CÁI TÔI CỦA PHẠM DUY TRONG TRƯỜNG CA CON ĐƯỜNG CÁI QUAN - Bài của Phan Trang Hy

 

 

      Nghe nhạc Phạm Duy, điều đầu tiên tôi cảm nhận đó là tình yêu quê hương đất nước Việt Nam. Nhiều nhạc phẩm của ông đã đi vào lòng người dân Việt qua nhiều thế hệ.

      Phải là Cái Tôi hòa vào hồn quê, hòa vào đất Mẹ Việt Nam, hòa vào tiếng lòng đồng bào mới có trường ca Con Đường Cái Quan. Khi học trung học, nhiều lần tôi nghe trường ca này trên Đài phát thanh Sài Gòn, lòng tôi thấy sao có ông nhạc sĩ tuyệt vời đến vậy. Từ đó tôi mê nhạc của ông và tôi dành dụm tiền mua những bàn nhạc ông viết, trong đó có tập trường ca này để về tập đàn, tập hát. Và càng ngày tôi càng nhận ra một Phạm Duy quá diệu kỳ, chỉ với âm thanh, ngôn ngữ mà như đưa người nghe, người yêu nhạc đến với những cung bậc tình yêu quê hương, đất nước, con người Việt Nam này.

      Trong phần giới thiệu về trường ca này, Phạm Duy bày tỏ: “Trường ca Con Đường Cái Quan đưa ra một lữ khách trên con đường xuyên Việt, đi từ Ải Nam Quan cho tới mũi Cà Mau, đi từ ngày mới lập quốc cho tới khi hoàn thành xứ sở, đi trong lịch sử và lòng dân, đi tới đâu cũng có tiếng dân chúng địa phương ca hát chúc tụng lữ khách đi nối liền lòng người và đất nước”.

      Nghe phần thứ nhất (Từ Miền Bắc), tôi như được chứng kiến hành trình của lữ khách. Tôi như thấy hình ảnh của cô thôn nữ miền Bắc hát làm duyên với lữ khách:

          Hỡi anh đi đường cái quan

          Dừng chân đứng lại

          Dừng chân đứng lại

          Cho em đây than đôi lời

          Đi đâu vội mấy anh ơi…

      Đáp lại lời cô gái là lời lữ khách:

          Tôi đi từ Ải Nam Quan sau vài ngàn năm lẻ

          Chia đôi một họ trăm con đã lên đường…

      Tôi cũng thấy bước chân lữ khách từ Ải Nam Quan vội đi trong lời ca của nàng Tô Thị. Và cả trong lời ca của đồng bào miền núi, để rồi tạm biệt:

          Đường ngược đường xuôi

          Nhớ nhau vì chuyện đầu môi

          Tạm biệt một nơi

          Thấy nhau ở cuối chân trời….

      Tôi còn nghe lời ca của cô gái lái đò và lữ khách sang sông. Rồi tôi chứng kiến bước chân lữ khách về tới Thủ đô trong nỗi niềm xúc động vô bờ, để rồi bước tiếp trên đường cái quan:

          Ra đi từ lúc trăng tơ, trăng một miền hoa cỏ

          Trăng lên đầu cửa ô xa vẫn chưa mờ

          Im nghe lời Thủ đô chào, ôi lời mừng đông đảo

          Đi trong lịch sử dân ta luống nghẹn ngào.

      Trong phần thứ hai (Qua Miền Trung), qua ca từ âm nhạc, tôi mường tượng trước mắt tôi là lũ trẻ chạy ra hát mừng chào đón lữ khách: Ai đi trong gió trong sương. Tôi cũng được nghe lời ru của người mẹ ngọt ngào: Ai vô xứ Huế thì vô. Và tôi thấy dân làng hát tiễn lữ khách “đi trên dặm đường trường”:

          Hò hô hò hò ơi hò

          Anh đi trên đường là gập ghềnh

          Mau mau đi kẻo lỡ a truyện tình nước non

          Hô hô hò khoan

          Hò hô hò hò ơi hò

          Mau mau đi kẻo là kẻo lỡ

          Câu chuyện tình năm xưa là tình à năm xưa

          Hô hô hò khoan.

