía về Đồng Tháp ra mắt bà con, luôn tiện ra xã đăng ký kết hôn, rồi mới làm giấy khai sinh cho con bé được. Tía đừng ngại, dưới đó có nhiều con lấy chồng Đài Loan còn lớn tuổi hơn tía, lại đâu được khỏe mạnh như tía.
Ông lại tự biện minh rằng đó chỉ là cho Út mượn tên thế thôi. Chỉ cần vác mặt về dưới đó đóng xong vở kịch cưới xin là xong. Nhưng nghe nói ba của Út thua ông đến hơn một con giáp. Xưng hô thế nào đây? Thôi kệ, tới đâu hay tới đó. Chuyện nhỏ. Giúp được con bé mới là chuyện đáng làm.
- Cũng được.
Nghe ông nói vậy, Út mừng rỡ sà tới ôm choàng ông. Ông ngồi yên, bỗng nhận ra nước mắt của cô thấm ngực áo ông. Buông ông ra, cô vội chạy vào trong ấp, lát sau mang về mấy lon bia Sài Gòn, một bọc cháo lòng và dĩa lòng heo để ăn mừng. Khi cụng ly với ông, Út đùa:
-  Nay là đám cưới của mình, trăm phần trăm nha, ông xã.
Ông mắng:
- Con quỷ, làm như thiệt không bằng…
- Thiệt chớ bộ. Nói trước nhe, bà xã ghen dữ lắm đó nha. Từ nay ông xã không được đi chợ, mấy mẹ bán cá dưới đó ghê lắm…
Chút men rượu làm đôi mắt cô lúng liếng. Ông thoáng nghĩ thầm cô ta khéo nhập vai như từng diễn với khách khi làm tiếp viên quán bia, quán cà phê đó thôi…
Đêm đó khi con bé no sữa ngủ say, Út vạch mùng chui lên giường nằm cạnh ông. Ông nằm im như đang ngủ, Út kề miệng vào tai ông thủ thỉ:
- Ông xã! Nay mình đã là vợ chồng rồi, em ngủ chung với mình nhe.
Cô quàng tay ôm cổ ông, nghiêng người gác chân lên người ông. Ông vẫn nằm im, không tỏ ra hưởng ứng mà cũng không phản đối. Bàn tay của Út dần dần đánh thức những sợi thần kinh của ông đã bỏ quên hàng chục năm nay. Từ sâu thẳm dưới lòng sông dậy lên những con sóng ngầm lăn tăn rồi trở nên cuồn cuộn theo làn môi rối rít và những ngón tay cuốn quít của người đàn bà trẻ. Ông như con cá nhỏ bị cuốn theo cơn lũ, như chiếc lá con quay tít theo cơn lốc…
3.  
Chiều cuối năm im ắng. Trên sông vắng tàu xuồng xuôi ngược. Gió từ sông thổi lên lành lạnh. Trời tối nhanh. Ông Mùi nằm tòn teng trên chiếc võng nylon lơ đễnh nhìn về cuối sông, thấp thoáng ánh đèn trên cầu Phú Cường mới xây, nơi ông đã vớt được Út gần hai năm trước.
Nghe có tiếng xe máy chạy từ trong ấp ra bờ sông, ông xô võng chạy ra, vừa lúc chiếc xe ôm chở mẹ con Út sà tới.
- Tối rồi, sao tía không bật đèn? Út rối rít đưa con cho ông bồng rồi chạy vào nhà bật đèn.
- Ở một mình, có làm gì đâu mà bật đèn. Sao mẹ con không ở dưới ăn Tết?
- Bỏ tía trên nầy một mình sao được. Cô loay hoay mang mấy giỏ lác vào bên trong.
Ông hôn con bé, nó cười ngặt nghẹo vì bị râu của ông làm nhột. Út lại gần chụm môi hôn con. Luôn tiện cô hun má ông cái chụt.
Cơm nước xong, ông kể chuyện gã đàn ông tự nhận là cha đứa bé, rồi nói:
- Chuyện đó tùy Út quyết định. Tôi sao cũng được…
Út im lặng suy nghĩ một lúc mới nói:
- Sao mình nói kỳ vậy. Nay mình đã là ông xã của em, là cha của con bé, sao lại bảo tùy em quyết định được. Mẹ con em sống được là nhờ mình. Không có mình mẹ con em đâu còn ngồi đây nữa. Nếu thằng đó còn vác mặt đến đây em sẽ cho nó ăn chổi chà…
Út ngồi mé giường tủi thân ôm mặt khóc. Ông nhích lại ngồi bên cạnh. Út ngã vào ngực ông khóc nức nở như chưa từng được khóc…

31.1.2015
N.T
Read more…

TRANG THƠ CHỦ NHẬT: NẮNG XUÂN HỒNG - Thơ Lê Thanh Hùng



Nắng xuân hồng treo sợi tình phai

Nhạt nhòa nắng, ong ong tiếng hát
Cứa không gian, xô dạt trời chiều
Đâu cơn gió, ru tình rong lạc
Lẩy bẩy rung, một thoáng đăm chiêu
                   
Sao phôi pha ân tình năm cũ
Lặng lẽ trôi vệt nắng vờn qua
Như còn đó, sắc màu quyến rũ
Cắn đắng hồn nhiên óng mượt mà
                  
Chiều xanh, mướt xanh chiều bức bối
Quẩn đường xa, mắt biếc dại khờ
Bước đưa đẩy vết mờ tội lỗi
Rớt bên chiều, chìm nỗi câu thơ...
                 
