TRANG THƠ CHỦ NHẬT: GỬI TÌNH THEO GIÓ VỀ XUÔI - Thơ Nguyễn Minh Phúc


lỡ một mùa thu

Hoa vàng tôi giấu trong tập vở
Đợi mùa thu tới sẽ trao người
Những đêm thao thức ngàn thương nhớ
Giấc mộng bên trời xinh dấu môi

Nghe cả mùa cúc vàng qua ngõ
Bâng khuâng hoa rụng khẽ hiên nhà
Một trời thu ấm nghìn cơn gió
Tôi đợi với tình tôi ngát hoa

Nhưng mùa thu ấy không về nữa
Hoa cũng thôi vàng trên lối xưa
Có một gã khờ ngồi tựa cửa
Đợi gió thu xa gửi một người

Nụ hoa vẫn còn trong ngăn tủ
Mà người giờ biền biệt phương nao
Ngồi nghe hiu hắt mùa thu cũ
Nhớ người tôi biết gửi về đâu...



mùa hoa cúc

Có một mùa thu về qua ngõ
Vàng thơm hương cúc nở hiên nhà
Lãng đãng mây bồng bềnh trong gió
Ngập hồn vương chạm khói sương xa

Tôi gửi mùa thu vào hoa cúc
Mênh mang màu nắng úa lưng chiều
Có con bướm trắng nằm thổn thức
Nghe tình khẽ vọng khúc cô liêu

Gói cả làn hơi thơm mùi gió
Bâng khuâng sông nước chạm mây trời
Hình như có hồn tôi trong đó
Khẽ khàng con sóng vỗ chơi vơi

Em có về không mùa thu cũ
Để tôi mơ một khoảng trời đầy
Có mùa hoa cúc rơi đầy ngõ

Nhặt lá hiên trời nghe nắng phai...


Nghe mùa thu tới

Mùa thu vàng phía sau lưng
Lá xanh cũng đã nửa chừng phôi phai
Còn đây tình úa sông dài
Hắt hiu cơn gió mờ bay khói chiều

Người từ mấy cõi tịch liêu
Về ngang sông rộng gió hiu hắt buồn
Nghe đời một kiếp mưa tuôn
Sóng miên man vỗ đau luồn chiếu chăn

Còn đây sầu vết lăn trầm
Lỡ làng một bến trăm năm ngậm ngùi
Gởi tình theo gió về xuôi
Mà cơn gió tạt chưa nguôi phận người

Mưa về trắng buổi chia phôi
Thì thôi em cũng xa xôi mất rồi
Thương gì một mảnh tình tôi
Lá vàng rơi khẽ giữa trời thu xa…


Tôi với mùa thu

Gửi chút nắng cho mây hồng buổi ấy
Tôi ngỡ ngàng nghe một thoáng sang thu
Gió trôi khẽ và chiều đi rất nhẹ
Ôi mùa thu vàng rớt bóng sương mù

Không chỉ vậy mà chút hồng đôi má
Buổi em về thơm gió đậu bờ vai
Sông xa khuất ngác ngơ chiều ngưng chảy
Khi trời thu chìm dưới khói sương dày

Nghe ngập ngừng tay đụng nỗi chơi vơi
Ôm giọt nắng rớt giữa ngàn thương nhớ
Trong vườn xưa chắc có người đứng đợi
Hương mùa thu rơi nhẹ dưới sương mờ

Thu đã về ai đếm nỗi đơn côi
Gửi vào gió, vào mây trời bảng lảng
Hình như có bóng một người con gái
Hái mùa thu về thả tận trên ngàn

Giờ một mình tôi đứng với thu rơi
Trong lặng lẽ hoàng hôn chiều lộng lẫy
Hỡi mây trắng trôi giữa trời vời vợi
Níu giùm tôi màu nắng cuối chân ngày…

N.M.P (Kiên Giang)

Read more…

NÓI VỚI MÙA THU - Thơ Hoàng Chẩm





Mùa thu về
Lá rơi! Thèm chút úa phai 
Như màu mắt thời bé dại dỗi hờn 
Cánh hoa mùa nhớ.
Bâng khuâng
Người đàn bà nhặt nỗi buồn xuống thấp
Xâu thành chuỗi treo vào góc đời thầm lặng
Chiêm bái khúc tự tình 
Có giọt nắng rơi bên thềm cũ
Ngỡ ngàng trong chiều 
Câu thơ chùng xuống. 

Mùa thu vàng lối về
Người đàn bà choàng lên mình nỗi nhớ 
Xa rồi cơn mơ có mùa hoa nở muộn
Ngó vầng trăng hao khuyết 
Đắng đót bờ môi
Xin như tái hiện mùa chia tay 
Lạc bước về xa.

Mùa thu nghiêng hết cuộc tình 
Dấu nghìn trùng níu lòng nhau
Ngược xuôi một đành thôi
Người đàn bà bật khóc...
Trống vắng.
Nghiêng vai gánh mòn đau giữa vô cùng
Vết rạn vỡ kéo dài theo năm tháng
Người đàn bà đeo mang ân tình 
Tạc lên mình niềm thương vô tận. 

Mùa thu trầm mặc 
Người đàn bà đuổi bắt kịp thời gian
Thương mình... đã cũ.
    
            Quảng Trị mùa Thu
                  25-07-2016
                    H.C
Read more…

VÀNG THU LÁ RỤNG ĐƯỜNG CHIỀU - Thơ Ngưng Thu


GỌI TÊN BỐN MÙA 

Ta đi 
bằng bước lặng im
một hôm về lại 
con tim đã sờn.

Đếm đi đếm lại nỗi buồn
tìm không ra số 
đóng tuồng kịch câm.

Ngăn tim trống hoác 
lặng thầm
còn vương nhịp đập
đắm đăm 
rối bời.

Đã trôi 
mấy mảng thu lơi
úa phai cả cánh đồng đời 
gió lên.

Đã từng 
đắng chát men đêm
đã từng
một thuở gọi tên bốn mùa

Cô đơn 
cũng lúc già nua
mỏi tìm hẹn ước ngày xưa
lỗi thời.

Ngắm nhìn tiếc nuối 
buông trôi
tìm đâu mảnh đất 
tim côi nảy mầm?



TRÓT LỠ

Vàng thu ngưng 
tự nắng buồn
màu mây trở 
giọt mùa buông nốt trầm

Cung đàn lịm phím 
biệt âm
ngày 
say men nhớ
đêm 
thầm men trăng.

Biết từ...
lạc chốn nhân gian
yêu màu thu 
lỡ trót mang niệm tình.

Tay cầm nỗi nhớ 
bâng khuâng
tay ôm trọn bốn mùa 
nâng cánh vàng.

Thương đời
nặng gánh đa đoan.


Ơ LẠ MÂY TRẮNG VÔ TÌNH 

Tia nắng rớt 
chạm ngày mưa 
hoá cầu vồng bảy sắc vừa lung linh.

Ơ lạ
mây trắng vô tình
hồn thu đang vắt vẻo trên cánh đồi.

Anh...
không thương nhớ thì thôi 
đừng say sắc biếc hương trời không em.

Nắng vỡ
nắng vỡ bên thềm
anh đừng ngoái lại 
đừng len lén nhìn.

Hoàng hôn đổ 
bóng trăng nghiêng
mặc thơ anh bổng bay triền tương tư.

Em ngồi mơ khúc niệm từ
hát lời phong nguyệt tâm như tịch huyền.

Thời gian vọng khúc vô biên 
vần thơ cất tiếng 
chạm miền lặng im.

Ơ lạ
mây trắng 
vô tình.


THÔI ĐỪNG

Vàng thu 
lá rụng đường chiều
ngác ngơ mây
bổng cánh diều 
gió lơi.

Tìm em 
trăng gác chân đồi
chạm...
vừa hương cúc 
thoảng lời sương 
lay.

Chung chiêng nắng rụng chân ngày
thôi...
anh đừng ngỏ
nhỡ bay thu vàng

N.T (Bình Thuận)
Read more…

KÝ ỨC CHIẾN TRANH - Truyện ngắn Vũ Thị Huyền Trang

Minh họa: P.V


Ông Tá tháo chiếc chân giả để vệ sinh mỏm cụt bằng nước ấm. Công việc này diễn ra suốt mấy chục năm trời, từng động tác vỗ về da thịt thành thạo và nhẹ nhàng. Cảm giác trống vắng của thịt da thường được thấy rõ nhất mỗi khi có gió thổi qua. Mà ở xứ này không có gì trù phú bằng gió. Mỏm cụt ấy tưởng đã chai lại vì thời gian vậy mà gió vẫn khua khoắng đầy hẫng hụt. Thằng Cò sẵn cầm thanh khời bếp trên tay chạy lại gõ lộp cộp vào chiếc chân giả được tháo rời đặt ngay dưới đất. Nó hỏi:

- Một bên chân ông để ở nơi nào ạ?
- À… ông gửi lại nhờ Trường Sơn giữ hộ.
- Vậy Trường Sơn có xa lắm không ông?

