MÙI TÓC MÁ - Truyện ngắn Đào Phạm Thùy Trang

Nhà văn Đào Phạm Thùy Trang (Tây Ninh)


Má phơi mái đầu vừa  gội lòa xòa qua tìm tôi nhờ nhổ giùm mớ tóc ngứa. “Hình như cộng nào bạc là ngứa à con. Nhổ giùm má chút được không? Trời ơi ngứa gì mà như một bầy kiến cao cẳng bò vậy đó”.
Bóng chiều nghiêng nghiêng vào cánh cửa, ánh nắng không còn chói lóa mà đã ngã vàng nhưng cái nóng vẫn còn ẩn ức. Nên cứ nhè mái tóc má mà nắng xiên đến chói chang. Tôi kéo cái ghế, cầm thêm cái nhíp ngồi xuống bên má. Tiếng là cạnh nhà nhau nhưng chả mấy khi má con có những buổi chiều thảnh thơi thế này.
Mái tóc má thoảng mùi thảo dược, bao nhiêu năm rồi má vẫn nấu nước lá sả, é tía, lá bưởi, vỏ bưởi gội đầu. Không cần xà bông gì đâu, chỉ mấy thứ lá quanh quanh vườn nhà đó thôi cũng đủ làm mái tóc má thơm sạch lắm rồi. Dù tóc có mỏng đi do tuổi già nhưng sắc óng ả vẫn còn bởi nó ít bị tác động của hóa chất. Mái đầu tuổi thất tuần của má, cộng trắng càng bạc hơn, màu tiêu đã lẫn trong sắc muối. Ôi… biết cơ man nào là tóc bạc trên mái đầu đã nhiều sương gió này. Nhưng mùi thơm tho dân dã của đồng quê vẫn ướp đầy tóc má, nó thanh khiết dịu dàng làm sao.
Tôi vốn không ưa mấy công việc tỉ mỉ này. Cứ gì mà phải ra vườn cắt cắt phơi phơi, bó thành bó để sẵn trên vách bếp rồi hai hôm một lần lại bỏ vô nồi tốn củi lửa đun lên. Ôi dào, cứ ra chợ mua dầu gội mùi hoa gì cũng có, mùi trái gì cũng đầy rồi về tha hồ mà gội thử. Má cười, rằng con nói đúng, nhưng nó chỉ hợp với thời nay thôi, thời xưa của má, lấy dầu gội đâu mà mua? Niềm vui của phụ nữ thời đó chỉ duy nhất là có được ngày rảnh rỗi để chăm sóc mái tóc mình thôi
“Ui chao… cộng đó cái gốc sâu hay cạn mà đã ngứa ghê vậy con?”. “Ui kìa... như là vừa bứng một mảng đất đầy sâu vậy. Đã ngứa lắm luôn con à!”. Nhưng tiếng xuýt xoa của má như cổ vũ cho đôi tay tôi lanh lẹ hơn trong việc tìm tóc ngứa. Mà lạ là chỉ có tóc bạc ngắn lún phún mới ngứa thôi, cộng bạc dài không ngứa nhé!
Đôi mắt má lim dim tránh bóng nắng chiều đang nghiêng vào vai, tóc. Rằng má nhớ ngày xưa, cái thời lên mười lên chín. Bà ngoại cũng nhờ má nhổ tóc thế này. Mà nhổ tóc được tiền nha, cứ mười cộng là được tiền đủ mua gói xôi đậu đen. “Mà con biết đó, thời của má là thời chiến tranh, cái gì cũng khan hiếm và thiếu hụt, gói xôi đậu đen nhỏ gói bằng bánh giấy thôi, nhưng như là cả bữa đại tiệc rồi. Nên má rất thích được bà ngoại mướn nhổ tóc. Nhưng con nít mà, hay mâu thuẫn lắm, tiền thì thích thật nhưng nhổ tóc nhiều quá thì ớn. Vậy là trong lúc bà ngoại lim dim mắt, má nhổ cọng nào thì đếm thật to cọng đó. Nhưng chỉ là đếm ba bốn cọng đầu thôi, sau cứ nhổ bừa và đếm liên tục. Bà ngoại biết hết đó, nhưng vẫn vui vẻ trả tiền cho cô con gái bé bỏng đủ mua gói xôi và mớ bánh giấy ăn chơi để đổi lấy tiếng cười của nó. Giờ nghĩ lại, có phải tại ngày xưa má ớn nhổ tóc cho ngoại nên giờ mình cũng có tóc bạc cho biết nếm trải cảm giác ngứa khó chịu không?”.
Tôi bảo có ai già mà không có tóc ngứa. Có người bạc ngứa, có người đen ngứa, có người tóc xoăn càng ngứa. Mà giờ người trẻ cũng có tóc ngứa luôn, nhưng con đầy nè, nhiều lúc mấy cô học trò may còn giành nhau nhổ mấy cộng tóc xoăn như uốn km đang bung lóc ngóc trên đầu. Trời ơi, nhổ xong hết ngứa cả tuần luôn.
Bóng chiều vẫn dai dẳng xiên vào mắt. Má bảo nay thời tiết sao mà kì quá, năm giờ chiều mà nắng vẫn ran ran da thịt. Chả bù với ngày xưa, dù trưa đứng bóng mà ra đồng vẫn không nóng rát tí nào. Ấy là những ngày má theo ngoại đi “mót cá” ở những cánh đồng miên man của xứ Cổ Cò.
- Mót cá là công việc của nhà nghèo không có ruộng thôi. Vì sau khi cắt lúa, chủ ruộng be bờ lại, chia thành những ao nhỏ trong thửa ruộng ấy, rồi tát cá. Lúc ấy nguời ta chỉ bắt cá lớn bằng cườm tay trở lên thôi. Nhiều nhất là cá lóc, cá sặc rằn, cá chạch bông. Còn cá sặc, cá rô, cá trê thường bị bỏ lại vì nó nhỏ hơn mà thịt không ngon bằng cá lóc cá sặc. Người chủ ruộng bắt xong cá lớn thì bỏ sang ao khác, lúc ấy người mót cá sẽ tát lại cái ao đó, con không biết đâu, có khi thò tay xuống bùn là dính năm con cá!
- Hihi… má nói chơi  rồi. Tay có bốn kẽ làm sao dính năm con cá được ạ?
- Thì… ý nói là cá hồi đó nhiều lắm í mà!
- Má  thích nhất là những buổi theo ngồi nhìn bà ngoại xẻ cá làm khô. Tuổi lên mười, má đã biết xắt sả trộn muối để phết lên miếng cá vừa xẻ đấy. Thuơng nhất là những bộ trứng cá, đã bị tách ra khỏi lòng má mà còn thoi thóp. Thế là má lượn lấy, hốt một nắm đất nhét mấy bộ trứng đó vô, nói với bà ngoại rằng mai này sẽ nở ra cá con chứ cá không có chết.
Tuổi thơ của má tôi hiện về theo lời kể của hoài niệm về những buổi chiều của con sông Tiền hiền hòa dịu chảy, của những cây cầu khỉ mà mỗi lần muốn đi qua nó để ra đường lớn thì bà ngoại phải vừa đội thau cá khô, vừa dắt tay cô con gái bé lên 10 cùng dò dẫm đi qua để ra chợ xã. Bạn sẽ hỏi rằng: thế ông ngoại tôi đâu mà để cho vợ cùng cô con gái cơ cực vậy? Thưa, thời đó có ai mà chẳng cơ cực, huống hồ chi ông ngoại tôi đã theo tiếng gọi của non sông mà đi làm việc nước. Thì việc nhà có đáng gì khi bà con xóm ấp đều đùm bọc đỡ đần nhau.
Ngoại tôi phải khai với làng xã rằng chồng đi làm cá bị đắm thuyền mất xác, căn nhà lá dừa nước chỉ còn hai má trong hủ hỉ cùng công việc cấy lúa thuê, nhổ có ngồi, mót cá xẻ khô bán dạo. Nhưng ít ai biết được, ngay dưới sàn chiếc giường ngủ của hai má con là một miệng hầm, để cách vài hôm là ông ngoại tôi long mình từ sông về, đi lên từ miệng hầm đó, hôn vội đứa con gái bé nhỏ trong cơn say ngủ của nó. Rồi nhận ít cá khô, gạo muối của vợ mà chia tay về cứ trong vội vàng hẹn ngày non sông thống nhất.
Thế mà ông ngoại tôi đã không giữ tròn lời hẹn ước, bởi trong một lần đi liên lạc, ông đã hi sinh. Trong túi thư của ông lúc đó còn một con búp bê được may bằng vải dù màu dưa cải, điều đặc biệt, trên mình búp bê còn thêu dòng chữ “bé Bông yêu quý của ba”.
“Bé Bông” chính là nhũ danh của má tôi.  Bà con đi chợ sớm đồn về con búp bê trong túi người chiến sĩ bị giết hại, rằng cả xứ cầu Khum này ai chẳng biết đó là tên của con gái ông Bảy Lé. Họ khuyên ngoại tôi khẩn trương đưa con gái về nơi xứ đạo Tây Ninh. Ở đó sẽ bình yên và không ai biết nguồn gốc, thay tên đổi họ đi để bình an mà sống.
Thời thiếu nữ của má tôi ở xứ đạo Tây Ninh, cửa chùa luôn rộng mở với các cảnh đời cơ nhỡ. Má và ngoại ở chùa làm công quả, ăn chay trường. Mỗi ngày hết giờ quẹt dọn, nhổ cỏ, nấu nướng thì làm món tàu hủ non ra chợ Long Hoa bán để kiếm chút tiền dành dụm lúc trái gió trở trời. Cung đường gióng gánh xa xa mệt nhọc cho đôi chân ngày nào cũng lặn lội ấy, má tôi đã quen người thanh niên chạy xe đạp ôm bị cụt nửa bàn chân do bom rơi đạn lạc.
Năm 1980, họ cưới nhau trong cảnh nghèo chung của đất nước. Ba tôi tuy tật nguyền nhưng rất cần cù siêng năng. Vợ sinh con, nhu cầu cuộc sống cần nhiều hơn nên ông không chạy xe ôm nữa mà đi làm culi thợ hồ, rồi lên thợ. Chiều về thì nhận phát gò mối, dọn dẹp cây tạp cho bà con trong xóm. Tất tần tật việc ba đều nhận là để đủ nuôi sống gia đình gồm vợ con và người m vợ đã bắt đầu mù lòa vì tuổi tác. Mái nhà lá của ba luôn xanh um những bầu, bí, rau lang, giàn mướp trước sân, bầy gà sau hè.
Má tôi vẫn bán tàu hủ non chợ xã. Món quà quê ngọt ngào thơm lựng làm từ đậu nành ấy, chan thêm vá đường thốt nốt và tí nước cốt dừa nữa là người ăn sẽ hít hà vì ngon ngọt.
Mái ấm êm đềm trong cảnh khéo ăn khéo mặc, rồi  một buổi chiều nghiêng nắng cuối tuần nọ, sau khi đi làm về sớm, ba tôi tắm táp ăn cơm xong thì kêu mệt, khó thở “In như là ăn hông tiêu đó bà”. Má tôi tất tả đi mua thuốc, nhưng khi má chưa về đến nhà thì ba đã ra đi.
Chiều nắng hôm ấy sao mà nắng vậy! Nước mắt ở đâu chảy về trên khuôn mặt má tôi. Gánh tàu hủ non này làm sao nuôi nổi hai đứa con 8 và 14 tuổi hở ông ơi?
Tóc má tôi sau đó bỗng dưng rụng lạ, vừa gội đầu xong thì rụng cả bụm tay. Mỗi lần chải đầu cũng rụng đen cây lược. Người ta nói rằng tóc người đàn bà rụng là khi họ thay đổi máu huyết sau sinh hoặc có chuyện gì đó buồn ghê gớm lắm. Trong suốt ba năm sau ngày ba mất, mái tóc má tôi từ bóng dày đen mượt đã rụng từng mảng, lộ từng vùng da đầu trắng tuyết. Mùi tóc không còn thơm hương lá sả, lá bưởi nữa, bởi hình như nó đã trôi tuột theo nỗi đau mất chồng của má.
Anh Hai tôi 15 tuổi thì nghỉ học đi làm cu li thợ hồ để phụ má nuôi em. Tôi học xong lớp 9 cũng đi học nghề may để má không còn quá bận tâm chuyện áo cơm. Sau này anh Hai cưới vợ thì má quyết định cắt cho tôi thửa đất đủ làm cái tiệm may để “ra riêng” chứ không để cảnh chung chạ rồi chị dâu- em chồng mất lòng nhau sinh ra mất hạnh phúc gia đình. Tôi đồng ý với quyết định của má, vì dù sau tôi cũng gần ba mươi tuổi, cũng cần có sự riêng tư.
May mắn tiệm may tôi đắt khách, lúc nào cũng có hai học trò đến học nên tiếng cười nói tíu tít mỗi ngày. Nhìn các em, tôi cứ nhớ thuở mười lăm của mình, lóng ngóng cầm cây kéo cắt vải, lọng cọng đạp đường may sao cho thẳng thớm, đổ mồ hôi vì đánh vật với mép vải xếp hoài mà chưa ngay. Khóa học may của tôi có đóng học phí, nhưng từ tháng thứ ba là các em sẽ có phụ cấp, tùy theo tay nghề và sự cần cù của học trò. Có cô giỏi đến nỗi, tròn một năm ra trường, số phụ cấp đã bằng hai lần học phí. Niềm vui cuộc sống của tôi, vật chất đủ đầy trong căn nhà bé nhỏ này cũng từ nghề may mà ra. Tôi chỉ còn thiếu những chiều nghiêng nắng ra vườn tìm cắt lá sả, cây é tía, lá bưởi để gom lại phơi khô để dành nấu nước gội đầu như má.
Má lại xuýt xoa vì cọng tóc ngứa được nhổ lên, tôi cố gắng nhổ thêm cho má cọng nào hay cọng nấy dù bóng hoàng hôn đã khuất mất dần. Mùi thảo dược từ tóc má lại quét lên mũi tôi khi cơn gió thoảng qua. Ôi mùi tóc thân yêu này… chắc ở thế giới bên kia ba tôi vẫn còn hoài vọng.