      Cũng trong phần thứ hai này, trên dải đất miền Trung nước Việt Nam, trên những tháp Chăm dọc theo chiều dài đất nước, tôi như nghe tiếng hát của Công chúa Huyền Trân thời nhà Trần, nuốt lệ vào lòng, tâm sự cùng hậu thế với nỗi đoạn trường trong Nước non ngàn dặm ra đi:

          Bước đi vào lòng (ừ ư ư) muôn dân

          Bước đi vào lòng (ừ ư ư) muôn dân

          Bằng hồn trinh nữ mơ màng

          Bằng tình say đắm ơi chàng

          Ước nuôi dân hòa bình trong ái ân.

      Rồi tôi được nghe cô gái Huế với Gió đưa cành trúc la đà. Tôi cũng được nghe tiếng hát của lữ khách hòa cùng dân chúng trong lời ca: Tôi xa quê nghèo ruộng nghèo để vào miền Nam:

          Hò hô hò hò ơi hò

          Lênh đênh ven bờ là biển sâu

          Hương thơm là thoang thoảng à đất mầu miền Nam

          Hô hô hò khoan

          Hò hô hò hò ơi hò

          Lênh đênh ven bờ là biển giàu

          Nghe nhịp cầu đã nối tình là à xưa

          Hô hô hò khoan.

      Phần thứ ba (Vào Miền Nam) được mở đầu bằng giọng hò của cô gái mời gọi: Anh đi đường vắng đường xa. Đáp lại tình cảm của cô gái, lữ khách mừng rỡ hát khúc hành ca Nhờ gió đưa về như lời tỏ tình. Còn gì đẹp bằng cô gái miền Nam cất lời ca Đi đâu cho thiếp theo cùng bằng lòng “theo lữ khách trên con đường và trong cuộc đời”; còn gì đáng yêu bằng lữ khách cất tiếng đáp lại:

          Ví dầu tình bén duyên thề

          Thì xin kết bạn đền nghì trúc mai.

      Phạm Duy từng giới thiệu: “Lữ khách tìm được lương duyên ở cảnh và ở người. Lữ khách kết duyên cùng cô gái. Dân chúng miền Nam hát hò mừng đôi vợ chồng mới”. Bằng điệu hò lơ Đèn cao Châu Đốc, gió độc Gò Công, mọi người chúc đôi vợ chồng:

          Vợ chồng son đã nuôi lòng ước mong

          Thuận vợ chồng sẽ cùng tát biển Đông.

      Trước mắt tôi là hình ảnh đôi vợ chồng trẻ hân hoan cất tiếng ca ngợi Cửu Long Giang cũng như hát ca Giã ơn cái cối cái chày và cùng dân chúng hát Về Miền Nam trong niềm vui bất tận:

          Về miền Nam đem theo sương gió xưa

          Về đồng khô đem cơn mưa rét về

          Người về đây thương nhớ lắm con đường xa

          Về miền Trung, ra xứ Bắc yêu mẹ cha

          Đường từ xa đem ta đã tới đây

          Chùa chiều nay rung chuông trên luống cày

          Người gửi ơn ra bốn phía chân trời mây

          Ngẩng đầu lên dâng vút đóa linh hồn say

          Đường về đây… Đường về đây

         Trời về Tây nghe gió cuồng bay…

      Kết thúc trường ca Con Đường Cái Quan là Đường đi đã tới, tôi như thấy lời ca được cất lên từ lồng ngực đầy nhiệt huyết của toàn dân:

          Đường đi đã tới…

          Lòng dân đã nối

          Người tạm dừng bước chân vui người ơi

          Người mơ ước tới…

          Đường tan ranh giới

          Để người được mãi

          Đi trong một duyên tình dài

          Con đường thế giới xa xôi

          Trong lòng dân chúng nơi nơi…

      Nghe cả trường ca Con Đường Cái Quan, tôi không thể không nói lời biết ơn có một nhạc sĩ đã nói hộ bao người dân Việt về một nước Việt Nam thống nhất. Thống nhất trong lịch sử từ thuở chia đôi trăm con, từ thuở mở rộng cõi bờ đến hoàn thành xứ sở; thống nhất từ điệu hò, điệu lý đến truyền thuyết, cổ tích, ca dao…

