TRANG THƠ CHỦ NHẬT: MẮT QUÊ - Thơ Khán Võ, Nguyễn Huệ, Văn Nguyên Lương

Cầu Khui, Núi Đồi - Quảng Ngãi


LÀNG TÔI - Khán Võ

Làng tôi nằm ở ven đồi
Bốn mùa hoa lá điểm màu tươi xanh
Cánh cò phiêu bạt thong manh
Gió chiều khói bếp mái tranh mơ màng
Em thơ theo bước trâu đàn
Vui đùa cười nói dưới hàng cau nghiêng
Trong nhà vọng tiếng mẹ hiền
Mâm cơm đạm bạc đoàn viên gia đình
Nhìn trăng vàng chiếu lung linh
Không gian lắng đọng bóng hình làng quê
Gái trai hò hẹn triền đê
Một thời tôi vẫn mơ về hằng đêm...


K.V



Bến sông Hà Thanh - Bình Định


NHỚ NHÀ - Nguyễn Huệ


Chừng giữa đông thôi vội nhớ nhà
Trăm ngàn ký ức cứ phơi ra
Luống dưa, liếp cải đang thổn thức
Níu giọt mưa sa, ai mắt nhoà.


Nhớ thuở mẹ đi, ờ... xa lắm
Côi cút con khờ nương bóng cha
Đêm đông giá lạnh ôm cha ngủ
Ngoài lạnh căm căm vẫn ấm nhà.


Đón xuân gói gém dăm chiếc bánh
Chờ tết bên hè mấy chậu hoa
Vá áo cho em... khi tết mặc
Em cứ mè nheo, chị chẳng la


***


Mấy chục năm qua chân như mỏi
Dạ ngóng quê xa lúc xế tà
Tết này ta có xuân đoàn tụ
Hay sải cánh dài mãi bay xa?


N.H



Tranh minh họa - Bảo Kent


CHIỀU XA QUÊ - Văn Nguyên Lương

Gió lùa, 
Lá me xao xác rụng
Người xa quê lòng chợt nhớ nhà

Nhớ con sông chiều soi mắt đỏ 
Nhớ hàng cau trước ngõ có còn không? 
Hay cũng đìu hiu theo dáng gầy của mẹ!
Tháng năm, mắt mòn thương nhớ 
tìm con...

Ơi cánh diều ơi... 
Đừng múa nữa 
Đã đục ngầu, 
Đôi mắt cha tôi 
Xin trái mù u đừng chín rụng, 
Cậu học trò xưa phiêu bạt nơi nào?

Gió lùa, 
Vạt lá cuồng quay 
Nỗi nhớ quay cuồng theo ký ức
Có ai ngồi đếm lá nhớ cố hương...

V.N.L







Read more…

CON VỀ - Thơ Nguyễn Minh Thuận



Con về tựa mảnh hồn quê
Nhìn cánh diều nhỏ đê mê giữa trời
Bùi ngùi nhớ thuở rong chơi
Trao nhau những nét môi cười hồn nhiên!

Con về quê mẹ bình yên
Thương đời lam lũ triền miên nhọc nhằn
Bao năm chẳng quản khó khăn
Gian nan giữ trọn lòng nhân muôn đời...

Con về nghe khúc ru hời!
Kẻo kè tiếng võng từ thời ấu thơ!
Ví dầu câu hát ầu ơ...
Mẹ cho con những giấc mơ ngọt lành

Về nhìn quê đổi thay nhanh
Tóc mẹ nay cũng hóa thành màu mây
Câu ca xưa bỗng guộc gầy
Còn chăng nỗi nhớ theo ngày tháng trôi...

N.M.T

Read more…

MÓN CANH MĂNG CỦA MẸ - Tạp bút Đoàn Thị Minh Hiệp



Người ta bảo lấy chồng thì phải theo chồng, ở đâu quen đó, rồi sẽ nhớ những cái gì cần nhớ, dẫu là điều dung dị nhất ở nhà mẹ mình, nhưng tôi thì khác, dẫu lấy chồng nhưng hết lễ “hồi dâu” là về ở nhà mẹ ruột, ấy vậy nên, tôi cũng nhớ những điều dung dị ấy nhưng là nhớ ở nhà chồng. Hai vợ chồng cưới nhau về nhưng công việc lại ở phố, để thuận tiện làm ăn, vợ chồng tôi không ở với gia đình chồng, thi thoảng cuối tuần rảnh hay ở quê có việc vợ chồng lại đèo nhau hơn tiếng rưỡi đồng hồ đi xe máy để về.
Ở quê thì khỏi phải nói, dẫu chẳng điện đường lấp lánh, chẳng có những quán cà phê sắc màu, chẳng có biển, thiếu nhiều thứ lắm, nhưng cũng bù lại có nhiều thứ khác. Về quê vào dịp cuối tuần là điều khiến tôi thấy thoải mái nhất, không khí trong lành, người ở quê dẫu chẳng “ngọt trước mặt” như dân phố, có vẻ cục mịch, khô như cục đất nhưng tôi mến cái tính thẳng lòng, có sao nói vậy, nói chẳng để bụng, nói rồi là rồi, lại con lại cháu thương yêu, đùm bọc, sai đúng rõ ràng, bà ngoại chồng tôi vẫn bảo: “nói để mà sửa”, cho nên cái gì xuất phát ở quê cứ thần thật đến ấm lòng.
Nhà chồng tôi chẳng khá giả gì, trồng vài sào ruộng để có gạo ăn, đôi mùa đậu, mùa dưa, mùa ớt, chi cho mắm muối hàng ngày, ơn nghĩa xóm làng, nhà chẳng có nhiều cây ăn trái, ngoài dăm cây đào, cây dừa, cây ổi, nhưng cái thứ mà xem ra phố thị đang dần biến mất thì nhà tôi may mắn được sở hữu, đó là một bụi tre nhỏ. Tôi đã ấn tượng khi lần đầu tiên ghé nhà anh, bụi tre có lá to, dày, xanh thẫm, mùa tôi về chỉ có những nhánh con chi chít lá, tôi hỏi để làm gì, anh cười bảo: để làm cảnh, để cho mát. Ai đời trồng làm cảnh mà trồng sau nhà?
Sau này vào mùa măng, búp đầy những gốc bụi tôi mới có dịp thưởng thức những món “nhà quê” của mẹ. Khi ở nhà tôi, mẹ tôi cũng chỉ cho tôi vài món nấu với măng, măng xào, măng trộn, hay nấu canh chua bỏ ít măng vào sẽ ngon hơn, măng um nữa. Mẹ tôi cũng dặn chọn măng tre của mình, vị nó sẽ ngon, giòn và ngọt hơn, nhưng măng tre ở phố ngày càng ít, thi thoảng chỉ có vài búp bán ở chợ, thường thì chỉ có măng le, một loại măng của trúc trên núi, hay muốn thì có măng khô, ngâm nước mềm rồi mới chế biến món ăn được.
Mẹ chồng tôi đưa hai búp măng to, mướt, tôi còn chưa biết nấu món gì, “xào hay um cá mẹ nhỉ?” mẹ bảo, nấu canh măng với xương, tôi tròn xoe mắt, vì chưa bao giờ mẹ tôi chỉ tôi nấu món canh chỉ lọt thỏm hai thứ: măng và thịt xương. Ấy vậy mà, nồi canh măng ấy đã đi vào lòng tôi một cách ngọt ngào như hương vị của nó, đi đâu tôi cũng kể về món canh măng “gọn gàng” ấy của mẹ.
Măng vừa chặt ngoài bụi vào còn nặng nước, lấy sạch vỏ, chọn phần mềm, trắng xanh cắt thành từng khoanh cục như những mẩu pho mai vừa ăn, ngâm trong thau nước bỏ ít muối, để cho mặn bớt đắng và thấm vào trong măng, ăn măng sẽ giòn và ngọt hơn. Mẹ bảo nấu canh măng thì đừng mua thịt nạc mà phải thịt xương mới ngon, mẹ chọn thịt xương sườn non, chặt từng miếng nhỏ vuông vắn, ướp gia vị trước cho ngấm. Khâu sơ chế như vậy là xong, cho xíu dầu vào nồi, cho thịt xương đã ướp đảo sơ cho thịt săn lại, thêm ít nước, nấu trước. Xương phải hầm trước để mềm và ra nước thịt, nếu bỏ cùng lúc măng vào thì khi măng chín thì xương chưa nhừ, canh sẽ mất vị ngọt của xương. Khi xương hầm sôi một lúc mẹ mới cho măng vào, đợi khi măng chín nữa thì nêm gia vị vừa ăn nhắc xuống.
Tôi ngắm bát canh măng trong veo với màu thịt và măng, có lẽ chỉ riêng tôi thấy lạ nhưng sau này tôi mới biết, canh măng không chỉ để ăn cơm mà dường như các ngày giỗ, canh măng còn nấu để ăn kèm với bún, một thứ nước bún có vị lạ, có vị ngọt của xương thịt, có vị giòn và ngọt hơi đăng đắng của măng, ăn vừa ngon vừa mát, chẳng biết từ khi nào tôi lại ghiền món ấy.
Khi mùa măng lên kha khá, ăn không kịp mẹ lấy phơi khô, mẹ bảo để sau này ngâm dùng dần, dầu măng khô mình làm sẽ chẳng có bản to nhìn hấp dẫn như người ta bán nhưng măng ở nhà sạch và chẳng chất bảo quản, chẳng còn vị đắng, khi ngâm dùng để xào chung với bún, măng giòn ăn cũng tuyệt ngon. Cứ độ mùa măng tôi hay “nhắc” chồng về quê để thưởng thức món canh măng của mẹ. Rồi công việc nhiều hơn, dường như số lần về quê của tôi ngày càng giảm. Riêng mẹ chồng tôi vẫn nhớ món ăn mà con dâu yêu thích, cứ khi măng lên ụ mẹ lại gọi điện nhắc chừng, có khi mẹ gửi vài búp măng vào, tôi cũng nấu như mẹ nhưng chẳng hiểu sao nêm chẳng vừa ăn được như mẹ, có lẽ nó đã trở thành món riêng của mẹ rồi.
Thì ai chẳng có cái để nhớ, điều dung dị nhất đôi khi nó lại là điều không thể quên. Thầy tôi bảo, thầy ăn món bún mắm tôm ở quê, rồi đi du học vài ba nước ngoài, đôi khi thèm món bún ấy đến rơi nước mắt, ấy vậy mà thôi thúc thầy về, về thăm quê hương như cái cớ để ăn bún mắm tôm. Kể ra cũng hơi buồn cười, nhưng đó chính là “lời hứa hẹn” của quê nhà mà bất cứ người con xa xứ nào cũng có một điều để khắc khoải, dẫu đi đâu về đâu “quê hương vẫn là chùm khế ngọt”.
Mỗi khi tôi hỏi chồng về quê thì anh hay trêu chọc mùa này hết măng rồi hay đại loại là nhớ nhà về hay nhớ món canh măng của mẹ. Nhớ gì thì nhớ, may mà cũng còn cái nhớ để quay về, chứ cứ quay đi mà không vướng đọng thì liệu còn có bao nhiêu người con “bỏ quên” mảnh đất quê hương để đi lập nghiệp chẳng quay về. Món canh măng của mẹ chẳng cầu kỳ trong cách nấu, cách bài trí, có thể cũng chẳng xa xỉ, chẳng sắc màu, nhưng ngọt ngào, hương vị quê nhà và đâu đó có vị ngọt từ tình thương của mẹ biết để ý với con.

Đ.T.M.H 
Read more…

TÂY SƠN BI HÙNG TRUYỆN (Chương 24) - Tiểu thuyết lịch sử của Lê Đình Danh



Dạ con nít, Đỗ Thành Nhân treo xác Lý Tài
Bụng đàn bà, Bùi Thị Xuân tha mạng Phúc  Ánh.

*    *    *
Nói về Nguyễn Hụê vâng lệnh Nguyễn Nhạc đem hai vạn thủy binh vào Gia Định đánh chúa Nguyễn. Đến cửa bể Cần Giờ, Nguyễn Huệ cho dừng quân mời các tướng lên soái thuyền nhận lệnh. Huệ giở bản đồ ra rồi hạ lệnh:
- Nguyễn Lữ làm chánh tướng, Đặng Văn Long phó tướng cùng Đặng Xuân Phong, Đặng Xuân Bảo và Phạm Ngạn dẫn một vạn quân theo sông Đồng Nai, tiến đánh chiếm thành Trấn Biên. Chiếm được Trấn Biên rồi Lữ và Long chia binh làm ba cánh. Một là cho Đặng Xuân Bảo lãnh một ngàn quân đi đường tắt đến con đường sang nước Cao Miên ở phía tây thành Sài Côn đốt lửa làm kế nghi binh, không cho Lý Tài ở thành Sài Côn chạy trốn sang Cao Miên. Cánh thứ hai là Nguyễn Lữ và Phạm Ngạn lãnh ba ngàn quân ở lại giữ Trấn Biên đề phòng tiếp ứng cho Đặng Xuân Bảo. Cánh thứ ba là Đặng Văn Long và Đặng Xuân Phong đem sáu ngàn binh mã tiến ra đánh chiếm Bình Thuận, Diên Khánh và ải Vân Phong.
Nguyễn Lữ nghe xong lãnh lấy lệnh bài. Nguyễn Huệ lại truyền:
- Nguyễn Văn Lộc, Nguyễn Văn Tuyết, Nguyễn Uy lãnh bốn ngàn quân vào cửa biển Hàm Luông theo sông Tiền Giang tiến lên đánh lấy thành Trường Đồn. Chiếm được thành rồi ba tướng phải canh phòng cẩn mật không cho quân của Mạc Thiên Tứ ở Hà Tiên đem binh tiếp viện, đồng thời chặn đường rút binh của chúa Nguyễn từ thành Sài Côn về Hà Tiên, làm cho chúng hai đầu không cứu ứng với nhau được. Các tướng nên nhớ trận này vô cùng quan trọng, phải tốc chiến thắng tiêu diệt bằng được họ Nguyễn ở Gia Định, rồi lập tức rút binh về Quy Nhơn đề phòng họ Trịnh đánh ta nơi mặt bắc.
Các tướng đều hăng hái lãnh lệnh đi ngay. Bỗng Trần Quang Diệu bước ra nói:
- Các tướng đều đã dẫn quân ra trận. Còn thành Sài Côn do Lý Tài trấn giữ, vợ chồng tôi xin lãnh binh tiên phong chiếm thành.
Nguyễn Huệ cười rằng:
        - Thành Sài Côn không cần phải đánh, ta chỉ đem chiến thuyền và hai ngàn quân tiến theo sông Thị Nghè làm kế nghi binh. Đợi khi Nguyễn Lữ và Đặng Văn Long lấy xong thành Trấn Biên, Lý Tài ắt phải bỏ thành Sài Côn mà chạy vào Trường Đồn. Nơi này có vùng rừng Tam Phụ do quân Đông Sơn Đỗ Thành Nhân hùng cứ. Thành Nhân mà nghe Lý Tài chạy đến đây ắt sẽ đem quân đón đánh báo thù năm trước Lý Tài đuổi Đỗ Thành Nhân khỏi thành Sài Côn lấy mất binh quyền. Ấy là ta không đánh mà địch quân phải hao binh tổn tướng gấp hai lần vậy. Đợi hai con hổ này đánh nhau sức cùng lực kiệt xong, dù chúng có tài dời non lấp biển, cũng không thể nào thoát khỏi  vòng vây của ta.
Trần Quang Diệu nghe xong nói:
- Tướng quân dùng binh như thần. Nhưng kể từ ngày đến Tây Sơn tụ nghĩa, vợ chồng tôi chịu ơn tướng quân sâu nặng, mà chưa lập được công trạng gì để trả nợ nước. Nay vào đến đất Gia Định này cũng không được cầm quân ra trận thật đáng buồn thay!
Huệ vỗ vai Quang Diệu thân mật nói:
- Quang Diệu chớ buồn, đánh trận này chính vợ chồng Diệu Xuân là lập nên đại công vậy!
Bùi Thị Xuân hỏi lẫy rằng:
- Không cầm quân ra trận, dám hỏi dượng rể sao lại lập nên đại công?
Huệ mỉm cười chỉ vào bản đồ nói:
- Khi chúa tôi nhà Nguyễn chạy vào Trường Đồn (1) thì Nguyễn Văn Lộc và Nguyễn Văn Tuyết tất đã chiếm được thành Trường Đồn triệt đường về Hà Tiên của địch. Lúc ấy chúa Nguyễn chỉ còn một con đường là xuống thuyền theo sông Tiền Giang ra các cửa bể Cung Hầu và cửa bể Hàm Luông hòng chạy trốn ngoài hải đảo mà thôi. Vậy Diệu Xuân hãy lãnh bốn ngàn binh chia quân mai phục ở các cửa bể này chờ hai chúa Nguyễn chạy ra đón bắt, thì không phải là lập được đại công đó sao?



Diệu và Xuân mừng rỡ tạ ơn rồi lãnh lệnh đi ngay. Ngày hôm sau Nguyễn Huệ mới lệnh Lê Chu và hai ngàn quân dưới quyền mình theo sông Thị Nghè từ từ tiến về Sài Côn.
Lúc ấy trong thành Sài Côn quân thám mã hớt hải chạy về phi báo cùng Nguyễn Phúc Dương. Dương lo sợ cuống cuồng gọi Lý Tài đến hỏi:
- Hai vạn quân Tây Sơn do Nguyễn Huệ chỉ huy hiện đang đóng ở cửa biển Cần Giờ, sớm chiều sẽ tiến đánh Sài Côn. Tướng quân đã có kế sách đánh giặc hay chưa?
Lý Tài nói cứng:
- Tôi đã có cách tiến thủ xin Tân Vương chớ lo!    
Dương lại hỏi:
- Cách tiến thủ thế nào mau nói ta nghe thử?
Tài đáp:
- Tôi đã cho người hỏa tốc đến Trường Đồn gọi Lê Văn Quân, Trấn Biên gọi Hồ Văn Lân, Bình Thuận gọi Nguyễn Văn Hoằng mang quân về cứu viện. Hiện tôi đã cho quân đặt đại bác trên mặt thành thì không dễ gì Nguyễn Huệ lấy thành được. Chờ ít lâu viện binh về đến Nguyễn Huệ tất lui binh. Lúc ấy ta đem quân đuổi đánh ắt là toàn thắng.
Phúc Dương hoàn hồn nói:
- Ấy thật là kế sách vẹn toàn, nhưng Nguyễn Huệ mưu mẹo vô cùng, dùng binh rất lạ. Nhớ năm xưa hắn dùng chỉ có năm ngàn quân đánh tan ba vạn quân của Tôn Thất Hương ở núi Bích Kê sông Lại Dương, Quy Nhơn phủ. Năm sau hắn đem năm ngàn quân lại đánh tan hai vạn quân của Tống Phước Hiệp ở Phú Yên. Nay Nguyễn Huệ vào Gia Định đem hùng binh tới hai vạn nên ta vẫn lấy làm lo lắm.
Lý Tài trấn an Dương:
- Xin Tân Vương hãy bình tâm. Năm xưa Tôn Thất Hương bất tài, Tống Phước Hiệp khinh địch nên mới lầm mưu mà bại dưới tay Nguyễn Huệ. Sao đem Lý Tài tôi so sánh với hai người ấy được. Nay đồn Thị Nghè là yết hầu của thành Sài Côn đã có tướng Nguyễn Nghi trấn đóng, tôi xin đem tòan quân ra hợp với Nguyễn Nghi giữ Thị Nghè thì Tân Vương ở trong thành Sài Côn như ngồi trên bàn thạch vậy.
Nói rồi liền dẫn quân đi. Lý Tài đi rồi quân thám mã về báo với Dương:
- Thưa Tân Vương, quân Tây Sơn đã đánh chiếm thành Trấn Biên, quan trấn thủ Hồ Văn Lân bỏ thành chạy trốn.
Nguyễn Phúc Dương hốt hoảng định sang dinh phủ Nguyễn Phúc Thuần, xảy thấy Phúc Thuần và Nguyễn Đăng Trường vừa đến. Dương không kịp mời ngồi hỏi ngay:
- Quân Tây Sơn chiếm lấy Trấn Biên, Thái thượng vương đã biết chưa?
Nguyễn Đăng Trường đỡ lời nói:
- Thượng vương đã biết nên mới sang đây bàn việc với Tân Chính vương.
Dương hỏi:
- Vậy ta phải làm thế nào?
Trường đáp:
- Nay quân Tây Sơn đã lấy mất Trấn Biên thì Nguyễn Văn Hoằng ở Bình Thuận không thể đem quân về cứu viện. Nguyễn Huệ lại từ cửa Cần Giờ đánh tới Thị Nghè. Thành Sài Côn không thể nào giữ nỗi. Hai chúa hãy mau bỏ thành Sài Côn mà lui về Trường Đồn. Nếu Tây Sơn đánh tới Trường Đồn ta còn đường chạy về Hà Tiên nương nhờ Mạc Thân Tứ. Chứ ngồi ở thành Sài Côn này, ngộ nhỡ Nguyễn Huệ lại cho một cánh quân đánh lấy Trường Đồn, thì quân ta bốn bề thọ địch, khác nào cá nằm trong rọ vậy.
Nguyễn Phúc Thuần, Nguyễn Phúc Dương, Nguyễn Đăng Trường liền đem gia quyến bỏ thành Sài Côn nhắm hướng nam mà chạy.
Trong đêm ấy Nguyễn Huệ thừa lúc nước lớn cho chiến thuyền tiến sát đồn Thị Nghè đánh trống tưng bừng. Lý Tài và Nguyễn Nghi lệnh quân bắn đại bác xuống thuyền Tây Sơn. Nguyễn Huệ liền cho thuyền lui ra khỏi tầm súng. Một đêm mấy lần như thế, quân Lý Tài bắn hết đạn đại bác thì trời vừa hừng sáng. Bỗng quân từ thành Sài Côn chạy về phi báo:
- Thưa tướng quân, quân Tây Sơn đã chiếm Trấn Biên. Hai chúa Tân Vương và Thượng Vương đã bỏ thành Sài Côn chạy về Trường Đồn.
Lý Tài thất sắc nói:
- Quân Tây Sơn sao chiếm được Trấn Biên nhanh thế. Tân Vương chạy về Trường Đồn sao không bảo ta một tiếng!
Nói rồi truyền quân bỏ đồn Thị Nghè chạy theo hai chúa. Lúc ấy sào huyệt quân Đông Sơn Đỗ Thành Nhân ở rừng Tam Phụ cạnh thành Trường Đồn. Đỗ Thành Nhân nghe quân vào báo:
- Thưa tướng quân, chúa Thái thượng vương và Tân chính vương bỏ thành Sài Côn vừa chạy ngang qua nơi này. Hiện Lý Tài cũng sắp sửa đến nơi.
Đỗ Thành Nhân mừng rỡ nói:
- Đây là dịp để ta báo thù năm trước, truyền lệnh xuất quân.
Lý Tài dẫn quân chạy đến rừng Tam Phụ bỗng nghe một phát pháo lệnh nổ vang, quân Đông Sơn từ hai bên rừng bắn tên ra như mưa. Quân Lý Tài dùng khiêng mà đỡ. Đỗ Thành Nhân thấy quân Lý Tài chẳng chết bao nhiêu, liền hô quân giáp chiến. Võ Nhân, Võ Tánh từ bên phải xông ra, Đỗ Thành Nhân, Đỗ Nhàn Trập từ bên trái đánh tới. Lý Tài cùng đường bèn quay lại bảo quân sĩ:
- Các ngươi hãy cùng ta quyết đánh một trận. Thắng quân Đông Sơn là chúng ta thoát nạn. Nếu quay lại gặp quân Tây Sơn chỉ còn con đường chết mà thôi.
Nói rồi vung đao xông tới. Hai bên giáp chiến, quân Lý Taì thất thế chống không nổi bị giết thây nằm chật đất. Lý Tài ngửa mặt than:    
- Không ngờ Lý Tài ta cùng đường chết thảm nơi này!
        Than xong đâm cổ tự vẫn. Đỗ Thành Nhân tòan thắng, tàn sát quân Lý Tài không còn một người nào cả. Nhân kiểm điểm binh mã thấy tổn thất cả ngàn quân. Tức giận bảo quân lấy xác Lý Tài treo lên cây ven rừng, đoạn Nhân chỉ vào thây Lý Tài đang treo lủng lẳng trên cây mắng:
- Nếu không có mày đến đây thì giờ này ta đang làm phụ chính trong thành Sài Côn thống lãnh binh quyền phò tá chúa. Chính mày đã làm chúa tôi ta mỗi người một ngã, nghi kỵ lẫn nhau, làm rối loạn đất Gia Định này. Tội mày chết vẫn chưa trả được!
Nói xong liền chia nhau đi tìm chúa Nguyễn.

*    *    *

Lúc ấy hai chúa đem gia quyến chạy khỏi rừng Tam Phụ cách thành Trường Đồn hai mươi dặm. Bỗng thấy một đám tàn quân từ thành Trường Đồn chạy đến. Tân chính vương Nguyễn Phúc Dương đón quân ấy lại hỏi:
- Các ngươi là lính của trấn nào?
Quân ấy đáp:
- Thưa chúa thượng, chúng thần là quân ở thành Trường Đồn, thành Trường Đồn bị Tây Sơn đánh chiếm, tướng quân Lê Văn Quân không rõ trốn tránh nơi nào. Chúng thần định chạy về Sài Côn báo cho chúa biết, chẳng ngờ gặp chúa nơi này.
Tân vương thất kinh hỏi Nguyễn Đăng Trường:
- Tây Sơn chiếm thành Trường Đồn là ta không còn đường chạy về Hà Tiên. Nay bốn bên địch vây phủ vậy phải làm sao?
Trường vẫn cần mẫn đáp:
        - Ta chỉ còn một đường là theo đường sông ra cửa bể Hàm Luông chạy ra ngoài hải đảo mà thôi!
       Nói đoạn chúa tôi đưa gia quyến xuống thuyền xuôi dòng sông Tiền Giang hòng ra cửa bể. Trong đoàn thuyền lánh nạn ấy có chiếc thuyền chở người cháu nội Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát, con hoàng tử Nguyễn Phúc Luân bị Phúc Loan giết trong ngục ở Phú Xuân cùng Ý đức hầu thái úy Trương Văn Hạnh năm xưa. Người này tên gọi Nguyễn Phúc Ánh cùng mẹ và em gái là tiểu thư Ngọc Du đang ở trong thuyền. Bỗng thuyền bị gãy cột buồm nên đi chậm lại một đoạn khá xa. Phúc Ánh  đứng trên mũi thuyền giật mình nói thầm rằng:
- Ta nghe nói tướng ra trận gãy cờ là điềm gở. Thuyền đang đi gãy buồm ắt là việc chẳng lành!
Vừa nói xong bỗng thấy phía trước đoàn thuyền chúa Nguyễn xuất hiện một đoàn thuyền chiến Tây Sơn từ trong ngã rẽ ào ào xông ra. Tướng Tây Sơn đứng trên mũi thuyền là Trần Quang Diệu quát:
- Hai chúa đừng chạy nữa, tôi chờ hai chúa ở cửa sông này đã lâu!
Nói xong Diệu liền hô quân vây bắt hai chúa Nguyễn. Tân vương ngoảnh lại thấy mình chỉ còn vỏn vẹn mười chiếc thuyền nhỏ và một trăm tên quân, biết không thoát được đành bó tay chịu trói. Thượng vương Nguyễn Phúc Thuần liền chạy ra sau lái thuyền gào to lên rằng:
- Phúc Ánh cháu ơi mau chạy đi!
Gào xong nhảy xuống sông tự vẫn. Nguyễn Đăng Trường hét lên một tiếng đâm đầu theo Phúc Thuần. Trần Quang Diệu sai quân lặn xuống nước vớt Thuần và Trường lên thuyền. Về phần Nguyễn Phúc Ánh ở nơi xa thấy hai chúa bị Tây Sơn bắt liền quay thuyền hối quân chèo gấp. Vợ Trần Quang Diệu là nữ tướng Bùi Thị Xuân lướt thuyền theo đuổi bắt. Chạy được một đoạn Phúc Ánh liệu bề ở dưới sông không chạy kịp bèn bảo quân quay thuyền vào bờ dìu mẹ và em gái lên đất liền chạy trốn. Bùi Thị Xuân cũng tấp thuyền vào cùng vài mươi nữ hộ vệ đuổi theo Phúc Ánh. Vì vướng mẹ và em nhỏ chạy chẳng thoát, ngoảnh lại thấy quân đuổi theo toàn là nhi nữ Ánh bèn quay lại vung gươm đánh. Được vài hiệp Thị Xuân chờ giáo Phúc Ánh đâm tới, liền đưa tay chụp lấy mũi giáo kẹp vào trong nách mình. Phúc Ánh dùng hết sức rút giáo về nhưng cánh tay Thị Xuân như sắt không sao rút được. Thị Xuân kề gươm vào cổ Ánh hô nữ binh trói lại. Lúc ấy mẹ Ánh và em gái  là tiểu thư Ngọc Du cũng vừa bị giải đến. Mẹ Ánh quì lạy Thị Xuân và khóc rằng:
- Nay dòng họ Nguyễn của tiên vương chỉ còn một mình nó là trai. Xin bà hãy bắt mẹ con tôi về làm tội, hãy tha  cho Phúc Ánh để nó lo việc tế tự tổ tiên về sau.
Nói xong khóc lóc thảm thiết. Tiểu thư Ngọc Du lúc ấy vừa mười bốn tuổi cũng quì cạnh mẹ mà lạy Thị Xuân. Thị Xuân ngoảnh mặt gạt đi:
- Không van xin gì cả! Quân bay giải về hết cho ta!
Lúc ấy Nguyễn Phúc Ánh mới quỳ lạy Thị Xuân ba lạy nói:
- Tôi tuy còn nhỏ nhưng là nam nhi vì nước loạn mà chết chẳng ân hận gì. Bất đắt dĩ phải lạy nữ tướng quân ba lạy, xin nữ tướng hãy thả mẹ và em tôi được sống. Mẹ tôi đã già, em tôi là nữ nhi thường tình không thể làm hại cho xã tắc được, xin nữ tướng quân mở lượng hiếu sinh.
Thị Xuân quay lại bảo:
- Được! Ta tha cho mẹ và em ngươi. Quân bay giải Phúc Ánh đi!
Mẹ Ánh ôm chân phải Thị  Xuân khóc rống lên rằng:
- Cả dòng họ chỉ còn mình nó là trai. Nó chết đi mẹ con tôi còn sống làm gì nữa.
Tiểu thư Ngọc Du ôm chân trái Thị Xuân khóc nức nở cầu xin:
- Bà cũng là phụ nữ, cũng làm mẹ cũng có con, ắt hiểu được tấm lòng của mẹ con tôi. Vậy xin bà hãy tha cho anh tôi được sống.
Hai mươi nữ binh của Thị Xuân trông thấy cảnh này đều rơi nước mắt. Thị Xuân động lòng nói với em mình là Bùi Thị Cúc:
- Nếu ta tha Phúc Ánh, ngộ nhỡ chúa công bắt tội biết ăn nói làm sao?
Thị Cúc đáp:
- Việc này chỉ có chị em ta cùng hai mươi vệ quân thân tín, ta giấu đi sao chúa công biết được. Chỉ e rằng Phúc Ánh là dòng Hoàng tộc nếu sau này khởi binh báo thù thì nguy cho xã tắc mà thôi!
Thị Xuân cười bảo:
- Cả một cơ đồ còn phải sụp đổ thay, huống gì thằng con nít này trong tay chẳng một tên quân thì làm gì ta được.
Nói rồi liền ra lệnh tha cho ba mẹ con Phúc Ánh. Phúc Ánh cùng mẹ và em rối rít lạy tạ ơn. Rồi vội vàng dìu nhau đi về làng dân gần đó. Ngọc Du hỏi Ánh:
- Anh ơi! Nay không cửa không nhà, không người thân thích biết phải về đâu?
Ánh vỗ về Ngọc Du:
- Trời đất này là của nhà Nguyễn ta, nay ta lại không có chỗ dung thân sao? Ta sẽ về với Đỗ Thành Nhân.
Nguyễn mẫu hỏi:
- Ngày trước Thành Nhân quản thúc Thượng Vương và Hoàng tộc trong thành Sài Côn. Nay theo về với hắn để làm tù nhân ư? Mẹ thà sống làm một người dân hạ tiện còn hơn về với Đỗ Thành Nhân.
Ánh trấn an mẹ và em rằng:
- Mẹ cứ an tâm! Lần trước quản thúc họ nhà ta trong thành Sài Côn hắn tưởng rằng con khờ dại nên mới bảo con lên mặt thành vờ không nhận Đông Cung thế tử Dương. Nhờ vậy con bắn tên đưa thư cho thế tử Dương thông báo việc Thành Nhân làm phản. Đến nay Thành Nhân vẫn nghĩ rằng con tin hắn một dạ trung thành ắt vui vẻ mà đón tiếp mẹ con ta. Vả lại Thành Nhân dấy binh lấy tên Đông Sơn là có ý cho rằng binh hắn đối nghịch với Tây Sơn. Nay có mẹ con ta hắn ắt mừng vì có nghĩa tôn phò, không hậu tiếp con sao được? Mẹ chớ lo!
Nói rồi liền dìu mẹ và em ngày đi đêm nghỉ bước thấp bước cao cực khổ trăm bề, tìm đến rừng Tam Phụ nương náu Đỗ Thành Nhân.

*    *    *

Nói về tướng Tây Sơn là Nguyễn Huệ vào thành Sài Côn rồi. Trần Quang Diệu và Bùi Thị Xuân dẫn Thượng Vương Phúc  Thuần, Tân Vương Phúc Dương, Tĩnh Điệp Hầu Nguyễn Đăng Trường về nộp dưới trướng. Nguyễn Huệ cười hỏi Phúc Dương:
- Đại huynh tôi sửa thành Đồ Bàn, tạm mời Đông cung thế tử ra ở chùa Thập Tháp, chờ sửa xong thành sẽ rước thế tử về xưng vương. Sao thế tử lại chạy vào Gia Định để nhà Nguyễn ta có một lần hai chúa vậy?
Phúc Dương đáp:
- Ta thoát được về Gia Định mưu khôi phục cơ đồ. Nay việc không thành là do lòng trời vậy. Muốn chém giết mặc lòng chớ hỏi lôi thôi.
Nguyễn Huệ truyền quân đem tạm giam Dương và Thuần, rồi tự tay mở trói cho Nguyễn Đăng Trường hỏi:
- Ngày trước chia tay ở Quy Nhơn, tiên sinh ra đi định xoay chuyển lại đất trời. Nay tiên sinh bị tôi bắt lần nữa, cổ xe cầu hiền tôi vẫn dành cho tiên sinh đó. Chẳng hay ý tiên sinh thế nào?
Trường lạnh lùng đáp:
- Ngày nay chỉ có chết mà thôi!
Huệ cười bảo:
- Nếu thả tiên sinh lần nữa. Chỉ e rằng lần sau quân lính của Huệ lại tốn thêm một sợi dây trói chứ lợi ích gì?
Nói rồi Huệ truyền quân lôi Thượng Vương Phúc Thuần, Tân Vương Phúc Dương và Nguyễn Đăng Trường ra chém. Chém xong Huệ lại sai quân tống táng theo nghi lễ vương hầu.

*    *    *
Nói về Nguyễn Lữ lấy xong thành Trấn Biên rồi, bèn sai Đặng Văn Long đem sáu ngàn binh mã tiến đánh Bình Thuận. Quân Tây Sơn trước đặt đại bác bắn vỡ thành rồi xung phong giáp chiến. Quân Nguyễn nghe súng nổ trống đánh vang trời đã kinh hồn bạt vía bèn bỏ thành chạy trốn vào rừng. Nguyễn Văn Hoằng lúc ấy đã ngoài năm mươi tuổi, lên ngựa mặc giáp cùng vài trăm quân tín cẩn đến cửa thành cản địch, bị Đặng Xuân Phong chém một đao rơi đầu. Đặng Văn Long thừa thắng kéo quân ra thẳng thành Diên Khánh. Đồn trại quân Nguyễn dọc đường bị quân Tây Sơn tung hỏa hổ mà đốt, khắp nơi lửa cháy ngút trời. Bại binh quân Nguyễn đổ xô chạy về thành Diên Khánh. Tên nào tên nấy áo rách tả tơi, kẻ phồng mình người gãy tay sứt trán kêu khóc xin mở cửa thành. Quan trấn thủ Diên Khánh là Tống Phước Khuông kinh hãi đốc thúc quân canh phòng cẩn mật. Bỗng nghe trống trận Tây Sơn dồn dập từ xa, quân của Khuông run lên bần bật. Khuông nổi giận vung gươm chém một tên quân vì sợ hãi mà rơi mất giáo. Khuông quát:
- Giặc tới phải liều chết mà đánh nếu ai sợ ta giết chết không tha.
Vừa dứt lời quân Tây Sơn ở dưới thành đặt đại bác bắn vào. Súng nổ ầm ầm đạn bay tới tấp lên mặt thành, trúng vào đâu gạch đá liền vỡ ra. Quân Khuông hò nhau bỏ chạy. Khuông ngăn không được đành hòa trong đám lọan quân bỏ thành mà trốn. Chiếm được thành Diên Khánh, Đặng Văn Long nói với Đặng Xuân Phong:
- Nay từ Quy Nhơn vào Gia Định chỉ còn quân Nguyễn đóng trên ải Vân Phong. Chiếm được ải này là từ Quảng Nam đến Sài Côn đã thuộc về Tây Sơn ta vậy.
Nói rồi truyền quân tiến đánh ải Vân Phong. Quân Tây Sơn đến chân đèo, thấy trên đèo tĩnh mịch như tờ, không một bóng người. Long liền bảo vài tên quân do thám lên đến nơi mới hay tướng giữ Vân Phong là Tống Phước Lương và toàn quân đã bỏ đồn mà trốn tự bao giờ.
Quân Tây Sơn khắp nơi toàn thắng. Nguyễn Huệ liền để Lê Chu giữ thành Sài Côn, Nguyễn Uy giữ thành Trường Đồn, Phạm Ngạn giữ Trấn Biên, Đặng Xuân Phong giữ Bình Thuận Diên Khánh rồi hợp binh các đạo tại cửa Cần Giờ định ngày rút về Quy Nhơn. Văn Long hỏi Huệ:
- Nay ta mới bình chứ chưa yên được đất Gia Định. Lê Chu, Nguyễn Uy, Phạm Ngạn đều là người hữu dũng vô mưu không biết phép trị dân, nay ở lại trấn Gia Định e lòng người không phục.
Huệ đáp:
- Ta cũng biết thế, nhưng lúc xuất binh ở Quy Nhơn, Đại huynh dặn dò ta khi chiếm được Gia Định phải để ba người này trấn thủ ba dinh, rồi rút đại binh về Quy Nhơn đề phòng quân Trịnh xâm phạm mặt bắc. Ta để Lê Chu, Phạm Ngạn, Nguyễn Uy trấn thủ ba dinh là làm theo lệnh đại huynh mà thôi.
Nguyễn Văn Tuyết vểnh râu nói:
- Nguyễn Uy, Lê Chu, Phạm Ngạn là do chúa công lập trường đấu võ tuyển dụng ra. Chúa công đố tài tướng quân nên để ba người này trấn Gia Định để làm vây cánh ở cõi ngoài mà thôi.
Huệ ôn tồn bảo Văn Tuyết:
- Tuyết nói sai rồi! Chẳng qua đại huynh ta thấy các ông đều là hào kiệt nên muốn cùng ta về Quy Nhơn đề phòng quân Trịnh. Tuyết chớ nói càn mà mang tội khi quân.
Văn Tuyết quì tâu:
- Tướng quân là người trung hậu. Tình nhà nghĩa nước vẹn đôi bề. Đối với chúa công hết dạ trung thành, chúng tôi rất lấy làm kính phục. Bản thân Tuyết tôi chụi ơn cứu mạng của chúa công, nguyện đem thân này ra đáp trả. Nhưng Tuyết tôi nghĩ sao thì nói vậy. Chúa công là người nhân hậu, vì thương người nghèo mà dấy nghĩa cứu dân, nhưng chúa công tánh hay đố kỵ người tài trí hơn mình, e bất lợi cho đại sự, tướng quân nên tính trước. Tuyết tôi nói thế là vì quốc dân mà thôi. Xin tướng quân tha tội.
Nguyễn Hụê trợn mắt quát:
- Văn Tuyết to gan! Nếu không nghĩ ngươi là một công thần theo đại huynh ta từ lúc Tây Sơn dấy nghĩa, ta giết chết không tha.

Nói rồi đuổi Văn Tuyết ra ngoài, truyền quân xuất phát đem đại binh về Quy Nhơn.

(1) Nay là Mỹ Tho

(Hết chương 24)



Read more…

ĐỪNG BẮT EM GỌI BẰNG CHÚ! - Truyện ngắn Thụy Du



Thu lặng lẽ rút những nhánh hoa hồng đã héo khô cho vào bịch. Tính ra đã gần một tháng kể từ ngày cô vui vẻ, hạnh phúc khi nhận được lẵng hoa ấy. Lúc đó nó tươi tắn, rực rỡ bao nhiêu thì giờ trông nó thảm hại bấy nhiêu. Hoa như người, hoa tàn úa, nhăn nhúm đáng thương như lòng Thu ngay lúc này vậy!
Thu không xinh, chỉ được nụ cười tươi thường trực trên môi khiến người đối diện cảm thấy dễ gần. Cô hiền, đúng ra là chưa bao giờ gây mích lòng ai cả. Từ thời đi học, nếu bạn bè xưng hô “tao - mày” với nhau thì trong từ điển ngôn ngữ của Thu chưa bao giờ có những danh xưng đó. Đến nỗi bạn thân của cô từng nói: nghe tiếng “tao - mày” sẽ thấy thân thiết hơn nhưng cô cũng chẳng thể thay đổi được. Đi làm, hằng ngày nghe bao nhiêu chuyện thị phi, người này nói xấu người kia, cô cũng chẳng bao giờ buồn góp lời.
Cuộc sống của Thu đơn giản lắm. Ngoài thời gian đến cơ quan, đêm đến, cô đọc sách, nghe nhạc bolero hoặc dạo dọc bờ biển nếu thấy ở phòng trọ quá bức bối. Thỉnh thoảng cô dùng văn thơ để gởi gắm những cảm xúc của mình. Cuối tuần về với ba mẹ vì nhà chỉ cách thành phố cô đang sống khoảng tầm 50 cây số. Và cô hài lòng với sự bình yên có phần lặng lẽ đó!
Thế rồi cuộc sống của Thu bị xáo trộn khi hắn xuất hiện! Hắn khác hẳn những chàng trai cô từng biết bởi sự chững chạc và đặc biệt là… ít nói. Sẽ chẳng có cơ hội gặp gỡ nếu anh đồng nghiệp với nhiệm vụ giao công văn không được luân chuyển sang bộ phận khác và nếu Thu cứ ngồi im ở văn phòng không tự nguyện nhận cái công việc kia. Chân ướt chân ráo, mồ hôi nhễ nhại, cô vừa tìm đường vừa lo lắng không biết sẽ gặp ai để giao cho xong đống giấy tờ, lịch tết trên tay. Tìm đúng phòng và gặp đúng người nhưng trời xui thế nào tình cờ cô gặp thêm cả hắn - cái tên cao dong dỏng, hơi gầy với đôi kính cận dày cộm. Chẳng biết hắn ta tên gì, làm gì, chỉ biết cô bị vẻ điềm đạm của hắn cuốn hút. Trong lúc mọi người xôn xao giới thiệu qua lại và trêu chọc, cô ngượng ngùng đến mức tai cứ ong ong chẳng nghe được gì. Sự nhạy cảm hay giác quan của một cô gái thích quan sát khiến cô tự tin khẳng định trước mặt những người có mặt tại phòng lúc đó rằng: hắn ta chưa có vợ! Rồi hắn chủ động xin số điện thoại của Thu khi biết cả hai cùng quê.
Sẽ chẳng có gì nếu hắn ta quên bẵng và không nói chuyện với Thu. Nhưng hắn đã gọi. Tính mơ mộng, yêu văn chương nên khi nghe hắn nói lúc trước hắn cũng có viết truyện ngắn, cô thấy ngày càng hứng thú với anh chàng này. Xưa giờ luôn có suy nghĩ sẽ lấy một người đàn ông hơn mình tầm chục tuổi trở lên để sau này có thể đuổi kịp chồng khi nhan sắc tàn phai, cộng thêm kinh nghiệm từ những phụ nữ đã có gia đình khuyên rằng: chồng càng lớn tuổi sẽ càng chững chạc, biết chiều vợ nên Thu không lấy gì làm thất vọng khi hắn nói hơn cô gần 20 tuổi và bảo cô gọi hắn là chú! Nhưng cũng có sao đâu, chẳng phải cách đây hơn ba mươi năm, họa sĩ Trần Văn Cẩn lúc đó 60 tuổi mới kết hôn với cô sinh viên mới ra trường ở tuổi 25 hay họa sĩ Trịnh Cung ở tuổi 70 cũng kết hôn với nhà thơ trẻ Phương Lan thuộc thế hệ 8x và vẫn sống với nhau hạnh phúc đấy sao. Hàng ngày Thu vẫn thấy nhiều câu chuyện tình yêu không phân biệt tuổi tác như thế nên tuổi của hắn không khiến cô lăn tăn suy nghĩ.
Những lời trêu đùa gán ghép từ đồng nghiệp cả hai phía đã khiến cô tủm tỉm cười mỗi khi nghĩ đến. Có lần cô vui đến tận ngày hôm sau khi hắn không phản đối và còn muốn cùng cô thực hiện cái ý tưởng điên rồ: dầm mưa! Cô vòi vĩnh muốn được cõng suốt những mùa mưa và hắn nhẹ nhàng bảo sẽ biến điều ước của cô thành sự thật. Mặc dù ngay sau đó lo hắn sẽ bị cảm nên cô viện lý do để hoãn việc làm chỉ có ở những “kẻ phát rồ” mà thôi. Điều làm cô thích thú là hắn cũng lãng mạn và sẵn sàng chiều cô! Lần đầu cùng hắn dạo biển, cô nghe nơi lồng ngực nghèn nghẹn khi nghe hắn tâm sự với giọng xa xăm: “15 năm rồi anh mới quay lại nơi đây!”. Biến động gì khiến cuộc sống của hắn - một người lớp văn, đương nhiên đã từng đầy chất lãng tử, mơ mộng trở nên đìu hiu, trống trải, cô quạnh, khô cằn và nhạt nhẽo như thế? Cô muốn hiểu về hắn, về những ngóc ngách bí ẩn nơi tâm hồn của con người ấy. Hắn ít nói, cực kỳ ít nói. Có hôm sau một lúc huyên thuyên cô đột ngột dừng lại để nghe tiếng mình như còn vọng lại đâu đấy trong khoảng không. Quay sang hắn, cô hỏi: “Hình như em nói nhiều quá đúng không?”. Hắn chỉ lắc đầu và cười. Nụ cười hiền và mang sự dịu dàng, ấm áp đến khó tả. Thay vì như những cặp đôi bây giờ, quen nhau chứ chưa nói yêu nhau đã kéo nhau đi hàng quán hay tư tưởng phóng khoáng hơn là vào thẳng nhà nghỉ, cô và hắn lặng lẽ ngồi bên bờ biển mỗi lần gặp nhau. Đơn giản là ngắm trăng hay dõi mắt theo một chú chim nhỏ chạy sát chân sóng nhặt nhạnh những sinh vật trôi dạt từ biển. Cô yêu sự bình dị ấy! Dường như càng ngày cô và hắn càng xích lại gần nhau bởi sự im lặng mà chỉ riêng hai người mới hiểu. Cô nghĩ về hắn nhiều hơn. Mỗi khi thấy một bài báo chỉ phương thuốc hay chữa dạ dày, trị đau đầu, mất ngủ, người đầu tiên cô nghĩ đến là hắn. Có lần hắn đau đầu, đôi tay cô run run xoa bóp vùng trán và thái dương cho hắn. Tự nhiên cô thấy thương hắn đến nao lòng! Cảnh đàn ông vò võ đơn độc một mình suốt ngần ấy năm. Ăn uống qua loa, quần áo tự giặt giũ lấy, đi công tác xa phải tự mình sắp xếp, gói ghém đồ đạc, những lúc trái gió trở trời, đau ốm không có bàn tay phụ nữ chăm sóc… Trong cô nhen nhóm một giấc mơ về những bữa cơm tự tay nấu cho hắn khi nghe hắn nói có dịp sẽ ghé thăm phòng mình. Và cô bắt đầu mơ về một tương lai sẽ đắp xây nên cùng hắn: một ngôi nhà nhỏ và những đứa con đáng yêu! Lúc rảnh rỗi, hắn sẽ đèo cô về quê, quãng đường sẽ vui và gần hơn nếu có người đi cùng. Trong những lúc lặng lẽ hàng giờ bên nhau như thế, tâm trí Thu luôn hướng về giấc mơ đó! Dù rằng cả hai chưa một lần thổ lộ tâm tư và hắn nghĩ gì cô cũng chẳng thể nào đoán được.
Thu không thuộc kiểu người nhõng nhẽo hay đòi hỏi vì cô nghĩ chẳng ai muốn suốt ngày cứ phải chạy theo một cô gái đỏng đảnh khó chiều. Với cô, hắn không vồ vập quan tâm cũng không ngọt ngào phô trương như những chàng trai khác. Nói đúng hơn hắn hơi vô tâm! Cô chẳng mấy khi trách hờn ai, nhất là với những người mình có cảm tình hay yêu thương thì càng không nên gây khó dễ. Ấy vậy nên dẫu hắn có mất tích cả tuần không liên lạc, Thu vẫn chỉ lặng lẽ xem hắn có truy cập facebook không. Cô mặc định hễ hắn có vào mạng xã hội cũng đồng nghĩa hắn khỏe. Hôm nào hắn không online là cô lại thấy nóng ruột, lo lắng. Và như một thói quen không đừng được, cô chủ động nhắn tin hỏi han xem hắn thế nào. Lễ tình nhân cô mong từ hắn một lời chúc mà cũng không thấy. Rồi cô tự mắng mình: Người ta có nói yêu thương gì đâu mà đợi chờ!
Ngày 8/3, hắn xuất hiện cùng một lẵng hoa hồng rất đẹp. Thu như người đi trên mây, cái cảm giác tưởng chừng đã được khẳng định trong một mối quan hệ khiến cô cả đêm lâng lâng không ngủ được. Và cô mang vẻ mặt rạng rỡ, hạnh phúc ấy đến cả mấy hôm sau. Rồi cô đau, sốt, ho cả tuần vẫn không đỡ dù đã tống biết bao nhiêu thuốc vào dạ dày. Cô khao khát được hắn quan tâm nhưng chẳng thấy đâu. Cô lại tự an ủi: Vì công việc thôi mà, người ta còn không có thời gian để tự chăm sóc bản thân nữa. Thế là cô đợi!
Nhưng rồi sự hi vọng trong Thu có phần rệu rã. Một tuần, rồi hai tuần, hắn vẫn im lặng. Đúng ra là hắn với bộn bề công việc cũng chẳng có thời gian để gặp cô. Mà giả sử có đi nữa hắn cũng không thể biết cô mong đợi điều gì. Thời đại công nghệ, một tin nhắn chỉ tốn vài giây sao lại khó khăn đến thế? Sự dùng dằng không rõ ràng ấy khiến cô mệt mỏi, day dứt. Rất nhiều lần cô muốn được nói hết lòng mình và nghe hắn nói dù chỉ một lần về tình cảm của hắn. Thế là cô bắt đầu suy nghĩ, phải chăng cô đã sai khi từ đầu không biết điểm dừng. Đáng lý ra cô không nên có bất kỳ liên hệ nào với hắn bởi hắn quá phức tạp! Cô tự trách đã không nhìn xuyên suốt một con người và cuộc sống của họ. Mọi chuyện cũng không quá rắc rối nếu hắn ta như mong ước giản đơn ban đầu của cô: một người bình thường! Thế nhưng không! Mơ ước gắn bó cùng một người ngày đi làm, tối về với vợ con của cô ngay từ đầu đã có trở ngại. Và trong cô có điều gì đó nghẹn đắng! Muốn được sẻ chia, quan tâm hắn lại sợ sự nồng nhiệt của mình khiến người ta xem thường. Bởi lẽ đàn ông thường sẽ làm những việc ấy. Mà giả sử hắn ta là một người với công việc cũng làng nhàng, vừa phải như đa phần những chàng đang cưa cẩm cô, có lẽ cô sẽ chẳng ngại ngần chạy đến xem hắn thế nào, ăn uống ra sao,… Nhưng với hắn, cô không thể! Hắn ta giữ chức cán bộ phó một cơ quan lớn. Mặc cảm sợ thiên hạ cho rằng Thu ham cái danh của hắn khiến cô chùng lại. Ai sẽ tin rằng cô đến với hắn là sự chân thành, là tình cảm thật sự? Thế nên cô bắt đầu thưa hỏi thăm và tạo khoảng cách. Hắn cũng im lặng sau ngần ấy thời gian cô lặng im.
Giá như hắn hiểu được cô! Giá như có một lần nào đó cả hai ngồi lại thẳng thắn nói cùng nhau tất cả thì dù sau đó mọi chuyện thế nào cô cũng sẽ chẳng nuối tiếc hay ân hận. Thu không ngại chờ đợi nhưng cô cần biết phải chờ ai, phải đợi điều gì. Mọi thứ còn có thể mập mờ nhưng riêng tình cảm phải rõ ràng!
Buông tiếng thở dài, Thu bỏ hết mớ hoa khô vào sọt rác.
Khép lại quyển nhật ký cùng những dòng thơ cuối “Có những nỗi nhớ chẳng thể gọi thành tên/ Có những điều muốn quên nhưng trong tim vẫn khắc/ Nếu tình thật thì đừng chơi trò cút bắt/ Và cũng đừng bắt em gọi bằng chú nhé anh!”.
Mỉm cười soi gương, chải lại mái tóc, đánh tí son, Thu đi ra ngoài. Cô yêu biển và không vì buồn phiền ai mà từ bỏ sở thích dạo biển đêm. Nếu hắn hiểu ra, và thật sự là duyên của nhau, nhất định một ngày không xa, nơi chốn cũ sẽ lại có hai người ngồi lặng lẽ bên nhau! Mãi mãi…

T.D
Read more…

CÁCH NHẬP COMMENT TRÊN HƯƠNG QUÊ NHÀ

Đầu tiên, nhấp chuột vào ô Nhập nhận xét của bạn rồi viết comment. Viết xong, nhấp chuột vào ô Tài khoản Google. Sau đó nhấp chuột vào Tên/URL thì sẽ hiện ra 2 ô. Ô phía trên, ghi Họ và tên của bạn. Ô phía dưới, ghi dòng chữ:huongquenha.com

Cuối cùng, nhấp chuột vào ô Tiếp tục và nhấp chuột tiếp vào ô Xuất bản là xong. (Nếu bạn đã có sẵn Tài khoản Google, thì sau khi viết comment, chỉ cần nhấp chuột vào ô Xuất bản là thành công)

Số lượt xem tháng trước


-------------------------------------------------------------------------


TÁC GIẢ & TÁC PHẨM
* TÁC GIẢ & TÁC PHẨM * TÁC GIẢ & TÁC PHẨM * TÁC GIẢ & TÁC PHẨM * TÁC GIẢ & TÁC PHẨM---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ái Nhân (21) Ambrose Bierce (1) ẢNH (58) Anh Ngọc (1) Anh Nguyên (1) Anh Phong (4) Anh Phương (9) âm nhạc (2) âm thanh (1) Ân Thiên (1) Bạch Diệp (5) Bách Mỵ (2) BÀN TRÒN VĂN NGHỆ (87) Bảo Hồ (1) Bảo Lâm (1) Bảo Ninh (2) Bé Hải Dân (1) Bích Ái (3) Bích Lê (4) Bích Ngọc (1) Bích Vân (2) Bình Địa Mộc (3) Bình Nguyên (1) Bình Nguyên Trang (2) binh pháp (1) Bình Tâm (1) Bobby Nam Giang (3) Bùi Anh Sắc (1) Bùi Công Thuấn (1) Bùi Danh Hải Phong (1) Bùi Đức Ánh (66) Bùi Hoài Vân (5) Bùi Huyền Tương (2) Bùi Hữu Phước (1) Bùi Nguyên Bằng (25) Bùi Nhựa (4) Bùi Văn Bồng (5) Bùi Việt Thắng (2) BÚT KÝ (17) Ca Dao (2) Cao Duy Thảo (1) Cao Kim Quy (1) Cao Thị Thu Hà (3) Cao Thọ Thêm (2) Cao Thoại Châu (1) Cao Thu Hà (1) Cao Trọng Quế (1) Cao Văn Tam (5) Cát Du (7) Catherine Mansfield (1) Cẩm Lệ (4) Cẩm Tú Cầu (1) Chàng Cát (1) Chánh Đức (1) CHÀO XUÂN 2014 (1) CHÂN DUNG VĂN NGHỆ SĨ (2) Châu Đoàn (1) Châu Quang Phước (1) Châu Thạch (9) Châu Thường Vinh (1) Chí Anh (1) Chính Đức (1) chủ (1) CHỦ BIÊN (138) Chu Giang Phong (1) Chu Lai (2) Chu Ngạn Thư (10) Chu Trầm Nguyên Minh (16) Chu Vương Miện (1) Chúa Sơn Lâm (1) Cỏ Dại (7) covid 19 (1) Công Nguyễn (1) Cơ Xương (1) Cúc Dương (1) Cuộc thi văn chương (1) CỬA SỔ VĂN HÓA (6) Dạ Ngân (1) Dã Phong Bình (2) Dã Phương (1) Dạ Thảo (2) Dạ Thy (1) Diệp Linh (18) Diệp Uy (1) Dino Buzzati (3) DỌC ĐƯỜNG (29) Du Tử Lê (1) Dung Thị Vân (28) Duy Bằng (1) Duy Phạm (5) Dương Diệu Minh (1) Dương Đăng Huệ (1) Dương Hải Yến (2) Dương Hằng (7) Dương Kim Nhi (4) Dương Kim Thoa (1) Dương Phương Vinh (1) Dương Thành Thái (3) Dương Thị Yến Trinh (2) Dương Xuân Triều (6) Dzạ Lữ Kiều (6) Đàm Lan (17) Đan Ngọc (2) đạo đức (2) Đào Hiền (2) Đào Hữu Thức (2) Đào Khương (2) Đào Minh Hiệp (2) Đào Phạm Thuỳ Trang (82) Đào Quang Bắc (1) Đào Quý Thạnh (1) Đào Thanh Hoà (14) Đào Thị Quý Thanh (1) Đào Thị Thu Hiền (3) Đào Văn Đạt (31) Đào Viết Bửu (7) Đặng Châu Long (1) Đặng Diệu Thoa (1) Đăng Đăng (1) Đăng Huỳnh (1) Đặng Quốc Khánh (8) Đặng Quý Địch (3) Đặng Tấn Tới (2) Đặng Thị Hoa (2) Đặng Thị Xuân (1) Đặng Toán (1) Đăng Trình (1) Đặng Tường Vy (3) Đặng Văn Sử (1) Đặng Việt Trinh (1) Đặng Xuân Xuyến (9) ĐIỂM BÁO (2) Điêu Thuyền (1) Đinh Lốc (2) Đình Thậm (1) Đinh Vương Khanh (4) Đoàn Khương Duy (1) Đoàn Thị Minh Hiệp (4) Đoàn Tuyết Thu (1) Đoản văn (1) ĐỌC SÁCH (30) Đỗ Chiến Thắng (6) Đỗ Duy Hoàng (15) Đỗ Hồng Ngọc (5) Đỗ KIm Dung (1) Đỗ Phu (1) Đỗ Quyên (2) Đỗ Tâm Linh (1) Đỗ Tấn Đạt (2) Đỗ Thị Kim Hải (2) Đỗ Trúc Hàn (1) Đỗ Văn Tiến (1) Đỗ Xuân Phương (1) Đức Linh (1) Đức Tiên (3) Elena Pucillo Truong (6) gan jing world (1) Ghi chép (2) Giang Đình (8) Giang Hiền Sơn (6) Giáo dục (1) Guy de Maupassant (1) Hà Đoàn (2) Hạ Ly (1) Hà Nguyên (2) Hà Nhữ Uyên (2) Hà Phi Phượng (1) Hạ Thi (3) Hà Thị Thu Hằng (1) Hà Tùng Sơn (1) Hải Điểu (1) Hải Miên (3) Hải Phong (2) Hải Thăng (1) Hải Thuỵ (6) Hải Yến (2) Hàm Sơn (1) Hàn Dã Thảo (2) Hàn Du Tử (17) Hàn Hữu Yên (1) Hàn Lâm (1) Hãn Nguyên Nguyễn Nhã (1) Hàn Nguyệt (1) Hàn Phong Vũ (19) Hàn Tín (1) Hạng Vũ (1) Hậu Cốc Ngang (1) Hậu Đậu (1) Hiếu Dũng (1) Hoa Hướng Dương (1) Hoa Mai (2) Hoa Tím Buồn (4) Hoa Tuyết (2) Hoà Văn (10) Hoa Xuyến Chi (1) Hoài Huyền Thanh (53) Hoan Giang (1) Hoàng Anh (6) Hoàng Anh 79 (26) Hoàng Chẩm (53) Hoàng Chẫm (1) Hoàng Đình Quang (2) Hoàng Giao (4) Hoàng Hạ Miên (6) Hoàng Hữu (1) Hoàng Khánh Duy (5) Hoàng Kim (1) Hoàng Kim Chi (1) Hoàng Kim Oanh (2) Hoàng Linh (6) Hoàng Long (2) Hoàng Lộc (8) Hoàng Mẫn (1) Hoàng Minh Tường (2) Hoàng Nghĩa Lược (1) Hoàng Ngọc Xuân (4) Hoàng Nguyên (1) Hoàng Phủ Ngọc Tường (1) Hoàng Thảo Chi (1) Hoàng Thị Bích Hà (1) Hoàng Thị Nhã (8) Hoàng Thị Thu Thủy (2) Hoàng Trang (1) Hoàng Trần (1) Hoàng Trọng Quý (9) Hoàng Trọng thắng (1) Hoàng Tuấn Sơn (1) Hoàng Tuyên (2) Hoàng Vũ Thuật (1) Hoàng Xuân Hiến (1) Hoàng Xuân Niên (1) Hồ Bích Ngọc (4) Hồ Bích Vân (2) Hồ Đắc Thiếu Anh (1) Hồ Hải (2) Hồ Lê Diêm (1) Hồ Nam (1) Hồ Ngọc Diệp (1) Hồ Nhật Quang (1) Hồ Sĩ Duy (1) Hồ Thanh Ngân (10) Hồ Thế Hà (2) Hồ Thế Phất (3) Hồ Thế Sinh (1) Hồ Tĩnh Tâm (1) Hồ Tịnh Thuỷ (21) Hồ Vũ Khánh Linh (1) Hồ Xuân Thu (3) Hội Nhà văn TP. HCM (1) Hồng Hạnh (3) Hồng Liễu (1) Hồng Phúc (8) Hồng Tâm (10) Huệ Triệu (3) HUMICHI (5) Huy Nguyên (15) Huy Vọng (17) Huy Vũ (1) Huyết Kiệt (1) Huỳnh Dạ Thảo (1) Huỳnh Gia (18) Huỳnh Kim Bửu (1) Huỳnh Minh Lệ (2) Huỳnh Ngọc Nga (1) Huỳnh Ngọc Phước (29) Huỳnh Như Phương (1) Huỳnh Thanh Lan (1) Huỳnh Thị Quỳnh Nga (1) Huỳnh Thúy Thúy (1) Huỳnh Văn Diệu (1) Huỳnh Văn Mỹ (1) Huỳnh Văn Yên (1) Huỳnh Xuân Sơn (3) Hương Đêm (1) Hương Đình (4) Hương Quê Nhà (1) Hương Văn (6) Hửu Thỉnh (1) Irina Polianxkaia (1) James Dylan (4) James Joyce (1) Jeffrey Thai (9) Jerry Thu Trà (7) Kai Hoàng (1) Kate Chopin (1) Kha Tiệm Ly (4) Khả Xuân (1) Khán Võ (2) Khảo Mai (1) khoa học (1) Khổng Trường Chiến (3) Khổng Vĩnh Nguyên (1) KỊCH BẢN (1) Kiên Giang (1) Kiến Giang (12) Kiều Huệ (1) Kim Chuông (4) Kim Dung (2) Kim Ngoan (15) Kim Quyên (1) Kim Sơn Giang (22) Kim Tiết (9) Kim Yến (1) Kỳ Nam (2) Ký sự (14) Lã Bố (1) La Hán (1) La Mai Thi Gia (1) Lạc Thảo (1) Lại Ngọc Thư (1) Lam Giang (3) Lan Anh (1) Lan Phương (1) Lan Thanh (1) Lãng Du (6) Lâm Bích Thuỷ (8) Lâm Cẩm Ái (3) Lâm Hạ (11) Lâm Huy Nhuận (1) Lâm Trúc (30) Lâm Xuân Vi (1) Lâu Văn Mua (1) Lê Ân (5) Lê Bá Duy (9) Lê Đình Danh (79) Lê Đức Hoàng Vân (1) Lê Đức Lang (13) Lê Giang Trần (1) Lệ Hằng (3) Lê Hoài Lương (4) Lê Hoàng (2) Lê Hứa Huyền Trân (39) Lê Khánh Luận (1) Lê Minh Chánh (1) Lê Minh Dung (2) Lê Minh Hải (3) Lê Minh Vũ (3) Lê Ngân (3) Lê Ngọc Phái (1) Lê Ngọc Trác (1) Lê Ngũ Nam Phong (11) Lê Nhựt Triết (8) Lê Phương Châu (30) Lê Quang Trạng (23) Lê Sa Long (2) Lê Thanh Hùng (34) Lê Thanh My (8) Lê Thấu (1) Lê Thị Cẩm Tú (6) Lê Thị Hồng Thắm (1) Lê Thị Kim (1) Lê Thị Ngọc Lệ (1) Lê Thị Ngọc Nữ (33) Lê Thị Thu Hiền (1) Lê Thị Xuyên (13) Lê Thiếu Nhơn (15) Lê Thống Nhất (6) Lê Thụy Phương (2) Lê Tiến Dũng (1) Lê Tiến Mợi (6) Lê Trọng Nghĩa (3) Lê Trung Hiếu (1) Lê Tuân (4) Lê Uyên (1) Lê Văn Hiếu (12) Lê Văn Ngăn (3) Lê Vi Thuỷ (1) Lê Vinh (4) Lê Xuân Tiến (1) Lindsay Polak (1) Linh Lan (7) Linh Lan (Quảng Nam) (8) Linh Phương (3) Linh Thy (2) Long Khánh (4) Long Vương (1) luân hồi (1) Lữ Hồng (3) Lư Nhất Vũ (1) Lương Cẩm Quyên (1) Lương Duyên Thắng (3) Lương Đình Khoa (1) Lương Sơn (27) Lưu Ly (6) Lưu Quang Minh (15) Lưu Thành Tựu (1) Lưu Thị Mười (2) Lưu Xuân Cảnh (2) Lý Khánh Vinh (15) Lý Thành Long (1) Lý Thời Miễn (1) M.T.N.H (7) Mã Nhị Lan (1) Mạc Minh (2) Mạc Tố Hồng (1) Mạc Tường (2) Mai Đức Trung (6) Mai Hạnh (1) Mai Kiệm (1) Mai Loan (12) Mai Nhật (2) Mai Thanh (1) Mai Thị Vân (1) Mai Thìn (3) Mai Tuyết (37) Mang Viên Long (63) Marie Hải Miên (4) Mẫu Đơn (1) Mèo Con (1) Mi Thu (1) Miên Đức Thắng (2) Miên Linh (1) Minh Châu (2) Minh Đan (Lọ Lem Đất Võ) (6) Minh Nguyên (15) Minh Nguyễn (3) Minh Nguyệt (15) Minh Nguyệt (NT) (1) Minh Nhân Tông (1) Minh Vy (25) Mỗi tháng một tác giả và một bài thơ hay (2) Mộng Cầm (8) Mộng Nam (1) Mùa Xanh (3) Mưa (1) Mường Mán (1) MỸ THUẬT (6) My Tiên (1) Mỹ Vân (1) Nam Art (2) Nam Cao (1) Nam Thi (17) Năm Bửu (1) Nấm Độc (1) NCCGL (4) Ngàn Thương (33) Ngày Đẹp Tươi (1) nghệ thuật. (1) nghiên cứu (1) Ngọc Bút (8) Ngọc Diệp (35) Ngọc Thịnh (1) Ngô Càn Chiểu (1) Ngô Cự Chính (2) Ngô Diệp (6) Ngô Đình Hải (7) Ngô Hồng Nhung (1) Ngô Liêm Khoan (1) Ngô Minh Trãi (3) Ngô Nguyên Ngiễm (1) Ngô Thị Hoà (1) Ngô Thị Ngọc Diệp (10) Ngô Thuý Nga (30) Ngô Thúy Nga (16) Ngô Thy Học (7) Ngô Văn Cư (52) Ngô Văn Giảng (11) Ngô Văn Khanh (17) Ngô Viết Hòa (1) Nguyễn (1) Nguyễn An Bình (70) Nguyễn An Đình (4) Nguyễn Ánh 9 (1) Nguyễn Bá Nhân (1) Nguyễn Bích Sao Linh (1) Nguyễn Bình (1) Nguyễn Bính Hồng Cầu (2) Nguyên Cẩn (26) Nguyễn Châu (2) Nguyễn Chinh (4) Nguyễn Công Thụ (2) Nguyễn Công Tùng Chinh (1) Nguyễn Cử Tú Quỳnh (2) Nguyên Diệp (1) Nguyễn Dũng (1) Nguyễn Duy Khương (6) Nguyễn Duy Phương (1) Nguyễn Duy Thịnh (3) Nguyễn Đại Duẩn (2) Nguyễn Đặng Mừng (3) Nguyễn Đăng Thanh (20) Nguyễn Đăng Trình (4) Nguyễn Đình Bảng (1) Nguyễn Đình Trọng (1) Nguyễn Đoan Tuyết (25) Nguyễn Đồng Bội Thảo (1) Nguyễn Đức Chính (5) Nguyễn Đức Cơ (1) Nguyễn Đức Mậu (2) Nguyễn Đức Minh (6) Nguyễn Đức Minh Hùng (10) Nguyễn Đức Nhân (1) Nguyễn Đức Phú Thọ (26) Nguyễn Đức Quyền (4) Nguyễn Đức Tấn (6) Nguyễn Đức Tình (4) Nguyễn Gia Long (1) Nguyên Hạ (11) Nguyễn Hải Thảo (2) Nguyễn Hậu (2) Nguyễn Hiếu (8) Nguyễn Hiếu Học (2) Nguyễn Hòa Hiệp (2) Nguyễn Hoài Ân (1) Nguyễn Hoàng Thức (2) Nguyễn Hồng Diệu (1) Nguyễn Huệ (3) Nguyên Hùng (1) Nguyễn Huy (3) Nguyễn Huy (HD) (1) Nguyễn Huy Khôi (1) Nguyễn Huỳnh (1) Nguyễn Hữu Minh (1) Nguyễn Hữu Phú (1) Nguyễn Hữu Quý (2) Nguyễn Hữu Thuần (4) Nguyễn Hữu Trung (2) Nguyễn Khiêm (1) Nguyễn Khoa Đăng (51) Nguyễn Kiều Lam (2) Nguyễn Kiều Phương (3) Nguyễn Kim Hương (7) Nguyễn Kim Thịnh (1) Nguyễn Lam (2) Nguyễn Lương Vỵ (4) Nguyên Minh (1) Nguyễn Minh Dũng (46) Nguyễn Minh Hoà (1) Nguyễn Minh Khiêm (1) Nguyễn Minh Nguyệt (1) Nguyễn Minh Phúc (47) Nguyễn Minh Quang (5) Nguyễn Minh Thuận (9) Nguyễn Minh Toàn (1) Nguyễn Mỳ (1) Nguyễn Mỹ Nữ (3) Nguyễn Nga (14) Nguyễn Nghiêm (3) Nguyễn Ngọc Dũng (1) Nguyễn Ngọc Đặng (1) Nguyễn Ngọc Hà (4) Nguyễn Ngọc Hưng (6) Nguyễn Ngọc Minh Anh (1) Nguyễn Ngọc Thơ (31) Nguyễn Ngọc Tư (5) Nguyễn Nguy Anh (21) Nguyễn Nguyên Phượng (69) Nguyễn Nhật Hùng (4) Nguyễn Như Tuấn (14) Nguyễn Phin (30) Nguyên Phong (1) Nguyễn Phú Yên (8) Nguyễn Phượng (2) Nguyễn Phương Dung (2) Nguyễn Quang Quân (8) Nguyễn Quang Tâm (2) Nguyễn Quang Tuấn (1) Nguyễn Quân (2) Nguyễn Quốc Ái (1) Nguyễn Quốc Bảo (1) Nguyễn Quốc Đông (1) Nguyễn Quy (2) Nguyên Tâm (1) Nguyễn Tấn Thuyên (3) Nguyễn Thái An (3) Nguyễn Thái Dương (6) Nguyễn Thái Huy (35) Nguyễn Thành Công (48) Nguyễn Thành Giang (22) Nguyễn Thanh Hải (1) Nguyễn Thanh Huyền (8) Nguyễn Thanh Mừng (1) Nguyễn Thánh Ngã (1) Nguyễn Thành Nhân (18) Nguyễn Thanh Tuấn (7) Nguyễn Thanh Xuân (2) Nguyễn Thế Kiên (1) Nguyễn Thế Kỷ (1) Nguyễn Thị Ánh Huỳnh (2) Nguyễn Thị Bích Phượng (2) Nguyễn Thị Cẩm Thuỳ (3) Nguyễn Thị Chi (2) Nguyễn Thị Diệu Hiền (3) Nguyễn Thị Hải (1) Nguyễn Thị Hằng (7) Nguyễn Thị Hậu (1) Nguyễn Thị Hồng Đào (10) Nguyễn Thị Huệ (1) Nguyễn Thị Kim Huệ (2) Nguyễn Thị Mây (127) Nguyễn Thị Ngọc Hải (1) Nguyễn Thị Ngọc Sen (2) Nguyễn Thị Như Tâm (3) Nguyễn Thị Phụng (27) Nguyễn Thị Thanh Bình (6) Nguyễn Thị Thành Nhân (1) Nguyễn Thị Thanh Toàn (1) Nguyễn Thị Thanh Xuân (1) Nguyễn Thị Thu Ba (23) Nguyễn Thị Thu Hiền (1) Nguyễn Thị Thu Hoài (1) Nguyễn Thị Thu Thuý (3) Nguyễn Thị Thùy Linh (3) Nguyễn Thị Tiết (3) Nguyễn Thị Tuyết (1) Nguyễn Thị Việt Hà (39) Nguyễn Thị Xuân Hương (14) Nguyễn Thu Hằng (1) Nguyễn Thủy (4) Nguyễn Thúy Ngân (13) Nguyễn Thuý Quỳnh (2) Nguyễn Thường Kham (3) Nguyễn Thượng Trí (2) Nguyễn Tiến Đường (8) Nguyễn Trần (1) Nguyễn Trí Tài (40) Nguyễn Trọng Luân (2) Nguyễn Trung (1) Nguyễn Trung Nguyên (1) Nguyễn Tuyển (4) Nguyễn Văn Ân (68) Nguyễn Văn Bút (6) Nguyễn Văn Công (2) Nguyễn Văn Cường (CCK) (4) Nguyễn Văn Hiến (5) Nguyễn Văn Hoà (5) Nguyễn Văn Hòa (1) Nguyễn Văn Học (53) Nguyễn Văn Ngọc (1) Nguyễn Văn Thanh (1) Nguyễn Văn Thành (1) Nguyễn Văn Thảo (17) Nguyễn Văn Toan (1) Nguyên Vi (1) Nguyễn Việt Hà (2) Nguyễn Vinh (1) Nguyễn Vĩnh Bình (3) Nguyễn Xuân Cảm (3) Nguyễn Xuân Dương (1) Nguyễn Xuân Khánh (1) Nguyễn Xuân Thuỷ (1) Nguyễn Xuân Thủy (1) Nguyễn Xuân Tư (3) Nguyệt Linh (5) Nguyệt Quế (1) Ngưng Thu (44) Nhã Ngọc (1) Nhã Thiên (7) nhà Thương (1) Nhân Hậu (2) NHÂN VẬT (1) Nhật Nguyệt Xuân Hương (1) Nhật Quang (17) Nhất Sinh (1) Nhật Vũ (1) Nhi Hạ (1) NHỚ THUỞ ẤU THƠ (37) Như Hoài (4) NHỮNG ÁNG VĂN HAY VỀ LÀNG QUÊ VIỆT NAM (7) NHỮNG NGƯỜI BẠN ĐÂT THỦ (6) NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN HQN (5) Nông Quốc Lập (2) NP phan (1) Nửa Đời hư (1) NỬA THÁNG MỘT TÁC GIẢ VÀ MỘT BÀI THƠ HAY (38) nước (1) O. Henry (1) P.N. Thường Đoan (1) Pearl (1) Phạm Ánh (34) Phạm Anh Xuân (3) Phạm Bá Nhơn (2) Phạm Cao Hoàng (1) Phạm Đình Nghi (1) Phạm Hổ (1) Phạm Hữu Hoàng (20) Phạm Kiều Hưng (1) Phạm Lâm (1) Phạm Lê Tường Vi (1) Phạm Minh Dũng (14) Phạm Minh Hiền (9) Phạm Minh Thuận (10) Phạm Mỹ (1) Phạm Ngân (3) Phạm Như Vân (1) Phạm Phan Hòa (1) Phạm Phương Lan (1) Phạm Quỳnh An (1) Phạm Thái Ba (4) Phạm Thị Hải Dương (9) Phạm Thị Liên (1) Phạm Thị Mỹ Liên (30) Phạm Thị Phương Thảo (3) Phạm Thuý (6) Phạm Trần Ái Linh (4) Phạm Trung Tín (2) Phạm Tuấn Vũ (29) Phạm Tử Văn (21) Phạm Văn Phương (16) Phạm Văn Thạnh (1) Phạm Vũ (1) Phan Anh (12) Phan Cung Việt (1) Phan Đức Nam (1) Phan Hoài Thương (1) Phan Hoàng (2) Phan Huỳnh Điểu (1) Phan Hữu Lý (1) Phan Khanh (2) Phan Mai Thư Nhã (6) Phan Nam (20) Phan Quỳnh Như (1) Phan Sửu (1) Phan Tấn Lược (6) Phan Thanh Cương (2) Phan Thị Huỳnh Trang (2) Phan Tiên Phát (1) Phan Tình (1) Phan Trang Hy (25) Phan Văn Bình (1) Phan Văn Thạnh (1) Phan Văn Thuần (3) Phan Vĩnh (1) phần 1 (1) phần 2 (1) phần 3 (1) phần 4 (1) Phiêu Vân (1) Phong Dương (2) Phong Điệp (1) Phỏng vấn (7) Phú Ngọc (1) Phú Quang (3) Phú Xuân (8) Phùng Gia Lộc (1) Phùng Hiếu (10) Phùng Hiệu (1) Phùng Hoàng Chương (1) Phùng Phương Quý (7) Phùng Văn Khai (1) Phước Vũ (1) Phương Phương (10) Phương Uy (5) Quan Thế Âm (1) Quảng Ngọc (1) Quảng Ngôn Lê Ngữ (1) Quang Thám (1) Quang Tuấn Dũng (9) Quốc Hùng (2) Quốc Tuyên (1) quy luật dịch (1) Quỳnh Lệ (1) Quỳnh Nga (16) Quỳnh Trâm (1) Rason Helmandollar (1) Raymond Carver (1) Raymond Thư (1) Rêu (Cao Hoàng Từ Đoan) (13) SÁCH BẠN VĂN (71) SARAH HALL (1) SINH NHẬT (1) Song Ninh (11) Sông Hương (11) Sông Lam (1) Sông Song (8) Sơn Tịnh (2) Sơn Trần (15) Sruthi Thekkiam (1) Stephen Crane (1) T.T.Hiếu Thảo (22) Tạ Nghi Lễ (1) Tạ Thị Hoa (14) Tam quốc diễn nghĩa (4) TẢN VĂN (230) TẠP BÚT (619) Tạp chí Văn Mới (1) TẠP CHÍ VN BÌNH DƯƠNG (11) Tashi Dawa (1) Tâm Lãng (1) Tâm Nhiên (2) Tấn Hòa (1) Tần Khánh (4) Tân Vương Huy (1) TẬP SAN ÁO TRẮNG (39) Tập san Văn học nghệ thuật Hương Quê Nhà (1) Tây bá hầu Cơ Phát (1) Tây Du Ký (1) Tây Sơn bi hùng truyện (2) Thạch Anh (2) Thạch Cầu (1) Thạch Đà (7) Thạch Lam (1) Thạch Sene (5) Thái An Khánh (2) Thái Hoà (1) Thanh Bình Nguyên (27) Thành Dũng (1) Thanh Hải (1) Thanh Huyền (2) Thanh Lương (2) Thanh Minh (4) Thanh Phong (1) Thanh Sơn (1) Thanh Thảo (3) Thanh Trắc Nguyễn Văn (42) Thanh Tùng (7) Thành Văn (3) Thạnh Văn (1) Thanh Xuân (2) Thảo Nguyễn (1) Thâm Tâm (1) Thần Y (1) Thi Ngọc Lan (1) Thiên Ân (1) Thiên Di (5) Thiên Sơn (1) Thiên Thần Áo Trắng (7) Thiên Tôn (10) Thiên Trần (1) Thiệp chúc mừng năm mới (4) Thiệp chúc Tết (3) Thiệp mừng (3) Thông báo (1) Thơ (3149) Thơ Lê Nhựt Triết (1) THƠ MỜI HOẠ (7) THƠ PHỔ NHẠC (103) Thời sự Văn nghệ (6) Thu Dung (3) Thu Hằng (1) Thu Hiền (1) Thu Hoài (1) Thu Nga (1) Thuận Thảo (8) Thuận Yến (1) Thục Minh (7) Thuỳ Anh (13) Thuỵ Du (1) Thụy Du (3) Thuỳ Dương (1) Thùy Dương (1) Thủy Điền (1) Thuỳ Nhân (1) Thư cảm ơn (1) Thư ngỏ (1) THƯ NGỎ CỦA HQN (2) Thư tin (285) THƯ VIỆN TÁC GIẢ (1) Tiểu luận (4) Tiểu Mục Đồng (1) Tiểu Nguyệt (5) Tiểu thuyết (107) Tiêu Tương (1) Tin buồn (2) TIN VĂN (2) Tịnh Bình (19) Tịnh Minh Tiến (2) Tô Hồng Phương (1) Tô Kiều Ngân (1) Tố Mai (1) Tô Minh Yến (21) Tôn Nữ Hỷ Khương (2) Tôn Thất Út (2) Tôn Tư Mạc (1) Tống Ngọc Hân (1) Tống Xuân Tám (1) Trà Bình (4) TRABATHA (1) Trác Phi (1) Trang Linh (1) Trang Lộc (1) Trang Thơ Chào Xuân Mậu Tuất 2018 (1) TRANG THƠ CHỦ NHẬT (528) Trang Thơ Đón Xuân Đinh Dậu 2017 (1) TRANG THƠ ĐƯỜNG LUẬT (17) Tranh ảnh (3) Trầm Mặc (4) Trần Anh Dũng (1) Trần Bảo Định (4) Trần Băng Khuê (1) Trần Biên Thùy (1) Trần Dần (1) Trần Duy Đức (17) Trần Dzạ Lữ (4) Trần Định (1) Trần Đình Sử (2) Trần Đoàn Luận (1) Trần Đức ÁI (2) Trần Đức Hiển (1) Trần Đức Tín (1) Trần Hà Nam (4) Trần Hoàng Vy (2) Trần Hồng Vân (5) Trần Huiền Ân (2) Trần Huy Minh Phương (2) Trần Hữu Du (1) Trần Hữu Hội (17) Trần Kim Đức (5) Trần Kim Loan (2) Trần Kim Quy (1) Trần Lê Sơn Ý (2) Trần Linh Chi (1) Trần Long Thạch (1) Trần Lưu (1) Trần Mai Hường (11) Trần Mạnh Hảo (1) Trần Minh Nguyệt (16) Trần Năm (1) Trần Ngọc Hồ Trường (4) Trần Ngọc Mỹ (11) Trần Nguyên Hạnh (6) Trần Nhã My (2) Trần Như Luận (3) Trần Nhương (1) Trần Phù Nam (1) Trần Quang Dũng (4) Trần Quang Khanh (12) Trần Quang Lộc (1) Trần Quang Ngân (10) Trần Quốc Tiến (8) Trần Quốc Toàn (1) Trần Quốc Việt (1) Trần Tâm (7) Trần Thái Hưng (5) Trần Thanh Hải (3) Trần Thành Nghĩa (1) Trần Thế Nhân (13) Trần Thị Bích Thu (1) Trần Thi Ca (9) Trần Thị Cổ Tích (2) Trần Thị Huệ (1) Trần Thị Huyền Trang (3) Trần Thị Ngọc Hồng (1) Trần Thị Thanh (5) Trần Thị Thắng (1) Trần Thị Thương Thương (4) Trần Thị Trúc Hạ (1) Trần Thị Uyên (7) Trần Thiện (3) Trần Thiện Tuấn (1) Trần Thoại Nguyên (2) Trần Thuận (7) Trần Thúy Lành (6) Trần Thuỳ Trang (1) Trần Thư (1) Trần Thương Nhiều (1) Trần Trọng Hưng (2) Trần Trọng Tân (1) Trần Trọng Vũ (2) Trần Tuấn Anh (2) Trần Tuấn Thanh (10) Trần Vạn Giã (2) Trần Văn Bạn (16) Trần Văn Nhân (5) Trần Văn Thiên (1) Trần Việt (1) Trần Viết Dũng (11) Trần Võ Thành Văn (24) Triết học (2) Triều Âm (2) Triều Châu (1) Triều La Vỹ (2) Triệu Lam Châu (1) Triệu Từ Truyền (30) Trịnh Bửu Hoài (106) Trịnh Duy Sơn (2) Trịnh Hoài Linh (5) Trịnh Huy (4) Trịnh Thuỳ Mỹ (1) Trịnh Tuyên (1) Trịnh Viết Hiền (1) Trịnh Viết Hiệp (1) Trịnh Yến (2) Trọng Mật (2) trụ vương (1) Trúc Giang (4) Trúc Lập (1) Trúc Linh Lan (2) Trúc Thanh Tâm (12) Trúc Thuyên (3) trung quốc (1) Trung Trung Đỉnh (1) Trung Y (1) Truong Nguyen (1) Truyện dài (10) TRUYỆN DỊCH (17) Truyện ký (2) TRUYỆN NGẮN (1173) TRUYỆN VỪA (14) Trương Công Tưởng (16) Trương Diễm Phiến (1) Trương Đình Phượng (8) Trương Đình Tuấn (3) Trương Hồng Phúc (14) Trương Huỳnh Như Trân (2) Trương Lan Anh (1) Trương Nam Chi (5) Trương Thanh Cường (2) Trường Thắng (65) Trương Thị Thanh Tâm (22) Trương Thị Thúy (2) Trường Thịnh (6) Trương Tri (2) Trương Văn Dân (21) Trương Viết Hùng (1) TTM (1) Tuấn Nguyễn (7) Tuấn Quỳnh (3) Tuệ Mỹ (1) Tuti (2) Tuỳ bút (2) TÙY BÚT (120) Tuyết Nhung (2) Tuyết Vân (1) tứ đại mỹ nhân (1) Tường Vi (1) TX (1) Út Lãng Tử (1) Uyên Khuê (2) Uyên Minh (1) Uyển Phan (1) Vạn Lộc (1) Vành Khuyên (1) Văn (2478) Văn Công Mỹ (2) văn hóa truyền thống (5) Văn học nước ngoài (13) Văn Lưu (1) Văn Nguyên (1) Văn Nguyên Lương (7) Văn Nhược Ba (1) Văn Thạnh (2) Văn Thành Lê (1) Văn Thắng (23) Văn Trọng Hùng (1) Vân Đồn (3) Vân Giang (12) Vân Khanh (2) Vân Phi (32) Vân Tùng (2) Vi Ánh Ngọc (2) Vi Quốc Hiệp (1) Victor Remizov (1) VIDEO CLIP (2) Viễn Trình (25) Việt Quỳnh (1) Việt Trang (1) Việt Trương (1) Vĩnh Sơn (7) Vĩnh Thông (43) Vĩnh Tuy (21) Võ Bá Cường (1) Võ Chân Cửu (17) Võ Chí Nhất (3) Võ Công Liêm (1) Võ Diệu Thanh (18) Võ Dõng (1) Võ Đông Điền (4) Võ Hà (1) Võ Hạnh (2) Võ Mỹ Cát (1) Võ Ngọc Thọ (4) Võ Như Văn (3) Võ Thị Nga (13) Võ Thị Thu Thủy (1) Võ Thuỵ Như Phương (15) Võ Văn Hoa (1) Võ Văn Luyến (1) Võ Xuân Phương (3) Vũ Bình Lục (1) vũ đạo (1) Vũ Đình Huy (9) Vũ Đình Liên (1) Vũ Đình Minh (1) Vũ Đình Nguyệt (2) Vũ Đình Thung (2) Vũ Đức Trọng (1) Vũ Hạ (1) Vũ Hạnh (3) Vũ Hùng (2) Vũ Miên Thảo (5) Vũ Thành An (1) Vũ Thị Huyền Trang (115) Vũ Thụy Khuê (8) Vũ Trọng Quang (1) Vũ Trọng Tâm (2) Vũ Trọng Thanh (1) Vương Doãn (1) Vương Hạnh (1) Vương Hoài Uyên (4) Vương Tâm (3) Xanh Nguyên (4) Xuân Đài (1) Xuân Phong (6) Xuân Phương (1) Xuân Tiến (20) Ý Thu (3) Yên Kha (7) Ziken (2)
-------------------------------------------------------------------------
+ 817 TÁC GIẢ CÓ BÀI ĐĂNG TRÊN HƯƠNG QUÊ NHÀ
-------------------------------------------------------------------------