Đ.P.T.T

Read more…

TRANG THƠ CHỦ NHẬT: SUNG CHUA KHẾ CHÁT ĐỪNG DÀNH CHO NHAU - Thơ Vĩnh Tuy

                                               Nhà thơ Vĩnh Tuy (Bình Định)

Giận hờn nhau chi
Giận nhau
đừng nói chia xa
còn thương rau đắng sau nhà mãi xanh!
Vết thương nào cũng sẽ lành
sung chua khế chát đừng dành cho nhau
Một chiếc lá cũng biết đau
khi lìa cội phải ngả màu chia ly!
Thôi thì
giận dỗi nhau chi
yêu thương là để cho đi
thôi mà!

Bâng khuâng tháng Tư
Tháng Tư
hàng cau trước ngõ bung hoa dẫn dụ đàn ong mật tìm về
giàn hoa giấy như tỉnh cơn mê
bừng lên sắc đỏ
Tháng Tư
nắng nồng nàn hương lúa mới
đàn chim sẻ thong thả, đếm từng hạt thóc rơi
khói đồng thơm lừng mùi rơm rạ
Tháng Tư
đám trẻ con mải miết theo những cánh diều
lao xao trên cánh đồng vừa đi qua mùa gặt
xuân đang lao dốc
hạ về!
Tháng Tư
lững thững gió, thơm ngát hoa cau
dậy mùi lúa mới, ngai ngái mùi khói đồng
và bất chợt
bâng khuâng
tiếng ve đầu mùa gọi bạn!

Chiều xuân xóm nhỏ ta về
Chiều xuân
xóm nhỏ ta về
mát lòng, một ngụm giếng quê trong ngần
Lũ gà ríu rít ngoài sân
cảnh xưa vẫn vậy
thanh bần
thảo thơm
Cánh chuồn, neo cọc "bờ đơm"
ta như đứa trẻ của hôm năm nào
ra đi bước thấp bước cao
nay về ngồi giữa dạt dào yêu thương
Mỗi người
hai tiếng Quê hương
mãi luôn canh cánh trên đường miên di
Chiều xuân
xóm nhỏ ta đi
lòng nghe vọng tiếng thầm thì
quê ơi!

Tôi về
Tôi về
thăm thửa ruộng sau nhà
ngỡ ngàng bên khóm mua rực màu hồng tía
bao mùa vẫn thật thà nở hoa
chưa một lần ước mơ về phố
Tôi về
lang thang trên đồi gió
dang đôi tay trần ôm trọn bao la
con chèo bẻo lượn lờ cao vút
làm rơi tiếng hót trong veo
Tôi về
bắt gặp những gương mặt rất quen
mường tượng đến những đứa trẻ một thời lem luốc
phơi lưng trần, ồn ả giữa đồi sim
Tôi về
những người quen cứ thưa dần
khu đất hoang giờ chi chít mộ
chẳng cần đọc tên vẫn biết người thân
Và tôi đi
giữa chiều bâng khuâng
sau lưng một trời gió hú!
V.T
Read more…

VÓ NGỰA - Truyện ngắn Vũ Thị Huyền Trang

   
                                                      Nhà văn trẻ Vũ Thị Huyền Trang (Hà Nội)


      Đầu chị bây giờ biến thành chiếc máy phát nhạc. Lộp cộp. Lộp cộp. Lộp cộp. Cứ rệu rã một cách đều đặn như thế suốt hai tư tiếng đồng hồ, kể cả trong giấc ngủ chập chờn.

Chị cứ tưởng mình là con ngựa hoang lạc giữa phố phường, phi mải miết vẫn không thoát khỏi những tòa nhà cao tầng, xe cộ và dòng người lũ lượt trôi trên phố mỗi ngày. Tiếng lộp cộp phát ra từ tâm thế của một kẻ mải miết chạy trốn. Nhưng thứ gì đang dồn đuổi, truy sát chị? Chị không biết. Chỉ cảm thấy một thế lực siêu hình lúc nào cũng muốn nuốt chửng, nhấn chìm, ăn tươi nuốt sống chị như cách mà loài vật xơi tái một con mồi trong cuộc chiến sinh tồn.

Đứa con trai mười ba tuổi nhiều hôm bật dậy gào khóc với bộ mặt sưng vều. Chị choàng tỉnh giấc, ngơ ngác hỏi con làm sao lại ra nông nỗi thế này? Con cũng ngơ ngác nhìn chị, có chút thảng thốt trong đáy mắt “mẹ làm con đau rồi còn hỏi tại sao?”. Trong giấc mơ chị thấy tay chân mình biến thành vó ngựa, quẫy đạp loạn xạ để cất vó phi nhanh, vụt thoát khỏi chốn nhốn nháo xung quanh. Con ngựa phi mải miết nhưng cảnh vật vẫn đứng yên tại chỗ, chỉ có đứa con trai bé nhỏ là bị chân tay chị khua khoắng đập túi bụi vào mắt mũi.

Sau này con đòi ngủ riêng, những vết thâm tím trên mặt mờ dần nhưng sáng dậy hai mẹ con vẫn nhìn nhau ngơ ngác. Chồng cũng không hay biết, thỉnh thoảng giữa bữa cơm chiều đông đủ hiếm hoi, anh đang cắm cúi ăn bỗng ngẩng lên nhìn mặt con bị đau mà không hiểu tại sao. Chị tự hỏi, tại sao từng ấy con người ruột thịt trong một gia đình lại chỉ có duy nhất ánh nhìn ngơ ngác ấy mà thôi?
Lần nào anh đi công tác về cũng mua cho con một món đồ chơi, giờ chúng nằm lăn lóc ở góc nhà. Bao nhiêu siêu nhân, tàu hỏa con đều không ham, suốt ngày chỉ thích thú ngồi trên chú ngựa gỗ bập bênh, cầm dây cương giả mà nhấp nhô phi. Trong căn phòng nhỏ của mình con chơi trò đó mải miết bao nhiêu năm không chán. Nhiều lần mở cửa ra thấy con đang phi ngựa, tiếng lục lạc gỗ kêu lọc cọc khiến đầu óc chị quay cuồng. Có lúc bực mình, chị định mang con ngựa gỗ vứt vào thùng rác ngoài đầu ngõ nhưng chạm ngay phải ánh mắt đề phòng của con, nên thôi.
Đứa trẻ này rất lạ, nhiều lúc chị hoài nghi như một kẻ tâm thần rằng không biết nó có đúng là con chị hay không? Con hình như cũng vậy, cũng hoài nghi người đàn bà sống cùng nhà, người nó gọi bằng mẹ, người đã nhiều lần làm nó bầm dập ngay chính trong giấc ngủ ấy có thực sự là người đã sinh ra nó hay không? Thằng nhỏ có đôi mắt hệt chị, có bàn tay hệt chị, cả cái nốt ruồi mọc đằng sau gáy cũng hệt chị nhưng nó luôn dè chừng chị như một vị khách lạ mặt lẻn vào nhà nó, ngồi chung mâm cơm với nó.
Chị là một người mẹ chẳng ra gì bởi có những thứ thuộc về bản năng mà chị cứ loay hoay học mãi. Như là chị đang học cách để chấp nhận chính đứa con mình dứt ruột đẻ ra.
Anh thích ăn cơm khô. Chị cắm nồi cơm thiếu nước với bùng nhùng nghĩ suy. Đến bữa, chị nhìn những hạt cơm khô rời rạc và nghĩ “tốt thôi, thêm chút canh thì sẽ nuốt trôi”. Anh không thích chan canh, cơm khô thì hay nấc nghẹn. Chị ngồi nhìn anh ăn mà tự hỏi mình có yêu anh không? Mười mấy năm trước chị đã tự huyễn hoặc mình, mười mấy năm sau cũng chẳng biết có phải chị vẫn đang tự huyễn hoặc hay không. Trạng thái đó có thể giết dần mòn con người ta, như cách mà nó đang hủy diệt chị.
Mọi căn phòng trong nhà đều xua đuổi chị bằng một thứ âm thanh nào đó. Ngay cả căn bếp nhỏ, nơi anh treo chiếc đồng hồ quả lắc to giống một người khổng lồ như lúc nào cũng hằm hè nhìn chị. Chiếc đồng hồ là món quà cưới mà người bạn Việt kiều đã bấm chuông ầm ĩ vào đêm tân hôn để tặng. Từng giây, từng phút, nó phát ra thứ âm thanh như một bà lão già cả và lẩm cẩm. Những tối, chị ngồi bên bàn ăn đợi chồng, vẫn nghe thấy tiếng âm thanh lọc cọc của chiếc đồng hồ.
Đôi lúc, chị còn thấy nó giống như tiếng búa gõ cồm cộp của vị quan tòa. Nó có thể là phiên tòa lương tâm, oang oang vang lên câu hỏi “thế nào là hạnh phúc?”. Nếu chị không trả lời, phiên tòa sẽ không kết thúc. Còn nếu chị trả lời thì thể nào quan tòa sẽ lại tiếp tục hỏi “chị đã làm thế nào để có được hạnh phúc đó?”. Không nhẽ chị sẽ thành thật rằng thứ hạnh phúc chị đang có là do chị chiếm đoạt. Chị chiếm đoạt tuổi xuân của chị và tuổi trẻ của anh.
Ngày đó, chị vừa ra trường, gặp anh rồi mê muội. Đó không phải là tình yêu. Đó đơn thuần chỉ là sự ngưỡng mộ nhưng lúc ấy chị đã không nghĩ vậy. Chị đã sống chết ngày đêm nghĩ cách chiếm đoạt anh trước vô số cô gái quyến rũ đầy ma lực. Chị đã trói anh lại bằng một đêm đầy hơi men và hừng hực bản năng. Anh đã phải khắc phục hậu quả bằng cả quãng đời còn lại. Đứa con trai ra đời khi bố mẹ chúng còn chưa kịp định nghĩa được thế nào là tình yêu. Cuối cùng chị cũng đã hiểu được tận cùng của tình yêu là thứ chị không có được.
*
Con đi học về mang theo một vết thương trên cánh mũi. Chị nhìn con như dò hỏi, như hoài nghi, như cố hồi tưởng lại xem vết thương ấy liệu có do chị gây ra. Con đáp lại chị bằng một cái nhún vai vừa bất cần vừa cam chịu.
- Có gì đâu. Con mới đánh nhau với bạn.
Chị ngồi khâu áo cho con, khâu luôn cả tấm tâm tư buồn tơi tả tái tê của một người mẹ nhìn con chịu đựng những vết thương bằng thái độ bình thản như là một thói quen. Con leo lên con ngựa gỗ phi lọc cọc. Chị dừng tay, ngoẹo cổ nhìn cái bóng đơn độc của con đang cưỡi trên lưng con bạch mã.
Có một hành trình đơn độc trong cậu bé mười ba tuổi. Sự đơn độc này dồn đuổi sự đơn độc khác. Ba sự đơn độc chạy quẩn quanh trong nhà, từ phòng ngủ đến phòng ăn. Từ lọ hoa rực rỡ đặt trên bàn đến cái đũa, cái thìa đều vô hồn trong hình hài, hương thơm, màu sắc. Sự rời rạc, đứt đoạn vương vãi khắp nơi. Sáng nào chị cũng quét chúng vun lại thành đống trong góc nhà đợi tiếng kẻng đổ rác mỗi chiều để mang vứt chúng đi.
- Hôm nay mẹ nấu món cá xốt mà con thích nhé.
- Con đâu có thích món đó. Đấy là món mà mẹ thích mà.
Chị ngẩng lên nhìn con. Buông thõng một câu nghe như tiếng thở dài:
- Mẹ vẫn thấy con ăn rất ngon miệng món đó đấy thôi.
- Vậy ạ?
Chị đi vào bếp, vẫn nghe thấy tiếng lọc cọc của ngựa gỗ của chiếc đồng hồ treo tường nhảy nhót trên từng sợi ven cơ thể. Lúc vo gạo nấu cơm, chị vớt được sợi tóc của mình chết đuối trong nồi. Chị chợt nhớ đến sợi tóc dài vướng trên cổ áo chồng sau một đêm đi nhậu. Đêm đó chị cầm sợi tóc lên ngắm nhìn để chắc chắn rằng nó không phải là tóc của mình. Chị định nói với anh điều đó, rằng có một sợi tóc đi lạc vào nhà. Nó mỏng manh, nhỏ xíu thế thôi mà thành chiếc dây thừng thít cổ chị trong những giấc mơ.
Chị nhớ mình đã vun nó thành rác đổ đi, nhưng thỉnh thoảng lại thấy nó xuất hiện trên bàn phím máy tính của anh, trên bàn ăn cơm, trên chăn đệm của hai vợ chồng. Gió thổi nó bay tứ tung khắp nhà, chị như lồng lộn phát điên tìm cách xua đuổi nó. Nên có tối, anh phát hoảng khi xuống bếp thấy lửa cháy đùng đùng. Bếp ga, chị vặn hết cỡ. Anh không thấy chị đun nấu gì, chỉ thấy lửa bắt đầu bén sang mấy chiếc giẻ lót nồi, xém chút nữa thì cháy lan, biết đâu sẽ thiêu rụi cả căn nhà. Lúc anh lao vào tắt bếp, dập lửa chị còn ngăn anh lại. Chị bảo “cứ để đó cho cháy hết”. Anh đâu có biết, chị bật lửa để đốt sợi tóc đã lạc vào nhà trong một đêm anh đi nhậu về khuya. Chị mỗi ngày mỗi thấy mình nhỏ bé hơn, nhỏ bé đến mức một sợi tóc mỏng manh cũng đủ sức làm đảo lộn mọi thứ trong gia đình này như yêu ma, ác quỷ.
Sáng ra, trước lúc đi làm anh bảo:
- Em cần phải đi bác sĩ.
Chị ngoẹo cổ nhìn anh. Tuyệt nhiên không thể cất lời. Ngôn từ đầy ứ trong cổ họng bật thành tiếng nấc.
- Tóc mẹ rụng nhiều quá. Chỗ nào cũng thấy tóc là tóc. Lẫn vào cả trong sách vở và quần áo của con này.
Lúc nghe con cằn nhằn là chị đang ngồi ngoài cửa. Nắng sớm hắt xiên qua hàng rào sắt, mon men lên bậc tam cấp rồi chạm dần vào da thịt chị. Chị co từng ngón chân lại, sợ hãi như thể nắng sẽ ăn mòn mọi thứ. Như thể cơ thể chị chỉ là một phác thảo bằng bút chì và nắng như cục tẩy chạm đến đâu thì da thịt chị sẽ biến mất đến đó. Trống trơn như vô hình, như chưa hề tồn tại.
Bên ngoài là nắng, bên trong là tiếng lọc cọc mỗi lúc một gấp gáp, phía nào cũng thúc giục, dồn đuổi chị. Chị ngoảnh lại nhìn về phía con cầu cứu, thấy thằng nhỏ đang nhăn nhó lôi một sợi tóc trong miệng khi dùng món mì xào thập cẩm mà chị nấu. Trưa hôm đó chị ra quán cắt tóc đầu ngõ, nhờ cắt ngắn tóc mình.
- Canh mặn quá, mẹ bận nghĩ những gì khi đang bỏ muối vào canh?
Chị hơi điếng người trước câu hỏi của con. Chị chỉ cảm nhận thấy đứa con trai đang lớn dần lên qua từng câu hỏi nó vẫn thủng thẳng buông ra. Chị đã nghĩ gì khi nấu canh ư? Nghĩ cách chạy trốn. Chị âm mưu truy tìm. Chị nghĩ mình đang chết dần chết mòn mỗi ngày… Bao nhiêu giày vò, hoài nghi chị bỏ vào trong cơm canh như nêm thuốc độc. Mỗi ngày chị nấu cho chồng con ăn những thứ đó. Cơm rất khô. Canh rất mặn. Chị thở dài bảo:
- Để mẹ đi gọt cam.
Con ăn thử một miếng cam, chê cam khô quá. Chị đã nghĩ những gì khi đứng chọn cam?
- Đang có phim hay lắm, mẹ xem không?
Thằng bé nhả bã cam, nhìn đồng hồ, vớ lấy chiếc điều khiển ti-vi bật một cách dứt khoát. Từng cảnh phim trôi chầm chậm. Một bà mẹ già nghèo khổ với niềm vui mỗi ngày là đi bán đồ trang điểm kiếm tiền mua được thật nhiều thịt mang về rán cho lũ con ăn. Những đứa con lớn tồng ngồng, bệ rạc và hơi bệnh hoạn đã từng thất bại trong tình yêu, sự nghiệp.
Những sai lầm nối tiếp sai lầm, đẩy họ về chui rúc trong một căn nhà chật hẹp hàng ngày chờ đợi từng bữa cơm của mẹ. Họ cãi cọ nhau suốt ngày, mưu mô toan tính, tị nạnh với nhau từng miếng thịt. Chỉ người mẹ ngồi đó, cặm cụi rán thịt, gắp cho đứa này đứa kia rồi nhìn chúng ăn ngấu nghiến ngon lành.
Rồi thời gian trôi đi cùng nhiều biến cố, cuối cùng những đứa con ấy cũng tìm thấy niềm vui sống. Chị cứ tự hỏi, phải chăng cái gia đình hỗn tạp ấy có thể gắn kết và yêu thương nhau cũng là vì bà mẹ lúc nào cùng dồn hết tâm sức trong việc bán hàng, mua thịt, nấu cơm? Bà lúc nào cũng chỉ nghĩ đến những miếng thịt rán vàng mà từng đứa con bỏ vào miệng ăn một cách ngon lành? Con trai chị, đang vừa nhả bã cam vừa nhìn mẹ nó.
Chị biết vậy vì thấy gáy mình bỏng rát.
*
Sáng Chủ nhật. Con đi dã ngoại với lớp từ mờ sớm còn chồng đi công tác dài ngày. Con ngựa gỗ đứng cúi đầu ở xó nhà. Còn chiếc đồng hồ quả lắc tự nhiên không chạy nữa. Không có âm thanh lọc cọc. Không có cuộc rượt đuổi nào vọng đến từ thế giới xung quanh. Khi không còn nghe thấy những âm thanh xung quanh chị mới đủ tĩnh lặng nghe rõ tiếng vó ngựa trong lòng. Đó là tiếng vọng đơn độc của một trái tim lạc lõng. Chị gục đầu bên cửa sổ, khẽ nhắm mắt vươn tay về phía nắng, nghe ưa ứa trong tim.
Gốc hoàng lan đã trổ mùa nụ đầu tiên. Gốc cây này anh đã chiết nó từ nhà một người bạn mang về trồng vào quãng thời gian chị mất ngủ triền miên. Ngày mang nó về trồng, khi bóc bầu ra, chị nhìn vết thương của cây ra mô sẹo, những chiếc rễ non nớt mọc ra ngơ ngác, mà thấy se sắt trong lòng. Hương hoa dịu nhẹ, thuần khiết chảy ngược vào lòng chị. Vó ngựa đã dừng. Tâm trí chị tĩnh lặng như nguyên thủy. Chị muốn ngồi như thế đợi con về. Chị muốn đi chọn cam, muốn nấu canh chua, muốn nướng bánh quy, muốn nêm nếm cho vừa miệng. Chị muốn làm người mẹ biết niềm vui của từng miếng thịt nướng nóng hổi vẫn còn bốc khói trên miệng con mình.
Trong giấc mơ, chị thấy mình mở toang những cánh cửa thả bầy ngựa hoang về với đại ngàn. Tiếng vó ngựa xa dần rồi mất hút…
Chị thiêm thiếp ngủ một giấc dài như thế cho đến khi tiếng chuông cửa ngân lên.
Kính coong! Kính coong!

V.T.H.T

Read more…

TRANG THƠ CHỦ NHẬT: CHỚM HẠ VỀ ĐỎ CON MẮT CHỜ NHAU - Thơ Hoàng Chẩm

          
                                              Nhà thơ Hoàng Chẩm (Quảng Trị) 

TÔI ƠI THÁNG TƯ VỀ

Ta chia em một mùa loa kèn trắng
Chớm hạ về đỏ con mắt chờ nhau
Thương biết mấy từng đêm… đau đáu nhớ
Bỏ mặc đèn khuya mong cho nhau dài lâu

Em đã cũ nhưng lời thương rất mới
Như cánh hồng phơi phới một đường bay
Môi đã cong theo bao phen dông bão
Chút nhàu phai chưa úa những ngất ngây

Anh chia cho em tháng tư đầy hương phấn
Giọt sương đêm tan nhẹ giữa bồi hồi
Lá tương tư mềm tay nồng nàn góc phố
Em trải đêm… dấu hồng một chia đôi

Một chút hồng phai như ru đời còn lại
Nửa chừng em đâu phải đã muộn màng
Tình rất mới như đêm về thâu nắng
Phía về xa… nơi ấy tình em một chói chang.


CHƯA PHAI LÒNG HUẾ 
(tặng những người bạn Huế)

O nớ lang thang Thành Nội
Gió về ăm ắp mùi hương 
Nghiêng vai về qua nguồn cội 
Tóc chiều bỗng chợt thương thương

Vọng ngân câu hò mái đẩy 
Mười thương tóc Huế ngang vai
Thuyền trôi dòng Hương lơ lửng 
Em qua bên nớ lòng phai

Ta về trong lòng như mới 
Ấm tình quê khúc ca dao
Thì thầm giao duyên mở lối
Hương đêm mắt biếc dạt dào 

Mưa bay phố buồn vời vợi 
Xa chừng mấy dặm sơn khê
Áo xưa những ngày rất Huế 
Ta về níu lại cơn mê.

04-04-2020


RÓT VÀO THƠ CHÚT NHỚ 

Rót chiều lên mắt xưa 
Bời bời thương không hết 
Mùa đi ngang góc phố 
Em buồn như cơn mưa. 

Dấu môi hồng phôi pha 
Hẹn chiều bên sông vắng 
Lòng thêu thùa hoa nắng 
Em xót cuộc tình xa. 

Rót đêm cơn mộng tan 
Mùa hoa bay tóc gió 
Em đếm từng nỗi nhớ 
Lòng chiều nhau chứa chan 

Thôi đành gói tương tư 
Gối đầu lên sương khói 
Lỡ rồi... chưa kịp nói 
Ta ôm hoài giấc mơ

Em rót đầy tinh khôi 
Lạ thường đêm trăng vỡ 
Đôi bờ thương lầm lỡ 
Chiếu chăn cạn một lời.


PHIÊN KHÚC HẠ

Em đi sợi nắng buộc mềm 
Nửa chừng hương phấn yêu thêm phía chiều 
Gót nghiêng dấu nhớ đã nhiều 
Chia lòng khúc rẽ bao điều riêng mang

Dốc đời phai nụ đài trang
Qua rồi phiên chợ lỡ làng tóc mây
Nghiêng tay níu những vơi đầy
Vịn chiều ngã bóng sum vầy lòng nhau


Đành thôi xóa tận cùng đau
Khơi lòng chút mới một màu thanh tân
Đếm đong những cúi mặt gần 
Hạt vui bay lại trong ngần tình em.


BAY CÙNG LỜI TỰ TÌNH VỚI BIỂN 

Hạt vui rải dọc chiều thương nhớ
Lặng lẽ nơi này giấc mơ bay
Tìm trong ánh mắt hồn bỡ ngỡ 
Chạm bóng hoàng hôn tay níu tay

Nghe như biển hát.. lời mong đợi 
Ta về ngủ giữa những tàn phai
Cố giấu niềm vui sau tóc rối
Em vẫn là chiều... tương tư ai

Biển từng ngày sóng xô bờ cát
Cánh buồm xa nuối tiếc trùng dương 
Em là biển nguồn cơn khao khát
Vọng giữa khơi xa tiếng mong thương 

Ví dầu em hồn mơ cùng biển
Ta ôm hoài ngọn sóng vui bay 
Phiên khúc nhớ hóa thành mặc niệm 
Nghe vô thường lời gió hát trên cây.

H.C

Read more…

CÁCH NHẬP COMMENT TRÊN HƯƠNG QUÊ NHÀ

Đầu tiên, nhấp chuột vào ô Nhập nhận xét của bạn rồi viết comment. Viết xong, nhấp chuột vào ô Tài khoản Google. Sau đó nhấp chuột vào Tên/URL thì sẽ hiện ra 2 ô. Ô phía trên, ghi Họ và tên của bạn. Ô phía dưới, ghi dòng chữ:huongquenha.com

Cuối cùng, nhấp chuột vào ô Tiếp tục và nhấp chuột tiếp vào ô Xuất bản là xong. (Nếu bạn đã có sẵn Tài khoản Google, thì sau khi viết comment, chỉ cần nhấp chuột vào ô Xuất bản là thành công)

Số lượt xem tháng trước


-------------------------------------------------------------------------


TÁC GIẢ & TÁC PHẨM
* TÁC GIẢ & TÁC PHẨM * TÁC GIẢ & TÁC PHẨM * TÁC GIẢ & TÁC PHẨM * TÁC GIẢ & TÁC PHẨM---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ái Nhân (21) Ambrose Bierce (1) ẢNH (58) Anh Ngọc (1) Anh Nguyên (1) Anh Phong (4) Anh Phương (9) âm nhạc (2) âm thanh (1) Ân Thiên (1) Bạch Diệp (5) Bách Mỵ (2) BÀN TRÒN VĂN NGHỆ (87) Bảo Hồ (1) Bảo Lâm (1) Bảo Ninh (2) Bé Hải Dân (1) Bích Ái (3) Bích Lê (4) Bích Ngọc (1) Bích Vân (2) Bình Địa Mộc (3) Bình Nguyên (1) Bình Nguyên Trang (2) binh pháp (1) Bình Tâm (1) Bobby Nam Giang (3) Bùi Anh Sắc (1) Bùi Công Thuấn (1) Bùi Danh Hải Phong (1) Bùi Đức Ánh (66) Bùi Hoài Vân (5) Bùi Huyền Tương (2) Bùi Hữu Phước (1) Bùi Nguyên Bằng (25) Bùi Nhựa (4) Bùi Văn Bồng (5) Bùi Việt Thắng (2) BÚT KÝ (17) Ca Dao (2) Cao Duy Thảo (1) Cao Kim Quy (1) Cao Thị Thu Hà (3) Cao Thọ Thêm (2) Cao Thoại Châu (1) Cao Thu Hà (1) Cao Trọng Quế (1) Cao Văn Tam (5) Cát Du (7) Catherine Mansfield (1) Cẩm Lệ (4) Cẩm Tú Cầu (1) Chàng Cát (1) Chánh Đức (1) CHÀO XUÂN 2014 (1) CHÂN DUNG VĂN NGHỆ SĨ (2) Châu Đoàn (1) Châu Quang Phước (1) Châu Thạch (9) Châu Thường Vinh (1) Chí Anh (1) Chính Đức (1) chủ (1) CHỦ BIÊN (138) Chu Giang Phong (1) Chu Lai (2) Chu Ngạn Thư (10) Chu Trầm Nguyên Minh (16) Chu Vương Miện (1) Chúa Sơn Lâm (1) Cỏ Dại (7) covid 19 (1) Công Nguyễn (1) Cơ Xương (1) Cúc Dương (1) Cuộc thi văn chương (1) CỬA SỔ VĂN HÓA (6) Dạ Ngân (1) Dã Phong Bình (2) Dã Phương (1) Dạ Thảo (2) Dạ Thy (1) Diệp Linh (18) Diệp Uy (1) Dino Buzzati (3) DỌC ĐƯỜNG (29) Du Tử Lê (1) Dung Thị Vân (28) Duy Bằng (1) Duy Phạm (5) Dương Diệu Minh (1) Dương Đăng Huệ (1) Dương Hải Yến (2) Dương Hằng (7) Dương Kim Nhi (4) Dương Kim Thoa (1) Dương Phương Vinh (1) Dương Thành Thái (3) Dương Thị Yến Trinh (2) Dương Xuân Triều (6) Dzạ Lữ Kiều (6) Đàm Lan (17) Đan Ngọc (2) đạo đức (2) Đào Hiền (2) Đào Hữu Thức (2) Đào Khương (2) Đào Minh Hiệp (2) Đào Phạm Thuỳ Trang (82) Đào Quang Bắc (1) Đào Quý Thạnh (1) Đào Thanh Hoà (14) Đào Thị Quý Thanh (1) Đào Thị Thu Hiền (3) Đào Văn Đạt (31) Đào Viết Bửu (7) Đặng Châu Long (1) Đặng Diệu Thoa (1) Đăng Đăng (1) Đăng Huỳnh (1) Đặng Quốc Khánh (8) Đặng Quý Địch (3) Đặng Tấn Tới (2) Đặng Thị Hoa (2) Đặng Thị Xuân (1) Đặng Toán (1) Đăng Trình (1) Đặng Tường Vy (3) Đặng Văn Sử (1) Đặng Việt Trinh (1) Đặng Xuân Xuyến (9) ĐIỂM BÁO (2) Điêu Thuyền (1) Đinh Lốc (2) Đình Thậm (1) Đinh Vương Khanh (4) Đoàn Khương Duy (1) Đoàn Thị Minh Hiệp (4) Đoàn Tuyết Thu (1) Đoản văn (1) ĐỌC SÁCH (30) Đỗ Chiến Thắng (6) Đỗ Duy Hoàng (15) Đỗ Hồng Ngọc (5) Đỗ KIm Dung (1) Đỗ Phu (1) Đỗ Quyên (2) Đỗ Tâm Linh (1) Đỗ Tấn Đạt (2) Đỗ Thị Kim Hải (2) Đỗ Trúc Hàn (1) Đỗ Văn Tiến (1) Đỗ Xuân Phương (1) Đức Linh (1) Đức Tiên (3) Elena Pucillo Truong (6) gan jing world (1) Ghi chép (2) Giang Đình (8) Giang Hiền Sơn (6) Giáo dục (1) Guy de Maupassant (1) Hà Đoàn (2) Hạ Ly (1) Hà Nguyên (2) Hà Nhữ Uyên (2) Hà Phi Phượng (1) Hạ Thi (3) Hà Thị Thu Hằng (1) Hà Tùng Sơn (1) Hải Điểu (1) Hải Miên (3) Hải Phong (2) Hải Thăng (1) Hải Thuỵ (6) Hải Yến (2) Hàm Sơn (1) Hàn Dã Thảo (2) Hàn Du Tử (17) Hàn Hữu Yên (1) Hàn Lâm (1) Hãn Nguyên Nguyễn Nhã (1) Hàn Nguyệt (1) Hàn Phong Vũ (19) Hàn Tín (1) Hạng Vũ (1) Hậu Cốc Ngang (1) Hậu Đậu (1) Hiếu Dũng (1) Hoa Hướng Dương (1) Hoa Mai (2) Hoa Tím Buồn (4) Hoa Tuyết (2) Hoà Văn (10) Hoa Xuyến Chi (1) Hoài Huyền Thanh (53) Hoan Giang (1) Hoàng Anh (6) Hoàng Anh 79 (26) Hoàng Chẩm (53) Hoàng Chẫm (1) Hoàng Đình Quang (2) Hoàng Giao (4) Hoàng Hạ Miên (6) Hoàng Hữu (1) Hoàng Khánh Duy (5) Hoàng Kim (1) Hoàng Kim Chi (1) Hoàng Kim Oanh (2) Hoàng Linh (6) Hoàng Long (2) Hoàng Lộc (8) Hoàng Mẫn (1) Hoàng Minh Tường (2) Hoàng Nghĩa Lược (1) Hoàng Ngọc Xuân (4) Hoàng Nguyên (1) Hoàng Phủ Ngọc Tường (1) Hoàng Thảo Chi (1) Hoàng Thị Bích Hà (1) Hoàng Thị Nhã (8) Hoàng Thị Thu Thủy (2) Hoàng Trang (1) Hoàng Trần (1) Hoàng Trọng Quý (9) Hoàng Trọng thắng (1) Hoàng Tuấn Sơn (1) Hoàng Tuyên (2) Hoàng Vũ Thuật (1) Hoàng Xuân Hiến (1) Hoàng Xuân Niên (1) Hồ Bích Ngọc (4) Hồ Bích Vân (2) Hồ Đắc Thiếu Anh (1) Hồ Hải (2) Hồ Lê Diêm (1) Hồ Nam (1) Hồ Ngọc Diệp (1) Hồ Nhật Quang (1) Hồ Sĩ Duy (1) Hồ Thanh Ngân (10) Hồ Thế Hà (2) Hồ Thế Phất (3) Hồ Thế Sinh (1) Hồ Tĩnh Tâm (1) Hồ Tịnh Thuỷ (21) Hồ Vũ Khánh Linh (1) Hồ Xuân Thu (3) Hội Nhà văn TP. HCM (1) Hồng Hạnh (3) Hồng Liễu (1) Hồng Phúc (8) Hồng Tâm (10) Huệ Triệu (3) HUMICHI (5) Huy Nguyên (15) Huy Vọng (17) Huy Vũ (1) Huyết Kiệt (1) Huỳnh Dạ Thảo (1) Huỳnh Gia (18) Huỳnh Kim Bửu (1) Huỳnh Minh Lệ (2) Huỳnh Ngọc Nga (1) Huỳnh Ngọc Phước (29) Huỳnh Như Phương (1) Huỳnh Thanh Lan (1) Huỳnh Thị Quỳnh Nga (1) Huỳnh Thúy Thúy (1) Huỳnh Văn Diệu (1) Huỳnh Văn Mỹ (1) Huỳnh Văn Yên (1) Huỳnh Xuân Sơn (3) Hương Đêm (1) Hương Đình (4) Hương Quê Nhà (1) Hương Văn (6) Hửu Thỉnh (1) Irina Polianxkaia (1) James Dylan (4) James Joyce (1) Jeffrey Thai (9) Jerry Thu Trà (7) Kai Hoàng (1) Kate Chopin (1) Kha Tiệm Ly (4) Khả Xuân (1) Khán Võ (2) Khảo Mai (1) khoa học (1) Khổng Trường Chiến (3) Khổng Vĩnh Nguyên (1) KỊCH BẢN (1) Kiên Giang (1) Kiến Giang (12) Kiều Huệ (1) Kim Chuông (4) Kim Dung (2) Kim Ngoan (15) Kim Quyên (1) Kim Sơn Giang (22) Kim Tiết (9) Kim Yến (1) Kỳ Nam (2) Ký sự (14) Lã Bố (1) La Hán (1) La Mai Thi Gia (1) Lạc Thảo (1) Lại Ngọc Thư (1) Lam Giang (3) Lan Anh (1) Lan Phương (1) Lan Thanh (1) Lãng Du (6) Lâm Bích Thuỷ (8) Lâm Cẩm Ái (3) Lâm Hạ (11) Lâm Huy Nhuận (1) Lâm Trúc (30) Lâm Xuân Vi (1) Lâu Văn Mua (1) Lê Ân (5) Lê Bá Duy (9) Lê Đình Danh (79) Lê Đức Hoàng Vân (1) Lê Đức Lang (13) Lê Giang Trần (1) Lệ Hằng (3) Lê Hoài Lương (4) Lê Hoàng (2) Lê Hứa Huyền Trân (39) Lê Khánh Luận (1) Lê Minh Chánh (1) Lê Minh Dung (2) Lê Minh Hải (3) Lê Minh Vũ (3) Lê Ngân (3) Lê Ngọc Phái (1) Lê Ngọc Trác (1) Lê Ngũ Nam Phong (11) Lê Nhựt Triết (8) Lê Phương Châu (30) Lê Quang Trạng (23) Lê Sa Long (2) Lê Thanh Hùng (34) Lê Thanh My (8) Lê Thấu (1) Lê Thị Cẩm Tú (6) Lê Thị Hồng Thắm (1) Lê Thị Kim (1) Lê Thị Ngọc Lệ (1) Lê Thị Ngọc Nữ (33) Lê Thị Thu Hiền (1) Lê Thị Xuyên (13) Lê Thiếu Nhơn (15) Lê Thống Nhất (6) Lê Thụy Phương (2) Lê Tiến Dũng (1) Lê Tiến Mợi (6) Lê Trọng Nghĩa (3) Lê Trung Hiếu (1) Lê Tuân (4) Lê Uyên (1) Lê Văn Hiếu (12) Lê Văn Ngăn (3) Lê Vi Thuỷ (1) Lê Vinh (4) Lê Xuân Tiến (1) Lindsay Polak (1) Linh Lan (7) Linh Lan (Quảng Nam) (8) Linh Phương (3) Linh Thy (2) Long Khánh (4) Long Vương (1) luân hồi (1) Lữ Hồng (3) Lư Nhất Vũ (1) Lương Cẩm Quyên (1) Lương Duyên Thắng (3) Lương Đình Khoa (1) Lương Sơn (27) Lưu Ly (6) Lưu Quang Minh (15) Lưu Thành Tựu (1) Lưu Thị Mười (2) Lưu Xuân Cảnh (2) Lý Khánh Vinh (15) Lý Thành Long (1) Lý Thời Miễn (1) M.T.N.H (7) Mã Nhị Lan (1) Mạc Minh (2) Mạc Tố Hồng (1) Mạc Tường (2) Mai Đức Trung (6) Mai Hạnh (1) Mai Kiệm (1) Mai Loan (12) Mai Nhật (2) Mai Thanh (1) Mai Thị Vân (1) Mai Thìn (3) Mai Tuyết (37) Mang Viên Long (63) Marie Hải Miên (4) Mẫu Đơn (1) Mèo Con (1) Mi Thu (1) Miên Đức Thắng (2) Miên Linh (1) Minh Châu (2) Minh Đan (Lọ Lem Đất Võ) (6) Minh Nguyên (15) Minh Nguyễn (3) Minh Nguyệt (15) Minh Nguyệt (NT) (1) Minh Nhân Tông (1) Minh Vy (25) Mỗi tháng một tác giả và một bài thơ hay (2) Mộng Cầm (8) Mộng Nam (1) Mùa Xanh (3) Mưa (1) Mường Mán (1) MỸ THUẬT (6) My Tiên (1) Mỹ Vân (1) Nam Art (2) Nam Cao (1) Nam Thi (17) Năm Bửu (1) Nấm Độc (1) NCCGL (4) Ngàn Thương (33) Ngày Đẹp Tươi (1) nghệ thuật. (1) nghiên cứu (1) Ngọc Bút (8) Ngọc Diệp (35) Ngọc Thịnh (1) Ngô Càn Chiểu (1) Ngô Cự Chính (2) Ngô Diệp (6) Ngô Đình Hải (7) Ngô Hồng Nhung (1) Ngô Liêm Khoan (1) Ngô Minh Trãi (3) Ngô Nguyên Ngiễm (1) Ngô Thị Hoà (1) Ngô Thị Ngọc Diệp (10) Ngô Thuý Nga (30) Ngô Thúy Nga (16) Ngô Thy Học (7) Ngô Văn Cư (52) Ngô Văn Giảng (11) Ngô Văn Khanh (17) Ngô Viết Hòa (1) Nguyễn (1) Nguyễn An Bình (70) Nguyễn An Đình (4) Nguyễn Ánh 9 (1) Nguyễn Bá Nhân (1) Nguyễn Bích Sao Linh (1) Nguyễn Bình (1) Nguyễn Bính Hồng Cầu (2) Nguyên Cẩn (26) Nguyễn Châu (2) Nguyễn Chinh (4) Nguyễn Công Thụ (2) Nguyễn Công Tùng Chinh (1) Nguyễn Cử Tú Quỳnh (2) Nguyên Diệp (1) Nguyễn Dũng (1) Nguyễn Duy Khương (6) Nguyễn Duy Phương (1) Nguyễn Duy Thịnh (3) Nguyễn Đại Duẩn (2) Nguyễn Đặng Mừng (3) Nguyễn Đăng Thanh (20) Nguyễn Đăng Trình (4) Nguyễn Đình Bảng (1) Nguyễn Đình Trọng (1) Nguyễn Đoan Tuyết (25) Nguyễn Đồng Bội Thảo (1) Nguyễn Đức Chính (5) Nguyễn Đức Cơ (1) Nguyễn Đức Mậu (2) Nguyễn Đức Minh (6) Nguyễn Đức Minh Hùng (10) Nguyễn Đức Nhân (1) Nguyễn Đức Phú Thọ (26) Nguyễn Đức Quyền (4) Nguyễn Đức Tấn (6) Nguyễn Đức Tình (4) Nguyễn Gia Long (1) Nguyên Hạ (11) Nguyễn Hải Thảo (2) Nguyễn Hậu (2) Nguyễn Hiếu (8) Nguyễn Hiếu Học (2) Nguyễn Hòa Hiệp (2) Nguyễn Hoài Ân (1) Nguyễn Hoàng Thức (2) Nguyễn Hồng Diệu (1) Nguyễn Huệ (3) Nguyên Hùng (1) Nguyễn Huy (3) Nguyễn Huy (HD) (1) Nguyễn Huy Khôi (1) Nguyễn Huỳnh (1) Nguyễn Hữu Minh (1) Nguyễn Hữu Phú (1) Nguyễn Hữu Quý (2) Nguyễn Hữu Thuần (4) Nguyễn Hữu Trung (2) Nguyễn Khiêm (1) Nguyễn Khoa Đăng (51) Nguyễn Kiều Lam (2) Nguyễn Kiều Phương (3) Nguyễn Kim Hương (7) Nguyễn Kim Thịnh (1) Nguyễn Lam (2) Nguyễn Lương Vỵ (4) Nguyên Minh (1) Nguyễn Minh Dũng (46) Nguyễn Minh Hoà (1) Nguyễn Minh Khiêm (1) Nguyễn Minh Nguyệt (1) Nguyễn Minh Phúc (47) Nguyễn Minh Quang (5) Nguyễn Minh Thuận (9) Nguyễn Minh Toàn (1) Nguyễn Mỳ (1) Nguyễn Mỹ Nữ (3) Nguyễn Nga (14) Nguyễn Nghiêm (3) Nguyễn Ngọc Dũng (1) Nguyễn Ngọc Đặng (1) Nguyễn Ngọc Hà (4) Nguyễn Ngọc Hưng (6) Nguyễn Ngọc Minh Anh (1) Nguyễn Ngọc Thơ (31) Nguyễn Ngọc Tư (5) Nguyễn Nguy Anh (21) Nguyễn Nguyên Phượng (69) Nguyễn Nhật Hùng (4) Nguyễn Như Tuấn (14) Nguyễn Phin (30) Nguyên Phong (1) Nguyễn Phú Yên (8) Nguyễn Phượng (2) Nguyễn Phương Dung (2) Nguyễn Quang Quân (8) Nguyễn Quang Tâm (2) Nguyễn Quang Tuấn (1) Nguyễn Quân (2) Nguyễn Quốc Ái (1) Nguyễn Quốc Bảo (1) Nguyễn Quốc Đông (1) Nguyễn Quy (2) Nguyên Tâm (1) Nguyễn Tấn Thuyên (3) Nguyễn Thái An (3) Nguyễn Thái Dương (6) Nguyễn Thái Huy (35) Nguyễn Thành Công (48) Nguyễn Thành Giang (22) Nguyễn Thanh Hải (1) Nguyễn Thanh Huyền (8) Nguyễn Thanh Mừng (1) Nguyễn Thánh Ngã (1) Nguyễn Thành Nhân (18) Nguyễn Thanh Tuấn (7) Nguyễn Thanh Xuân (2) Nguyễn Thế Kiên (1) Nguyễn Thế Kỷ (1) Nguyễn Thị Ánh Huỳnh (2) Nguyễn Thị Bích Phượng (2) Nguyễn Thị Cẩm Thuỳ (3) Nguyễn Thị Chi (2) Nguyễn Thị Diệu Hiền (3) Nguyễn Thị Hải (1) Nguyễn Thị Hằng (7) Nguyễn Thị Hậu (1) Nguyễn Thị Hồng Đào (10) Nguyễn Thị Huệ (1) Nguyễn Thị Kim Huệ (2) Nguyễn Thị Mây (127) Nguyễn Thị Ngọc Hải (1) Nguyễn Thị Ngọc Sen (2) Nguyễn Thị Như Tâm (3) Nguyễn Thị Phụng (27) Nguyễn Thị Thanh Bình (6) Nguyễn Thị Thành Nhân (1) Nguyễn Thị Thanh Toàn (1) Nguyễn Thị Thanh Xuân (1) Nguyễn Thị Thu Ba (23) Nguyễn Thị Thu Hiền (1) Nguyễn Thị Thu Hoài (1) Nguyễn Thị Thu Thuý (3) Nguyễn Thị Thùy Linh (3) Nguyễn Thị Tiết (3) Nguyễn Thị Tuyết (1) Nguyễn Thị Việt Hà (39) Nguyễn Thị Xuân Hương (14) Nguyễn Thu Hằng (1) Nguyễn Thủy (4) Nguyễn Thúy Ngân (13) Nguyễn Thuý Quỳnh (2) Nguyễn Thường Kham (3) Nguyễn Thượng Trí (2) Nguyễn Tiến Đường (8) Nguyễn Trần (1) Nguyễn Trí Tài (40) Nguyễn Trọng Luân (2) Nguyễn Trung (1) Nguyễn Trung Nguyên (1) Nguyễn Tuyển (4) Nguyễn Văn Ân (68) Nguyễn Văn Bút (6) Nguyễn Văn Công (2) Nguyễn Văn Cường (CCK) (4) Nguyễn Văn Hiến (5) Nguyễn Văn Hoà (5) Nguyễn Văn Hòa (1) Nguyễn Văn Học (53) Nguyễn Văn Ngọc (1) Nguyễn Văn Thanh (1) Nguyễn Văn Thành (1) Nguyễn Văn Thảo (17) Nguyễn Văn Toan (1) Nguyên Vi (1) Nguyễn Việt Hà (2) Nguyễn Vinh (1) Nguyễn Vĩnh Bình (3) Nguyễn Xuân Cảm (3) Nguyễn Xuân Dương (1) Nguyễn Xuân Khánh (1) Nguyễn Xuân Thuỷ (1) Nguyễn Xuân Thủy (1) Nguyễn Xuân Tư (3) Nguyệt Linh (5) Nguyệt Quế (1) Ngưng Thu (44) Nhã Ngọc (1) Nhã Thiên (7) nhà Thương (1) Nhân Hậu (2) NHÂN VẬT (1) Nhật Nguyệt Xuân Hương (1) Nhật Quang (17) Nhất Sinh (1) Nhật Vũ (1) Nhi Hạ (1) NHỚ THUỞ ẤU THƠ (37) Như Hoài (4) NHỮNG ÁNG VĂN HAY VỀ LÀNG QUÊ VIỆT NAM (7) NHỮNG NGƯỜI BẠN ĐÂT THỦ (6) NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN HQN (5) Nông Quốc Lập (2) NP phan (1) Nửa Đời hư (1) NỬA THÁNG MỘT TÁC GIẢ VÀ MỘT BÀI THƠ HAY (38) nước (1) O. Henry (1) P.N. Thường Đoan (1) Pearl (1) Phạm Ánh (34) Phạm Anh Xuân (3) Phạm Bá Nhơn (2) Phạm Cao Hoàng (1) Phạm Đình Nghi (1) Phạm Hổ (1) Phạm Hữu Hoàng (20) Phạm Kiều Hưng (1) Phạm Lâm (1) Phạm Lê Tường Vi (1) Phạm Minh Dũng (14) Phạm Minh Hiền (9) Phạm Minh Thuận (10) Phạm Mỹ (1) Phạm Ngân (3) Phạm Như Vân (1) Phạm Phan Hòa (1) Phạm Phương Lan (1) Phạm Quỳnh An (1) Phạm Thái Ba (4) Phạm Thị Hải Dương (9) Phạm Thị Liên (1) Phạm Thị Mỹ Liên (30) Phạm Thị Phương Thảo (3) Phạm Thuý (6) Phạm Trần Ái Linh (4) Phạm Trung Tín (2) Phạm Tuấn Vũ (29) Phạm Tử Văn (21) Phạm Văn Phương (16) Phạm Văn Thạnh (1) Phạm Vũ (1) Phan Anh (12) Phan Cung Việt (1) Phan Đức Nam (1) Phan Hoài Thương (1) Phan Hoàng (2) Phan Huỳnh Điểu (1) Phan Hữu Lý (1) Phan Khanh (2) Phan Mai Thư Nhã (6) Phan Nam (20) Phan Quỳnh Như (1) Phan Sửu (1) Phan Tấn Lược (6) Phan Thanh Cương (2) Phan Thị Huỳnh Trang (2) Phan Tiên Phát (1) Phan Tình (1) Phan Trang Hy (25) Phan Văn Bình (1) Phan Văn Thạnh (1) Phan Văn Thuần (3) Phan Vĩnh (1) phần 1 (1) phần 2 (1) phần 3 (1) phần 4 (1) Phiêu Vân (1) Phong Dương (2) Phong Điệp (1) Phỏng vấn (7) Phú Ngọc (1) Phú Quang (3) Phú Xuân (8) Phùng Gia Lộc (1) Phùng Hiếu (10) Phùng Hiệu (1) Phùng Hoàng Chương (1) Phùng Phương Quý (7) Phùng Văn Khai (1) Phước Vũ (1) Phương Phương (10) Phương Uy (5) Quan Thế Âm (1) Quảng Ngọc (1) Quảng Ngôn Lê Ngữ (1) Quang Thám (1) Quang Tuấn Dũng (9) Quốc Hùng (2) Quốc Tuyên (1) quy luật dịch (1) Quỳnh Lệ (1) Quỳnh Nga (16) Quỳnh Trâm (1) Rason Helmandollar (1) Raymond Carver (1) Raymond Thư (1) Rêu (Cao Hoàng Từ Đoan) (13) SÁCH BẠN VĂN (71) SARAH HALL (1) SINH NHẬT (1) Song Ninh (11) Sông Hương (11) Sông Lam (1) Sông Song (8) Sơn Tịnh (2) Sơn Trần (15) Sruthi Thekkiam (1) Stephen Crane (1) T.T.Hiếu Thảo (22) Tạ Nghi Lễ (1) Tạ Thị Hoa (14) Tam quốc diễn nghĩa (4) TẢN VĂN (230) TẠP BÚT (619) Tạp chí Văn Mới (1) TẠP CHÍ VN BÌNH DƯƠNG (11) Tashi Dawa (1) Tâm Lãng (1) Tâm Nhiên (2) Tấn Hòa (1) Tần Khánh (4) Tân Vương Huy (1) TẬP SAN ÁO TRẮNG (39) Tập san Văn học nghệ thuật Hương Quê Nhà (1) Tây bá hầu Cơ Phát (1) Tây Du Ký (1) Tây Sơn bi hùng truyện (2) Thạch Anh (2) Thạch Cầu (1) Thạch Đà (7) Thạch Lam (1) Thạch Sene (5) Thái An Khánh (2) Thái Hoà (1) Thanh Bình Nguyên (27) Thành Dũng (1) Thanh Hải (1) Thanh Huyền (2) Thanh Lương (2) Thanh Minh (4) Thanh Phong (1) Thanh Sơn (1) Thanh Thảo (3) Thanh Trắc Nguyễn Văn (42) Thanh Tùng (7) Thành Văn (3) Thạnh Văn (1) Thanh Xuân (2) Thảo Nguyễn (1) Thâm Tâm (1) Thần Y (1) Thi Ngọc Lan (1) Thiên Ân (1) Thiên Di (5) Thiên Sơn (1) Thiên Thần Áo Trắng (7) Thiên Tôn (10) Thiên Trần (1) Thiệp chúc mừng năm mới (4) Thiệp chúc Tết (3) Thiệp mừng (3) Thông báo (1) Thơ (3149) Thơ Lê Nhựt Triết (1) THƠ MỜI HOẠ (7) THƠ PHỔ NHẠC (103) Thời sự Văn nghệ (6) Thu Dung (3) Thu Hằng (1) Thu Hiền (1) Thu Hoài (1) Thu Nga (1) Thuận Thảo (8) Thuận Yến (1) Thục Minh (7) Thuỳ Anh (13) Thuỵ Du (1) Thụy Du (3) Thuỳ Dương (1) Thùy Dương (1) Thủy Điền (1) Thuỳ Nhân (1) Thư cảm ơn (1) Thư ngỏ (1) THƯ NGỎ CỦA HQN (2) Thư tin (285) THƯ VIỆN TÁC GIẢ (1) Tiểu luận (4) Tiểu Mục Đồng (1) Tiểu Nguyệt (5) Tiểu thuyết (107) Tiêu Tương (1) Tin buồn (2) TIN VĂN (2) Tịnh Bình (19) Tịnh Minh Tiến (2) Tô Hồng Phương (1) Tô Kiều Ngân (1) Tố Mai (1) Tô Minh Yến (21) Tôn Nữ Hỷ Khương (2) Tôn Thất Út (2) Tôn Tư Mạc (1) Tống Ngọc Hân (1) Tống Xuân Tám (1) Trà Bình (4) TRABATHA (1) Trác Phi (1) Trang Linh (1) Trang Lộc (1) Trang Thơ Chào Xuân Mậu Tuất 2018 (1) TRANG THƠ CHỦ NHẬT (528) Trang Thơ Đón Xuân Đinh Dậu 2017 (1) TRANG THƠ ĐƯỜNG LUẬT (17) Tranh ảnh (3) Trầm Mặc (4) Trần Anh Dũng (1) Trần Bảo Định (4) Trần Băng Khuê (1) Trần Biên Thùy (1) Trần Dần (1) Trần Duy Đức (17) Trần Dzạ Lữ (4) Trần Định (1) Trần Đình Sử (2) Trần Đoàn Luận (1) Trần Đức ÁI (2) Trần Đức Hiển (1) Trần Đức Tín (1) Trần Hà Nam (4) Trần Hoàng Vy (2) Trần Hồng Vân (5) Trần Huiền Ân (2) Trần Huy Minh Phương (2) Trần Hữu Du (1) Trần Hữu Hội (17) Trần Kim Đức (5) Trần Kim Loan (2) Trần Kim Quy (1) Trần Lê Sơn Ý (2) Trần Linh Chi (1) Trần Long Thạch (1) Trần Lưu (1) Trần Mai Hường (11) Trần Mạnh Hảo (1) Trần Minh Nguyệt (16) Trần Năm (1) Trần Ngọc Hồ Trường (4) Trần Ngọc Mỹ (11) Trần Nguyên Hạnh (6) Trần Nhã My (2) Trần Như Luận (3) Trần Nhương (1) Trần Phù Nam (1) Trần Quang Dũng (4) Trần Quang Khanh (12) Trần Quang Lộc (1) Trần Quang Ngân (10) Trần Quốc Tiến (8) Trần Quốc Toàn (1) Trần Quốc Việt (1) Trần Tâm (7) Trần Thái Hưng (5) Trần Thanh Hải (3) Trần Thành Nghĩa (1) Trần Thế Nhân (13) Trần Thị Bích Thu (1) Trần Thi Ca (9) Trần Thị Cổ Tích (2) Trần Thị Huệ (1) Trần Thị Huyền Trang (3) Trần Thị Ngọc Hồng (1) Trần Thị Thanh (5) Trần Thị Thắng (1) Trần Thị Thương Thương (4) Trần Thị Trúc Hạ (1) Trần Thị Uyên (7) Trần Thiện (3) Trần Thiện Tuấn (1) Trần Thoại Nguyên (2) Trần Thuận (7) Trần Thúy Lành (6) Trần Thuỳ Trang (1) Trần Thư (1) Trần Thương Nhiều (1) Trần Trọng Hưng (2) Trần Trọng Tân (1) Trần Trọng Vũ (2) Trần Tuấn Anh (2) Trần Tuấn Thanh (10) Trần Vạn Giã (2) Trần Văn Bạn (16) Trần Văn Nhân (5) Trần Văn Thiên (1) Trần Việt (1) Trần Viết Dũng (11) Trần Võ Thành Văn (24) Triết học (2) Triều Âm (2) Triều Châu (1) Triều La Vỹ (2) Triệu Lam Châu (1) Triệu Từ Truyền (30) Trịnh Bửu Hoài (106) Trịnh Duy Sơn (2) Trịnh Hoài Linh (5) Trịnh Huy (4) Trịnh Thuỳ Mỹ (1) Trịnh Tuyên (1) Trịnh Viết Hiền (1) Trịnh Viết Hiệp (1) Trịnh Yến (2) Trọng Mật (2) trụ vương (1) Trúc Giang (4) Trúc Lập (1) Trúc Linh Lan (2) Trúc Thanh Tâm (12) Trúc Thuyên (3) trung quốc (1) Trung Trung Đỉnh (1) Trung Y (1) Truong Nguyen (1) Truyện dài (10) TRUYỆN DỊCH (17) Truyện ký (2) TRUYỆN NGẮN (1173) TRUYỆN VỪA (14) Trương Công Tưởng (16) Trương Diễm Phiến (1) Trương Đình Phượng (8) Trương Đình Tuấn (3) Trương Hồng Phúc (14) Trương Huỳnh Như Trân (2) Trương Lan Anh (1) Trương Nam Chi (5) Trương Thanh Cường (2) Trường Thắng (65) Trương Thị Thanh Tâm (22) Trương Thị Thúy (2) Trường Thịnh (6) Trương Tri (2) Trương Văn Dân (21) Trương Viết Hùng (1) TTM (1) Tuấn Nguyễn (7) Tuấn Quỳnh (3) Tuệ Mỹ (1) Tuti (2) Tuỳ bút (2) TÙY BÚT (120) Tuyết Nhung (2) Tuyết Vân (1) tứ đại mỹ nhân (1) Tường Vi (1) TX (1) Út Lãng Tử (1) Uyên Khuê (2) Uyên Minh (1) Uyển Phan (1) Vạn Lộc (1) Vành Khuyên (1) Văn (2478) Văn Công Mỹ (2) văn hóa truyền thống (5) Văn học nước ngoài (13) Văn Lưu (1) Văn Nguyên (1) Văn Nguyên Lương (7) Văn Nhược Ba (1) Văn Thạnh (2) Văn Thành Lê (1) Văn Thắng (23) Văn Trọng Hùng (1) Vân Đồn (3) Vân Giang (12) Vân Khanh (2) Vân Phi (32) Vân Tùng (2) Vi Ánh Ngọc (2) Vi Quốc Hiệp (1) Victor Remizov (1) VIDEO CLIP (2) Viễn Trình (25) Việt Quỳnh (1) Việt Trang (1) Việt Trương (1) Vĩnh Sơn (7) Vĩnh Thông (43) Vĩnh Tuy (21) Võ Bá Cường (1) Võ Chân Cửu (17) Võ Chí Nhất (3) Võ Công Liêm (1) Võ Diệu Thanh (18) Võ Dõng (1) Võ Đông Điền (4) Võ Hà (1) Võ Hạnh (2) Võ Mỹ Cát (1) Võ Ngọc Thọ (4) Võ Như Văn (3) Võ Thị Nga (13) Võ Thị Thu Thủy (1) Võ Thuỵ Như Phương (15) Võ Văn Hoa (1) Võ Văn Luyến (1) Võ Xuân Phương (3) Vũ Bình Lục (1) vũ đạo (1) Vũ Đình Huy (9) Vũ Đình Liên (1) Vũ Đình Minh (1) Vũ Đình Nguyệt (2) Vũ Đình Thung (2) Vũ Đức Trọng (1) Vũ Hạ (1) Vũ Hạnh (3) Vũ Hùng (2) Vũ Miên Thảo (5) Vũ Thành An (1) Vũ Thị Huyền Trang (115) Vũ Thụy Khuê (8) Vũ Trọng Quang (1) Vũ Trọng Tâm (2) Vũ Trọng Thanh (1) Vương Doãn (1) Vương Hạnh (1) Vương Hoài Uyên (4) Vương Tâm (3) Xanh Nguyên (4) Xuân Đài (1) Xuân Phong (6) Xuân Phương (1) Xuân Tiến (20) Ý Thu (3) Yên Kha (7) Ziken (2)
-------------------------------------------------------------------------
+ 817 TÁC GIẢ CÓ BÀI ĐĂNG TRÊN HƯƠNG QUÊ NHÀ
-------------------------------------------------------------------------