      Nghe trường ca Con Đường Cái Quan, tôi như thấy hình ảnh đất nước, con người Việt Nam qua bao thăng trầm của lịch sử. Nào là hình ảnh Ải Nam Quan, Chi Lăng ngăn dòng giặc Hán; nào là Đồng Đăng, Kỳ Lừa, sông Thương, Thăng Long, Tháp Rùa in hình đất Bắc. Nào là Truông Nhà Hồ, Phá Tam Giang không ngăn được bước chân đi; nào là Sông Hương, Núi Ngự, Tháp Chàm, Cù Mông man mác tình quê. Nào là Đồng Nai, Châu Đốc, Tiền Giang, Hậu Giang, Gò Công, Cần Thơ, Hà Tiên, Cà Mau đất mới đãi người. Tôi cũng thấy bao người: từ nàng Tô Thị đến Huyền Trân, từ cô cắt cỏ đến cô lái đò, từ dân thượng du đến cô gái Huế, từ em bé, bà mẹ đến dân chúng, … Biết bao con người Việt Nam hiện lên. Qua âm nhạc với những giai điệu và lời ca trong Trường Ca này, Phạm Duy đã làm được một điều là khơi dậy lòng yêu đất nước con người Việt Nam cho tôi, và tôi nghĩ, cho cả nhiều người nữa.

      Theo tôi, Cái Tôi của Phạm Duy trong Con Đường Cái Quan chất chứa tình yêu quê hương, đất nước, con người Việt Nam. Đó cũng là điều đáng trân trọng nơi ông.

P.T.H

Read more…

MẸ - Truyện ngắn Trần Thúy Lành

     

                                                 Trần Thúy Lành (Hải Dương)

      Tiếng lợn kêu eng éc vì bị chọc tiết xuyên qua màn đêm, xuyên qua bức vách, len lỏi vào những giấc mơ êm đềm của hai chị em tôi. Cu Thạo choàng tỉnh, giật mình, xoay người từ cuối giường lộn lại ôm ghì lấy tôi. Một tay tôi luồn xuống dưới gáy Thạo cho nó gối đầu, tay kia tôi xoa lưng nó. Giấc ngủ chập chờn trở lại nhưng không hiểu sao những giấc mơ bình yên biến mất, thay vào đó là những cơn ác mộng kinh hoàng. Tôi nhìn thấy những con lợn bị chọc dao nhọn vào giữa cuống họng, máu túa ra, như cầu vồng, bắn tung tóe lên chiếc áo đồng phục trắng tinh của tôi. Tôi giặt mãi không sạch. Những vết máu đỏ loang lổ. Tôi đi tìm lọ thuốc tẩy Javen nhưng không thấy. Ai lấy cái lọ thuốc tẩy Javen mất rồi. Thạo ơi! Tìm cho chị lọ thuốc tẩy. Thạo ơi… Cu Thạo sì sục, mắt nhắm mắt mở: “Em đây mà! Chị lại mơ rồi”. Đúng là tôi mơ… Tôi nhìn thấy một đàn lợn con rúc vào bẹ sữa của lợn mẹ. Người đàn ông làm nghề lái lợn, râu ria xồm xoàm, xắn tay áo đến tận nách, bắt từng chú lợn con quăng sang một bên. Lợn mẹ bị trói lại. Cu Thạo cũng bị trói lại. Tôi hét lên, giãy giụa để thoát khỏi bàn tay cứng như gọng kìm của một người đàn ông lái lợn. Ối… ối… Trống ngực tôi đập thình thịch. Tỉnh giấc. Mồ hôi đầm đìa. Ở bên ngoài, trời mới tờ mờ. Tiếng mẹ lanh lảnh:

- Chỗ thịt này mang đi bán buôn ở chợ huyện. Chỗ này bán lẻ ở chợ làng.

Tiếng bố ồm ồm:

- Nhồi lòng đi. Nhanh lên!

- Anh có thích ăn tiết canh không?

- Có! Hôm nay mồng một. Làm một bát cho đỏ.

Ngày nào cũng thế, bố mẹ tôi bắt đầu làm việc từ 2, 3 giờ đêm. Khi các nhà vẫn say giấc thì bố mẹ tôi đã vùng dậy, vào chuồng lợn, chọn vài con để làm thịt. Tiếng lợn kêu vang động cả xóm. Mọi người phàn nàn vì mất giấc ngủ nhưng lâu dần họ cũng đành “sống chung với lũ”. Tôi và Thạo thì vẫn tỉnh giấc vào giờ đó.