Sao tiếng gọi, mùa xuân chưa đến
Mà gió lay mùa, rạo rực bay
Nghe nhói buốt cái nhìn lơ đễnh
Kìm nén chiều xa, mộng cuốn ngày
                  
Chiếu muộn rồi, ngẩn ngơ tiếng hát
Réo gọi mùa, bùng nở tầm xuân
Rơi đâu đó dấu tình phai nhạt
Trong nắng xuân đằm thắm tươi nhuần.



Chiều xanh

Góc khuất
Mờ cong
Bốn mươi năm
Lặng lẽ chìm trôi
Trong vòng sống
Dẫu biết
Trên đầu tràn gió lộng
Chợt chiều xanh
Em đến
Lặng thầm...


Sóng xa

Góc mây trắng ngang trời xúng xính
Nắng vàng chiều, ngập bước chân êm
Biển Hòn Rơm, giật mình vờ vĩnh
Con sóng xa, úp mở quanh thềm
                  
Em, sắc màu lung linh, trước biển
Dập dờn, trên con sóng lượn quanh
Như khách lạ, lơ ngơ hóng chuyện
Đăm đắm chiều, tím biếc biển xanh
                     
Sao nhớ hoài, một thời trai trẻ
Biển mênh mông, sâu thẳm chân trời
Mảnh trăng khuyết, treo bờ quạnh quẽ
Đêm Hòn Rơm, hiu quạnh người ơi!
                    
Xuồng lưới Rùng, buông dầm nằm ngủ
Chờ nước lên, sóng vỗ triều đêm
Gối lên lưới, loang hương ngày cũ
Loáng thoáng chập chờn, tan dịu êm
                     *
Nay trở lại, ngày xưa trở lại
Biển vẫn xanh trong biếc tầm nhìn
Vẫn con sóng thì thầm ru mãi
Chỉ tiếc là, lâu lắm bặt tin...

L.T.H
Read more…

CÁCH NHẬP COMMENT TRÊN HƯƠNG QUÊ NHÀ

Đầu tiên, nhấp chuột vào ô Nhập nhận xét của bạn rồi viết comment. Viết xong, nhấp chuột vào ô Tài khoản Google. Sau đó nhấp chuột vào Tên/URL thì sẽ hiện ra 2 ô. Ô phía trên, ghi Họ và tên của bạn. Ô phía dưới, ghi dòng chữ:huongquenha.com

Cuối cùng, nhấp chuột vào ô Tiếp tục và nhấp chuột tiếp vào ô Xuất bản là xong. (Nếu bạn đã có sẵn Tài khoản Google, thì sau khi viết comment, chỉ cần nhấp chuột vào ô Xuất bản là thành công)