Xa chứ. Xa bằng chiều dài ký ức của một người lính già từng đi qua nhiều trận chiến. Nơi mà ông chưa một lần đủ can đảm nghĩ đến chuyện trở lại. Sợ những cơn đau cũ ùa về, trái tim già nua này làm sao chịu nổi. Khi mà những người đồng đội từng vào sinh ra tử đều đã hóa mây trời. Người ta chỉ nhìn thấy những vết thương hiện hữu trên cơ thể. Thấy vết dấu của chiến tranh mỗi khi ông chống gậy tập tễnh đi ngang qua ngõ. Thế nào họ cũng hất mặt bảo nhau kìa ông Tá cụt. Đôi lúc gặp mấy bà bạo mồm, họ còn tếu cụt đến gần háng thế kia liệu có “làm ăn” được gì không nhỉ? Được chứ sao không, vẫn ngon lành cành đào chán. Rồi véo nhau cười rinh rích. Hoặc có vài lần thấy ông vấp váp ngã chỏng chơ giữa đường, loay hoay tìm mọi cách đứng lên thì người ta tặc lưỡi than “khổ thân ông cụt”. Người ta đâu có nhìn thấy những vết thương không rõ hình hài trong lồng ngực, trong trí óc của người lính như ông. Mà ông cũng không bao giờ để lộ ra ngoài. Không than vãn về chiến tranh. Không rên rỉ về nỗi đau thân thể. Tất cả đã qua. Phải, nên để nó qua như những người xung quanh vẫn nghĩ. Hàng ngày ông quanh quẩn với cửa hàng tạp hóa chăm sóc mấy sào hoa trên cánh đồng bên kia đường làng. Hoa chủ yếu để bán cho bà con trong làng khi có đám cưới hỏi và thắp hương ngày rằm, mồng một. Giá toàn hữu nghị cả, ai đến mua cũng có cái cớ để bớt giá cho đến khi không thể bớt thêm. Không họ hàng gần thì họ hàng xa, hết bạn của mình đến bạn của con cháu. Thấy người ta lam lũ cũng bớt. Thấy người ta nâng niu hoa cũng bớt. Thành ra có lắm vụ trồng hoa chỉ lỗ. Mùa nào hoa ấy nhưng ông vẫn thích trồng hoa hồng nhất.

Quán tạp hóa trông rất lành phành. Con cái đã bao lần định xây dựng kiên cố nhưng ông không chịu. Ông bảo ở nhà lá tường đất cho mát mà toàn mì tôm, nước mắm, xà phòng thì lo gì mất cắp mà phải cửa khóa then cài. Quán mở suốt ngày nhưng có khi không thấy người đâu. Khách đến gọi cả chục câu mới thấy một tiếng “ơi” vẳng ra từ cánh đồng hoa bên kia đường. Khách nghĩ ôi chao, chân chống nạng như thế kia thì đi lại nhiều làm chi cho khổ. Thôi thì mua gì cứ lấy, tiền để ở bàn uống nước, đặt cái chén lên cho gió khỏi bay. Có khi ông đi vắng cả ngày, thằng Cò mải chạy chơi chẳng để ý gì đến quán. Nhưng tối về sẽ thấy hàng vơi đi một ít, trên bàn những đồng lẻ được vuốt thẳng thớm đặt chồng lên nhau ngay ngắn. Cũng có khi mất mát vài món đồ đấy chứ, chuyện thường thôi mà. Ông không kêu vì sợ con cháu tiếc của lại tính chuyện xây quán. Mà ông thì yêu cái quán lá này lắm. Nó giống những căn lều thời chiến. Chỉ cần phủ lên ít lá ngụy trang, mắc võng nằm nghe gió luồn, nghe tiếng chim lảnh lót.

Những buổi trưa ở làng bình yên đến mức nghe được cả tiếng muỗi vo ve. Trưa nắng mọi người đều đã đóng cửa nghỉ ngơi. Ngoài đường không có người đi lại, chỉ thỉnh thoảng bật lên một tiếng ho khan giữa không trung. Làng quê thời bình giống như khoảng thời gian yên ắng hiếm hoi và đáng sợ trong cuộc chiến. Có những hôm núi rừng lặng thinh, cảm giác như không gian đặc quánh, một tiếng chim cũng chẳng thể lọt xuống. Ông và đồng đội xua cảm giác bất an bằng những cuộc chuyện trò. Thằng Hùng công tử luôn nói về những bữa cơm. Nó liệt kê một loạt món ăn do mẹ nấu, mà thằng ấy kể sao mà khéo thế. Cảm giác như từng ngôn từ đều biến thành hương vị nghi ngút khói. Bánh tro màu hổ phách, chấm với mật mía, cắn một miếng là vị ngọt thanh mát tan dần trên đầu lưỡi. Món thịt bò kho, chao ôi nghe nó kể mà nước miếng cứ tứa ra. Thằng nào cũng ao ước giá được một bát cơm trắng với dăm miếng thịt bò thì ngay mai ra trận chết dưới đạn bom cũng chẳng nuối tiếc gì. Trước đợt bom kinh hoàng vào giữa trưa hôm ấy thằng Hùng còn nói, đêm nào cũng mơ thấy mẹ và nồi cá kho thơm mùi tương. Cá kho bằng nồi đất, đun bếp củi đến khi thịt cá cứng chắc lại thì “ăn quên đời”. Nó hứa khi nào kết thúc chiến tranh sẽ dẫn cả bọn về nhà, thưởng thức hết tất cả những món ngon mẹ nấu. Thể nào mẹ vui lắm, khuôn mặt phúc hậu cười không ngớt. Trong bữa cơm mẹ sẽ ăn rất ít mà ngồi gắp hết đứa này đến đứa kia. “Ồ, đừng tưởng mẹ tớ bếp núc suốt ngày mà đầu bù tóc rối. Nói cho mấy cậu biết là mẹ tớ đẹp mê hồn. Lam lũ nhưng quần áo lúc nào cũng thẳng thớm. mái tóc mẹ thì… chao ôi đen và mượt”.

Thằng Hải nằm trên võng, một chân buông xuống đất khẽ đung đưa. Nó bảo bao giờ toàn thắng sẽ trở về đi tìm cô gái làng bên. Cái cô gái gặp lần đầu trong đêm diễn văn nghệ. Có lần cô ấy bảo thích nhất hoa hồng mà khổ nỗi bói cả làng cũng chẳng thấy hoa hồng. “Chiến tranh mà, nơm nớp lo tránh đạn bom, lo cái ăn cái mặc đã kiệt sức người thì còn ai nghĩ đến việc trồng hoa”. Hải kể trước lúc nhập ngũ kiếm được mảnh vải lụa đỏ, tính học cách cuốn thành hoa hồng tặng nàng mà chưa kịp làm thì nhận lệnh lên đường. Nói rồi Hải rút ở túi áo ngực ra một mảnh vải lụa đưa lên mũi hít hà. Đúng lúc ấy thì máy bay địch từ đâu kéo đến, nhanh một cách ngỡ ngàng. Tất cả vội vàng về vị trí chiến đấu nhưng chưa đầy vài phút sau chỗ đóng quân của đơn vị tan hoang dưới bom đạn Mỹ. Ông may mắn thoát chết, trước khi ngất lịm đi còn kịp nhìn thấy mảnh vải đỏ tươi bay lên như một cánh chim bị thương giữa trời dông gió. Bay mãi, bay mãi cho đến khi ông không còn biết được gì. Suốt gần năm mươi năm qua, mảnh vải đỏ vẫn bay xao xác trước mặt ông. Bay xuyên qua giấc mơ, bay đến những buổi chiều hoàng hôn màu huyết dụ. Bay cho đến khi ông chạm vào những cánh hoa hồng đỏ. “Hải ơi, hãy mang những bông hoa này đi tìm cô gái mà cậu từng thầm thương trộm nhớ”. Nước mắt ông đã nhiều lần rơi xuống những cánh hoa. Vì thương những người đồng đội nằm xuống khi tuổi mới hai mươi. Còn chưa kịp đặt lên môi người mình yêu một nụ hôn cháy bỏng. Lúc đi còn ngại ngùng chưa dám ôm mẹ một cái. Không còn cơ hội ăn thêm một bữa cơm mẹ nấu. Có đứa ước ao được trở về để cùng mẹ nuôi những đứa em. Và sự sống của ông bỗng trở thành ích kỷ.

Thỉnh thoảng ngồi ăn cơm cổ ông bỗng nghẹn đắng. Thương những người bạn nằm lại chiến trường, lẫn trong đất và màu lá Trường Sơn. Tất cả chỉ còn lại một tờ giấy báo tử đến tay người thân và ký ức xót lại trong những người đang sống. Năm nào ông cũng chọn đúng ngày mình bị thương làm giỗ cho đồng đội. Nấu một nồi cơm trắng, canh cá nấu chua và không quên nồi cá kho tương cho bạn. Trên bàn thờ lúc nào cũng có thêm một lọ hoa hồng. Cúng giỗ đó mà không biết đồng đội có về được không. Hay chỉ mình ông ngồi nhằn xương cá mà đầm đìa nước mắt. Hải ơi, Hùng ơi, Tính, Thụy, Trọng ơi… Đồng đội ông sẽ sống mãi với tuổi hai mươi. Những tiếng cười ha ha vang cả khắp núi rừng. Và sẽ nói về tình yêu trẻ trung, sôi nổi. Chỉ có ông là già nua đến từng ý. Sau này gặp lại có khi chúng nó không nhận ra ông là thằng Tá năm xưa, cái thằng đêm nào ngủ cũng ngáy vang khắp lán. Chúng nó sẽ nhào vào vạch lưng ông xem có cái sẹo dài bằng hai đốt tay không. Rồi bắt phải đọc thử biệt danh của từng thằng rồi mới chấp nhận. Chúng sẽ sờ mỏm chân cụt và bảo “chúng tớ vẫn còn giữ hộ cậu một bên chân”. Rồi sẽ cười ha ha.