Một tháng mổ lợn bán còn hơn cấy ruộng cả năm. Mẹ cộng trừ nhân chia, nhẩm tính rất nhanh. Tiền bán ruộng được bao nhiêu, mẹ đem mua vàng, chỉ giữ lại một chút làm vốn buôn lợn. Lúc đầu, mẹ nhìn thấy lợn bị chọc tiết đã hoa cả mắt, tưởng như có thể xỉu đi. Bàn tay mẹ trói lợn lóng nga lóng ngóng. Thế mà chỉ vài tháng sau, mẹ làm thuần thục, nhoay nhoáy. Phải dậy từ nửa đêm, mẹ cứ ngáp ngắn ngáp dài nhưng chỉ cần có tiền là mẹ tỉnh như sáo. Có tiền thì những khoản đóng học cho chị em tôi, điện, nước, chợ búa, cỗ bàn, quần áo… mẹ không phải chi li, đắn đo. Có tiền rủng rỉnh, mẹ mua vàng cất vào tủ. Thế là chấm dứt những ngày túng thiếu, cắn dứt nhau vì tiền. Mỗi chiều, mẹ ngủ bù đến gần tối nhưng quầng thâm dưới hai mắt mẹ không hề mất đi. Tôi và cu Thạo làm gì cũng phải nhẹ nhàng, chỉ sợ gây tiếng động làm mẹ tỉnh giấc. Mẹ sẽ gắt gỏng. Mẹ sẽ mắng mỏ. Nhà cửa ầm ĩ cả lên. Mẹ khó tính từ ngày ấy. Mẹ đáo để cũng từ ngày ấy. Bà ngoại nhận ra mẹ thay đổi nhiều quá nên thủng thẳng:

- Vừa vừa thôi con ơi! Đàn bà ghê gớm thì ai người ta dám lấy con gái mình. U thương con Thuần.

Mẹ dài giọng, cự lự:

- U buồn cười nhỉ! Thời buổi này chỉ có đứa nào đần thì mới hiền thôi. Con ghê gớm chứ có buôn gian bán lận hay ăn quỵt của ai bao giờ đâu.

Ngoại thở dài, đưa cái cối giã trầu cho tôi nghiền hộ một miếng. Ngoại nghiện cái thứ này giống như mẹ tôi nghiện vàng. Trên người mẹ đeo đầy vàng. Trong ngăn tủ của mẹ cũng đựng toàn vàng.

***

Những buổi chiều rong ruổi đi mua lợn khắp nơi, thi thoảng bố lại về muộn. Nhiều hôm bố không ăn tối ở nhà. Tiền hàng cứ vơi dần. Linh cảm của người vợ mách bảo mẹ rằng bố có người đàn bà khác. Mẹ lẳng lặng đi theo bố. Mẹ tìm hiểu về người đàn bà kia. Một người phụ nữ góa chồng. Mẹ đã có bằng chứng trong tay, chỉ chờ bố thú nhận. Nhưng bố chối bay chối biến:

- Tôi đi làm đi ăn mà cô cứ ghen bóng ghen gió là sao?

Mẹ bĩu môi:

- Đồ hèn! Dám làm mà không dám nhận.

- Cô bảo ai là đồ hèn?

- Thà anh nghiện rượu, nghiện cờ bạc thì tôi còn đỡ khinh. Nhưng anh cặp với con đàn bà ấy thì tôi coi thường.

Nhà như địa ngục. Lúc nào cũng ngột ngạt, bức bối. Bố càng đi vắng nhiều hơn nhưng đến giờ mổ lợn thì bố có mặt ở nhà. Những con lợn tiếp tục được hóa kiếp sau tiếng éc… éc. Hai người làm như hai cái máy. Chẳng ai nới với ai câu nào. Cu Thạo ôm ghì lấy tôi, thì thào:

- Em sợ tiếng lợn kêu! Em sợ lắm, chị Thuần ơi!

Tôi vỗ về, trấn an:

- Ngủ đi! Nó chỉ là con lợn thôi. Hóa kiếp này nó thành kiếp khác.

Thạo nghi ngờ:

- Thật không hả chị?

- Thật.

Hai chị em lại ôm nhau ngủ tiếp. Nhưng giấc ngủ không còn êm đềm nữa…

Tôi theo mẹ đến tận nhà người đàn bà góa kia để đánh ghen. Tôi giúp mẹ túm tóc mụ ta, để cho mẹ xé toạc quần áo của mụ thành trăm mảnh. Tiếng mẹ the thé: “Đồ lăng loàn! Đồ cướp chồng! Cho mày chết này!…” - Mẹ nghiến răng kèn kẹt. Những móng tay sắc nhọn của mẹ cào cấu cơ thể trắng nõn của mụ ta. Máu túa ra, đỏ như tiết lợn. Mụ ta hét lên. Tiếng hét lẫn với tiếng lợn kêu eng éc…

Choàng tỉnh, tôi thấy bố ngồi bên bàn ăn với cốc rượu trắng và bát tiết canh màu đỏ. Bố uống một cốc, hai cốc, rồi ba cốc mà vẫn còn thèm thuồng… Hơi rượu tỏa ra từ người bố nồng nặc khiến cu Thạo không dám đến gần. Chai rượu hết sạch. Bố gầm gừ, hất hàm sai tôi:

- Con gái rượu của bố! Đi mua cho bố chai nữa.

Tôi răm rắp làm theo. Tôi sợ. Sợ cơn thịnh nộ của bố. Nồi niêu, chén bát sẽ bay vèo ra sân, cái nào không vỡ tan tành thì cũng méo mó. Nhà tôi như một bãi chiến trường. Tôi lại phải dọn. Mẹ sẽ chì chiết. Tôi sợ tiếng chì chiết của mẹ.

***

Người đàn bà góa bỏ bố đi lấy chồng. Mẹ chưa kịp mừng ra mặt thì phát hiện những người đàn bà khác vẫn ngày ngày đào mỏ, cố moi được cái hầu bao của bố. Mẹ gọi đám đàn bà ấy là “lũ cave”. Mẹ coi thường bố ra mặt. Mẹ quản lý chặt tài chính của gia đình. Ừ, thử xem, đàn ông không một xu dính túi thì có con đàn bà nào dám lăn xả vào nữa không. Quả nhiên, chiến thuật của mẹ có tác dụng.

Nhiều hôm, bố không có nổi mấy nghìn tiền lẻ để mua rượu. Bố quắc mắt:

- Thuần! Mua cho bố chai rượu.

Tôi nhỏ nhẹ:

- Bố cai rượu đi, mệt lắm!

- Lại cái giọng của con mẹ mày. Đừng có dạy đời!

Con ma men ngày càng hành hạ bố. Cơ thể người đàn ông gần tứ tuần, khỏe mạnh, cường tráng giờ trông ọp ẹp, thảm hại. Bố không còn sức để vật ngửa con lợn ra mà chọc tiết giữa đêm khuya nữa. Mình mẹ, mẹ cũng không làm nổi. Mà chả tội gì mẹ phải làm đồ tể. Mẹ ăn diện. Mẹ phấn son. Mẹ tung tẩy váy áo. Nhìn bố như cái xác không hồn, chỉ toàn da bọc xương, mẹ chán ngắt. Mẹ quyết định đi lao động ở Đài Loan. Tôi biết mẹ hận bố nên mẹ mới bỏ mặc bố trong lúc bố ốm đau như thế này. Bố không dám ngăn cản mẹ. Bà ngoại cũng không gàn được mẹ. Trước khi lên máy bay, mẹ dặn tôi:

- Con lớn rồi, phải biết lo việc học, việc nhà thay mẹ. Mẹ đi cũng là vì tương lai của các con.

Tôi nuốt nước mắt, để mẹ yên lòng khi đi xa. Tiền với mẹ cũng không phải là thiếu nhưng chưa bao giờ là đủ. Tôi biết mẹ đã tích được rất nhiều vàng, thi thoảng mẹ lại đổ ra giường đếm rồi lại cất đi vì trên người mẹ chẳng còn chỗ nào để đeo được nữa. Bố nhìn thấy vàng thì dửng dưng. Hai con người ấy trước kia yêu nhau, bị cấm cản vì “không môn đăng hộ đối”, vì ông bà ngoại tôi chỉ bằng tuổi anh trai của bố, họ đã dọa dắt nhau bỏ đi khỏi nhà hoặc cùng nhau tự tử để được ở bên nhau mãi mãi. Thế mà sau mười lăm năm, mỗi người một nơi. Có lần mẹ tâm sự với bạn, tôi vô tình nghe được: “Tình yêu chết rồi, chả lẽ lại ly dị”.

Mẹ đi, tôi kiêm mọi việc trong gia đình. Tôi đưa bố đi viện khám, bác sĩ bảo: “Muốn sống thì cai rượu”. Bố gật gật, như một đứa trẻ biết nghe lời. Tôi dặn dò cu Thạo: “Bệnh thể xác của bố không nghiêm trọng bằng bệnh tinh thần. Em đừng xa lánh bố, nghe chưa?”

Nó không nói gì nhưng thường xuyên ở bên bố, kể chuyện trường lớp cứ ríu ra ríu rít. Nó kê ghế tựa ra giữa cửa nhà, bảo bố ngồi đó để nó cạo râu cho, nhổ tóc trắng cho. Tuyệt nhiên, nó không bao giờ nhắc đến mẹ trước mặt bố. Nhưng thi thoảng nó lại hỏi tôi:

- Bao giờ thì mẹ về hả chị Thuần ơi!

- Bao giờ mẹ kiếm đủ tiền thì mẹ về chứ sao.

- Tiền bao nhiêu cho đủ hả chị? - Giọng thằng bé lên 10 mà như ông cụ non.

Cuộc đối thoại của hai chị em bị ngắt quãng vì bố xuất hiện. Tôi để hai ngón tay lên môi, ra hiệu cho cu Thạo im lặng. Sau thời gian điều trị, nhìn bố đã có da có thịt. Bố đòi nuôi lợn để có thêm thu nhập, để khỏi nhàn cư vi bất thiện. Còn tiền mẹ gửi về, bố không động vào. Mẹ dặn tôi qua điện thoại:

- Tiêu không hết thì mua vàng cất đi. Bao giờ lấy chồng, mẹ cho.

- Tôi ấm ức, trách mẹ: “Mẹ lúc nào cũng nghĩ đến vàng, có ăn được đâu”.  

- Con ranh! Chị em mày có bị đói rã họng bữa nào đâu mà chả khinh vàng.

- À, dạo này bố con khỏe rồi. Bố nuôi ba chục con lợn, cho ăn thẳng nên cũng nhàn, chỉ mất công rửa chuồng, tắm cho lợn thôi.

- Tu chí vậy thì tốt, chứ ăn không ngồi rồi lại đái tật.

- Thế bao giờ mẹ về?

- Tết! – Mẹ buông một tiếng cụt lủn rồi tắt máy.

Nhưng hết cái Tết này lại đến cái Tết khác mà mẹ vẫn chưa về. Bao nhiêu sự kiện trọng đại diễn ra với hai chị em tôi, mẹ đều không tham dự.   

Tôi đỗ đại học, ngày nhập trường, thui thủi một mình với lỉnh kỉnh ba lô, túi xách. Chỉ có cu Thạo tiễn ra bến xe, dặn dò: “Chị giữ gìn sức khỏe! Nhớ về chơi với em nhé!”. Tôi gật đầu, vội quay đi, giấu những giọt nước mắt lăn dài trên má.

Ngày nhận bằng tốt nghiệp đại học, mình tôi trơ trọi giữa đám đông. Bố bận chăm đàn lợn đang bị ốm. Cu Thạo đòi lên thành phố nhưng tôi không cho đi.

Ngày tôi đi lấy chồng, mẹ không về. Mẹ cho tôi bao nhiêu là của hồi môn, toàn vàng là vàng. Tôi đeo nặng trĩu cả cổ, cả tay, cả tai, chỉ muốn tháo ra luôn cho nhẹ người. Bố tiễn con gái về nhà chồng ngay làng bên mà cứ sụt sà sụt sịt.

Tôi sinh con đầu lòng cũng không có mẹ ở bên. Mẹ chồng thì mắt mờ chân yếu, thành ra hai vợ chồng phải tự xoay xở. Biết tin, mẹ bảo tặng cháu một chỉ vàng. Hình như trong đầu mẹ chỉ có vàng thôi thì phải.

Dạo này bà ngoại tôi ốm nặng, nằm liệt một chỗ. Đưa bà đi viện thì bác sĩ kết luận: “Bệnh già”. Các cậu đành đưa ngoại về nhà chăm sóc. Ngoại bị lẫn, không còn tự chủ được trong chuyện vệ sinh. Nhiều khi bị con cháu đóng bỉm, ngoại tự tay dứt ra, vứt đi. Nước tiểu lênh láng cả giường, khai mù. Cậu cả bèn khoét một cái lỗ giữa giường, dưới gầm giường đặt cái chậu to tướng để ngoại tiện vệ sinh. Chỉ dì út và tôi là chịu khó tắm rửa, giặt giũ cho ngoại. Có hôm mợ cả cho ngoại ăn rồi, ngoại vẫn lầm rầm chửi bảo là “đồ ăn tham, chưa cho tao ăn”. Bác sĩ bảo ngoại phải cai ăn trầu. Mợ cả không cho ngoại ăn, ngoại chửi um cả lên. Mợ hai ở xa thi thoảng đảo qua, hỏi thăm ngoại vài câu là biến mất. Vì lần nào vào bên ngoại, mợ hai cũng đeo khẩu trang nên ngoại tức, ngoại đuổi. Nếu không đeo khẩu trang thì mợ hai nôn mửa ầm ầm. Mợ cả tị nạnh ra mồm: “Đúng là xa thơm, còn ở gần thì bao nhiêu cái thối hưởng hết mà vẫn bị chửi”. Tôi nghe vậy, chạnh lòng nghĩ đến mẹ. Gọi điện thông báo cho mẹ biết thì mẹ lặng đi, mãi mới đáp lại: “Mẹ sẽ sắp xếp rồi về hẳn. Chắc là nhanh thôi”.

Cậu cả tổ chức họp gia đình vì ngoại nằm thế nửa năm rồi. Ai cũng dưa nhau, viện lý do này lý do nọ thì phải phân công, chia đều. Mẹ tôi là con gái lớn của ngoại, sau nữa là hai cậu và dì út. Bốn người, mỗi người một tuần, thay phiên nhau túc trực bên ngoại, phải lo từ A đến Z. Mọi người vui vẻ thống nhất như thế. Mợ hai không làm được nên mợ thuê người.

Đến phiên mẹ tôi, tôi làm ban ngày, bố tôi làm ban đêm. Tôi bón từng thìa nước cháo cho ngoại. Ngoại lẫn lắm rồi. Ngoại cứ tưởng tôi chính là mẹ tôi. Ban đêm, bố tôi kê giường gấp ngủ bên cạnh ngoại, lắng nghe từng hơi thở phập phồng để biết rằng ngoại vẫn còn đó. Ngoại yếu đi từng ngày. Như cái cây bị vắt kiệt sự sống, cứ héo dần, héo dần. Ngoại cấm khẩu, không nhận ra ai nữa. Tôi gọi điện cho mẹ, hốt hoảng: “Mẹ về nhanh lên! Nhanh lên! Ngoại yếu lắm rồi”.

- Ừ! Mẹ … về ngay! – Giọng mẹ nghẹn lại.

Nhưng mẹ đã không về kịp.

Bây giờ, mẹ phủ phục bên quan tài, vật vã. Mẹ khóc như chưa bao giờ được khóc. Tôi một bên, Thạo một bên. Hai chị em xốc nách mẹ đứng dậy đáp lễ. Sau ngần ấy năm đi xa, mẹ trở về với hai bàn tay chai sần, thô ráp và những vết nhăn nhiều hơn trên gương mặt, khóe mắt. Sau ngần ấy năm ở nhà chờ đợi, bố đã trở thành một người đàn ông chỉn chu. Những chỉ vàng của mẹ vẫn nằm yên trong ngăn tủ. Nhưng ngoại thì không còn nữa…

T.T.L

Read more…

TRANG THƠ CHỦ NHẬT: VẪN CON SÓNG RU TA THỜI THƠ DẠI - Thơ Lê Thanh Hùng





 Bộc bạch

Rất có thể, bên sóng đời nghiệt ngã

Ta cố tình dẫm đạp bước lên nhau

Cứ chen lấn, bẻ chồi non, cây lá

Tìm lộc ở đâu? Rối rắm, rũ nhàu

                   

Sao cứ mãi nhìn đời, đầy gai góc

Kìa trời xanh, bình thản ở trên đầu

Nắng chói lung sâu, mưa trôi đèo dốc

Gian khổ qua rồi, đâu cuộc bể dâu?

                  

Gặp lại nhau, bên góc đời chật hẹp

Mảnh vườn xưa, lời xin lỗi muộn màng

Cánh cổng vắng, mở toang, sao khép nép?

Bóng mờ xa, niềm ray rứt miên man

                  

Dẫu đã biết, phận đời xuôi từ đó

Như cơn dông nước cạn, chảy trôi chiều

Khao khát sống, bên trời êm lặng gió

Mơ mộng ngày xưa, xuôi ngược quạnh hiu...

                     

Vẫn con sóng ru ta thời thơ dại

Như thủy triều duềnh ngược bến sông xa

Trôi ký ức, sao trôi hoài, trôi mãi

Vỡ vụn, âm thầm giấu chỉ mình ta

                      *

Điều ân hận đẩy đưa theo ngày tháng

Lắng tuổi đời, sao cứ cộng mang sang?

Nghe sâu lắng, những lối mòn dĩ vãng

Sao ăn năn, bao giờ cũng muộn màng?

 

Nước mắt ngày xưa

Nhẹ nhàng thôi, nước mắt

Ngập ngừng chảy vào trong

Tình đâu? Mà thưa nhặt

Mười năm cánh bên lòng

              

Long đong rồi cũng đến

Tuổi nào nước mắt xuôi

Bâng quơ  ừ, số mệnh

Theo vận đời nổi trôi

          

Nhẹ nhàng thôi, gót nhỏ

Lặng lẽ bước vào anh

Lời yêu chưa kịp ngỏ

Rớt từng giọt long lanh...

               *

Cám ơn rồi, nước mắt

Trôi nhọc nhằn đắng cay

Tình xưa giờ quay quắt

Ơi một thời đắm say

                   

 

Phiên chợ chiều trong mùa Covid-19


Em sấp ngửa, chân nam chân bắc

Buổi khó khăn virus corona

Chuyện áo cơm, bù đầu tối mặt

Có còn đâu dáng vẻ điệu đà

                  

Mua bán cũng đang mùa ế ẩm

Phiên chợ chiều thưa vắng người đi

Xa lắm tiếng rao mời nồng ấm

Sống giản đơn, cố gắng thích nghi

                

Nỗi lo mới chồng lên lớp cũ

Buổi chợ chiều hiu quạnh nhớ mong

Em ngồi đó, nửa đời sương phụ

Sóng gió đời, đổ vọng hư không

                 

Nghiêng nghiêng chiều chờn vờn tất bật

Khó khăn gì rồi cũng lần qua

Những cơ hội tường chừng vuột mất

Chợt bừng lên, theo dự phóng xa

                 

Bươn bã nắng hoàng hôn chậm bước

Vẫn còn nguyên mắt biếc mượt mà

Dẫu biết có tháng năm xuôi ngược

Hãy yên lòng, ta sẽ vượt qua

 

             Tình cũ 

Giọt tràn ly, phớt qua môi

Đẩy đưa ngày tháng, tao nôi tròn vành

Còn không em, mộng ngày xanh

Men xưa, tình cũ, ta dành cho nhau

 

L.T.H (Bình Thuận)

Read more…

CÁCH NHẬP COMMENT TRÊN HƯƠNG QUÊ NHÀ

Đầu tiên, nhấp chuột vào ô Nhập nhận xét của bạn rồi viết comment. Viết xong, nhấp chuột vào ô Tài khoản Google. Sau đó nhấp chuột vào Tên/URL thì sẽ hiện ra 2 ô. Ô phía trên, ghi Họ và tên của bạn. Ô phía dưới, ghi dòng chữ:huongquenha.com

Cuối cùng, nhấp chuột vào ô Tiếp tục và nhấp chuột tiếp vào ô Xuất bản là xong. (Nếu bạn đã có sẵn Tài khoản Google, thì sau khi viết comment, chỉ cần nhấp chuột vào ô Xuất bản là thành công)

Số lượt xem tháng trước


-------------------------------------------------------------------------


TÁC GIẢ & TÁC PHẨM
* TÁC GIẢ & TÁC PHẨM * TÁC GIẢ & TÁC PHẨM * TÁC GIẢ & TÁC PHẨM * TÁC GIẢ & TÁC PHẨM---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ái Nhân (21) Ambrose Bierce (1) ẢNH (58) Anh Ngọc (1) Anh Nguyên (1) Anh Phong (4) Anh Phương (9) âm nhạc (2) âm thanh (1) Ân Thiên (1) Bạch Diệp (5) Bách Mỵ (2) BÀN TRÒN VĂN NGHỆ (87) Bảo Hồ (1) Bảo Lâm (1) Bảo Ninh (2) Bé Hải Dân (1) Bích Ái (3) Bích Lê (4) Bích Ngọc (1) