CHÙM ẢNH VỀ CHUYẾN DÃ NGOẠI ĐẾN THÀNH PHỐ CHÂU ĐỐC, TỈNH AN GIANG

Từ trái sang: Hải Âu, Nguyễn Hữu Duyên, Mang Viên Long, Lê Phương Châu, Võ Chân Cửu, Huỳnh Hữu Hạnh
(XEM THÊM)


Read more…

THƯƠNG EM - Thơ Nguyễn Đức Minh Hùng


Chia tay rồi em cũng chẳng yêu ai
Vẫn ở vậy nuôi hai con thơ dại
Anh nuối tiếc không con đường trở lại
Chỉ gởi tình, thương con gái con trai

Giá như ngày ấy mình đừng chia tay
Em đâu có buồn, anh đâu biết khổ
Con chúng mình chẳng bao giờ nó hỏi:
"Sao lâu rồi mà ba chẳng về thăm?"

Nguyễn Đức Minh Hùng
Read more…

YÊU CHIM - Truyện ngắn Nguyễn Thị Mây

                                                                       Nhà văn Nguyễn Thị Mây


        “Dạo này, anh yêu chim nhất!...” Vừa nghe có bấy nhiêu nàng đã nổi đóa, hét lên: “Vậy anh chuẩn bị ký đơn ly dị đi!” Nàng ngoe nguẩy lên lầu, chắc chắn nàng đóng sầm cửa phòng rồi trùm chăn kín đầu và… khóc.
        Dù chuyện nàng thích đem hai chữ ly dị hăm he tôi xảy ra thường xuyên như cơm bữa, nhưng lần này tôi rất ngạc nhiên. Bởi yêu chim có gì sai chứ? Nhất là đối với một luật sư cũng có tiếng như tôi. À, hiểu rồi! Nàng nhầm lẫn chim tôi yêu là… chim kia. Làm gì có! Nàng thật nông nổi! Một luật sư thường xuyên ra vào Tòa án, cũng là một Chi ủy viên trong chi bộ Đảng, tôi có khùng mới yêu… chim kia.  Cũng tại tôi nói chuyện không rõ ràng. Làm sao nàng không hiểu lầm cho được. Lẽ ra tôi phải nói có đầu có đuôi. Bắt đầu từ nguyên nhân nào tôi lại yêu chim… chóc, rồi dẫn đến là yêu loài chim nào v.v… biết đâu nàng không hờn dỗi và cũng yêu chim luôn.
        Cơ duyên dẫn tôi đến với niềm đam mê tìm hiểu, tiếp cận và… yêu chim do một lần đến trại giam tiếp xúc với một tên tội phạm giết người. Dù đã biết trước bị can chưa đủ tuổi thành niên nhưng tôi thật sự bất ngờ khi giáp mặt. Thằng bé có đôi mắt  to tròn ngơ ngác của một con nai. Nó có cái sóng mũi thẳng và hàm răng trắng đều tăm tắp. Mới  ngần ấy tuổi mà nó đã cao hơn tôi. Tuy nhiên, lưng nó hay khòm xuống như đang gánh chịu một sức nặng vô hình. Thay vì cúi chào tôi, nó mỉm cười lơ đễnh. Tôi choáng vì đó là nụ cười của một thiên thần. Nụ cười tôi hay nhìn thấy trong những tượng trang trí hang đá đêm Giáng sinh ở nhà thờ. Nhưng tại sao thằng bé lại có tâm hồn của một ác quỷ?
        Không đợi điều tra viên thúc giục lần hai, nó thật thà khai tỉ mỉ sự việc xảy ra hôm đó. Nó tên là Trần Toàn Thiện, sinh năm 1997. Nó không biết chính xác nơi sinh vì khi nó mới hai tháng tuổi ba mẹ nó chia tay. Ba bỏ đi còn mẹ bồng nó về quê nhờ bà ngoại nuôi giùm. Sau đó, mẹ cũng biến mất tăm. Nó chỉ gặp mặt mẹ một lần khi bà bồng con về vì nghe đâu Ông Tám thầy lang trong xóm biết chữa bệnh ban khỉ. Nhưng thật rủi, ông ta chết cách đó mấy tháng. Vì vậy, mẹ lật đật quay về nhà của mẹ. Lúc đó, nó mới năm tuổi, gặp mẹ nó sợ, núp sau lưng bà ngoại, đến khi mẹ đi ra cổng, leo lên xe honda ôm, nó mới gào khóc đuổi theo. Mẹ có ngoái nhìn nhưng không dừng lại. Và đến bây giờ thì nó vẫn thắc mắc sao mẹ nó có thể âu yếm ôm một thằng bé xấu xí đen nhẻm như một con khỉ khô trong lòng, mà chẳng ban bố cho nó một cái xoa đầu hời hợt. Nó hỏi tôi: “Luật sư nhìn xem. Bị can đẹp trai đúng không?  Nhưng vì sao…?” Nó rưng rưng. Trái tim tôi co thắt dữ dội nhưng tôi cố trấn tỉnh. Nhiệm vụ của tôi là đến để tìm ra những yếu tố giảm nhẹ hình phạt cho nó chứ không phải để cảm xúc chi phối. Tôi thấy anh điều tra viên đi ra ngoài, chắc là tìm chỗ để rút cái khăn tay lau mắt thôi. Vì khi anh ta vào, ánh mắt hãy còn ửng màu rung cảm.
        Thằng bé khai rằng đã học hết lớp 6 thì bà ngoại mất. Cậu mợ tiếp tục nuôi nó với điều kiện nó phải đóng tiền cơm và dọn ra cái chái nằm cạnh kho chứa củi và nhiều thứ linh tinh khác. Dù ở đó trống hoác, gió thông thống thổi vào, mưa có thể tạt ướt… tận răng. Nhưng nó thích vì được tự do. Không phải nhìn thấy đôi mắt cú vọ của mợ và không phải nghe cậu luôn mồm văng tục. Để có tiền đóng cho mợ, nó theo cô bạn hàng xóm đi lãnh hột đào về lột lớp vỏ lụa. Nhưng số tiền quá ít, mợ không thích. Nó chuyển sang nghề lượm sắt vụn đi bán ve chai. Rồi sắt cũng bị nó và một nhóm con nít nghèo   lượm riết cũng hết.  Nó đổi sang lượm bọc ny lông hay bất cứ cái gì bán được. Chỉ tiếc quê nó nhỏ xíu, lượm miết cũng không còn gì để lượm. Nó được ông chủ thầu xây dựng  thương tình cho làm cu li. Nghề nầy cũng không khá vì lâu lắm mới có một người xây nhà tường, nên nó bữa no bữa đói. Rồi nó phát hiện ra mình ở gần sông rạch sao không đi bắt ốc, mò cua hay câu cá đem bán. Vậy là nó bắt đầu gắn bó với mấy cái mương, mấy dòng kênh quanh co trong vùng.
        Tôi cắt ngang lời nó:
        - Bị can có bạn bè gì không?
        - Dạ bị can cũng có bạn. Nhưng vì đi kiếm ăn suốt nên cũng ít có dịp chơi giỡn với tụi nó. Bị can cũng không đến nỗi buồn vì có mấy con chim làm bạn.
        Tôi trố mắt ngạc nhiên:
        - Làm bạn với chim?
        - Dạ, đúng vậy. Chúng hiền lành. Chơi với chúng thích lắm. Ở mỗi con chim có một điều hay riêng đó nghen.
        Cả tôi lẫn anh cảnh sát điều tra cũng cuốn theo… mấy con chim. Tôi hỏi chim hay chỗ nào?
        Thằng bé lim dim mắt:
- Có những con chim có tiếng hót hay. Giọng hót của nó làm cho cả một khoảng trời bừng tỉnh, vui tươi. Mà lạ lắm. Không có con nào hót giống con nào. Có con hót thánh thót, có loại chim hót véo von. Nhưng cũng có loại chim hót như gõ cây viết lên mặt bàn nghe lụp cụp. Tại sao vậy luật sư?
Tôi thật sự lúng túng. Hồi nào tới giờ tôi có để ý đâu mà biết. Chỉ có lâu lâu ra sân, bất chợt nghe tiếng chim hót trên vòm lá. Ngẩng nhìn thích thú nhưng rồi công việc cuốn tôi vào vòng xoáy, quên bẳng tiếng hót rộn ràng. Thằng bé chợt nói như reo:
- Có khi nào tại cái mỏ của nó không luật sư? Tiếng hót của chim tùy thuộc cái mỏ, đúng không? Cái mỏ càng nhỏ hót càng thanh tao, vang xa.
Anh điều tra viên chợt nói:
- Có những con chim hót không hay nhưng người ta vẫn mê nhờ bộ lông tuyệt đẹp của nó nữa.
Chẳng lẽ tôi lại thốt lên đi một ngày đàng học một sàng khôn. Mà cái khôn nầy tôi học ở trại tạm giam. Nhưng rồi tôi cũng chợt tỉnh, nhớ ra lần này sao buổi lấy lời khai bị lạc đề xa lơ xa lắc. Tôi lôi họ về với cái chính:
- Thôi, tạm quên mấy con chim đi. Bây giờ trở lại chuyện chính là tại sao bị can giết người?
Thằng bé bần thần cúi mặt:
- Bị can đâu có ý định giết mợ. Chỉ tại bà ta ác với mấy con chim của bị can. Chiều hôm đó, ở nhà lớn, cậu mợ cãi lẫy rồi đánh nhau ì xèo. Tự nhiên mợ chạy xuống chòi của bị can, mợ nói mầy là đồ con hoang, đồ báo đời, cuốn gói đi mau! Định sống bám tao hoài sao? Bị can làm tỉnh vì bị chửi vậy hoài nên đâu có ép phê gì. Mợ nổi tam bành, chạy vô chòi lấy cái nồi cá kho, nồi cơm   ném ra sân. Lâu rồi bị can tự nấu ăn, Có tiền ăn cơm. Không tiền nấu cháo. Vậy mà mợ ném tuốt luốt hết đồ của bị can. Cũng định nhịn mợ cho yên. Nhưng mợ chợt thấy  cái lồng chim bị can treo trên cành bưởi. Mợ trề môi nói đói rã họng mà bày đặt chơi chim chơi gà. Rồi mợ chồm lấy cái lồng chim chạy ra bờ sông. Bị can nổi nóng, vói lấy cây tầm vông dùng làm đồ gài cửa đuổi theo mợ. Mợ lội xuống mí nước, nhận cái lồng chim xuống còn lớn  thách đố: “Tao nhận nước cho chết đó, dám làm gì tao  không?” Con xấn tới, đưa cao cây gậy tính đập xuống vai mợ. Mợ né nên không trúng nhưng hụt chân té xuống nước luôn. Vì mợ biết bơi, con tưởng không sao nên bỏ đi. Ai dè chỗ đó có nước xoáy mợ bị nước cuốn. Tới gần tối không thấy mợ về nhà. Bị can hoảng hồn chạy ra chỗ mợ té thì không thấy gì hết. Bị can tri hô lên. Trong xóm chạy ra cùng mò tìm vẫn không được. Đến sáng hôm sau xác mợ nổi lên.  Không ai tin mợ bị hụt chân hết. Ai cũng cho là bị can đập mợ chết rồi quăng xuống sông.
        Anh cảnh sát điều tra hỏi:
-  Nhưng sao khám nghiệm tử thi thấy có nhiều vết bầm? Bị can không đánh bị hại thì tại sao còn có dấu bầm trên mặt, trên vai, trên tay.
        - Bị can nghĩ những dấu bầm đó chắc do lúc cậu mợ đánh lộn mà có.
        Tôi hỏi:
        - Có ai làm chứng về việc cậu mợ bị can có đánh nhau trước đó không?
        - Dạ cũng không biết có ai thấy không nữa. Vì nhà cậu mợ cách xa nhà hàng xóm một đoạn ruộng.
        - Không giết người sao đi đầu thú?
        Thằng bé rươm rướm nước mắt:
        - Bị can thấy tại bị can mợ mới chết. Nếu bị can không đưa cây gậy lên cao thì mợ đâu có né để té xuống sông. Nhìn mấy đứa em con của cậu khóc bị can  khổ tâm lắm.  Ở tù mới đáng đời.
        Anh cảnh sát và tôi nhìn nhau. Không biết làm gì hơn, anh chìa cái biên bản nảy giờ cặm cụi ghi bảo thằng bé đọc rồi ký tên nếu thấy đúng như lời khai. Nó cầm lấy cây viết ký liền mà không thèm lướt mắt qua.
        Trước khi ra về, tôi hỏi nó có nguyện vọng gì không? Nó nhanh nhảu nói:
        - Khi ra tù, bị can sẽ bỏ đi xa, sẽ cố gắng làm thuê làm mướn dành dụm mua một miếng vườn nhỏ để nuôi thật nhiều chim.
        Vợ tôi có vẽ bàng hoàng khi nghe tôi kể lại câu chuyện. Nàng  sờ vào  bụng. Bỗng nàng nói như hụt hơi:
        - Anh ơi, em có thai rồi. Em đi khám hồi sáng, bác sĩ bảo vậy đó.
        Tôi cũng thót tim:
        - Ôi trời! Thiệt vậy sao cưng?  Hì hì… Vậy làm sao ly dị? Hay là chờ em sanh xong, hãy đưa đơn ly dị vào tòa án  nhe. Mình gửi con cho bà ngoại rồi mạnh ai nấy…
        Tôi chưa kịp nói dứt nàng đã ôm chầm lấy tôi, òa khóc. Tôi vuốt tóc nàng, thì thầm:
        - Đừng bao giờ hăm ly dị nữa nghe em! Mình phải cùng nhau nuôi con, lo cho con ăn học đến khi nó trưởng thành. Hãy quên cái tôi to như cột đèn của em đi nhe. À, có cho  anh… yêu chim không đây?
        Nàng bẽn lẽn cười:
        -  Cho! Muốn nuôi mấy cặp cũng được.
        Ngoài sân, nắng chiều dịu dàng trải thảm lên khoảng vườn thoang thoảng hương hoa. Con vẹt của thằng bạn thân mới tặng chợt bập bẹ hát “Em ơi, mùa xuân đến rồi đó!..”
Nàng bật cười. Con chim đáng yêu làm sao!

Nguyễn Thị Mây (Trà Vinh)

       
       


Read more…

Ở QUÁN VÔ THANH - Thơ Nguyễn Nguyên Phượng

                                     

                                     Lâng bâng đếm giọt xuân mùa
                              Cõi người chen chúc. Em chưa vội về
                                      Tình đời bạc áo chắn che
                              Tan mê giấc đá một bề vô thanh…
               
                               12/2/2014
                               Nguyễn Nguyên Phượng (Đồng Nai)
                                                 

Read more…

KHI CUỘC VUI ĐÃ NHẠT - Truyện ngắn Nguyễn Thị Việt Hà

                                          Nhà văn trẻ Nguyễn Thị Việt Hà

     - Ngân à. Em đau. Như có máu từ trong đầu chảy ra từ chân tóc vậy. Tóc em đang rụng dần, nhiều đến mức khi em vuốt nó để lại cả nắm mắc vào kẽ tay.
      Yên nhấp một chung rượu. Ngân định cản bạn khi Yên đã uống đến ly thứ 5 và có vẻ ngà ngà say. Mắt Yên hoang hoải, sóng mắt của Yên rất đẹp nhưng trống vắng như một bến sông và đau đáu như gim ngàn mảnh vỡ. Yên hướng mắt ra cầu sông Hàn. Thành phố 0 giờ, chiếc cầu vặn mình xoay.
     - Em không hiểu sao có biết bao nhiêu người thích ngắm cái cảnh này, cầu sông Hàn vặn mình đến khổ sở. Khi muốn trở về thì lại trật vị trí cũ. Nhưng mà nó cũng sắp hết quay rồi, cầu Rồng lấp lánh huy hoàng kia sẽ làm thay sứ mệnh lưu thông cho nó… Mà Ngân này, em có như cái cầu sông Hàn, ra sức vặn mình đến tê tái mà có muốn quay về vị trí cũ thôi cũng khó khăn, khổ sở.
     - Em suy nghĩ quá nhiều rồi. Đừng uống nữa, về nhà đi em, quá khuya rồi.
       Yên cười méo xệch, lục mấy con chíp chíp đã nguội ngắt, định ăn lại bỏ xuống. Cô bắt đầu khóc, trên vai Ngân. Tiếng khóc dồn nén đã lâu, bật ra, xoáy thành dòng, tuôn trào, xô đẩy hai bờ vai run rẩy. Ngân đưa tay vuốt tóc Yên, những sợi vướng mắc nơi kẽ tay, một cơn nhói xông đến, cô rụt tay lại, xoay ngang ôm choàng lấy Yên. Yên nói, giọng nát như một trái dưa hấu căng rơi từ trên cao xuống:
       - Hàng ngàn lần em bảo mình hãy cứ sống trơ trẽn đi. Nghĩa là đạp trên những nhớ nhung kia mà sống, kệ thây thiên hạ tìm kiếm cái gì thì tìm kiếm, em chỉ cần một người đàn ông đủ chứng nhận pháp lý để người ta bảo mình cũng có chồng như ai. Em đã sống quá tử tế rồi, chẳng bon chen, tranh giành gì với ai. Sao mà tình yêu của em nó lại khốn nạn thế hả chị?
       - Nếu không thể tiếp tục được, hay là em hủy hôn đi… Không gì khổ bằng sống nhầm cuộc đời của người khác.
      Yên nín bặt, cô lau khô nước mắt, nhìn thẳng vào Ngân:
    - Chị nói em nghe! Sao chừng ấy năm chị vẫn sống được với những thứ không do chị lựa chọn? Nó là cái gì nếu không phải là cuộc đời của chị, gia đình của chị?
    - Em đừng hỏi, chị chẳng có câu trả lời nào chính đáng dành cho em cả.
     Yên phá lên cười chua chát:
      - Không phải là chị không có câu trả lời mà chị sợ phải thú nhận sự thất bại của chị về một cuộc hôn nhân chị cố gắng sơn phết cho nó rực rỡ.
      Mắt Yên ầng ậc nước. Yên định trút hết cả bức xúc vào người phụ nữ trước mặt. Nhưng khi nhìn thấy đôi mắt bất lực của Ngân dưới ánh đèn đường, cô lại thôi.
     - Đàn bà chúng mình là phải thế hả chị? Em đã yêu Phong đến thế cơ mà. Sao em lại đi lấy Hùng hả chị? Tại sao Phong không kéo em thoát khỏi cuộc hôn nhân sắp xẩy ra? Tại sao em rõ lòng mình đến vậy mà em vẫn đồng ý khi gia đình Hùng đến hỏi cưới?
      Yên hỏi, nhưng cô không cần câu trả lời, cô móc túi lấy ra vài tờ một trăm đặt lên bàn, rồi kéo Ngân đi. Chị chủ quán gọi với theo báo còn thừa tiền. Yên phẩy tay nói mà không ngoảnh mặt lại:
    - Coi như còn thừa chút tiền là để tôi mua chút vui của đêm.
     Chị chủ quán chưng hửng, không hiểu Yên nói gì. Còn Yên vẫn đi về phía trước. Cô thấy mình hơi choáng váng:
- Ngân à! Đưa em về nhé! Em đau đầu quá!
- Chị đã nhắc em đừng uống rượu mà em vẫn cố tình!
- Em không rượu thì uống cái gì đây hả chị? Không lẽ tự uống nước mắt mình?
    Ngân chạy xe chầm chậm. Đà Nẵng đã im lìm chìm trong giấc ngủ. Chỉ có những cơn gió cào xót lòng. Yên có vẻ đã bình tĩnh hơn. Cô khe khẽ hát nho nhỏ một bài gì đó không rõ lời nhưng giai điệu thoảng qua nghe buồn da diết. Trời đã bắt đầu thu, gió đã có ngọn lành lạnh chờn vờn sau khe cổ. Xe dừng lại ở chung cư, Yên ngập ngừng dường như vẫn còn muốn đi lang thang thêm nữa. Ngân xoa đầu Yên cười xòa:
- Khuya lắm rồi. Hơn một giờ sáng rồi. Chị còn phải về  nữa chứ, không thì chồng nó có mà đuổi cổ ra ngoài.
     Yên gật đầu, ngoan ngoãn bước vào sảnh rồi lên thang máy. Ngân lướt xe trên phố, đèn vàng héo hắt như bóng chiếc lá sắp rụng. Con đường thăm thẳm, xe tải, xe khách và cả xe máy phóng trên đường, vẫn sầm sập, di chuyển khá đều đặn nhưng đều cô đơn. Ngân nghĩ tới câu hỏi của Yên, cô bất giác nhăn mặt như ăn nhầm mật cá. Đôi khi chịu đựng cũng là thói quen, giả vờ hạnh phúc cũng là thói quen nốt, quen đến mức chính bản thân cô cũng chẳng phân biệt được.

***
      Thì chia tay. Lý do ư? Cũng chẳng có gì? Chia tay là chia tay thôi. Yên nói thế! Phong không hề năn nỉ. Anh đứng lặng, chịu đựng, chấp nhận và bảo rằng sẽ chờ đợi. Yên ghét điều ấy. Tại sao anh không biết chế ngự cơn tức giận ấy của Yên. Yên quyết định đi, như cái cách cô cần hiểu gương mặt tình yêu của mình ra sao. Cô đã luôn đối xử tử tế với mọi người một cách có thể, nhưng đôi khi cô lại đối xử rất tệ với chính mình. Cô cứ loay hoay, loay hoay như một kẻ lỡ làng với nhịp sống cho đến tận bây giờ.
      Trưa. Nắng đã nóng. Đồng vẫn ngát xanh nhưng Yên thì phải về. Chiếc xe máy đi như lê trên đường. Là Yên cảm thấy thế ngay cả khi kim đã chỉ đến vạch 50km/giờ. Đây là lần đầu tiên cô cảm nhận rõ ràng sự chậm chạp. Có lần Yên bị đau mắt, phải mổ. Yên quờ quạng trong bóng tối. Hiển nhiên, Yên cũng chịu khó đón nhận cái sự khó chịu này qua bao nhiêu ngày “dò dẫm” tìm đường đi… mua cơm bụi. Hơn một tháng, những lúc trời tầm tã đổ mưa, không thấy đường đi cô thấy cả thế giới quay lưng lại với mình. Mọi thứ xung quanh dường như bị tước đoạt. Yên yêu Hùng trong cảm giác khó chịu ấy khi cả nhà cứ ca thán về việc con gái đã đến tuổi ba mươi vẫn còn chưa chịu lấy chồng. Nếu mọi người chỉ cần Yên lấy chồng để cho yên tâm thì điều ấy cô đáp ứng được. Khi Hùng, một anh kĩ sư điện gần nhà, thầm yêu Yên đã lâu ngỏ lời cầu hôn và Yên đồng ý luôn.
      Còn non một tháng Yên sẽ lấy chồng. Ngân bảo dừng lại đi, đừng cố lao đầu vào bụi rậm, đừng tự rắc gai lên lối mình đi. Suốt hàng chục đêm trắng, Yên trằn trọc muốn thoát khỏi sức ì hiện tại. Muốn tìm sự bứt phá cho cái của mình phải hoàn toàn của mình, một trăm phần trăm. Yên buồn. Nỗi buồn không tên. Chưa có nhu cầu chia sẻ. Những nơi cô đến và đi qua mỗi ngày nhạt nhòa dấu chấn- vô tình! Nhiệt huyết tạm bợ. Kể cả những giấc mơ cũng tạm bợ và bất thường như lòng cô của những ngày hoang hoải... Chưa có mùa thu nào buồn như bây giờ. Những bước chân quên lãng trải dài trên đường phố, đi qua đồng đất nơi cô lớn lên… nhạt nhẽo, hững hờ! Đi qua năm tháng với những va vấp làm cô chai lỳ với cảm xúc. Cô mường tượng ra sự việc đằng sau rất nhiều giọt nước mắt và nụ cười. Một chút thật. Một chút hình như không thật. Nhưng đó chỉ là điều Yên cảm thấy. Hình như cái nhạy cảm của Yên ngày nào đó đã bị năm tháng làm chai lỳ. Có một điều mà cô cho là nỗi bất hạnh lớn nhất đời mình. Đó là trước khi tiếp xúc với ai đó, cái đầu tiên cô phát hiện ở họ không phải là điều tốt mà chính là cô lại nhìn thấy điều đằng sau đó của người ta. Sự đa nghi là điều cần thiết cho một người chọn nghiệp viết lách để tồn tại như cô. Nhưng chính điều đó là nguyên nhân đưa Yên trở thành người đơn độc! Phong  từng kết luận như thế.
      Về đến chung cư, Yên gởi xe. Cô nằm một mình trong phòng nghe nhạc. Có cảm giác đói, uể oải nhưng lười chẳng muốn nấu nướng gì, lúc nãy có chạy qua mấy tiệm cơm, Yên tặc lưỡi bảo sẽ nấu cơm, sẽ buộc mình phải làm một bữa ra trò, ăn cho đã đời nhưng cuối cùng thì cô chỉ muốn nằm co ro như một con mèo mắc mưa. Bỗng dưng thèm được nghe một lời nhắc nhở để Yên được là Yên ngày xưa, nhạy cảm và rạch ròi trước mỗi vấn đề cô tiếp xúc. Để không bị cuốn vào, khuất lấp ở đâu đó trong cuộc sống tấp nập đầy lộn xộn ấy…
     Yên bật máy, lên yahoo. Yên chẳng tìm kiếm gì đâu, chỉ là muốn nhìn cái tên của Phong nằm ngay vị trí thứ hai từ trên xuống. Một vài lần Phong có nhắn tin để lại nhưng Yên thở dài rồi detele nó ngay ở giây thứ hai. Lâu rồi nick ấy không sáng, không một tin nhắn nào để lại. Yên mâu thuẫn khi mong mỏi có một ngày nào đó nó bừng sáng.  Có thể Yên vẫn sẽ im lặng thay cho bao lời nói mà chỉ những tấm lòng đồng cảm mới có thể nắm bắt được tín hiệu. Yên vốn kiệm lời và rất cầu toàn dù rằng cô là một con người hoàn toàn khiếm khuyết. Bất chợt, tim Yên nói lên, nick của Phong sáng lên trong chốc lát, ba năm… ba năm Yên nhìn vào cái nik ấy rồi bất động. Và bây giờ nó đã sáng lên. Yên lập cập viết chi chít chữ lên ấy. Nhưng Yên không gởi, Yên detele ngay ở giây thứ hai, Yên bải hoải. “Yên, nếu anh không nói, anh sẽ không bao giờ có cơ hội để nói nữa. Anh vẫn đợi em… cho đến tận ngày em làm lễ hỏi thì anh vẫn đợi em và tìm mọi cách để về Đông Hà nhưng không kịp… Nếu em đã quyết như vậy, anh không còn biết gì hơn ngoài việc cầu chúc em và Hùng hạnh phúc. Còn anh, anh sẽ say mãi… say mãi… cho đến khi nào đủ tỉnh táo để quên em!”. Tin nhắn hiện lên, những con chưa nhấp nháy và nick vụt tắt.
    Yên khóc… Yên cồn cào khóc… Đà Nẵng mưa. Có giọt mưa rơi xuống sông làm đầy thêm dòng nước. Có giọt mưa rơi trên mái tranh tạo nên tiếng tí tách và khoét thủng mảng sân đất như những lỗ khoan trên ống tiêu. Có giọt mưa rơi vào viên gạch, tích tắc đã mất dấu… nhàn nhạt… như cô. Tín hiệu tin nhắn từ điện thoại: “Em tưởng em yêu Phong à? Không, em hoang tưởng, em yêu bản thân mình một cách ích kỉ và đánh mất tình yêu của em!” – tin nhắn của Ngân. Yên tê tái. Yên không biết điều Ngân nói đúng hay sai. Nhưng Yên mệt rồi, Yên không nghĩ nữa, Yên muốn về Quảng Trị với mẹ. Yên chỉ cần bình yên, Yên không cần ai phân tích nữa, tự cô sẽ biết tất cả. Yên với chiếc cặp, nhét vào đó dăm ba bộ quần áo, gọi cho nhà xe đặt vé chuyến sớm nhất và cô lao ra bến xe. Mười hai giờ đêm, xe dừng ở Đông Hà. Một mình ngồi trên cây cầu vượt ngắm phố.
     Nhưng Yên  không muốn về Đông Hà. Yên nhắn tin cho Hùng: “Xin lỗi anh, hãy xem tất cả những chuyện vừa rồi giữa chúng mình chỉ là một cuộc vui. Khi cuộc vui đã nhạt… em mới nhận ra mình không hề yêu anh. Tình yêu của em ở nơi khác, đặt vào trái tim người khác…”. Điện thoại báo “đã chuyển”. Không chút chần chừ Yên ném chiếc điện thoại xuống dòng sông trước mắt. Trên bến xe, còn duy nhất một chuyến đến Ro Ró…

Nguyễn Thị Việt Hà (Cà Mau)
          

Read more…

ĐƯỜNG SANH TỬ - ÁNG MÂY BAY (Thơ Lê Phương Châu)



Gương mặt nhám sầy, đường gân thong thả
Cột xiêu ngiêng ngiêng, vách phên chấm rã
Đêm ẩm mốc, phù dung thơm trái đắng
Ngày kiêu sa, nắng vỡ hạt phố chiều

Ta vay mượn dòng xanh ươm rễ đá
Gió đuổi theo cánh hạc thỏng tay người
Ta tất tả, lạnh tanh che nhịp thở
Dấu tàn phai gãy gụp cột buồm trôi

Về đâu! Thuyền dong, cơn bão nổi
Mong manh hụp lặn biển trần ai
Thân xương thịt - đa mang đầy ước lệ
Tình chiêm bao bay bổng chốt then gài

Trái tim mộng đập nhanh - nhanh đáo để
Khoe tình vui trên râu tóc xanh xao
Đêm thẳng nếp rung chuông bờ thánh thiện
Mưa tấu hài - hình thể dạt tiêu hao

Mưa ủ dột phủ thân ta quá đỗi
Ta nhiều đêm không ngủ ngáp ra thơ
Đêm máu chảy về tim soi mệnh số
Vẫn dòng thơ chạm mãi bóng hư vô!

Đêm 24.2.2014
LÊ PHƯƠNG CHÂU
Read more…

MÀU ĐEN CHẤM PHÁ - Thơ Triệu Từ Truyền


Màu Đen

màu đen áo dài mười bảy tuổi
trong dạ vũ đêm hè
suốt đời anh nhớ
đam mê đen
nhiệt cuồng đỏ
màu đỏ bày tỏ
màu đen ẩn kính mãi bây giờ


màu đen mắt ướt
đêm giang hồ
không trăng sao
khung trời mưa gió


màu đen nốt ruồi
trên bờ môi
làm duyên điên dại đất trời


màu đen sợi tóc
ranh giới mong manh
giữa dữ - lành
thiện-ác



màu đen chấm phá
chữ viết mực mài
dòng khói chiều hôm quê mẹ


màu đen tròn điểm chấm
cuối thơ tình
đọc hoài chưa dứt


màu đen cột thu lôi
không tiếng sét nào phá vỡ
tình em


áo dài em lặp lại tối nay
nhân với đêm đen thành ngày vô tận
hốc đen hiện hình hành tinh lãng mạn
người đời thường nói:

trúng tim đen!


Nước Mắt Người Yêu

- em khóc vì đâu?
anh hứng giọt nước mắt trong lòng bàn tay lăn theo đường sinh mạng
giọt nước mắt phát sáng soi quãng đời còn lại
quãng đời của đóa quỳ bị hủy hoại
quãng đời của con ong bị gãy cánh giữa đường bay


- anh ngậm giọt nước mắt trong đôi môi tịnh khẩu
giọt nước mắt của em hình thành hạt ngọc
anh hiền lành như loài trai ẩn mình trong vịnh lặng thinh

- tên phù thủy cướp hạt ngọc trên môi anh
biến hóa hạt ngọc thành sao chổi
anh giành ôm sao chổi
để tan mình trong vũ trụ giãn nở
anh chỉ còn lại một tế bào phiêu diêu nơi thiên hà u tịch
tế bào mang gien di truyền nước mắt của em.

Triệu Từ Truyền (TP. HCM)


Read more…

HÌNH NHƯ LÀ MƯA NGÂU - Truyện ngắn Dương Hằng

Cây bút trẻ Dương Hằng, sinh năm 1994, hiện là sinh viên năm 2 trường ĐH Ngoại thương Hà Nội. 

Ngôi nhà tôi và mẹ ở chỉ lợp bằng mái tranh, mùa mưa về dậy lên mùi âm ẩm. Sương hay nắng còn che trú tạm, mưa xuống là chỗ tôi nằm trở nên ướt nhoẹt. Khoảng vườn nhà tôi rất rộng, mẹ đào xới trồng đủ thứ rau cạn, rồi đem ra chợ bán. Vườn choán hết sân, đến nỗi khoảnh đất lởm chởm gồ ghề trước cửa nhà co lại chỉ còn bằng manh chiếu. Hồi nhỏ, đó là nơi lý tưởng để tôi cùng chúng bạn chơi bi, đánh cù, ô ăn quan. Cây ổi có mặt ở phía góc sân hình như là lúc tôi lên bảy, bây giờ đang mùa hoa trổ, những đốm trắng nhụy vàng giăng nhịp nhàng kẽ lá và cũng là mùa sâu xanh rờn ngủ im lìm trên phiến lá. Dưới tán ổi, tôi xây một ngôi mộ nhỏ, đắp đất lên cao, cắm một nén nhang ở đó. Khói nhang nghi ngút quanh nhà. Tôi chỉ làm như vậy khi ở nhà một mình, nén nhang cháy hết, tôi sẽ vứt xuống sông, và để nó trôi đi. Nhang là tôi xin từ một đứa bạn, nhà tôi không có bàn thờ, nên chẳng bao giờ phải mua nhang cả. Mẹ không biết về sự tồn tại của nén nhang trong khoảng sân nhà mình, chỉ biết một mô đất nhỏ nhô lên, như con bé nghịch ngợm đã xây một ngọn núi. Bà bực lắm, đạp phăng mô đất đó bằng bàn chân to sạm, rồi quở trách tôi vài câu, đại loại như “Mẹ mày chưa đủ bận hay sao còn vẽ việc”, “Cái sân nhà mày chưa đủ xấu à?”…  Cuộc sống gồng gánh với mưu sinh khiến bà chẳng bao giờ đoái hoài đến ngày tháng, để biết rằng mô đất kia chỉ xuất hiện một tháng hai lần, vào ngày mùng một và rằm. Và chẳng ngờ, chính bàn chân bà đạp đổ đi ngôi mộ của chồng mình – ngôi mộ của cha tôi.
Khi tôi đủ hiểu biết, mẹ bảo cha chết trong một chuyến đi đào vàng xa xôi lắm. Những người đi cùng cha trong chuyến ấy, mới tin rằng cha đã thực sự rời xa mẹ con tôi, mãi mãi. Gánh trụ cột oằn lên vai mẹ. Đôi khi tôi còn nghĩ, mẹ không thương tôi, bà có thể sẵn sàng bỏ rơi tôi bất cứ lúc nào. Cử chỉ âu yếm hay vỗ về một đứa trẻ, tôi chưa bao giờ có từ mẹ. Ngôi nhà chỉ có hai mẹ con mà om sòm bởi tiếng chan chát, đanh chua. Mẹ chửi tôi, rồi bâng quơ chửi đời. Mười tám tuổi, thiếu nữ đã sinh và nuôi con một mình với bao vất vả, cực chẳng đã mới phải chửi ra như cách để bà gỡ nỗi lo, tủi hờn bận bịu ra khỏi tấm thân béo tròn, cục mịch mà ngỡ mình nhẹ người đi mươi mười kí – tôi thường vin vào ý nghĩ ấy để thương mẹ. Nếu mẹ định bỏ tôi, thì đã không đèo bòng mười bảy năm nay, ngay cả khi tôi chẳng làm được gì giúp mẹ. Kì thực, những lúc mẹ chửi, ý nghĩ dồn đuổi tôi về cha… Tôi nương vào những giấc mơ có nụ cười hiền từ của cha để bớt giật mình bởi tiếng chửi còn văng vẳng bên tai…
Ngày mưa, mưa rề rà và xám nhoẹt khoảng sân nâu đất và đám rau mẹ mới trồng. Mẹ ngồi ở bậu cửa, lọc những hạt lạc chắc nịch để mai đem trồng, loại hạt gầy ra, nhưng không vứt đi, mà gói ghém cẩn thận vào chiếc túi ni lông nhỏ. Mẹ bảo:
- Mang túi này vào vại để, mai tao trồng. Còn túi này, cất đi hôm nào khoai thái đã phơi khô, thì lấy ra mà nấu với cháo khoai.
Tôi răm rắp làm theo. Lúc tôi quay ra, giọng mẹ ngọt hơn mọi khi:
- Lại nhổ cho tao mấy cái tóc sâu nào, ngứa quá. Nuôi con gái lớn độ này mà chưa nhổ được cho mẹ mày cái tóc nào cả.
Tôi hí hoáy bới tóc mẹ. Mái tóc đen mượt, bởi bà dùng bồ kết nướng lâu năm, mùi hương nhu vẫn còn thoang thoảng. Tôi xuýt xoa:
- Tóc mẹ đen quá, mềm hơn cả tóc con nữa.
- Mày khen thừa. Hồi tao bằng mày, khối thằng giả tiếng tắc kè đầu ngõ. Tóc đen và dài tới qua mông, da trắng nõn. Cả làng có mỗi tao là xinh nhất đấy.
Cuộc sống lam lũ, vất vả chóng phai tàn đi xuân sắc. Mẹ tôi giờ đã ba lăm, già đi nhiều. Bàn tay chằng chịt xác rau, xanh lè, bàn chân máu bùn, máu rạ in hằn chả buồn kì cọ cho sạch. Bà bảo “Thời gian lội ruộng nhiều hơn ở nhà, thì cần gì đánh sạch. Sạch được một đêm, mai lại đâu vào đấy. Mất công.”
- Đấy, cái đấy ngứa. Mày cứ tìm những sợi như thế mà nhổ tận gốc đi cho tao.
Mẹ vỗ đét vào đùi tôi, đỏ tấy. Nhân thấy mẹ hiền, vui vui lúc tôi nhổ được sợi tóc ngứa xoăn tít như lò xo, tôi gạn hỏi:
- Cha mất khi con mấy tuổi hả mẹ?
- Lúc ấy mày vừa cai sữa xong.
- Sao ngày ấy, mẹ không giữ chân cha, đừng để cha đi con đường nguy hiểm đó?
Mẹ chùng vai xuống, tiếng thở dài nén chặt.
- Cha mày ở nhà thì lấy gì mà ăn. Không chết chuyến ấy cũng chết vì đói. Có khi cả tao cũng chết. Mà cái chết đã định sẵn, thì ở đâu rồi cũng chết thôi.
Mẹ tôi thường độc miệng thế, chứ tâm bà, vẫn lay động. Tôi im lặng, không dám ho he gì thêm, không phải vì sợ hỏi tiếp, bà chửi, mà sợ mình sẽ bật khóc.
- Mà mày quên cha mày đi. Bỏ vợ bỏ con mà đi thì chả có gì đáng nhớ. Mày thương lấy thân mẹ mày đây này.
Tôi thường vẽ ra hình ảnh về ba. Đẹp lắm! Ba sẽ bế thốc tôi lên chiếc xe thồ cũ nát đi ra đồng chở lúa ngô về. Những ngày gió, ba sẽ cùng tôi làm những chiếc diều bằng xương dừa vuốt mỏng và uốn cong. Tôi đuổi theo cánh diều. Diều đuổi theo gió. Cha đuổi theo bước tôi. Nghĩ đến dừa, chợt nhớ đang mùa trĩu quả. Chắc vài bữa nữa mẹ sẽ qua nhà ông hàng xóm nhờ trèo hái giúp. Lúc ấy, tôi rơm rớm nước mắt, giá mà…
Điều ước thành sự thật, tôi có cha. Một người đàn ông đi cùng mẹ về tối nọ. Mẹ bảo ông ấy sẽ sống cùng mẹ con tôi trong ngôi nhà này. Nghiễm nhiên ông ấy thành cha tôi. Ông ấy béo, bệu và cục mịch. Ông ấy không ở lì nhà tôi cả ngày, ông chỉ đến vào lúc nhập nhoạng tối, ăn cơm cùng mẹ con tôi, rồi sáng hôm sau đi sớm. Cổ ông ấy đeo một dây chuyền vàng to bự, nhìn cách ăn mặc cũng đủ biết là lắm tiền. Tôi chẳng hiểu vì sao ông lại chui rúc vào cái xó xỉnh tối tăm này. Tôi buồn, và thương cha. Sợ mẹ, tôi chẳng dám nói với bà rằng tôi không thích ông ấy tẹo nào. Hôm đầu tiên ông ấy đến, cái cách ông ấy nhìn tôi, rồi vuốt tóc tôi rất nhẹ, tôi thấy lạnh gáy. Có một điều, khiến tôi dốc hết can đảm để thổ lộ với mẹ, mặc cho bị ăn chửi:
- Con không thích gọi ông ấy là cha.
- Mày muốn có cha cơ mà?
- Cha chết rồi.
Ba chữ gọn đeo và gấp gấp. Nói xong, miệng tôi mếu máo, mắt ngân ngấn nước. Tôi chạy đi trước khi bà nhìn thấy những giọt nước mắt trào ra. Nước mắt khô cong tự bao giờ, bỗng nhiên tuôn như mưa, khiến tôi sợ người ta bắt gặp mình khóc ghê gớm. Mẹ không là ngoại lệ. Cả buổi chiều, tôi không về.
Tối đó, mẹ lôi xoành xoạch tôi vào buồng, dí tay mạnh vào hông phải của tôi, dằn từng chữ:
- Mày phải gọi ông ấy là cha, vì ông ấy có tiền. Mày muốn mẹ mày khổ mãi à?
Tôi đành phải gọi ông ấy là cha. Tôi hiếm khi nói chuyện với ông ấy. Vài lần tôi quên gọi cha, mẹ tôi quát. Từ khi có sự xuất hiện của ông ấy, bữa cơm trở nên nhạt. Không một ai nói câu gì. Mẹ và ông ấy nằm trong buồng, tôi nằm giường gian ngoài, hai gian chỉ cách nhau bằng dải ri đô xanh nước biển mỏng tang. Có hôm tôi lén thấy ông ấy đưa cho mẹ một bọc tiền. Bà giữ khư khư, không sắm sanh gì thêm, vẫn cần mẫn với nghề bán rau, cũng chẳng sửa sang cho nhà bớt dột mùa ngâu. Và có những đêm, tôi tỉnh dậy lúc canh ba, ra vườn đi tiểu, ngang qua cửa, nghe thấy buồng trong có tiếng thở mạnh, tiếng ấm ứ, tiếng giường kèn kẹt, tôi nhắm mắt, bước nhanh. Khi tôi trở vào nhà, tôi không tài nào ngủ tiếp.
***
Người đàn ông đến khi trời đã chạng vạng tối. Mẹ không về cùng bữa ấy. Từ trong phòng tắm chỉ được chắn bằng bốn tấm mành thưa làm thành bốn bức tường, tôi thấy gã bước tới gần, tay chạm vào tấm mành cửa vào. Tôi vội vàng mặc quần áo. Chớp nhoáng, gã xông vào. Tôi không đủ sức để vùng vẫy. Tôi cắn chặt môi, móng tay bấu chặt vào bờ vai vạm vỡ của gã. Hình ảnh cha thoáng hiện ra như sự cầu cứu. Tôi lịm đi trong tiếng nấc và cơn rát giày vò. Đêm đấy, tôi không về. Tôi ngồi ở khúc sông cuối làng. Bỗng nhiên lại thèm cơn mưa ngâu tắm táp…
Tôi không dám kể cho mẹ nghe câu chuyện ấy. Có những đêm tôi khóc, đến khi không còn khóc được, tôi thiếp đi. Sáng hôm sau tỉnh giấc, sờ vào gối, thấy ươn ướt, cứ ngỡ rằng mùa ngâu đã đến từ đêm qua…
Bữa tối, chỉ có món cà muối mặn, và chát ngoéo, bát canh hến mồng tơi, vậy mà gã ăn liền mấy bát. Gã cắn quả cà rau ráu, bắn tóe cả hạt cà lấm tấm lên mặt tôi. Nếu không có những lần gã đưa tiền cho mẹ, tôi đã nghĩ chiếc vòng vàng kia chỉ là mạ. Giàu như gã, mà vẫn ăn những thứ rẻ tiền này. Thật lạ. Gã nhìn tôi, ánh mắt soi vào bầu vú, tôi đã cố nịt chặt lại bằng chiếc áo ngực mà cách đây ba năm, tôi mặc vừa. Bầu ngực lúc ấy chỉ bằng cái chũm cau. Mẹ nhìn sang gã, thấy gương mặt dê dúa của gã chăm chăm vào bầu ngực của tôi, mẹ sinh nghi. Mẹ dằn đôi đũa xuống mâm cơm, rồi đi vào buồng, nằm im thin thít.
Tôi vẫn không tài nào chợp mắt. Muốn đi tiểu cũng chẳng dám ra vườn, sợ đi ngang qua cửa nghe thấy tiếng rên rỉ khẽ khàng, lòng tôi lại đau quay quắt, tim như bị miếng sành vỡ cứa thành vạn ngàn vết xước. Tiếng to nhỏ lầm rầm, chan chát như đay nghiến, không phải âm thanh ấm ứ hay kèn kẹt, lại khiến tôi bật dậy, nép vào cửa buồng.
- Có phải ông đã làm gì con bé không? Hãy nói thật đi.
- Ờ, tôi cho bà và nó cuộc sống đầy đủ là được chứ gì.
- Đồ súc sinh. Với con bé thì cha nó chết lâu rồi. Nó đã nuôi hình ảnh đẹp về cha nó, sao tôi có thể nhẫn tâm để nó biết ông là cha nó. Ông biền biệt mười mấy năm trời, sống sung sướng để trở về giết tôi và con gái mình như vậy hả. Đồ mất tính người này, giời ơi…
Tôi cố bấm chặt môi để mình không bật ra tiếng nấc. Tôi chạy đi trong vô định và bàn tay víu chặt nơi lồng ngực đang nghẹt thở như có tảng đá nặng đè lên. Tôi ngồi bên bờ sông, gục đầu xuống, tóc xõa dài che khuất mặt. Cỏ ven sông ươn ướt. Hình như là mưa ngâu...

Dương Hằng (Hà Nội)





Read more…

TÌNH QUÊ - Thơ Dzạ Lữ Kiều



Đời tôi… yêu quê hơn phố
vì cánh cò trắng tung bay
nơi đồng lúa vàng trĩu hạt
có con sông chiều nắng lay

Tuổi thơ ai từng ở quê
tung tăng đường làng lộng gió
con dế mèn “Reng!” thảm cỏ
tiếng chim Cu gáy sau hè

Đường chiều trâu thả trên đê
cánh diều nghiêng chao mắt biếc
rưng rức sắn, khoai lùi bếp
gió vờn khói rạ reo vui…

Tình quê đậm đà hơn phố
chan hòa nếp sống làng, buôn…
đi xa vẫn hoài luyến nhớ
nên lòng tôi… yêu quê hơn!

Phố núi, 24-2-2014

Dzạ Lữ Kiều
Read more…

MÙA XUÂN NẦY EM CÓ VỀ KHÔNG? - Thơ Nguyễn An Bình




Mùa xuân nầy em có về không?
Anh đọc em nghe
Những bài thơ tình thời còn đi học
Hoa nắng lung linh lên hai chùm bím tóc
Vạt áo lụa mềm nón lá chao nghiêng
Lá rơi nhẹ theo từng bước chân em
Thăm lại mái trường xưa
Cây phượng già lẻ bóng
Cánh dầu rụng xoay xoay như chong chóng
Vòng xe đạp quay mấy mùa vẹt thắng mòn gôm
Cơn mưa chiều khao khát một nụ hôn
Tràn đầy nỗi nhớ.

Mùa xuân nầy em có về không?
Tránh cái rét cắt da
Của mùa đông Bắc Mỹ
Lá phong cuối mùa đỏ màu nhớ thương cũ kĩ
Ngủ vùi trong làn tuyết trắng mênh mông
Cái lạnh sắt se xuống mấy chục độ âm
Trong nỗi quạnh hiu một đời ngơ ngác
Thời gian làm tóc em thêm nhiều sợi bạc
Thèm nhìn từng sợi khói quê nhà
Một người luôn dõi cánh chim xa.
Hoàng hôn lẻ bạn.

Mùa xuân nầy em có về không?
Anh đưa em về
Con đường làng ngày xưa đất đỏ
Con trâu già thảnh thơi nằm im nhai cỏ
Chim chìa vôi ríu rít hót bên hiên
Tiếng trống đình náo nức lễ kỳ yên
Vui hội dân gian chơi đá gà, bầu cua cá cọp
Chúng mình  hẹn nhau đi xem hát bội
Say mê hát tuồng nghe kể chuyện cũ tích xưa
Trong ánh mắt ngây thơ
Tình yêu luôn có hậu
Em còn nhớ hay em đã quên?

Tháng 2/2014
Nguyễn An Bình (Cần Thơ)







Read more…

TỈNH UỶ, HĐND, UBND, UBMTTQVN TỈNH BÌNH DƯƠNG HỌP MẶT VĂN NGHỆ SĨ NHÂN DỊP XUÂN GIÁP NGỌ 2014


Sáng ngày 25/02/2014, tại hội trường Nhà hàng - khách sạn Bình Dương, Tỉnh uỷ, HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh Bình Dương đã tổ chức buổi họp mặt thân mật văn nghệ sĩ trong tỉnh nhân dịp xuân Giáp Ngọ 2014.  
Về dự buổi họp mặt có Giáo sư, nhạc sĩ Ca Lê Thuần, Phó Chủ tịch UB toàn quốc LH các Hội VHNT Việt Nam - Chủ tịch LH các Hội VHNT TP.HCM
Ở tỉnh có ông: Nguyễn Minh Giao, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ; ông Huỳnh Văn Nhị, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBMTTQVN tỉnh; đại diện một số sở ngành cùng gần 200 văn nghệ sĩ trong toàn tỉnh Bình Dương. 
Buổi họp mặt còn đón tiếp nhạc sĩ Trương Quang Lục, người có nhiều gắn bó với Bình Dương trên lĩnh vực VHNT nói chung, âm nhạc nói riêng.
Dưới đây là một số hình ảnh của buổi họp mặt (XEM THÊM)


Read more…

NGỦ ĐI EM! - Thơ Nguyễn Văn Ân


Ngủ đi giấc mộng theo về
Gió ru vội mái tóc thề dịu êm
Dìu em vào cõi thần tiên
Tương tư về đọng môi mềm sớm hôm
Dưới bờ lá cỏ bên thềm
Nõn nà tay nhỏ gieo niềm nhớ thương
Em nằm tóc xõa vấn vương
Ngủ ngoan đi nhé! Đừng buông hững hờ!
Mộng về khép kín đồi mơ
Phất phơ vạt nắng, đợi chờ tiếng ru
Ngủ đi em! Mắt mùa thu
Tuổi xuân vừa chớm vi vu mộng  vàng
Ai cho em những xốn xang…?
Ai cho em những cung đàn reo vui?
Ngủ đi em! Ngủ nữa thôi!
Anh ru em ngủ như thời trẻ con
Bên vườn chim hót véo von
Nhả câu thơ cuối cho tròn… nhớ mong

Nguyễn Văn Ân (Bình Dương)
Read more…

KHÔNG LÀ - Thơ Kim Sơn Giang



Xuân chưa cạn
Lòng dần vơi 
Tâm sự
Đêm dài thêm
Vui ngắn lại theo ngày.
Hoa xoan rơi trên đường vào cửa lớp
Lá bàng xòe khoe gió động nền hoa.

Em chạm vào tôi 
Mùa xuân hé nụ
Tháng giêng tròn, nỗi nhớ rụng tròn vo.

Nền trời xanh cao vời theo khát vọng
Cánh diều mơ tuổi nhỏ dậy lưng trời.

Không là mây
Nghe chiều về bảng lảng
Cuối nẻo lòng ngập lối trắng tinh khôi.
Không là hoa xuân đi rồi trọi cánh
Không là gió lùa Nàng Bân mỗi độ
Không là tình để em đến rồi đi

Là cây thôi
Gốc me già tư lự
Trái đu cành chua ngọt với nhân gian.

17.02.2014
Kim Sơn Giang (Bình Định)
Read more…

CÁCH NHẬP COMMENT TRÊN HƯƠNG QUÊ NHÀ

Đầu tiên, nhấp chuột vào ô Nhập nhận xét của bạn rồi viết comment. Viết xong, nhấp chuột vào ô Tài khoản Google. Sau đó nhấp chuột vào Tên/URL thì sẽ hiện ra 2 ô. Ô phía trên, ghi Họ và tên của bạn. Ô phía dưới, ghi dòng chữ:huongquenha.com

Cuối cùng, nhấp chuột vào ô Tiếp tục và nhấp chuột tiếp vào ô Xuất bản là xong. (Nếu bạn đã có sẵn Tài khoản Google, thì sau khi viết comment, chỉ cần nhấp chuột vào ô Xuất bản là thành công)

Số lượt xem tháng trước


-------------------------------------------------------------------------


TÁC GIẢ & TÁC PHẨM
* TÁC GIẢ & TÁC PHẨM * TÁC GIẢ & TÁC PHẨM * TÁC GIẢ & TÁC PHẨM * TÁC GIẢ & TÁC PHẨM---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ái Nhân (21) Ambrose Bierce (1) ẢNH (58) Anh Ngọc (1) Anh Nguyên (1) Anh Phong (4) Anh Phương (9) âm nhạc (2) âm thanh (1) Ân Thiên (1) Bạch Diệp (5) Bách Mỵ (2) BÀN TRÒN VĂN NGHỆ (87) Bảo Hồ (1) Bảo Lâm (1) Bảo Ninh (2) Bé Hải Dân (1) Bích Ái (3) Bích Lê (4) Bích Ngọc (1) Bích Vân (2) Bình Địa Mộc (3) Bình Nguyên (1) Bình Nguyên Trang (2) binh pháp (1) Bình Tâm (1) Bobby Nam Giang (3) Bùi Anh Sắc (1) Bùi Công Thuấn (1) Bùi Danh Hải Phong (1) Bùi Đức Ánh (66) Bùi Hoài Vân (5) Bùi Huyền Tương (2) Bùi Hữu Phước (1) Bùi Nguyên Bằng (25) Bùi Nhựa (4) Bùi Văn Bồng (5) Bùi Việt Thắng (2) BÚT KÝ (17) Ca Dao (2) Cao Duy Thảo (1) Cao Kim Quy (1) Cao Thị Thu Hà (3) Cao Thọ Thêm (2) Cao Thoại Châu (1) Cao Thu Hà (1) Cao Trọng Quế (1) Cao Văn Tam (5) Cát Du (7) Catherine Mansfield (1) Cẩm Lệ (4) Cẩm Tú Cầu (1) Chàng Cát (1) Chánh Đức (1) CHÀO XUÂN 2014 (1) CHÂN DUNG VĂN NGHỆ SĨ (2) Châu Đoàn (1) Châu Quang Phước (1) Châu Thạch (9) Châu Thường Vinh (1) Chí Anh (1) Chính Đức (1) chủ (1) CHỦ BIÊN (136) Chu Giang Phong (1) Chu Lai (2) Chu Ngạn Thư (10) Chu Trầm Nguyên Minh (16) Chu Vương Miện (1) Chúa Sơn Lâm (1) Cỏ Dại (7) covid 19 (1) Công Nguyễn (1) Cơ Xương (1) Cúc Dương (1) Cuộc thi văn chương (1) CỬA SỔ VĂN HÓA (6) Dạ Ngân (1) Dã Phong Bình (2) Dã Phương (1) Dạ Thảo (2) Dạ Thy (1) Diệp Linh (18) Diệp Uy (1) Dino Buzzati (3) DỌC ĐƯỜNG (29) Du Tử Lê (1) Dung Thị Vân (28) Duy Bằng (1) Duy Phạm (3) Dương Diệu Minh (1) Dương Đăng Huệ (1) Dương Hải Yến (2) Dương Hằng (7) Dương Kim Nhi (4) Dương Kim Thoa (1) Dương Phương Vinh (1) Dương Thành Thái (3) Dương Thị Yến Trinh (2) Dương Xuân Triều (6) Dzạ Lữ Kiều (6) Đàm Lan (17) đạo đức (2) Đào Hiền (2) Đào Hữu Thức (2) Đào Khương (2) Đào Minh Hiệp (2) Đào Phạm Thuỳ Trang (82) Đào Quang Bắc (1) Đào Quý Thạnh (1) Đào Thanh Hoà (14) Đào Thị Quý Thanh (1) Đào Thị Thu Hiền (3) Đào Văn Đạt (31) Đào Viết Bửu (7) Đặng Châu Long (1) Đặng Diệu Thoa (1) Đăng Đăng (1) Đăng Huỳnh (1) Đặng Quốc Khánh (8) Đặng Quý Địch (3) Đặng Tấn Tới (2) Đặng Thị Hoa (2) Đặng Thị Xuân (1) Đăng Trình (1) Đặng Tường Vy (3) Đặng Văn Sử (1) Đặng Việt Trinh (1) Đặng Xuân Xuyến (9) ĐIỂM BÁO (2) Điêu Thuyền (1) Đinh Lốc (2) Đình Thậm (1) Đinh Vương Khanh (4) Đoàn Khương Duy (1) Đoàn Thị Minh Hiệp (4) Đoàn Tuyết Thu (1) Đoản văn (1) ĐỌC SÁCH (23) Đỗ Chiến Thắng (6) Đỗ Duy Hoàng (15) Đỗ Hồng Ngọc (5) Đỗ KIm Dung (1) Đỗ Phu (1) Đỗ Quyên (2) Đỗ Tâm Linh (1) Đỗ Tấn Đạt (2) Đỗ Thị Kim Hải (2) Đỗ Trúc Hàn (1) Đỗ Văn Tiến (1) Đỗ Xuân Phương (1) Đức Linh (1) Đức Tiên (3) Elena Pucillo Truong (6) gan jing world (1) Ghi chép (2) Giang Đình (8) Giang Hiền Sơn (6) Giáo dục (1) Guy de Maupassant (1) Hà Đoàn (2) Hạ Ly (1) Hà Nguyên (2) Hà Nhữ Uyên (2) Hà Phi Phượng (1) Hạ Thi (3) Hà Thị Thu Hằng (1) Hà Tùng Sơn (1) Hải Điểu (1) Hải Miên (3) Hải Phong (2) Hải Thăng (1) Hải Thuỵ (6) Hải Yến (2) Hàm Sơn (1) Hàn Dã Thảo (2) Hàn Du Tử (17) Hàn Hữu Yên (1) Hàn Lâm (1) Hãn Nguyên Nguyễn Nhã (1) Hàn Nguyệt (1) Hàn Phong Vũ (19) Hàn Tín (1) Hạng Vũ (1) Hậu Cốc Ngang (1) Hậu Đậu (1) Hiếu Dũng (1) Hoa Hướng Dương (1) Hoa Mai (2) Hoa Tím Buồn (4) Hoa Tuyết (2) Hoà Văn (10) Hoa Xuyến Chi (1) Hoài Huyền Thanh (53) Hoan Giang (1) Hoàng Anh (6) Hoàng Anh 79 (26) Hoàng Chẩm (53) Hoàng Chẫm (1) Hoàng Đình Quang (2) Hoàng Giao (4) Hoàng Hạ Miên (6) Hoàng Hữu (1) Hoàng Khánh Duy (5) Hoàng Kim (1) Hoàng Kim Chi (1) Hoàng Kim Oanh (2) Hoàng Linh (6) Hoàng Long (2) Hoàng Lộc (8) Hoàng Mẫn (1) Hoàng Minh Tường (2) Hoàng Nghĩa Lược (1) Hoàng Ngọc Xuân (4) Hoàng Nguyên (1) Hoàng Phủ Ngọc Tường (1) Hoàng Thảo Chi (1) Hoàng Thị Nhã (8) Hoàng Thị Thu Thủy (2) Hoàng Trang (1) Hoàng Trần (1) Hoàng Trọng Quý (9) Hoàng Trọng thắng (1) Hoàng Tuấn Sơn (1) Hoàng Tuyên (2) Hoàng Vũ Thuật (1) Hoàng Xuân Hiến (1) Hoàng Xuân Niên (1) Hồ Bích Ngọc (4) Hồ Bích Vân (2) Hồ Đắc Thiếu Anh (1) Hồ Hải (2) Hồ Lê Diêm (1) Hồ Nam (1) Hồ Ngọc Diệp (1) Hồ Nhật Quang (1) Hồ Sĩ Duy (1) Hồ Thanh Ngân (10) Hồ Thế Hà (2) Hồ Thế Phất (3) Hồ Thế Sinh (1) Hồ Tĩnh Tâm (1) Hồ Tịnh Thuỷ (21) Hồ Vũ Khánh Linh (1) Hồ Xuân Thu (3) Hội Nhà văn TP. HCM (1) Hồng Hạnh (3) Hồng Liễu (1) Hồng Phúc (8) Hồng Tâm (10) Huệ Triệu (3) HUMICHI (5) Huy Nguyên (15) Huy Vọng (17) Huy Vũ (1) Huyết Kiệt (1) Huỳnh Dạ Thảo (1) Huỳnh Gia (18) Huỳnh Kim Bửu (1) Huỳnh Minh Lệ (2) Huỳnh Ngọc Nga (1) Huỳnh Ngọc Phước (29) Huỳnh Như Phương (1) Huỳnh Thanh Lan (1) Huỳnh Thị Quỳnh Nga (1) Huỳnh Thúy Thúy (1) Huỳnh Văn Diệu (1) Huỳnh Văn Mỹ (1) Huỳnh Văn Yên (1) Huỳnh Xuân Sơn (3) Hương Đêm (1) Hương Đình (4) Hương Quê Nhà (1) Hương Văn (6) Hửu Thỉnh (1) Irina Polianxkaia (1) James Dylan (4) James Joyce (1) Jeffrey Thai (9) Jerry Thu Trà (7) Kai Hoàng (1) Kate Chopin (1) Kha Tiệm Ly (4) Khả Xuân (1) Khán Võ (2) Khảo Mai (1) khoa học (1) Khổng Trường Chiến (3) Khổng Vĩnh Nguyên (1) KỊCH BẢN (1) Kiên Giang (1) Kiến Giang (12) Kiều Huệ (1) Kim Chuông (4) Kim Dung (2) Kim Ngoan (15) Kim Quyên (1) Kim Sơn Giang (22) Kim Tiết (9) Kim Yến (1) Kỳ Nam (2) Ký sự (14) Lã Bố (1) La Hán (1) La Mai Thi Gia (1) Lạc Thảo (1) Lại Ngọc Thư (1) Lam Giang (3) Lan Anh (1) Lan Phương (1) Lan Thanh (1) Lãng Du (6) Lâm Bích Thuỷ (8) Lâm Cẩm Ái (3) Lâm Hạ (11) Lâm Huy Nhuận (1) Lâm Trúc (30) Lâm Xuân Vi (1) Lâu Văn Mua (1) Lê Ân (5) Lê Bá Duy (9) Lê Đình Danh (79) Lê Đức Hoàng Vân (1) Lê Đức Lang (13) Lê Giang Trần (1) Lệ Hằng (3) Lê Hoài Lương (4) Lê Hoàng (2) Lê Hứa Huyền Trân (39) Lê Khánh Luận (1) Lê Minh Chánh (1) Lê Minh Dung (2) Lê Minh Hải (2) Lê Minh Vũ (3) Lê Ngân (3) Lê Ngọc Phái (1) Lê Ngọc Trác (1) Lê Ngũ Nam Phong (11) Lê Nhựt Triết (8) Lê Phương Châu (30) Lê Quang Trạng (23) Lê Sa Long (2) Lê Thanh Hùng (34) Lê Thanh My (8) Lê Thấu (1) Lê Thị Cẩm Tú (6) Lê Thị Hồng Thắm (1) Lê Thị Kim (1) Lê Thị Ngọc Lệ (1) Lê Thị Ngọc Nữ (32) Lê Thị Thu Hiền (1) Lê Thị Xuyên (13) Lê Thiếu Nhơn (15) Lê Thống Nhất (6) Lê Thụy Phương (2) Lê Tiến Dũng (1) Lê Tiến Mợi (6) Lê Trọng Nghĩa (3) Lê Trung Hiếu (1) Lê Tuân (4) Lê Uyên (1) Lê Văn Hiếu (12) Lê Văn Ngăn (3) Lê Vi Thuỷ (1) Lê Vinh (4) Lê Xuân Tiến (1) Lindsay Polak (1) Linh Lan (7) Linh Lan (Quảng Nam) (8) Linh Phương (3) Linh Thy (2) Long Khánh (4) Long Vương (1) luân hồi (1) Lữ Hồng (3) Lư Nhất Vũ (1) Lương Cẩm Quyên (1) Lương Duyên Thắng (3) Lương Đình Khoa (1) Lương Sơn (27) Lưu Ly (6) Lưu Quang Minh (15) Lưu Thành Tựu (1) Lưu Thị Mười (2) Lưu Xuân Cảnh (2) Lý Khánh Vinh (15) Lý Thành Long (1) Lý Thời Miễn (1) M.T.N.H (7) Mã Nhị Lan (1) Mạc Minh (2) Mạc Tố Hồng (1) Mạc Tường (2) Mai Đức Trung (6) Mai Hạnh (1) Mai Kiệm (1) Mai Loan (12) Mai Nhật (2) Mai Thanh (1) Mai Thị Vân (1) Mai Thìn (3) Mai Tuyết (37) Mang Viên Long (63) Marie Hải Miên (4) Mẫu Đơn (1) Mèo Con (1) Mi Thu (1) Miên Đức Thắng (2) Miên Linh (1) Minh Châu (2) Minh Đan (Lọ Lem Đất Võ) (6) Minh Nguyên (15) Minh Nguyễn (3) Minh Nguyệt (15) Minh Nguyệt (NT) (1) Minh Nhân Tông (1) Minh Vy (25) Mỗi tháng một tác giả và một bài thơ hay (2) Mộng Cầm (8) Mộng Nam (1) Mùa Xanh (3) Mưa (1) Mường Mán (1) MỸ THUẬT (6) My Tiên (1) Mỹ Vân (1) Nam Art (2) Nam Cao (1) Nam Thi (17) Năm Bửu (1) Nấm Độc (1) NCCGL (4) Ngàn Thương (33) Ngày Đẹp Tươi (1) nghệ thuật. (1) nghiên cứu (1) Ngọc Bút (8) Ngọc Diệp (35) Ngọc Thịnh (1) Ngô Càn Chiểu (1) Ngô Cự Chính (2) Ngô Diệp (6) Ngô Đình Hải (7) Ngô Hồng Nhung (1) Ngô Liêm Khoan (1) Ngô Minh Trãi (3) Ngô Nguyên Ngiễm (1) Ngô Thị Hoà (1) Ngô Thị Ngọc Diệp (10) Ngô Thuý Nga (30) Ngô Thúy Nga (16) Ngô Thy Học (7) Ngô Văn Cư (51) Ngô Văn Giảng (11) Ngô Văn Khanh (17) Ngô Viết Hòa (1) Nguyễn (1) Nguyễn An Bình (70) Nguyễn An Đình (4) Nguyễn Ánh 9 (1) Nguyễn Bá Nhân (1) Nguyễn Bích Sao Linh (1) Nguyễn Bình (1) Nguyễn Bính Hồng Cầu (2) Nguyên Cẩn (26) Nguyễn Châu (2) Nguyễn Chinh (4) Nguyễn Công Thụ (2) Nguyễn Công Tùng Chinh (1) Nguyễn Cử Tú Quỳnh (2) Nguyên Diệp (1) Nguyễn Dũng (1) Nguyễn Duy Khương (6) Nguyễn Duy Phương (1) Nguyễn Duy Thịnh (3) Nguyễn Đại Duẩn (2) Nguyễn Đặng Mừng (3) Nguyễn Đăng Thanh (20) Nguyễn Đăng Trình (4) Nguyễn Đình Bảng (1) Nguyễn Đình Trọng (1) Nguyễn Đoan Tuyết (25) Nguyễn Đồng Bội Thảo (1) Nguyễn Đức Chính (5) Nguyễn Đức Cơ (1) Nguyễn Đức Mậu (2) Nguyễn Đức Minh (6) Nguyễn Đức Minh Hùng (10) Nguyễn Đức Nhân (1) Nguyễn Đức Phú Thọ (25) Nguyễn Đức Quyền (4) Nguyễn Đức Tấn (6) Nguyễn Đức Tình (4) Nguyễn Gia Long (1) Nguyên Hạ (11) Nguyễn Hải Thảo (2) Nguyễn Hậu (2) Nguyễn Hiếu (8) Nguyễn Hiếu Học (2) Nguyễn Hòa Hiệp (2) Nguyễn Hoài Ân (1) Nguyễn Hoàng Thức (2) Nguyễn Hồng Diệu (1) Nguyễn Huệ (3) Nguyên Hùng (1) Nguyễn Huy (3) Nguyễn Huy (HD) (1) Nguyễn Huy Khôi (1) Nguyễn Huỳnh (1) Nguyễn Hữu Minh (1) Nguyễn Hữu Phú (1) Nguyễn Hữu Quý (2) Nguyễn Hữu Thuần (4) Nguyễn Hữu Trung (2) Nguyễn Khiêm (1) Nguyễn Khoa Đăng (51) Nguyễn Kiều Lam (2) Nguyễn Kiều Phương (3) Nguyễn Kim Hương (7) Nguyễn Kim Thịnh (1) Nguyễn Lam (2) Nguyễn Lương Vỵ (4) Nguyên Minh (1) Nguyễn Minh Dũng (46) Nguyễn Minh Hoà (1) Nguyễn Minh Khiêm (1) Nguyễn Minh Nguyệt (1) Nguyễn Minh Phúc (47) Nguyễn Minh Quang (5) Nguyễn Minh Thuận (9) Nguyễn Minh Toàn (1) Nguyễn Mỳ (1) Nguyễn Mỹ Nữ (3) Nguyễn Nga (14) Nguyễn Nghiêm (3) Nguyễn Ngọc Dũng (1) Nguyễn Ngọc Đặng (1) Nguyễn Ngọc Hà (4) Nguyễn Ngọc Hưng (6) Nguyễn Ngọc Thơ (31) Nguyễn Ngọc Tư (5) Nguyễn Nguy Anh (21) Nguyễn Nguyên Phượng (69) Nguyễn Nhật Hùng (4) Nguyễn Như Tuấn (14) Nguyễn Phin (23) Nguyên Phong (1) Nguyễn Phú Yên (8) Nguyễn Phượng (2) Nguyễn Phương Dung (2) Nguyễn Quang Quân (8) Nguyễn Quang Tâm (2) Nguyễn Quang Tuấn (1) Nguyễn Quân (2) Nguyễn Quốc Ái (1) Nguyễn Quốc Bảo (1) Nguyễn Quốc Đông (1) Nguyễn Quy (2) Nguyên Tâm (1) Nguyễn Tấn Thuyên (3) Nguyễn Thái An (3) Nguyễn Thái Dương (6) Nguyễn Thái Huy (35) Nguyễn Thành Công (48) Nguyễn Thành Giang (22) Nguyễn Thanh Hải (1) Nguyễn Thanh Huyền (8) Nguyễn Thanh Mừng (1) Nguyễn Thánh Ngã (1) Nguyễn Thành Nhân (18) Nguyễn Thanh Tuấn (7) Nguyễn Thanh Xuân (2) Nguyễn Thế Kiên (1) Nguyễn Thế Kỷ (1) Nguyễn Thị Ánh Huỳnh (2) Nguyễn Thị Bích Phượng (2) Nguyễn Thị Cẩm Thuỳ (3) Nguyễn Thị Chi (2) Nguyễn Thị Diệu Hiền (3) Nguyễn Thị Hải (1) Nguyễn Thị Hằng (6) Nguyễn Thị Hậu (1) Nguyễn Thị Hồng Đào (10) Nguyễn Thị Huệ (1) Nguyễn Thị Kim Huệ (2) Nguyễn Thị Mây (127) Nguyễn Thị Ngọc Hải (1) Nguyễn Thị Ngọc Sen (2) Nguyễn Thị Như Tâm (3) Nguyễn Thị Phụng (27) Nguyễn Thị Thanh Bình (6) Nguyễn Thị Thành Nhân (1) Nguyễn Thị Thanh Toàn (1) Nguyễn Thị Thanh Xuân (1) Nguyễn Thị Thu Ba (23) Nguyễn Thị Thu Hiền (1) Nguyễn Thị Thu Hoài (1) Nguyễn Thị Thu Thuý (3) Nguyễn Thị Thùy Linh (3) Nguyễn Thị Tiết (3) Nguyễn Thị Tuyết (1) Nguyễn Thị Việt Hà (39) Nguyễn Thị Xuân Hương (14) Nguyễn Thu Hằng (1) Nguyễn Thủy (4) Nguyễn Thúy Ngân (13) Nguyễn Thuý Quỳnh (2) Nguyễn Thường Kham (3) Nguyễn Thượng Trí (2) Nguyễn Tiến Đường (8) Nguyễn Trần (1) Nguyễn Trí Tài (40) Nguyễn Trọng Luân (2) Nguyễn Trung (1) Nguyễn Trung Nguyên (1) Nguyễn Tuyển (4) Nguyễn Văn Ân (68) Nguyễn Văn Bút (6) Nguyễn Văn Công (2) Nguyễn Văn Cường (CCK) (4) Nguyễn Văn Hiến (5) Nguyễn Văn Hoà (5) Nguyễn Văn Hòa (1) Nguyễn Văn Học (53) Nguyễn Văn Ngọc (1) Nguyễn Văn Thanh (1) Nguyễn Văn Thành (1) Nguyễn Văn Thảo (17) Nguyễn Văn Toan (1) Nguyên Vi (1) Nguyễn Việt Hà (2) Nguyễn Vinh (1) Nguyễn Vĩnh Bình (3) Nguyễn Xuân Cảm (3) Nguyễn Xuân Dương (1) Nguyễn Xuân Khánh (1) Nguyễn Xuân Thuỷ (1) Nguyễn Xuân Thủy (1) Nguyễn Xuân Tư (3) Nguyệt Linh (5) Nguyệt Quế (1) Ngưng Thu (44) Nhã Ngọc (1) Nhã Thiên (7) nhà Thương (1) Nhân Hậu (2) NHÂN VẬT (1) Nhật Nguyệt Xuân Hương (1) Nhật Quang (17) Nhất Sinh (1) Nhật Vũ (1) Nhi Hạ (1) NHỚ THUỞ ẤU THƠ (37) Như Hoài (4) NHỮNG ÁNG VĂN HAY VỀ LÀNG QUÊ VIỆT NAM (7) NHỮNG NGƯỜI BẠN ĐÂT THỦ (6) NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN HQN (5) Nông Quốc Lập (2) NP phan (1) Nửa Đời hư (1) NỬA THÁNG MỘT TÁC GIẢ VÀ MỘT BÀI THƠ HAY (38) nước (1) O. Henry (1) P.N. Thường Đoan (1) Pearl (1) Phạm Ánh (33) Phạm Anh Xuân (3) Phạm Bá Nhơn (2) Phạm Cao Hoàng (1) Phạm Đình Nghi (1) Phạm Hổ (1) Phạm Hữu Hoàng (20) Phạm Kiều Hưng (1) Phạm Lâm (1) Phạm Lê Tường Vi (1) Phạm Minh Dũng (14) Phạm Minh Hiền (9) Phạm Minh Thuận (10) Phạm Mỹ (1) Phạm Ngân (3) Phạm Như Vân (1) Phạm Phan Hòa (1) Phạm Phương Lan (1) Phạm Quỳnh An (1) Phạm Thái Ba (4) Phạm Thị Hải Dương (9) Phạm Thị Liên (1) Phạm Thị Mỹ Liên (30) Phạm Thị Phương Thảo (3) Phạm Thuý (6) Phạm Trần Ái Linh (4) Phạm Trung Tín (2) Phạm Tuấn Vũ (29) Phạm Tử Văn (21) Phạm Văn Phương (16) Phạm Văn Thạnh (1) Phạm Vũ (1) Phan Anh (12) Phan Cung Việt (1) Phan Đức Nam (1) Phan Hoài Thương (1) Phan Hoàng (2) Phan Huỳnh Điểu (1) Phan Hữu Lý (1) Phan Khanh (2) Phan Mai Thư Nhã (6) Phan Nam (20) Phan Quỳnh Như (1) Phan Sửu (1) Phan Tấn Lược (6) Phan Thanh Cương (2) Phan Thị Huỳnh Trang (2) Phan Tiên Phát (1) Phan Tình (1) Phan Trang Hy (25) Phan Văn Bình (1) Phan Văn Thạnh (1) Phan Văn Thuần (3) Phan Vĩnh (1) phần 1 (1) phần 2 (1) phần 3 (1) phần 4 (1) Phiêu Vân (1) Phong Dương (2) Phong Điệp (1) Phỏng vấn (7) Phú Ngọc (1) Phú Quang (3) Phú Xuân (8) Phùng Gia Lộc (1) Phùng Hiếu (10) Phùng Hiệu (1) Phùng Hoàng Chương (1) Phùng Phương Quý (7) Phùng Văn Khai (1) Phước Vũ (1) Phương Phương (10) Phương Uy (5) Quan Thế Âm (1) Quảng Ngọc (1) Quảng Ngôn Lê Ngữ (1) Quang Thám (1) Quang Tuấn Dũng (9) Quốc Hùng (2) Quốc Tuyên (1) quy luật dịch (1) Quỳnh Lệ (1) Quỳnh Nga (16) Quỳnh Trâm (1) Rason Helmandollar (1) Raymond Carver (1) Raymond Thư (1) Rêu (Cao Hoàng Từ Đoan) (13) SÁCH BẠN VĂN (71) SARAH HALL (1) SINH NHẬT (1) Song Ninh (11) Sông Hương (11) Sông Lam (1) Sông Song (8) Sơn Tịnh (2) Sơn Trần (15) Sruthi Thekkiam (1) T.T.Hiếu Thảo (22) Tạ Nghi Lễ (1) Tạ Thị Hoa (14) Tam quốc diễn nghĩa (4) TẢN VĂN (230) TẠP BÚT (612) Tạp chí Văn Mới (1) TẠP CHÍ VN BÌNH DƯƠNG (11) Tashi Dawa (1) Tâm Lãng (1) Tâm Nhiên (2) Tấn Hòa (1) Tần Khánh (4) TẬP SAN ÁO TRẮNG (39) Tập san Văn học nghệ thuật Hương Quê Nhà (1) Tây bá hầu Cơ Phát (1) Tây Du Ký (1) Tây Sơn bi hùng truyện (2) Thạch Anh (2) Thạch Cầu (1) Thạch Đà (7) Thạch Lam (1) Thạch Sene (5) Thái An Khánh (2) Thái Hoà (1) Thanh Bình Nguyên (27) Thành Dũng (1) Thanh Hải (1) Thanh Huyền (2) Thanh Lương (2) Thanh Minh (4) Thanh Phong (1) Thanh Sơn (1) Thanh Thảo (3) Thanh Trắc Nguyễn Văn (42) Thanh Tùng (7) Thành Văn (3) Thạnh Văn (1) Thanh Xuân (2) Thảo Nguyễn (1) Thâm Tâm (1) Thần Y (1) Thi Ngọc Lan (1) Thiên Ân (1) Thiên Di (5) Thiên Sơn (1) Thiên Thần Áo Trắng (7) Thiên Tôn (10) Thiên Trần (1) Thiệp chúc mừng năm mới (4) Thiệp chúc Tết (3) Thiệp mừng (3) Thông báo (1) Thơ (3139) Thơ Lê Nhựt Triết (1) THƠ MỜI HOẠ (7) THƠ PHỔ NHẠC (100) Thời sự Văn nghệ (6) Thu Dung (3) Thu Hằng (1) Thu Hiền (1) Thu Hoài (1) Thu Nga (1) Thuận Thảo (8) Thuận Yến (1) Thục Minh (7) Thuỳ Anh (13) Thuỵ Du (1) Thụy Du (3) Thuỳ Dương (1) Thùy Dương (1) Thủy Điền (1) Thuỳ Nhân (1) Thư cảm ơn (1) Thư ngỏ (1) THƯ NGỎ CỦA HQN (2) Thư tin (285) THƯ VIỆN TÁC GIẢ (1) Tiểu luận (4) Tiểu Mục Đồng (1) Tiểu Nguyệt (5) Tiểu thuyết (107) Tiêu Tương (1) Tin buồn (2) TIN VĂN (2) Tịnh Bình (19) Tịnh Minh Tiến (2) Tô Hồng Phương (1) Tô Kiều Ngân (1) Tố Mai (1) Tô Minh Yến (21) Tôn Nữ Hỷ Khương (2) Tôn Thất Út (2) Tôn Tư Mạc (1) Tống Ngọc Hân (1) Tống Xuân Tám (1) Trà Bình (4) TRABATHA (1) Trác Phi (1) Trang Linh (1) Trang Lộc (1) Trang Thơ Chào Xuân Mậu Tuất 2018 (1) TRANG THƠ CHỦ NHẬT (519) Trang Thơ Đón Xuân Đinh Dậu 2017 (1) TRANG THƠ ĐƯỜNG LUẬT (16) Tranh ảnh (3) Trầm Mặc (4) Trần Anh Dũng (1) Trần Bảo Định (4) Trần Băng Khuê (1) Trần Biên Thùy (1) Trần Dần (1) Trần Duy Đức (17) Trần Dzạ Lữ (4) Trần Định (1) Trần Đình Sử (2) Trần Đoàn Luận (1) Trần Đức ÁI (2) Trần Đức Hiển (1) Trần Đức Tín (1) Trần Hà Nam (4) Trần Hoàng Vy (2) Trần Hồng Vân (5) Trần Huiền Ân (2) Trần Huy Minh Phương (2) Trần Hữu Du (1) Trần Hữu Hội (17) Trần Kim Đức (5) Trần Kim Loan (2) Trần Kim Quy (1) Trần Lê Sơn Ý (2) Trần Linh Chi (1) Trần Long Thạch (1) Trần Lưu (1) Trần Mai Hường (11) Trần Mạnh Hảo (1) Trần Minh Nguyệt (16) Trần Năm (1) Trần Ngọc Hồ Trường (4) Trần Ngọc Mỹ (11) Trần Nguyên Hạnh (6) Trần Nhã My (2) Trần Như Luận (3) Trần Nhương (1) Trần Phù Nam (1) Trần Quang Dũng (4) Trần Quang Khanh (12) Trần Quang Lộc (1) Trần Quang Ngân (10) Trần Quốc Tiến (8) Trần Quốc Toàn (1) Trần Quốc Việt (1) Trần Tâm (7) Trần Thái Hưng (5) Trần Thanh Hải (3) Trần Thành Nghĩa (1) Trần Thế Nhân (13) Trần Thị Bích Thu (1) Trần Thi Ca (9) Trần Thị Cổ Tích (2) Trần Thị Huệ (1) Trần Thị Huyền Trang (3) Trần Thị Ngọc Hồng (1) Trần Thị Thanh (5) Trần Thị Thắng (1) Trần Thị Thương Thương (4) Trần Thị Trúc Hạ (1) Trần Thị Uyên (7) Trần Thiện (3) Trần Thiện Tuấn (1) Trần Thoại Nguyên (2) Trần Thuận (7) Trần Thúy Lành (6) Trần Thuỳ Trang (1) Trần Thư (1) Trần Thương Nhiều (1) Trần Trọng Hưng (2) Trần Trọng Tân (1) Trần Trọng Vũ (2) Trần Tuấn Anh (2) Trần Tuấn Thanh (10) Trần Vạn Giã (2) Trần Văn Bạn (16) Trần Văn Nhân (5) Trần Văn Thiên (1) Trần Việt (1) Trần Viết Dũng (11) Trần Võ Thành Văn (24) Triết học (2) Triều Âm (2) Triều Châu (1) Triều La Vỹ (2) Triệu Lam Châu (1) Triệu Từ Truyền (30) Trịnh Bửu Hoài (106) Trịnh Duy Sơn (2) Trịnh Hoài Linh (5) Trịnh Huy (4) Trịnh Thuỳ Mỹ (1) Trịnh Tuyên (1) Trịnh Viết Hiền (1) Trịnh Viết Hiệp (1) Trịnh Yến (2) Trọng Mật (2) trụ vương (1) Trúc Giang (4) Trúc Lập (1) Trúc Linh Lan (2) Trúc Thanh Tâm (12) Trúc Thuyên (3) trung quốc (1) Trung Trung Đỉnh (1) Trung Y (1) Truong Nguyen (1) Truyện dài (10) TRUYỆN DỊCH (15) Truyện ký (2) TRUYỆN NGẮN (1173) TRUYỆN VỪA (14) Trương Công Tưởng (16) Trương Diễm Phiến (1) Trương Đình Phượng (8) Trương Đình Tuấn (3) Trương Hồng Phúc (14) Trương Huỳnh Như Trân (2) Trương Lan Anh (1) Trương Nam Chi (5) Trương Thanh Cường (2) Trường Thắng (65) Trương Thị Thanh Tâm (22) Trương Thị Thúy (2) Trường Thịnh (6) Trương Tri (2) Trương Văn Dân (21) Trương Viết Hùng (1) TTM (1) Tuấn Nguyễn (7) Tuấn Quỳnh (3) Tuệ Mỹ (1) Tuti (2) Tuỳ bút (2) TÙY BÚT (120) Tuyết Nhung (1) Tuyết Vân (1) tứ đại mỹ nhân (1) Tường Vi (1) TX (1) Út Lãng Tử (1) Uyên Khuê (2) Uyên Minh (1) Uyển Phan (1) Vạn Lộc (1) Vành Khuyên (1) Văn (2469) Văn Công Mỹ (2) văn hóa truyền thống (5) Văn học nước ngoài (11) Văn Lưu (1) Văn Nguyên (1) Văn Nguyên Lương (7) Văn Nhược Ba (1) Văn Thạnh (2) Văn Thành Lê (1) Văn Thắng (23) Văn Trọng Hùng (1) Vân Đồn (3) Vân Giang (12) Vân Khanh (2) Vân Phi (32) Vân Tùng (2) Vi Ánh Ngọc (2) Vi Quốc Hiệp (1) Victor Remizov (1) VIDEO CLIP (2) Viễn Trình (25) Việt Quỳnh (1) Việt Trang (1) Việt Trương (1) Vĩnh Sơn (7) Vĩnh Thông (43) Vĩnh Tuy (21) Võ Bá Cường (1) Võ Chân Cửu (17) Võ Chí Nhất (3) Võ Công Liêm (1) Võ Diệu Thanh (18) Võ Dõng (1) Võ Đông Điền (4) Võ Hà (1) Võ Hạnh (2) Võ Mỹ Cát (1) Võ Ngọc Thọ (4) Võ Như Văn (3) Võ Thị Nga (13) Võ Thị Thu Thủy (1) Võ Thuỵ Như Phương (15) Võ Văn Hoa (1) Võ Văn Luyến (1) Võ Xuân Phương (3) Vũ Bình Lục (1) vũ đạo (1) Vũ Đình Huy (9) Vũ Đình Liên (1) Vũ Đình Minh (1) Vũ Đình Nguyệt (2) Vũ Đình Thung (2) Vũ Đức Trọng (1) Vũ Hạ (1) Vũ Hạnh (3) Vũ Hùng (2) Vũ Miên Thảo (5) Vũ Thành An (1) Vũ Thị Huyền Trang (115) Vũ Thụy Khuê (8) Vũ Trọng Quang (1) Vũ Trọng Tâm (2) Vũ Trọng Thanh (1) Vương Doãn (1) Vương Hạnh (1) Vương Hoài Uyên (4) Vương Tâm (3) Xanh Nguyên (4) Xuân Đài (1) Xuân Phong (6) Xuân Phương (1) Xuân Tiến (20) Ý Thu (3) Yên Kha (7) Ziken (2)
-------------------------------------------------------------------------
+ 817 TÁC GIẢ CÓ BÀI ĐĂNG TRÊN HƯƠNG QUÊ NHÀ
-------------------------------------------------------------------------