Thằng Cò bảo:
- Khi nào ông vào Trường Sơn nhớ cho cháu đi cùng. Cháu sẽ giúp ông tìm một bên chân còn lại.
- Ồ, thật thế à. Ông cảm ơn cháu nhé.

Khẽ xoa đầu thằng cháu ông bật cười ha ha. Thằng nhỏ 5 tuổi cứ tưởng chân ông cũng như cái má lúm đồng tiền của nó. Mỗi lần trêu Cò, ông thường đưa tay bấu má nó và bảo “mất má lúm rồi”. Thằng nhỏ sẽ khóc toáng lên cho đến khi ông chạm tay vào má nó và bảo “trả má lúm”. Nên giờ nó nghĩ sự mất mát của ông cũng chỉ là tạm bợ. Cái hồn nhiên của con trẻ gợi cho ông về sự hồn nhiên của những người lính trẻ đôi mươi. Nếu mất mát được nghĩ theo cách đó chắc sẽ nhẹ nhàng hơn. Những người nằm xuống có thể đã quên chiến tranh. Vậy mà người may mắn còn sống như ông sao cứ ám ảnh mãi về cuộc chiến. Hoa hồng không dành cho súng đạn, chẳng phải nó chính là ước vọng của hòa bình và tình yêu đó hay sao. Nếu những người đồng đội ấy có cơ hội còn được ngắm nhìn cuộc đời này chắc họ sẽ lạc quan để sống. Khẽ ngả lưng đung đưa cánh võng, ông nằm ngoẹo đầu nhìn băng qua đường làng, ngắm nhìn cánh đồng hoa hồng đang trổ nụ. Ông nhắm mắt để mặc từng cơn gió đùa nghịch xung quanh. Ông thấy mình đang nằm võng giữa rừng Trường Sơn, đồng đội đang ngồi quây xung quanh. Họ đánh đàn và hát say mê bài “Thời hoa đỏ”. Khi những câu ca cuối cùng vang lên:“Mỗi mùa hoa đỏ về hoa như mưa rơi rơi/ Sau bài hát rồi em lặng im, cái lặng im rực màu hoa đỏ/ Sau bài hát rồi em như thế em của thời hoa đỏ ngày xưa/ Sau bài hát rồi anh cũng thế/ Anh của thời trai trẻ ngày xưa”… (*) thì ông thấy trên trời cả ngàn cánh hoa hồng rơi xuống như thảm lụa.


V.T.H.T (Hà Nội)

(*) Ca khúc Thời hoa đỏ, thơ Thanh Tùng, nhạc Nguyễn Đình Bảng
Read more…

CHUA CHÁT - Truyện ngắn Hòa Văn


Hòa Văn


NGƯỜI TU HÀNH ĐƯƠNG NHIÊN LÀM VIỆC TỐT. Đó là nhận định chung. Còn có trường hợp nào khác ngược lại? Câu hỏi đau đáu!
Ngoan nói:
"Trên đời này không có gì không thể xảy ra"
Nói xong anh rót tiếp một ly rượu. Ly rượu này là ly thứ mấy rồi anh cũng chẳng để ý chỉ biết trông thể trạng dù chưa say nhưng ai uống nhiều rượu mà không say sưa bao giờ.
Thật kỳ cứ nhậu nhẹt cùng anh em trong xóm xong khi nào cũng vậy về nhà Ngoan tiếp tục độc ẩm.
Khi tôi đến anh tỏ vẻ rất vui.
Người ta hay nói "gần mực đen gần đèn sáng", ở đây Ngoan không chỉ gần một cây đèn mà gần đến cả chục cây đèn ở nhà ông Phán. Nói vậy bởi nhà ông Phán trang trí nhiều đèn: Đèn ngoài cổng cái cổng to cao bề thế, đèn treo ở hiên, rồi trong nhà, trên bàn thờ...
Ông Phán người phốt pháp. Người ta (lại người ta!) nói "con người có số" sinh ra đã là con nhà có của ăn của để sẵn rồi cho nên Phán tốt tươi ngay từ lúc nhỏ. Tuy vậy chỉ có cái màu thôi bề ngoài bảnh bao chứ bên trong ngũ tạng bầy nhầy! Đó là căn bệnh thâm căn không dễ gọt rửa một hôm một mai mà được!Phán biết như vậy nhưng giả khờ giả lú ra bộ ra dạng ta đây người tử tế! Ngoan biết như vậy mà không tiện nói ai biết. Mà nói làm gì...
Ngoan và Phán thân nhau từ lâu nên biết tỏng tòng tong mọi chuyện trong ruột trong gan của nhau. Có điều đó là hồi xa xưa hồi người ta hay gọi là thời đạo đức thiệt còn giờ thời ấy bay cao bay xa rồi!.
Phán có bà vợ ai mới ngó dễ cho rằng bà hiền lành. Thực ra có trời biết tâm địa bà. Nói tham lam, ích kỷ, giả dối thì nhẹ phải nói trên tất thảy!
Vợ ông Phán con của ông Ny một chức sắc trong đạo... Ông Ny hiền như bụt, so sánh như thế có bạn cho là thiếu cơ sở... Thì tùy cách suy nghĩ!. 
Đức Giáo chủ của bất cứ tôn giáo nào cũng hướng tới Chân - Thiện - Mỹ. Đây là đích đến của nhiều người. Đạo là trong đời sống thường ngày chứ không mưu cầu gì sau khi chết! Sống tốt giống như gieo hạt giống tốt sẽ sinh hoa quả tốt! Mà thật ra không chỉ con người mới biết hướng tới bao điều tốt đẹp. Trên hành tinh được mệnh danh Xanh này nhiều động thực vật khi sinh ra tồn tại được với nhau đều ý thức tự thích nghi với mọi đồng loại... nhờ vậy hành tinh trải qua hàng tỷ tỷ... năm đã và đang che chở sự sống đúng nghĩa.
Bà Phán hiền! Không hiền sao được khi bà đang tu. Tu ai cũng biết rồi là sửa chứ chẳng cao xa gì. Sửa cái gì sửa ai dễ! Sửa chính bản thân mới cực khó. Đó là lý luận là theo kinh sách còn thực tế phức tạp hỗn mang hơn rất nhiều. Bà Phán ngày ngày tu tập bề ngoài bà mộ đạo lắm còn bên trong cái tâm không rõ. So với động vật cấp thấp con người có cái tâm nhờ đó biết làm điều tốt.
"Chưa chắc!"
Ngoan có lần nói với bà Phán như thế khi bà oang oang thuyết giảng một điều có liên quan tới nhân cách sống của con người. Đã là người là thoát kiếp lục súc cho dù thoát tạm thời. Vòng đời ngắn chẳng tày gang. Ngoan bữa nay học ở đâu mà lý luận không biết. Nhưng... nên nhớ Ngoan là con của thầy giáo làng. Ngày xưa thầy giáo làng được mọi người trọng vọng lắm chứ không như thầy với bà... Ngoan dừng suy nghĩ.
Thầy Năm. Tên ba của Ngoan đơn giản và trang trọng. Đó là lời khen của xóm làng chứ không phải của tôi. Tên đầy đủ của thầy Phạm Năm nhưng chỉ ghi ở các giấy tờ tùy thân còn lại ra đường trong nhà ai cũng gọi một từ thầy ít khi gọi thầy Năm đó cũng là một biệt lệ. Ngoan giờ không kế nghiệp thầy tuy vậy bộ dạng lời ăn tiếng nói đều y thầy khiến ai cũng mến. 
Ngoan nói với tôi:
"Ba tôi hiền..."
Đúng! Thầy rất hiền. Hồi nhỏ tôi học thầy ngay buổi học đầu tiên của lớp vỡ lòng. Lớp học là nhà làm bằng tre lợp tranh săng. Nhà lại núp dưới bóng râm của vườn cây ăn trái nào là mít; xoài nên mát rượi. Phía trước sân quanh năm mùa nào bông nấy đặc biệt bông vạn thọ vàng, đỏ bông nhỏ bông to lúc nào cũng có, ngoài ngõ dẫn vào sân đôi hàng bông bụt được cắt tỉa thẳng thớm bông tươi màu đỏ hồng trông thích mắt.
Thầy nổi tiếng dạy giỏi.
Lứa tuổi con cháu của thầy ở làng hầu như ai cũng học thầy. Học chữ học nghĩa và học lớn nhất là nhân cách. Có điều chính mô phạm mà thầy không làm giàu... từ nghề thầy!
Trong những lúc giảng bài bên cạnh con toán câu văn lời thơ bên cạnh khoa học thường thức, môn sử ký được thầy dạy một cách thấu đáo khiến ai cũng mê! Và trong giờ công dân từng lời thầy tỉ tê trò hãy sống trách nhiệm với xóm làng với họ tộc gia đình với quê hương... mà cả đời thầy làm đúng như vây!
Ngoan rót thêm một ly rượu nữa mời tôi:
"Nhân anh về thăm quê bữa nay anh em chén tạc chén thù đậm đà hơn một chút chẳng sao!"
"Ừ!"
Tôi đưa tay bưng ly rượu Ngoan mời rồi cạn ly.
Xong tôi rót một ly cho Ngoan. Ngoan cũng cạn ly ngay. 
Rượu gạo mua ở lò Hai Hơn nghe nói rượu nấu thiệt nồng độ vừa phải có mùi dễ chịu.
"Nhà ông Phán anh biết?"
Tôi gật đầu.
"Nhà ông tu hành đấy!"
"Ờ!"
Tôi nghe nhà ông Phán tu hành lâu rồi mà có gì Ngoan nói như muốn trút bầu tâm sự thế! Tôi nghĩ ngợi...
Ngoan giục:
"Anh thiệt tình với em một bữa đi!"
Với tôi bia rượu chỉ uống nhâm nhi chứ không vồ vập. Tôi hoãn binh:
"Thì hồi nào với em anh không thiệt tình đâu?"
"Dạ! Em biết. Nhưng..."
Ngoan kể vụ ông Phán lấn đất vườn của Ngoan.
Theo Ngoan năm ba tấc đất không là gì song cớ sự là ở chỗ lòng tham! Mà con người như ông Phán lâu nay Ngoan thân mật thế mà nay...
Ngoan nói: "Không giận mà lại thấy tội cho ổng!".
Tôi hiểu ý của Ngoan khi Ngoan trầm tư một chặp:
"Với em ông Phán đã chết!"./.

H.V  
Read more…

TRANG THƠ CHỦ NHẬT: THƠ TÌNH CHO TUỔI TEEN - Thơ Nguyễn Văn Ân

Nguyễn Văn Ân

THƠ TÌNH CHO TUỔI TEEN

Tuổi teen là gì em hỡi?
Thòm thèm mặn, ngọt, chua, cay...?
Đôi khi, lai rai cốc, ổi...
Thỉnh thoảng, ngấu nghiến mận, xoài...

Tuổi teen đâu là con nít?
Dậy thì... trăng mọc đầu non...
Như con chim sẻ rối rít
Mở ra dăm tiếng cười giòn

Tuổi teen ôm trang sách nhỏ
Gối đầu trên những trang thơ
Buông lơi mấy làn tóc nhớ?
Nắng rụng xuống đôi môi hờ

Tuổi teen hồn nhiên như lá
Trong veo giọt sương mong manh
Ve con bỗng kêu đầu hạ
Tự nhiên, ngồi khóc ngon lành...

Tuổi teen được yêu chưa nhỉ?
Ngẩn ngơ, môi đỏ, má hồng...
Nhơ nhớ người dưng thích chí!
Rụt rè, giọt nắng tắm sông

Tuổi teen của mùa con gái
Ngọt ngào mật ngọt hương hoa
Lả lơi bướm ong ngây dại
Ngủ mê... quên lối về nhà


MƯA MIỀN CỔ TÍCH 

Mưa than mấy giọt thì thầm?
Mưa qua phố vắng lòng thăm thẳm buồn
Mưa lên mái ngói cuống cuồng
Mưa rơi nước mắt cuối nguồn quạnh hiu
Mưa còn rả rích cô liêu
Mưa trong tiếng thở đưa chiều về đâu?
Mưa như kể chuyện nghìn câu
Mưa miền cổ tích ai sầu hơn ai?
Mưa ra tận bến sông dài
Mưa cho lá biếc đắng cay ngập lòng
Mưa gieo réo rắt sầu mong
Mưa băng bóng tối dài dòng du ca
Mưa đi quên tuổi ngọc ngà
Mưa rưng rưng mắt ngày ta trộm nhìn
Mưa tan tác mộng nguyên trinh
Mưa lê gót mộng rung rinh con đường
Mưa thành xâu chuỗi vấn vương
Mưa hôn lặng lẽ mùi hương lẽ đời
Mưa cong nỗi nhớ đầy vơi
Mưa mềm lá cỏ, tình ôi muộn màng!


CON ĐƯỜNG ĐI HỌC

Con đường đi học sương giăng
Ngày ngày em bước tung tăng giữa đời
Rộn ràng bao tiếng cười vui
Khẽ trong tiếng gió rơi rơi bụi hồng
Con đường trải lụa mênh mông
Tuổi ô mai, nỗi nhớ mong tháng ngày
Con đường đi học mưa bay
Cơn mưa làm ướt áo ai thay màu?
Dòng đời nối gót theo nhau
Bước đi chầm chậm trôi theo bóng người
Con đương đi học, em ơi!
Mặt trời e thẹn nép cười sau hoa
Đâu tà áo trắng thướt tha!
Điểm trang ngày tháng chan hòa tin yêu
Con đường bóng nắng liêu xiêu
Hàng cây chải tóc dặt dìu bước đi
Tuổi mơ hây hẩy xuân thì
Thương trang vở nhỏ mới ghi nửa chừng
Gót sen lúng túng ngập ngừng
Thương màu mực tím rưng rưng tuổi đời
Con đường hoa nở xinh tươi
Có hoa và bướm đôi lời của chim
Rụt rè đôi mắt hồn nhiên
Lời em thỏ thẻ trong tim vọng về
Con dường trở giấc lê thê
Sáng vào lớp học, chiều về quê hương
Con đường một nhớ hai thương
Ngày còn đi học vui buồn có nhau
Một mai bóng xế qua cầu
Con đường đi học khắc sâu trọn đời


MƯA Ở BÊN CHỒNG

“Như mưa bay đi một trời thương nhớ”
Cánh đồng thơ đã ngập lụt trong lòng
Con bướm đa tình cánh non sặc sỡ
Nép mình mau đậu lặng lẽ bên song
Em đã theo chồng kể từ dạo ấy!
Thiệp hồng vội quên em chẳng mời anh?
Vội đốt lá thư mấy ngàn trang giấy?
Làn khói ưu tư mấy sợi chòng chành?
Mưa ở bên chồng bao giờ em khóc?
Giọt lệ hoài mong rỉ rả đêm sâu
Mùa thay áo em còn buông làn tóc?
Sông ngủ yên không ai bắc nhịp cầu?
Trăng thiếu nữ ngày nao tròn mơ mộng
Mười năm qua tình rụng cánh ơ hờ
Những nốt nhạc nâng niu muôn trầm bổng
Gãy cánh thời gian… giẫy giụa ngẩn ngơ
Mưa ở bên chồng gieo neo mắt nhớ
Con đường xưa ngoi ngóp dưới bùn lầy
Ôi vòng tay em muôn vời cách trở!
Góc thềm xưa lá đổ vào heo may
Anh thầm đếm giọt buồn bao nhiêu tuổi?
Sao rụng đầy che kín bóng hoàng hôn?
Mưa ở bên chồng có còn rong ruổi?
Em có bao giờ về nhặt nụ hôn?


N.V.Â( Bình Dương)

Read more…

ANH & EM - Thơ Hoài Huyền Thanh


     
Anh
Em nhìn Anh nói
Lặng lẽ nghe Anh độc thoại
Đây
không phải lần đầu
Dặn lòng không bối rối
Cớ sao
Như mây lưng chừng đỉnh núi
Em bâng quơ tự hỏi
Nếu… như là… không nếu
Liệu lá có buồn khi nắng rưng rưng
Em
Anh nhìn Em lặng lẽ
Vốn như đời Em vẫn thế
Dòng sông mải miết
Chở nỗi buồn
hỏi chuyện người dưng
Trả áo hoàng hoa
ngày xưa ai lỗi hẹn
cho heo may về
quay quắt nhớ thu xa.


Vào thu 2016
H.H.T
Read more…

NHỚ - Thơ Nguyễn Minh Dũng

Nguyễn Minh Dũng


Hanh hao một chút vai gầy
Dư hương nắng quái trên tay người cầm
Cuộc tình biển ngậm trăm năm
Mơ hồ nghe tiếng thì thầm cung mi

Gót hồng, con mắt người đi
Giọt lệ giữa phố từ bi một ngày
Tường vi một đóa vừa phai
Từ ly mỏi dấu vết chai cuộc đời

Bay đi khói thuốc bờ môi
Tan đi một nốt trên lời ru đêm
Cung đàn dựa giấc triền miên
Hồn nhiên mộng xuống cõi thiền có em!

 01/04/2001
N.M.D

                                
Read more…

CÁCH NHẬP COMMENT TRÊN HƯƠNG QUÊ NHÀ

Đầu tiên, nhấp chuột vào ô Nhập nhận xét của bạn rồi viết comment. Viết xong, nhấp chuột vào ô Tài khoản Google. Sau đó nhấp chuột vào Tên/URL thì sẽ hiện ra 2 ô. Ô phía trên, ghi Họ và tên của bạn. Ô phía dưới, ghi dòng chữ:huongquenha.com

Cuối cùng, nhấp chuột vào ô Tiếp tục và nhấp chuột tiếp vào ô Xuất bản là xong. (Nếu bạn đã có sẵn Tài khoản Google, thì sau khi viết comment, chỉ cần nhấp chuột vào ô Xuất bản là thành công)

Số lượt xem tháng trước


-------------------------------------------------------------------------


TÁC GIẢ & TÁC PHẨM
* TÁC GIẢ & TÁC PHẨM * TÁC GIẢ & TÁC PHẨM * TÁC GIẢ & TÁC PHẨM * TÁC GIẢ & TÁC PHẨM---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ái Nhân (21) Ambrose Bierce (1) ẢNH (58) Anh Ngọc (1) Anh Nguyên (1) Anh Phong (4) Anh Phương (9) âm nhạc (2) âm thanh (1) Ân Thiên (1) Bạch Diệp (5) Bách Mỵ (2) BÀN TRÒN VĂN NGHỆ (87) Bảo Hồ (1) Bảo Lâm (1) Bảo Ninh (2) Bé Hải Dân (1) Bích Ái (3) Bích Lê (4) Bích Ngọc (1) Bích Vân (2) Bình Địa Mộc (3) Bình Nguyên (1) Bình Nguyên Trang (2) binh pháp (1) Bình Tâm (1) Bobby Nam Giang (3) Bùi Anh Sắc (1) Bùi Công Thuấn (1) Bùi Danh Hải Phong (1) Bùi Đức Ánh (66) Bùi Hoài Vân (5) Bùi Huyền Tương (2) Bùi Hữu Phước (1) Bùi Nguyên Bằng (25) Bùi Nhựa (4) Bùi Văn Bồng (5) Bùi Việt Thắng (2) BÚT KÝ (17) Ca Dao (2) Cao Duy Thảo (1) Cao Kim Quy (1) Cao Thị Thu Hà (3) Cao Thọ Thêm (2) Cao Thoại Châu (1) Cao Thu Hà (1) Cao Trọng Quế (1) Cao Văn Tam (5) Cát Du (7) Catherine Mansfield (1) Cẩm Lệ (4) Cẩm Tú Cầu (1) Chàng Cát (1) Chánh Đức (1) CHÀO XUÂN 2014 (1) CHÂN DUNG VĂN NGHỆ SĨ (2) Châu Đoàn (1) Châu Quang Phước (1) Châu Thạch (9) Châu Thường Vinh (1) Chí Anh (1) Chính Đức (1) chủ (1) CHỦ BIÊN (138) Chu Giang Phong (1) Chu Lai (2) Chu Ngạn Thư (10) Chu Trầm Nguyên Minh (16) Chu Vương Miện (1) Chúa Sơn Lâm (1) Cỏ Dại (7) covid 19 (1) Công Nguyễn (1) Cơ Xương (1) Cúc Dương (1) Cuộc thi văn chương (1) CỬA SỔ VĂN HÓA (6) Dạ Ngân (1) Dã Phong Bình (2) Dã Phương (1) Dạ Thảo (2) Dạ Thy (1) Diệp Linh (18) Diệp Uy (1) Dino Buzzati (3) DỌC ĐƯỜNG (29) Du Tử Lê (1) Dung Thị Vân (28) Duy Bằng (1) Duy Phạm (5) Dương Diệu Minh (1) Dương Đăng Huệ (1) Dương Hải Yến (2) Dương Hằng (7) Dương Kim Nhi (4) Dương Kim Thoa (1) Dương Phương Vinh (1) Dương Thành Thái (3) Dương Thị Yến Trinh (2) Dương Xuân Triều (6) Dzạ Lữ Kiều (6) Đàm Lan (17) Đan Ngọc (2) đạo đức (2) Đào Hiền (2) Đào Hữu Thức (2) Đào Khương (2) Đào Minh Hiệp (2) Đào Phạm Thuỳ Trang (82) Đào Quang Bắc (1) Đào Quý Thạnh (1) Đào Thanh Hoà (14) Đào Thị Quý Thanh (1) Đào Thị Thu Hiền (3) Đào Văn Đạt (31) Đào Viết Bửu (7) Đặng Châu Long (1) Đặng Diệu Thoa (1) Đăng Đăng (1) Đăng Huỳnh (1) Đặng Quốc Khánh (8) Đặng Quý Địch (3) Đặng Tấn Tới (2) Đặng Thị Hoa (2) Đặng Thị Xuân (1) Đặng Toán (1) Đăng Trình (1) Đặng Tường Vy (3) Đặng Văn Sử (1) Đặng Việt Trinh (1) Đặng Xuân Xuyến (9) ĐIỂM BÁO (2) Điêu Thuyền (1) Đinh Lốc (2) Đình Thậm (1) Đinh Vương Khanh (4) Đoàn Khương Duy (1) Đoàn Thị Minh Hiệp (4) Đoàn Tuyết Thu (1) Đoản văn (1) ĐỌC SÁCH (30) Đỗ Chiến Thắng (6) Đỗ Duy Hoàng (15) Đỗ Hồng Ngọc (5) Đỗ KIm Dung (1) Đỗ Phu (1) Đỗ Quyên (2) Đỗ Tâm Linh (1) Đỗ Tấn Đạt (2) Đỗ Thị Kim Hải (2) Đỗ Trúc Hàn (1) Đỗ Văn Tiến (1) Đỗ Xuân Phương (1) Đức Linh (1) Đức Tiên (3) Elena Pucillo Truong (6) gan jing world (1) Ghi chép (2) Giang Đình (8) Giang Hiền Sơn (6) Giáo dục (1) Guy de Maupassant (1) Hà Đoàn (2) Hạ Ly (1) Hà Nguyên (2) Hà Nhữ Uyên (2) Hà Phi Phượng (1) Hạ Thi (3) Hà Thị Thu Hằng (1) Hà Tùng Sơn (1) Hải Điểu (1) Hải Miên (3) Hải Phong (2) Hải Thăng (1) Hải Thuỵ (6) Hải Yến (2) Hàm Sơn (1) Hàn Dã Thảo (2) Hàn Du Tử (17) Hàn Hữu Yên (1) Hàn Lâm (1) Hãn Nguyên Nguyễn Nhã (1) Hàn Nguyệt (1) Hàn Phong Vũ (19) Hàn Tín (1) Hạng Vũ (1) Hậu Cốc Ngang (1) Hậu Đậu (1) Hiếu Dũng (1) Hoa Hướng Dương (1) Hoa Mai (2) Hoa Tím Buồn (4) Hoa Tuyết (2) Hoà Văn (10) Hoa Xuyến Chi (1) Hoài Huyền Thanh (53) Hoan Giang (1) Hoàng Anh (6) Hoàng Anh 79 (26) Hoàng Chẩm (53) Hoàng Chẫm (1) Hoàng Đình Quang (2) Hoàng Giao (4) Hoàng Hạ Miên (6) Hoàng Hữu (1) Hoàng Khánh Duy (5) Hoàng Kim (1) Hoàng Kim Chi (1) Hoàng Kim Oanh (2) Hoàng Linh (6) Hoàng Long (2) Hoàng Lộc (8) Hoàng Mẫn (1) Hoàng Minh Tường (2) Hoàng Nghĩa Lược (1) Hoàng Ngọc Xuân (4) Hoàng Nguyên (1) Hoàng Phủ Ngọc Tường (1) Hoàng Thảo Chi (1) Hoàng Thị Bích Hà (1) Hoàng Thị Nhã (8) Hoàng Thị Thu Thủy (2) Hoàng Trang (1) Hoàng Trần (1) Hoàng Trọng Quý (9) Hoàng Trọng thắng (1) Hoàng Tuấn Sơn (1) Hoàng Tuyên (2) Hoàng Vũ Thuật (1) Hoàng Xuân Hiến (1) Hoàng Xuân Niên (1) Hồ Bích Ngọc (4) Hồ Bích Vân (2) Hồ Đắc Thiếu Anh (1) Hồ Hải (2) Hồ Lê Diêm (1) Hồ Nam (1) Hồ Ngọc Diệp (1) Hồ Nhật Quang (1) Hồ Sĩ Duy (1) Hồ Thanh Ngân (10) Hồ Thế Hà (2) Hồ Thế Phất (3) Hồ Thế Sinh (1) Hồ Tĩnh Tâm (1) Hồ Tịnh Thuỷ (21) Hồ Vũ Khánh Linh (1) Hồ Xuân Thu (3) Hội Nhà văn TP. HCM (1) Hồng Hạnh (3) Hồng Liễu (1) Hồng Phúc (8) Hồng Tâm (10) Huệ Triệu (3) HUMICHI (5) Huy Nguyên (15) Huy Vọng (17) Huy Vũ (1) Huyết Kiệt (1) Huỳnh Dạ Thảo (1) Huỳnh Gia (18) Huỳnh Kim Bửu (1) Huỳnh Minh Lệ (2) Huỳnh Ngọc Nga (1) Huỳnh Ngọc Phước (29) Huỳnh Như Phương (1) Huỳnh Thanh Lan (1) Huỳnh Thị Quỳnh Nga (1) Huỳnh Thúy Thúy (1) Huỳnh Văn Diệu (1) Huỳnh Văn Mỹ (1) Huỳnh Văn Yên (1) Huỳnh Xuân Sơn (3) Hương Đêm (1) Hương Đình (4) Hương Quê Nhà (1) Hương Văn (6) Hửu Thỉnh (1) Irina Polianxkaia (1) James Dylan (4) James Joyce (1) Jeffrey Thai (9) Jerry Thu Trà (7) Kai Hoàng (1) Kate Chopin (1) Kha Tiệm Ly (4) Khả Xuân (1) Khán Võ (2) Khảo Mai (1) khoa học (1) Khổng Trường Chiến (3) Khổng Vĩnh Nguyên (1) KỊCH BẢN (1) Kiên Giang (1) Kiến Giang (12) Kiều Huệ (1) Kim Chuông (4) Kim Dung (2) Kim Ngoan (15) Kim Quyên (1) Kim Sơn Giang (22) Kim Tiết (9) Kim Yến (1) Kỳ Nam (2) Ký sự (14) Lã Bố (1) La Hán (1) La Mai Thi Gia (1) Lạc Thảo (1) Lại Ngọc Thư (1) Lam Giang (3) Lan Anh (1) Lan Phương (1) Lan Thanh (1) Lãng Du (6) Lâm Bích Thuỷ (8) Lâm Cẩm Ái (3) Lâm Hạ (11) Lâm Huy Nhuận (1) Lâm Trúc (30) Lâm Xuân Vi (1) Lâu Văn Mua (1) Lê Ân (5) Lê Bá Duy (9) Lê Đình Danh (79) Lê Đức Hoàng Vân (1) Lê Đức Lang (13) Lê Giang Trần (1) Lệ Hằng (3) Lê Hoài Lương (4) Lê Hoàng (2) Lê Hứa Huyền Trân (39) Lê Khánh Luận (1) Lê Minh Chánh (1) Lê Minh Dung (2) Lê Minh Hải (3) Lê Minh Vũ (3) Lê Ngân (3) Lê Ngọc Phái (1) Lê Ngọc Trác (1) Lê Ngũ Nam Phong (11) Lê Nhựt Triết (8) Lê Phương Châu (30) Lê Quang Trạng (23) Lê Sa Long (2) Lê Thanh Hùng (34) Lê Thanh My (8) Lê Thấu (1) Lê Thị Cẩm Tú (6) Lê Thị Hồng Thắm (1) Lê Thị Kim (1) Lê Thị Ngọc Lệ (1) Lê Thị Ngọc Nữ (33) Lê Thị Thu Hiền (1) Lê Thị Xuyên (13) Lê Thiếu Nhơn (15) Lê Thống Nhất (6) Lê Thụy Phương (2) Lê Tiến Dũng (1) Lê Tiến Mợi (6) Lê Trọng Nghĩa (3) Lê Trung Hiếu (1) Lê Tuân (4) Lê Uyên (1) Lê Văn Hiếu (12) Lê Văn Ngăn (3) Lê Vi Thuỷ (1) Lê Vinh (4) Lê Xuân Tiến (1) Lindsay Polak (1) Linh Lan (7) Linh Lan (Quảng Nam) (8) Linh Phương (3) Linh Thy (2) Long Khánh (4) Long Vương (1) luân hồi (1) Lữ Hồng (3) Lư Nhất Vũ (1) Lương Cẩm Quyên (1) Lương Duyên Thắng (3) Lương Đình Khoa (1) Lương Sơn (27) Lưu Ly (6) Lưu Quang Minh (15) Lưu Thành Tựu (1) Lưu Thị Mười (2) Lưu Xuân Cảnh (2) Lý Khánh Vinh (15) Lý Thành Long (1) Lý Thời Miễn (1) M.T.N.H (7) Mã Nhị Lan (1) Mạc Minh (2) Mạc Tố Hồng (1) Mạc Tường (2) Mai Đức Trung (6) Mai Hạnh (1) Mai Kiệm (1) Mai Loan (12) Mai Nhật (2) Mai Thanh (1) Mai Thị Vân (1) Mai Thìn (3) Mai Tuyết (37) Mang Viên Long (63) Marie Hải Miên (4) Mẫu Đơn (1) Mèo Con (1) Mi Thu (1) Miên Đức Thắng (2) Miên Linh (1) Minh Châu (2) Minh Đan (Lọ Lem Đất Võ) (6) Minh Nguyên (15) Minh Nguyễn (3) Minh Nguyệt (15) Minh Nguyệt (NT) (1) Minh Nhân Tông (1) Minh Vy (25) Mỗi tháng một tác giả và một bài thơ hay (2) Mộng Cầm (8) Mộng Nam (1) Mùa Xanh (3) Mưa (1) Mường Mán (1) MỸ THUẬT (6) My Tiên (1) Mỹ Vân (1) Nam Art (2) Nam Cao (1) Nam Thi (17) Năm Bửu (1) Nấm Độc (1) NCCGL (4) Ngàn Thương (33) Ngày Đẹp Tươi (1) nghệ thuật. (1) nghiên cứu (1) Ngọc Bút (8) Ngọc Diệp (35) Ngọc Thịnh (1) Ngô Càn Chiểu (1) Ngô Cự Chính (2) Ngô Diệp (6) Ngô Đình Hải (7) Ngô Hồng Nhung (1) Ngô Liêm Khoan (1) Ngô Minh Trãi (3) Ngô Nguyên Ngiễm (1) Ngô Thị Hoà (1) Ngô Thị Ngọc Diệp (10) Ngô Thuý Nga (30) Ngô Thúy Nga (16) Ngô Thy Học (7) Ngô Văn Cư (52) Ngô Văn Giảng (11) Ngô Văn Khanh (17) Ngô Viết Hòa (1) Nguyễn (1) Nguyễn An Bình (70) Nguyễn An Đình (4) Nguyễn Ánh 9 (1) Nguyễn Bá Nhân (1) Nguyễn Bích Sao Linh (1) Nguyễn Bình (1) Nguyễn Bính Hồng Cầu (2) Nguyên Cẩn (26) Nguyễn Châu (2) Nguyễn Chinh (4) Nguyễn Công Thụ (2) Nguyễn Công Tùng Chinh (1) Nguyễn Cử Tú Quỳnh (2) Nguyên Diệp (1) Nguyễn Dũng (1) Nguyễn Duy Khương (6) Nguyễn Duy Phương (1) Nguyễn Duy Thịnh (3) Nguyễn Đại Duẩn (2) Nguyễn Đặng Mừng (3) Nguyễn Đăng Thanh (20) Nguyễn Đăng Trình (4) Nguyễn Đình Bảng (1) Nguyễn Đình Trọng (1) Nguyễn Đoan Tuyết (25) Nguyễn Đồng Bội Thảo (1) Nguyễn Đức Chính (5) Nguyễn Đức Cơ (1) Nguyễn Đức Mậu (2) Nguyễn Đức Minh (6) Nguyễn Đức Minh Hùng (10) Nguyễn Đức Nhân (1) Nguyễn Đức Phú Thọ (26) Nguyễn Đức Quyền (4) Nguyễn Đức Tấn (6) Nguyễn Đức Tình (4) Nguyễn Gia Long (1) Nguyên Hạ (11) Nguyễn Hải Thảo (2) Nguyễn Hậu (2) Nguyễn Hiếu (8) Nguyễn Hiếu Học (2) Nguyễn Hòa Hiệp (2) Nguyễn Hoài Ân (1) Nguyễn Hoàng Thức (2) Nguyễn Hồng Diệu (1) Nguyễn Huệ (3) Nguyên Hùng (1) Nguyễn Huy (3) Nguyễn Huy (HD) (1) Nguyễn Huy Khôi (1) Nguyễn Huỳnh (1) Nguyễn Hữu Minh (1) Nguyễn Hữu Phú (1) Nguyễn Hữu Quý (2) Nguyễn Hữu Thuần (4) Nguyễn Hữu Trung (2) Nguyễn Khiêm (1) Nguyễn Khoa Đăng (51) Nguyễn Kiều Lam (2) Nguyễn Kiều Phương (3) Nguyễn Kim Hương (7) Nguyễn Kim Thịnh (1) Nguyễn Lam (2) Nguyễn Lương Vỵ (4) Nguyên Minh (1) Nguyễn Minh Dũng (46) Nguyễn Minh Hoà (1) Nguyễn Minh Khiêm (1) Nguyễn Minh Nguyệt (1) Nguyễn Minh Phúc (47) Nguyễn Minh Quang (5) Nguyễn Minh Thuận (9) Nguyễn Minh Toàn (1) Nguyễn Mỳ (1) Nguyễn Mỹ Nữ (3) Nguyễn Nga (14) Nguyễn Nghiêm (3) Nguyễn Ngọc Dũng (1) Nguyễn Ngọc Đặng (1) Nguyễn Ngọc Hà (4) Nguyễn Ngọc Hưng (6) Nguyễn Ngọc Minh Anh (1) Nguyễn Ngọc Thơ (31) Nguyễn Ngọc Tư (5) Nguyễn Nguy Anh (21) Nguyễn Nguyên Phượng (69) Nguyễn Nhật Hùng (4) Nguyễn Như Tuấn (14) Nguyễn Phin (30) Nguyên Phong (1) Nguyễn Phú Yên (8) Nguyễn Phượng (2) Nguyễn Phương Dung (2) Nguyễn Quang Quân (8) Nguyễn Quang Tâm (2) Nguyễn Quang Tuấn (1) Nguyễn Quân (2) Nguyễn Quốc Ái (1) Nguyễn Quốc Bảo (1) Nguyễn Quốc Đông (1) Nguyễn Quy (2) Nguyên Tâm (1) Nguyễn Tấn Thuyên (3) Nguyễn Thái An (3) Nguyễn Thái Dương (6) Nguyễn Thái Huy (35) Nguyễn Thành Công (48) Nguyễn Thành Giang (22) Nguyễn Thanh Hải (1) Nguyễn Thanh Huyền (8) Nguyễn Thanh Mừng (1) Nguyễn Thánh Ngã (1) Nguyễn Thành Nhân (18) Nguyễn Thanh Tuấn (7) Nguyễn Thanh Xuân (2) Nguyễn Thế Kiên (1) Nguyễn Thế Kỷ (1) Nguyễn Thị Ánh Huỳnh (2) Nguyễn Thị Bích Phượng (2) Nguyễn Thị Cẩm Thuỳ (3) Nguyễn Thị Chi (2) Nguyễn Thị Diệu Hiền (3) Nguyễn Thị Hải (1) Nguyễn Thị Hằng (7) Nguyễn Thị Hậu (1) Nguyễn Thị Hồng Đào (10) Nguyễn Thị Huệ (1) Nguyễn Thị Kim Huệ (2) Nguyễn Thị Mây (127) Nguyễn Thị Ngọc Hải (1) Nguyễn Thị Ngọc Sen (2) Nguyễn Thị Như Tâm (3) Nguyễn Thị Phụng (27) Nguyễn Thị Thanh Bình (6) Nguyễn Thị Thành Nhân (1) Nguyễn Thị Thanh Toàn (1) Nguyễn Thị Thanh Xuân (1) Nguyễn Thị Thu Ba (23) Nguyễn Thị Thu Hiền (1) Nguyễn Thị Thu Hoài (1) Nguyễn Thị Thu Thuý (3) Nguyễn Thị Thùy Linh (3) Nguyễn Thị Tiết (3) Nguyễn Thị Tuyết (1) Nguyễn Thị Việt Hà (39) Nguyễn Thị Xuân Hương (14) Nguyễn Thu Hằng (1) Nguyễn Thủy (4) Nguyễn Thúy Ngân (13) Nguyễn Thuý Quỳnh (2) Nguyễn Thường Kham (3) Nguyễn Thượng Trí (2) Nguyễn Tiến Đường (8) Nguyễn Trần (1) Nguyễn Trí Tài (40) Nguyễn Trọng Luân (2) Nguyễn Trung (1) Nguyễn Trung Nguyên (1) Nguyễn Tuyển (4) Nguyễn Văn Ân (68) Nguyễn Văn Bút (6) Nguyễn Văn Công (2) Nguyễn Văn Cường (CCK) (4) Nguyễn Văn Hiến (5) Nguyễn Văn Hoà (5) Nguyễn Văn Hòa (1) Nguyễn Văn Học (53) Nguyễn Văn Ngọc (1) Nguyễn Văn Thanh (1) Nguyễn Văn Thành (1) Nguyễn Văn Thảo (17) Nguyễn Văn Toan (1) Nguyên Vi (1) Nguyễn Việt Hà (2) Nguyễn Vinh (1) Nguyễn Vĩnh Bình (3) Nguyễn Xuân Cảm (3) Nguyễn Xuân Dương (1) Nguyễn Xuân Khánh (1) Nguyễn Xuân Thuỷ (1) Nguyễn Xuân Thủy (1) Nguyễn Xuân Tư (3) Nguyệt Linh (5) Nguyệt Quế (1) Ngưng Thu (44) Nhã Ngọc (1) Nhã Thiên (7) nhà Thương (1) Nhân Hậu (2) NHÂN VẬT (1) Nhật Nguyệt Xuân Hương (1) Nhật Quang (17) Nhất Sinh (1) Nhật Vũ (1) Nhi Hạ (1) NHỚ THUỞ ẤU THƠ (37) Như Hoài (4) NHỮNG ÁNG VĂN HAY VỀ LÀNG QUÊ VIỆT NAM (7) NHỮNG NGƯỜI BẠN ĐÂT THỦ (6) NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN HQN (5) Nông Quốc Lập (2) NP phan (1) Nửa Đời hư (1) NỬA THÁNG MỘT TÁC GIẢ VÀ MỘT BÀI THƠ HAY (38) nước (1) O. Henry (1) P.N. Thường Đoan (1) Pearl (1) Phạm Ánh (34) Phạm Anh Xuân (3) Phạm Bá Nhơn (2) Phạm Cao Hoàng (1) Phạm Đình Nghi (1) Phạm Hổ (1) Phạm Hữu Hoàng (20) Phạm Kiều Hưng (1) Phạm Lâm (1) Phạm Lê Tường Vi (1) Phạm Minh Dũng (14) Phạm Minh Hiền (9) Phạm Minh Thuận (10) Phạm Mỹ (1) Phạm Ngân (3) Phạm Như Vân (1) Phạm Phan Hòa (1) Phạm Phương Lan (1) Phạm Quỳnh An (1) Phạm Thái Ba (4) Phạm Thị Hải Dương (9) Phạm Thị Liên (1) Phạm Thị Mỹ Liên (30) Phạm Thị Phương Thảo (3) Phạm Thuý (6) Phạm Trần Ái Linh (4) Phạm Trung Tín (2) Phạm Tuấn Vũ (29) Phạm Tử Văn (21) Phạm Văn Phương (16) Phạm Văn Thạnh (1) Phạm Vũ (1) Phan Anh (12) Phan Cung Việt (1) Phan Đức Nam (1) Phan Hoài Thương (1) Phan Hoàng (2) Phan Huỳnh Điểu (1) Phan Hữu Lý (1) Phan Khanh (2) Phan Mai Thư Nhã (6) Phan Nam (20) Phan Quỳnh Như (1) Phan Sửu (1) Phan Tấn Lược (6) Phan Thanh Cương (2) Phan Thị Huỳnh Trang (2) Phan Tiên Phát (1) Phan Tình (1) Phan Trang Hy (25) Phan Văn Bình (1) Phan Văn Thạnh (1) Phan Văn Thuần (3) Phan Vĩnh (1) phần 1 (1) phần 2 (1) phần 3 (1) phần 4 (1) Phiêu Vân (1) Phong Dương (2) Phong Điệp (1) Phỏng vấn (7) Phú Ngọc (1) Phú Quang (3) Phú Xuân (8) Phùng Gia Lộc (1) Phùng Hiếu (10) Phùng Hiệu (1) Phùng Hoàng Chương (1) Phùng Phương Quý (7) Phùng Văn Khai (1) Phước Vũ (1) Phương Phương (10) Phương Uy (5) Quan Thế Âm (1) Quảng Ngọc (1) Quảng Ngôn Lê Ngữ (1) Quang Thám (1) Quang Tuấn Dũng (9) Quốc Hùng (2) Quốc Tuyên (1) quy luật dịch (1) Quỳnh Lệ (1) Quỳnh Nga (16) Quỳnh Trâm (1) Rason Helmandollar (1) Raymond Carver (1) Raymond Thư (1) Rêu (Cao Hoàng Từ Đoan) (13) SÁCH BẠN VĂN (71) SARAH HALL (1) SINH NHẬT (1) Song Ninh (11) Sông Hương (11) Sông Lam (1) Sông Song (8) Sơn Tịnh (2) Sơn Trần (15) Sruthi Thekkiam (1) Stephen Crane (1) T.T.Hiếu Thảo (22) Tạ Nghi Lễ (1) Tạ Thị Hoa (14) Tam quốc diễn nghĩa (4) TẢN VĂN (230) TẠP BÚT (619) Tạp chí Văn Mới (1) TẠP CHÍ VN BÌNH DƯƠNG (11) Tashi Dawa (1) Tâm Lãng (1) Tâm Nhiên (2) Tấn Hòa (1) Tần Khánh (4) Tân Vương Huy (1) TẬP SAN ÁO TRẮNG (39) Tập san Văn học nghệ thuật Hương Quê Nhà (1) Tây bá hầu Cơ Phát (1) Tây Du Ký (1) Tây Sơn bi hùng truyện (2) Thạch Anh (2) Thạch Cầu (1) Thạch Đà (7) Thạch Lam (1) Thạch Sene (5) Thái An Khánh (2) Thái Hoà (1) Thanh Bình Nguyên (27) Thành Dũng (1) Thanh Hải (1) Thanh Huyền (2) Thanh Lương (2) Thanh Minh (4) Thanh Phong (1) Thanh Sơn (1) Thanh Thảo (3) Thanh Trắc Nguyễn Văn (42) Thanh Tùng (7) Thành Văn (3) Thạnh Văn (1) Thanh Xuân (2) Thảo Nguyễn (1) Thâm Tâm (1) Thần Y (1) Thi Ngọc Lan (1) Thiên Ân (1) Thiên Di (5) Thiên Sơn (1) Thiên Thần Áo Trắng (7) Thiên Tôn (10) Thiên Trần (1) Thiệp chúc mừng năm mới (4) Thiệp chúc Tết (3) Thiệp mừng (3) Thông báo (1) Thơ (3149) Thơ Lê Nhựt Triết (1) THƠ MỜI HOẠ (7) THƠ PHỔ NHẠC (103) Thời sự Văn nghệ (6) Thu Dung (3) Thu Hằng (1) Thu Hiền (1) Thu Hoài (1) Thu Nga (1) Thuận Thảo (8) Thuận Yến (1) Thục Minh (7) Thuỳ Anh (13) Thuỵ Du (1) Thụy Du (3) Thuỳ Dương (1) Thùy Dương (1) Thủy Điền (1) Thuỳ Nhân (1) Thư cảm ơn (1) Thư ngỏ (1) THƯ NGỎ CỦA HQN (2) Thư tin (285) THƯ VIỆN TÁC GIẢ (1) Tiểu luận (4) Tiểu Mục Đồng (1) Tiểu Nguyệt (5) Tiểu thuyết (107) Tiêu Tương (1) Tin buồn (2) TIN VĂN (2) Tịnh Bình (19) Tịnh Minh Tiến (2) Tô Hồng Phương (1) Tô Kiều Ngân (1) Tố Mai (1) Tô Minh Yến (21) Tôn Nữ Hỷ Khương (2) Tôn Thất Út (2) Tôn Tư Mạc (1) Tống Ngọc Hân (1) Tống Xuân Tám (1) Trà Bình (4) TRABATHA (1) Trác Phi (1) Trang Linh (1) Trang Lộc (1) Trang Thơ Chào Xuân Mậu Tuất 2018 (1) TRANG THƠ CHỦ NHẬT (528) Trang Thơ Đón Xuân Đinh Dậu 2017 (1) TRANG THƠ ĐƯỜNG LUẬT (17) Tranh ảnh (3) Trầm Mặc (4) Trần Anh Dũng (1) Trần Bảo Định (4) Trần Băng Khuê (1) Trần Biên Thùy (1) Trần Dần (1) Trần Duy Đức (17) Trần Dzạ Lữ (4) Trần Định (1) Trần Đình Sử (2) Trần Đoàn Luận (1) Trần Đức ÁI (2) Trần Đức Hiển (1) Trần Đức Tín (1) Trần Hà Nam (4) Trần Hoàng Vy (2) Trần Hồng Vân (5) Trần Huiền Ân (2) Trần Huy Minh Phương (2) Trần Hữu Du (1) Trần Hữu Hội (17) Trần Kim Đức (5) Trần Kim Loan (2) Trần Kim Quy (1) Trần Lê Sơn Ý (2) Trần Linh Chi (1) Trần Long Thạch (1) Trần Lưu (1) Trần Mai Hường (11) Trần Mạnh Hảo (1) Trần Minh Nguyệt (16) Trần Năm (1) Trần Ngọc Hồ Trường (4) Trần Ngọc Mỹ (11) Trần Nguyên Hạnh (6) Trần Nhã My (2) Trần Như Luận (3) Trần Nhương (1) Trần Phù Nam (1) Trần Quang Dũng (4) Trần Quang Khanh (12) Trần Quang Lộc (1) Trần Quang Ngân (10) Trần Quốc Tiến (8) Trần Quốc Toàn (1) Trần Quốc Việt (1) Trần Tâm (7) Trần Thái Hưng (5) Trần Thanh Hải (3) Trần Thành Nghĩa (1) Trần Thế Nhân (13) Trần Thị Bích Thu (1) Trần Thi Ca (9) Trần Thị Cổ Tích (2) Trần Thị Huệ (1) Trần Thị Huyền Trang (3) Trần Thị Ngọc Hồng (1) Trần Thị Thanh (5) Trần Thị Thắng (1) Trần Thị Thương Thương (4) Trần Thị Trúc Hạ (1) Trần Thị Uyên (7) Trần Thiện (3) Trần Thiện Tuấn (1) Trần Thoại Nguyên (2) Trần Thuận (7) Trần Thúy Lành (6) Trần Thuỳ Trang (1) Trần Thư (1) Trần Thương Nhiều (1) Trần Trọng Hưng (2) Trần Trọng Tân (1) Trần Trọng Vũ (2) Trần Tuấn Anh (2) Trần Tuấn Thanh (10) Trần Vạn Giã (2) Trần Văn Bạn (16) Trần Văn Nhân (5) Trần Văn Thiên (1) Trần Việt (1) Trần Viết Dũng (11) Trần Võ Thành Văn (24) Triết học (2) Triều Âm (2) Triều Châu (1) Triều La Vỹ (2) Triệu Lam Châu (1) Triệu Từ Truyền (30) Trịnh Bửu Hoài (106) Trịnh Duy Sơn (2) Trịnh Hoài Linh (5) Trịnh Huy (4) Trịnh Thuỳ Mỹ (1) Trịnh Tuyên (1) Trịnh Viết Hiền (1) Trịnh Viết Hiệp (1) Trịnh Yến (2) Trọng Mật (2) trụ vương (1) Trúc Giang (4) Trúc Lập (1) Trúc Linh Lan (2) Trúc Thanh Tâm (12) Trúc Thuyên (3) trung quốc (1) Trung Trung Đỉnh (1) Trung Y (1) Truong Nguyen (1) Truyện dài (10) TRUYỆN DỊCH (17) Truyện ký (2) TRUYỆN NGẮN (1173) TRUYỆN VỪA (14) Trương Công Tưởng (16) Trương Diễm Phiến (1) Trương Đình Phượng (8) Trương Đình Tuấn (3) Trương Hồng Phúc (14) Trương Huỳnh Như Trân (2) Trương Lan Anh (1) Trương Nam Chi (5) Trương Thanh Cường (2) Trường Thắng (65) Trương Thị Thanh Tâm (22) Trương Thị Thúy (2) Trường Thịnh (6) Trương Tri (2) Trương Văn Dân (21) Trương Viết Hùng (1) TTM (1) Tuấn Nguyễn (7) Tuấn Quỳnh (3) Tuệ Mỹ (1) Tuti (2) Tuỳ bút (2) TÙY BÚT (120) Tuyết Nhung (2) Tuyết Vân (1) tứ đại mỹ nhân (1) Tường Vi (1) TX (1) Út Lãng Tử (1) Uyên Khuê (2) Uyên Minh (1) Uyển Phan (1) Vạn Lộc (1) Vành Khuyên (1) Văn (2478) Văn Công Mỹ (2) văn hóa truyền thống (5) Văn học nước ngoài (13) Văn Lưu (1) Văn Nguyên (1) Văn Nguyên Lương (7) Văn Nhược Ba (1) Văn Thạnh (2) Văn Thành Lê (1) Văn Thắng (23) Văn Trọng Hùng (1) Vân Đồn (3) Vân Giang (12) Vân Khanh (2) Vân Phi (32) Vân Tùng (2) Vi Ánh Ngọc (2) Vi Quốc Hiệp (1) Victor Remizov (1) VIDEO CLIP (2) Viễn Trình (25) Việt Quỳnh (1) Việt Trang (1) Việt Trương (1) Vĩnh Sơn (7) Vĩnh Thông (43) Vĩnh Tuy (21) Võ Bá Cường (1) Võ Chân Cửu (17) Võ Chí Nhất (3) Võ Công Liêm (1) Võ Diệu Thanh (18) Võ Dõng (1) Võ Đông Điền (4) Võ Hà (1) Võ Hạnh (2) Võ Mỹ Cát (1) Võ Ngọc Thọ (4) Võ Như Văn (3) Võ Thị Nga (13) Võ Thị Thu Thủy (1) Võ Thuỵ Như Phương (15) Võ Văn Hoa (1) Võ Văn Luyến (1) Võ Xuân Phương (3) Vũ Bình Lục (1) vũ đạo (1) Vũ Đình Huy (9) Vũ Đình Liên (1) Vũ Đình Minh (1) Vũ Đình Nguyệt (2) Vũ Đình Thung (2) Vũ Đức Trọng (1) Vũ Hạ (1) Vũ Hạnh (3) Vũ Hùng (2) Vũ Miên Thảo (5) Vũ Thành An (1) Vũ Thị Huyền Trang (115) Vũ Thụy Khuê (8) Vũ Trọng Quang (1) Vũ Trọng Tâm (2) Vũ Trọng Thanh (1) Vương Doãn (1) Vương Hạnh (1) Vương Hoài Uyên (4) Vương Tâm (3) Xanh Nguyên (4) Xuân Đài (1) Xuân Phong (6) Xuân Phương (1) Xuân Tiến (20) Ý Thu (3) Yên Kha (7) Ziken (2)
-------------------------------------------------------------------------
+ 817 TÁC GIẢ CÓ BÀI ĐĂNG TRÊN HƯƠNG QUÊ NHÀ
-------------------------------------------------------------------------