Số lượt xem tháng trước


-------------------------------------------------------------------------


TÁC GIẢ & TÁC PHẨM
* TÁC GIẢ & TÁC PHẨM * TÁC GIẢ & TÁC PHẨM * TÁC GIẢ & TÁC PHẨM * TÁC GIẢ & TÁC PHẨM---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ái Nhân (21) Ambrose Bierce (1) ẢNH (58) Anh Ngọc (1) Anh Nguyên (1) Anh Phong (4) Anh Phương (9) âm nhạc (2) âm thanh (1) Ân Thiên (1) Bạch Diệp (5) Bách Mỵ (2) BÀN TRÒN VĂN NGHỆ (87) Bảo Hồ (1) Bảo Lâm (1) Bảo Ninh (2) Bé Hải Dân (1) Bích Ái (3) Bích Lê (4) Bích Ngọc (1) Bích Vân (2) Bình Địa Mộc (3) Bình Nguyên (1) Bình Nguyên Trang (2) binh pháp (1) Bình Tâm (1) Bobby Nam Giang (3) Bùi Anh Sắc (1) Bùi Công Thuấn (1) Bùi Danh Hải Phong (1) Bùi Đức Ánh (66) Bùi Hoài Vân (5) Bùi Huyền Tương (2) Bùi Hữu Phước (1) Bùi Nguyên Bằng (25) Bùi Nhựa (4) Bùi Văn Bồng (5) Bùi Việt Thắng (2) BÚT KÝ (17) Ca Dao (2) Cao Duy Thảo (1) Cao Kim Quy (1) Cao Thị Thu Hà (3) Cao Thọ Thêm (2) Cao Thoại Châu (1) Cao Thu Hà (1) Cao Trọng Quế (1) Cao Văn Tam (5) Cát Du (7) Catherine Mansfield (1) Cẩm Lệ (4) Cẩm Tú Cầu (1) Chàng Cát (1) Chánh Đức (1) CHÀO XUÂN 2014 (1) CHÂN DUNG VĂN NGHỆ SĨ (2) Châu Đoàn (1) Châu Quang Phước (1) Châu Thạch (9) Châu Thường Vinh (1) Chí Anh (1) Chính Đức (1) chủ (1) CHỦ BIÊN (137) Chu Giang Phong (1) Chu Lai (2) Chu Ngạn Thư (10) Chu Trầm Nguyên Minh (16) Chu Vương Miện (1) Chúa Sơn Lâm (1) Cỏ Dại (7) covid 19 (1) Công Nguyễn (1) Cơ Xương (1) Cúc Dương (1) Cuộc thi văn chương (1) CỬA SỔ VĂN HÓA (6) Dạ Ngân (1) Dã Phong Bình (2) Dã Phương (1) Dạ Thảo (2) Dạ Thy (1) Diệp Linh (18) Diệp Uy (1) Dino Buzzati (3) DỌC ĐƯỜNG (29) Du Tử Lê (1) Dung Thị Vân (28) Duy Bằng (1) Duy Phạm (3) Dương Diệu Minh (1) Dương Đăng Huệ (1) Dương Hải Yến (2) Dương Hằng (7) Dương Kim Nhi (4) Dương Kim Thoa (1) Dương Phương Vinh (1) Dương Thành Thái (3) Dương Thị Yến Trinh (2) Dương Xuân Triều (6) Dzạ Lữ Kiều (6) Đàm Lan (17) Đan Ngọc (2) đạo đức (2) Đào Hiền (2) Đào Hữu Thức (2) Đào Khương (2) Đào Minh Hiệp (2) Đào Phạm Thuỳ Trang (82) Đào Quang Bắc (1) Đào Quý Thạnh (1) Đào Thanh Hoà (14) Đào Thị Quý Thanh (1) Đào Thị Thu Hiền (3) Đào Văn Đạt (31) Đào Viết Bửu (7) Đặng Châu Long (1) Đặng Diệu Thoa (1) Đăng Đăng (1) Đăng Huỳnh (1) Đặng Quốc Khánh (8) Đặng Quý Địch (3) Đặng Tấn Tới (2) Đặng Thị Hoa (2) Đặng Thị Xuân (1) Đặng Toán (1) Đăng Trình (1) Đặng Tường Vy (3) Đặng Văn Sử (1) Đặng Việt Trinh (1) Đặng Xuân Xuyến (9) ĐIỂM BÁO (2) Điêu Thuyền (1) Đinh Lốc (2) Đình Thậm (1) Đinh Vương Khanh (4) Đoàn Khương Duy (1) Đoàn Thị Minh Hiệp (4) Đoàn Tuyết Thu (1) Đoản văn (1) ĐỌC SÁCH (28) Đỗ Chiến Thắng (6) Đỗ Duy Hoàng (15) Đỗ Hồng Ngọc (5) Đỗ KIm Dung (1) Đỗ Phu (1) Đỗ Quyên (2) Đỗ Tâm Linh (1) Đỗ Tấn Đạt (2) Đỗ Thị Kim Hải (2) Đỗ Trúc Hàn (1) Đỗ Văn Tiến (1) Đỗ Xuân Phương (1) Đức Linh (1) Đức Tiên (3) Elena Pucillo Truong (6) gan jing world (1) Ghi chép (2) Giang Đình (8) Giang Hiền Sơn (6) Giáo dục (1) Guy de Maupassant (1) Hà Đoàn (2) Hạ Ly (1) Hà Nguyên (2) Hà Nhữ Uyên (2) Hà Phi Phượng (1) Hạ Thi (3) Hà Thị Thu Hằng (1) Hà Tùng Sơn (1) Hải Điểu (1) Hải Miên (3) Hải Phong (2) Hải Thăng (1) Hải Thuỵ (6) Hải Yến (2) Hàm Sơn (1) Hàn Dã Thảo (2) Hàn Du Tử (17) Hàn Hữu Yên (1) Hàn Lâm (1) Hãn Nguyên Nguyễn Nhã (1) Hàn Nguyệt (1) Hàn Phong Vũ (19) Hàn Tín (1) Hạng Vũ (1) Hậu Cốc Ngang (1) Hậu Đậu (1) Hiếu Dũng (1) Hoa Hướng Dương (1) Hoa Mai (2) Hoa Tím Buồn (4) Hoa Tuyết (2) Hoà Văn (10) Hoa Xuyến Chi (1) Hoài Huyền Thanh (53) Hoan Giang (1) Hoàng Anh (6) Hoàng Anh 79 (26) Hoàng Chẩm (53) Hoàng Chẫm (1) Hoàng Đình Quang (2) Hoàng Giao (4) Hoàng Hạ Miên (6) Hoàng Hữu (1) Hoàng Khánh Duy (5) Hoàng Kim (1) Hoàng Kim Chi (1) Hoàng Kim Oanh (2) Hoàng Linh (6) Hoàng Long (2) Hoàng Lộc (8) Hoàng Mẫn (1) Hoàng Minh Tường (2) Hoàng Nghĩa Lược (1) Hoàng Ngọc Xuân (4) Hoàng Nguyên (1) Hoàng Phủ Ngọc Tường (1) Hoàng Thảo Chi (1) Hoàng Thị Bích Hà (1) Hoàng Thị Nhã (8) Hoàng Thị Thu Thủy (2) Hoàng Trang (1) Hoàng Trần (1) Hoàng Trọng Quý (9) Hoàng Trọng thắng (1) Hoàng Tuấn Sơn (1) Hoàng Tuyên (2) Hoàng Vũ Thuật (1) Hoàng Xuân Hiến (1) Hoàng Xuân Niên (1) Hồ Bích Ngọc (4) Hồ Bích Vân (2) Hồ Đắc Thiếu Anh (1) Hồ Hải (2) Hồ Lê Diêm (1) Hồ Nam (1) Hồ Ngọc Diệp (1) Hồ Nhật Quang (1) Hồ Sĩ Duy (1) Hồ Thanh Ngân (10) Hồ Thế Hà (2) Hồ Thế Phất (3) Hồ Thế Sinh (1) Hồ Tĩnh Tâm (1) Hồ Tịnh Thuỷ (21) Hồ Vũ Khánh Linh (1) Hồ Xuân Thu (3) Hội Nhà văn TP. HCM (1) Hồng Hạnh (3) Hồng Liễu (1) Hồng Phúc (8) Hồng Tâm (10) Huệ Triệu (3) HUMICHI (5) Huy Nguyên (15) Huy Vọng (17) Huy Vũ (1) Huyết Kiệt (1) Huỳnh Dạ Thảo (1) Huỳnh Gia (18) Huỳnh Kim Bửu (1) Huỳnh Minh Lệ (2) Huỳnh Ngọc Nga (1) Huỳnh Ngọc Phước (29) Huỳnh Như Phương (1) Huỳnh Thanh Lan (1) Huỳnh Thị Quỳnh Nga (1) Huỳnh Thúy Thúy (1) Huỳnh Văn Diệu (1) Huỳnh Văn Mỹ (1) Huỳnh Văn Yên (1) Huỳnh Xuân Sơn (3) Hương Đêm (1) Hương Đình (4) Hương Quê Nhà (1) Hương Văn (6) Hửu Thỉnh (1) Irina Polianxkaia (1) James Dylan (4) James Joyce (1) Jeffrey Thai (9) Jerry Thu Trà (7) Kai Hoàng (1) Kate Chopin (1) Kha Tiệm Ly (4) Khả Xuân (1) Khán Võ (2) Khảo Mai (1) khoa học (1) Khổng Trường Chiến (3) Khổng Vĩnh Nguyên (1) KỊCH BẢN (1) Kiên Giang (1) Kiến Giang (12) Kiều Huệ (1) Kim Chuông (4) Kim Dung (2) Kim Ngoan (15) Kim Quyên (1) Kim Sơn Giang (22) Kim Tiết (9) Kim Yến (1) Kỳ Nam (2) Ký sự (14) Lã Bố (1) La Hán (1) La Mai Thi Gia (1) Lạc Thảo (1) Lại Ngọc Thư (1) Lam Giang (3) Lan Anh (1) Lan Phương (1) Lan Thanh (1) Lãng Du (6) Lâm Bích Thuỷ (8) Lâm Cẩm Ái (3) Lâm Hạ (11) Lâm Huy Nhuận (1) Lâm Trúc (30) Lâm Xuân Vi (1) Lâu Văn Mua (1) Lê Ân (5) Lê Bá Duy (9) Lê Đình Danh (79) Lê Đức Hoàng Vân (1) Lê Đức Lang (13) Lê Giang Trần (1) Lệ Hằng (3) Lê Hoài Lương (4) Lê Hoàng (2) Lê Hứa Huyền Trân (39) Lê Khánh Luận (1) Lê Minh Chánh (1) Lê Minh Dung (2) Lê Minh Hải (2) Lê Minh Vũ (3) Lê Ngân (3) Lê Ngọc Phái (1) Lê Ngọc Trác (1) Lê Ngũ Nam Phong (11) Lê Nhựt Triết (8) Lê Phương Châu (30) Lê Quang Trạng (23) Lê Sa Long (2) Lê Thanh Hùng (34) Lê Thanh My (8) Lê Thấu (1) Lê Thị Cẩm Tú (6) Lê Thị Hồng Thắm (1) Lê Thị Kim (1) Lê Thị Ngọc Lệ (1) Lê Thị Ngọc Nữ (33) Lê Thị Thu Hiền (1) Lê Thị Xuyên (13) Lê Thiếu Nhơn (15) Lê Thống Nhất (6) Lê Thụy Phương (2) Lê Tiến Dũng (1) Lê Tiến Mợi (6) Lê Trọng Nghĩa (3) Lê Trung Hiếu (1) Lê Tuân (4) Lê Uyên (1) Lê Văn Hiếu (12) Lê Văn Ngăn (3) Lê Vi Thuỷ (1) Lê Vinh (4) Lê Xuân Tiến (1) Lindsay Polak (1) Linh Lan (7) Linh Lan (Quảng Nam) (8) Linh Phương (3) Linh Thy (2) Long Khánh (4) Long Vương (1) luân hồi (1) Lữ Hồng (3) Lư Nhất Vũ (1) Lương Cẩm Quyên (1) Lương Duyên Thắng (3) Lương Đình Khoa (1) Lương Sơn (27) Lưu Ly (6) Lưu Quang Minh (15) Lưu Thành Tựu (1) Lưu Thị Mười (2) Lưu Xuân Cảnh (2) Lý Khánh Vinh (15) Lý Thành Long (1) Lý Thời Miễn (1) M.T.N.H (7) Mã Nhị Lan (1) Mạc Minh (2) Mạc Tố Hồng (1) Mạc Tường (2) Mai Đức Trung (6) Mai Hạnh (1) Mai Kiệm (1) Mai Loan (12) Mai Nhật (2) Mai Thanh (1) Mai Thị Vân (1) Mai Thìn (3) Mai Tuyết (37) Mang Viên Long (63) Marie Hải Miên (4) Mẫu Đơn (1) Mèo Con (1) Mi Thu (1) Miên Đức Thắng (2) Miên Linh (1) Minh Châu (2) Minh Đan (Lọ Lem Đất Võ) (6) Minh Nguyên (15) Minh Nguyễn (3) Minh Nguyệt (15) Minh Nguyệt (NT) (1) Minh Nhân Tông (1) Minh Vy (25) Mỗi tháng một tác giả và một bài thơ hay (2) Mộng Cầm (8) Mộng Nam (1) Mùa Xanh (3) Mưa (1) Mường Mán (1) MỸ THUẬT (6) My Tiên (1) Mỹ Vân (1) Nam Art (2) Nam Cao (1) Nam Thi (17) Năm Bửu (1) Nấm Độc (1) NCCGL (4) Ngàn Thương (33) Ngày Đẹp Tươi (1) nghệ thuật. (1) nghiên cứu (1) Ngọc Bút (8) Ngọc Diệp (35) Ngọc Thịnh (1) Ngô Càn Chiểu (1) Ngô Cự Chính (2) Ngô Diệp (6) Ngô Đình Hải (7) Ngô Hồng Nhung (1) Ngô Liêm Khoan (1) Ngô Minh Trãi (3) Ngô Nguyên Ngiễm (1) Ngô Thị Hoà (1) Ngô Thị Ngọc Diệp (10) Ngô Thuý Nga (30) Ngô Thúy Nga (16) Ngô Thy Học (7) Ngô Văn Cư (52) Ngô Văn Giảng (11) Ngô Văn Khanh (17) Ngô Viết Hòa (1) Nguyễn (1) Nguyễn An Bình (70) Nguyễn An Đình (4) Nguyễn Ánh 9 (1) Nguyễn Bá Nhân (1) Nguyễn Bích Sao Linh (1) Nguyễn Bình (1) Nguyễn Bính Hồng Cầu (2) Nguyên Cẩn (26) Nguyễn Châu (2) Nguyễn Chinh (4) Nguyễn Công Thụ (2) Nguyễn Công Tùng Chinh (1) Nguyễn Cử Tú Quỳnh (2) Nguyên Diệp (1) Nguyễn Dũng (1) Nguyễn Duy Khương (6) Nguyễn Duy Phương (1) Nguyễn Duy Thịnh (3) Nguyễn Đại Duẩn (2) Nguyễn Đặng Mừng (3) Nguyễn Đăng Thanh (20) Nguyễn Đăng Trình (4) Nguyễn Đình Bảng (1) Nguyễn Đình Trọng (1) Nguyễn Đoan Tuyết (25) Nguyễn Đồng Bội Thảo (1) Nguyễn Đức Chính (5) Nguyễn Đức Cơ (1) Nguyễn Đức Mậu (2) Nguyễn Đức Minh (6) Nguyễn Đức Minh Hùng (10) Nguyễn Đức Nhân (1) Nguyễn Đức Phú Thọ (25) Nguyễn Đức Quyền (4) Nguyễn Đức Tấn (6) Nguyễn Đức Tình (4) Nguyễn Gia Long (1) Nguyên Hạ (11) Nguyễn Hải Thảo (2) Nguyễn Hậu (2) Nguyễn Hiếu (8) Nguyễn Hiếu Học (2) Nguyễn Hòa Hiệp (2) Nguyễn Hoài Ân (1) Nguyễn Hoàng Thức (2) Nguyễn Hồng Diệu (1) Nguyễn Huệ (3) Nguyên Hùng (1) Nguyễn Huy (3) Nguyễn Huy (HD) (1) Nguyễn Huy Khôi (1) Nguyễn Huỳnh (1) Nguyễn Hữu Minh (1) Nguyễn Hữu Phú (1) Nguyễn Hữu Quý (2) Nguyễn Hữu Thuần (4) Nguyễn Hữu Trung (2) Nguyễn Khiêm (1) Nguyễn Khoa Đăng (51) Nguyễn Kiều Lam (2) Nguyễn Kiều Phương (3) Nguyễn Kim Hương (7) Nguyễn Kim Thịnh (1) Nguyễn Lam (2) Nguyễn Lương Vỵ (4) Nguyên Minh (1) Nguyễn Minh Dũng (46) Nguyễn Minh Hoà (1) Nguyễn Minh Khiêm (1) Nguyễn Minh Nguyệt (1) Nguyễn Minh Phúc (47) Nguyễn Minh Quang (5) Nguyễn Minh Thuận (9) Nguyễn Minh Toàn (1) Nguyễn Mỳ (1) Nguyễn Mỹ Nữ (3) Nguyễn Nga (14) Nguyễn Nghiêm (3) Nguyễn Ngọc Dũng (1) Nguyễn Ngọc Đặng (1) Nguyễn Ngọc Hà (4) Nguyễn Ngọc Hưng (6) Nguyễn Ngọc Minh Anh (1) Nguyễn Ngọc Thơ (31) Nguyễn Ngọc Tư (5) Nguyễn Nguy Anh (21) Nguyễn Nguyên Phượng (69) Nguyễn Nhật Hùng (4) Nguyễn Như Tuấn (14) Nguyễn Phin (28) Nguyên Phong (1) Nguyễn Phú Yên (8) Nguyễn Phượng (2) Nguyễn Phương Dung (2) Nguyễn Quang Quân (8) Nguyễn Quang Tâm (2) Nguyễn Quang Tuấn (1) Nguyễn Quân (2) Nguyễn Quốc Ái (1) Nguyễn Quốc Bảo (1) Nguyễn Quốc Đông (1) Nguyễn Quy (2) Nguyên Tâm (1) Nguyễn Tấn Thuyên (3) Nguyễn Thái An (3) Nguyễn Thái Dương (6) Nguyễn Thái Huy (35) Nguyễn Thành Công (48) Nguyễn Thành Giang (22) Nguyễn Thanh Hải (1) Nguyễn Thanh Huyền (8) Nguyễn Thanh Mừng (1) Nguyễn Thánh Ngã (1) Nguyễn Thành Nhân (18) Nguyễn Thanh Tuấn (7) Nguyễn Thanh Xuân (2) Nguyễn Thế Kiên (1) Nguyễn Thế Kỷ (1) Nguyễn Thị Ánh Huỳnh (2) Nguyễn Thị Bích Phượng (2) Nguyễn Thị Cẩm Thuỳ (3) Nguyễn Thị Chi (2) Nguyễn Thị Diệu Hiền (3) Nguyễn Thị Hải (1) Nguyễn Thị Hằng (6) Nguyễn Thị Hậu (1) Nguyễn Thị Hồng Đào (10) Nguyễn Thị Huệ (1) Nguyễn Thị Kim Huệ (2) Nguyễn Thị Mây (127) Nguyễn Thị Ngọc Hải (1) Nguyễn Thị Ngọc Sen (2) Nguyễn Thị Như Tâm (3) Nguyễn Thị Phụng (27) Nguyễn Thị Thanh Bình (6) Nguyễn Thị Thành Nhân (1) Nguyễn Thị Thanh Toàn (1) Nguyễn Thị Thanh Xuân (1) Nguyễn Thị Thu Ba (23) Nguyễn Thị Thu Hiền (1) Nguyễn Thị Thu Hoài (1) Nguyễn Thị Thu Thuý (3) Nguyễn Thị Thùy Linh (3) Nguyễn Thị Tiết (3) Nguyễn Thị Tuyết (1) Nguyễn Thị Việt Hà (39) Nguyễn Thị Xuân Hương (14) Nguyễn Thu Hằng (1) Nguyễn Thủy (4) Nguyễn Thúy Ngân (13) Nguyễn Thuý Quỳnh (2) Nguyễn Thường Kham (3) Nguyễn Thượng Trí (2) Nguyễn Tiến Đường (8) Nguyễn Trần (1) Nguyễn Trí Tài (40) Nguyễn Trọng Luân (2) Nguyễn Trung (1) Nguyễn Trung Nguyên (1) Nguyễn Tuyển (4) Nguyễn Văn Ân (68) Nguyễn Văn Bút (6) Nguyễn Văn Công (2) Nguyễn Văn Cường (CCK) (4) Nguyễn Văn Hiến (5) Nguyễn Văn Hoà (5) Nguyễn Văn Hòa (1) Nguyễn Văn Học (53) Nguyễn Văn Ngọc (1) Nguyễn Văn Thanh (1) Nguyễn Văn Thành (1) Nguyễn Văn Thảo (17) Nguyễn Văn Toan (1) Nguyên Vi (1) Nguyễn Việt Hà (2) Nguyễn Vinh (1) Nguyễn Vĩnh Bình (3) Nguyễn Xuân Cảm (3) Nguyễn Xuân Dương (1) Nguyễn Xuân Khánh (1) Nguyễn Xuân Thuỷ (1) Nguyễn Xuân Thủy (1) Nguyễn Xuân Tư (3) Nguyệt Linh (5) Nguyệt Quế (1) Ngưng Thu (44) Nhã Ngọc (1) Nhã Thiên (7) nhà Thương (1) Nhân Hậu (2) NHÂN VẬT (1) Nhật Nguyệt Xuân Hương (1) Nhật Quang (17) Nhất Sinh (1) Nhật Vũ (1) Nhi Hạ (1) NHỚ THUỞ ẤU THƠ (37) Như Hoài (4) NHỮNG ÁNG VĂN HAY VỀ LÀNG QUÊ VIỆT NAM (7) NHỮNG NGƯỜI BẠN ĐÂT THỦ (6) NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN HQN (5) Nông Quốc Lập (2) NP phan (1) Nửa Đời hư (1) NỬA THÁNG MỘT TÁC GIẢ VÀ MỘT BÀI THƠ HAY (38) nước (1) O. Henry (1) P.N. Thường Đoan (1) Pearl (1) Phạm Ánh (33) Phạm Anh Xuân (3) Phạm Bá Nhơn (2) Phạm Cao Hoàng (1) Phạm Đình Nghi (1) Phạm Hổ (1) Phạm Hữu Hoàng (20) Phạm Kiều Hưng (1) Phạm Lâm (1) Phạm Lê Tường Vi (1) Phạm Minh Dũng (14) Phạm Minh Hiền (9) Phạm Minh Thuận (10) Phạm Mỹ (1) Phạm Ngân (3) Phạm Như Vân (1) Phạm Phan Hòa (1) Phạm Phương Lan (1) Phạm Quỳnh An (1) Phạm Thái Ba (4) Phạm Thị Hải Dương (9) Phạm Thị Liên (1) Phạm Thị Mỹ Liên (30) Phạm Thị Phương Thảo (3) Phạm Thuý (6) Phạm Trần Ái Linh (4) Phạm Trung Tín (2) Phạm Tuấn Vũ (29) Phạm Tử Văn (21) Phạm Văn Phương (16) Phạm Văn Thạnh (1) Phạm Vũ (1) Phan Anh (12) Phan Cung Việt (1) Phan Đức Nam (1) Phan Hoài Thương (1) Phan Hoàng (2) Phan Huỳnh Điểu (1) Phan Hữu Lý (1) Phan Khanh (2) Phan Mai Thư Nhã (6) Phan Nam (20) Phan Quỳnh Như (1) Phan Sửu (1) Phan Tấn Lược (6) Phan Thanh Cương (2) Phan Thị Huỳnh Trang (2) Phan Tiên Phát (1) Phan Tình (1) Phan Trang Hy (25) Phan Văn Bình (1) Phan Văn Thạnh (1) Phan Văn Thuần (3) Phan Vĩnh (1) phần 1 (1) phần 2 (1) phần 3 (1) phần 4 (1) Phiêu Vân (1) Phong Dương (2) Phong Điệp (1) Phỏng vấn (7) Phú Ngọc (1) Phú Quang (3) Phú Xuân (8) Phùng Gia Lộc (1) Phùng Hiếu (10) Phùng Hiệu (1) Phùng Hoàng Chương (1) Phùng Phương Quý (7) Phùng Văn Khai (1) Phước Vũ (1) Phương Phương (10) Phương Uy (5) Quan Thế Âm (1) Quảng Ngọc (1) Quảng Ngôn Lê Ngữ (1) Quang Thám (1) Quang Tuấn Dũng (9) Quốc Hùng (2) Quốc Tuyên (1) quy luật dịch (1) Quỳnh Lệ (1) Quỳnh Nga (16) Quỳnh Trâm (1) Rason Helmandollar (1) Raymond Carver (1) Raymond Thư (1) Rêu (Cao Hoàng Từ Đoan) (13) SÁCH BẠN VĂN (71) SARAH HALL (1) SINH NHẬT (1) Song Ninh (11) Sông Hương (11) Sông Lam (1) Sông Song (8) Sơn Tịnh (2) Sơn Trần (15) Sruthi Thekkiam (1) Stephen Crane (1) T.T.Hiếu Thảo (22) Tạ Nghi Lễ (1) Tạ Thị Hoa (14) Tam quốc diễn nghĩa (4) TẢN VĂN (230) TẠP BÚT (617) Tạp chí Văn Mới (1) TẠP CHÍ VN BÌNH DƯƠNG (11) Tashi Dawa (1) Tâm Lãng (1) Tâm Nhiên (2) Tấn Hòa (1) Tần Khánh (4) TẬP SAN ÁO TRẮNG (39) Tập san Văn học nghệ thuật Hương Quê Nhà (1) Tây bá hầu Cơ Phát (1) Tây Du Ký (1) Tây Sơn bi hùng truyện (2) Thạch Anh (2) Thạch Cầu (1) Thạch Đà (7) Thạch Lam (1) Thạch Sene (5) Thái An Khánh (2) Thái Hoà (1) Thanh Bình Nguyên (27) Thành Dũng (1) Thanh Hải (1) Thanh Huyền (2) Thanh Lương (2) Thanh Minh (4) Thanh Phong (1) Thanh Sơn (1) Thanh Thảo (3) Thanh Trắc Nguyễn Văn (42) Thanh Tùng (7) Thành Văn (3) Thạnh Văn (1) Thanh Xuân (2) Thảo Nguyễn (1) Thâm Tâm (1) Thần Y (1) Thi Ngọc Lan (1) Thiên Ân (1) Thiên Di (5) Thiên Sơn (1) Thiên Thần Áo Trắng (7) Thiên Tôn (10) Thiên Trần (1) Thiệp chúc mừng năm mới (4) Thiệp chúc Tết (3) Thiệp mừng (3) Thông báo (1) Thơ (3145) Thơ Lê Nhựt Triết (1) THƠ MỜI HOẠ (7) THƠ PHỔ NHẠC (101) Thời sự Văn nghệ (6) Thu Dung (3) Thu Hằng (1) Thu Hiền (1) Thu Hoài (1) Thu Nga (1) Thuận Thảo (8) Thuận Yến (1) Thục Minh (7) Thuỳ Anh (13) Thuỵ Du (1) Thụy Du (3) Thuỳ Dương (1) Thùy Dương (1) Thủy Điền (1) Thuỳ Nhân (1) Thư cảm ơn (1) Thư ngỏ (1) THƯ NGỎ CỦA HQN (2) Thư tin (285) THƯ VIỆN TÁC GIẢ (1) Tiểu luận (4) Tiểu Mục Đồng (1) Tiểu Nguyệt (5) Tiểu thuyết (107) Tiêu Tương (1) Tin buồn (2) TIN VĂN (2) Tịnh Bình (19) Tịnh Minh Tiến (2) Tô Hồng Phương (1) Tô Kiều Ngân (1) Tố Mai (1) Tô Minh Yến (21) Tôn Nữ Hỷ Khương (2) Tôn Thất Út (2) Tôn Tư Mạc (1) Tống Ngọc Hân (1) Tống Xuân Tám (1) Trà Bình (4) TRABATHA (1) Trác Phi (1) Trang Linh (1) Trang Lộc (1) Trang Thơ Chào Xuân Mậu Tuất 2018 (1) TRANG THƠ CHỦ NHẬT (524) Trang Thơ Đón Xuân Đinh Dậu 2017 (1) TRANG THƠ ĐƯỜNG LUẬT (17) Tranh ảnh (3) Trầm Mặc (4) Trần Anh Dũng (1) Trần Bảo Định (4) Trần Băng Khuê (1) Trần Biên Thùy (1) Trần Dần (1) Trần Duy Đức (17) Trần Dzạ Lữ (4) Trần Định (1) Trần Đình Sử (2) Trần Đoàn Luận (1) Trần Đức ÁI (2) Trần Đức Hiển (1) Trần Đức Tín (1) Trần Hà Nam (4) Trần Hoàng Vy (2) Trần Hồng Vân (5) Trần Huiền Ân (2) Trần Huy Minh Phương (2) Trần Hữu Du (1) Trần Hữu Hội (17) Trần Kim Đức (5) Trần Kim Loan (2) Trần Kim Quy (1) Trần Lê Sơn Ý (2) Trần Linh Chi (1) Trần Long Thạch (1) Trần Lưu (1) Trần Mai Hường (11) Trần Mạnh Hảo (1) Trần Minh Nguyệt (16) Trần Năm (1) Trần Ngọc Hồ Trường (4) Trần Ngọc Mỹ (11) Trần Nguyên Hạnh (6) Trần Nhã My (2) Trần Như Luận (3) Trần Nhương (1) Trần Phù Nam (1) Trần Quang Dũng (4) Trần Quang Khanh (12) Trần Quang Lộc (1) Trần Quang Ngân (10) Trần Quốc Tiến (8) Trần Quốc Toàn (1) Trần Quốc Việt (1) Trần Tâm (7) Trần Thái Hưng (5) Trần Thanh Hải (3) Trần Thành Nghĩa (1) Trần Thế Nhân (13) Trần Thị Bích Thu (1) Trần Thi Ca (9) Trần Thị Cổ Tích (2) Trần Thị Huệ (1) Trần Thị Huyền Trang (3) Trần Thị Ngọc Hồng (1) Trần Thị Thanh (5) Trần Thị Thắng (1) Trần Thị Thương Thương (4) Trần Thị Trúc Hạ (1) Trần Thị Uyên (7) Trần Thiện (3) Trần Thiện Tuấn (1) Trần Thoại Nguyên (2) Trần Thuận (7) Trần Thúy Lành (6) Trần Thuỳ Trang (1) Trần Thư (1) Trần Thương Nhiều (1) Trần Trọng Hưng (2) Trần Trọng Tân (1) Trần Trọng Vũ (2) Trần Tuấn Anh (2) Trần Tuấn Thanh (10) Trần Vạn Giã (2) Trần Văn Bạn (16) Trần Văn Nhân (5) Trần Văn Thiên (1) Trần Việt (1) Trần Viết Dũng (11) Trần Võ Thành Văn (24) Triết học (2) Triều Âm (2) Triều Châu (1) Triều La Vỹ (2) Triệu Lam Châu (1) Triệu Từ Truyền (30) Trịnh Bửu Hoài (106) Trịnh Duy Sơn (2) Trịnh Hoài Linh (5) Trịnh Huy (4) Trịnh Thuỳ Mỹ (1) Trịnh Tuyên (1) Trịnh Viết Hiền (1) Trịnh Viết Hiệp (1) Trịnh Yến (2) Trọng Mật (2) trụ vương (1) Trúc Giang (4) Trúc Lập (1) Trúc Linh Lan (2) Trúc Thanh Tâm (12) Trúc Thuyên (3) trung quốc (1) Trung Trung Đỉnh (1) Trung Y (1) Truong Nguyen (1) Truyện dài (10) TRUYỆN DỊCH (17) Truyện ký (2) TRUYỆN NGẮN (1173) TRUYỆN VỪA (14) Trương Công Tưởng (16) Trương Diễm Phiến (1) Trương Đình Phượng (8) Trương Đình Tuấn (3) Trương Hồng Phúc (14) Trương Huỳnh Như Trân (2) Trương Lan Anh (1) Trương Nam Chi (5) Trương Thanh Cường (2) Trường Thắng (65) Trương Thị Thanh Tâm (22) Trương Thị Thúy (2) Trường Thịnh (6) Trương Tri (2) Trương Văn Dân (21) Trương Viết Hùng (1) TTM (1) Tuấn Nguyễn (7) Tuấn Quỳnh (3) Tuệ Mỹ (1) Tuti (2) Tuỳ bút (2) TÙY BÚT (120) Tuyết Nhung (2) Tuyết Vân (1) tứ đại mỹ nhân (1) Tường Vi (1) TX (1) Út Lãng Tử (1) Uyên Khuê (2) Uyên Minh (1) Uyển Phan (1) Vạn Lộc (1) Vành Khuyên (1) Văn (2476) Văn Công Mỹ (2) văn hóa truyền thống (5) Văn học nước ngoài (13) Văn Lưu (1) Văn Nguyên (1) Văn Nguyên Lương (7) Văn Nhược Ba (1) Văn Thạnh (2) Văn Thành Lê (1) Văn Thắng (23) Văn Trọng Hùng (1) Vân Đồn (3) Vân Giang (12) Vân Khanh (2) Vân Phi (32) Vân Tùng (2) Vi Ánh Ngọc (2) Vi Quốc Hiệp (1) Victor Remizov (1) VIDEO CLIP (2) Viễn Trình (25) Việt Quỳnh (1) Việt Trang (1) Việt Trương (1) Vĩnh Sơn (7) Vĩnh Thông (43) Vĩnh Tuy (21) Võ Bá Cường (1) Võ Chân Cửu (17) Võ Chí Nhất (3) Võ Công Liêm (1) Võ Diệu Thanh (18) Võ Dõng (1) Võ Đông Điền (4) Võ Hà (1) Võ Hạnh (2) Võ Mỹ Cát (1) Võ Ngọc Thọ (4) Võ Như Văn (3) Võ Thị Nga (13) Võ Thị Thu Thủy (1) Võ Thuỵ Như Phương (15) Võ Văn Hoa (1) Võ Văn Luyến (1) Võ Xuân Phương (3) Vũ Bình Lục (1) vũ đạo (1) Vũ Đình Huy (9) Vũ Đình Liên (1) Vũ Đình Minh (1) Vũ Đình Nguyệt (2) Vũ Đình Thung (2) Vũ Đức Trọng (1) Vũ Hạ (1) Vũ Hạnh (3) Vũ Hùng (2) Vũ Miên Thảo (5) Vũ Thành An (1) Vũ Thị Huyền Trang (115) Vũ Thụy Khuê (8) Vũ Trọng Quang (1) Vũ Trọng Tâm (2) Vũ Trọng Thanh (1) Vương Doãn (1) Vương Hạnh (1) Vương Hoài Uyên (4) Vương Tâm (3) Xanh Nguyên (4) Xuân Đài (1) Xuân Phong (6) Xuân Phương (1) Xuân Tiến (20) Ý Thu (3) Yên Kha (7) Ziken (2)
-------------------------------------------------------------------------
+ 817 TÁC GIẢ CÓ BÀI ĐĂNG TRÊN HƯƠNG QUÊ NHÀ
-------------------------------------------------------------------------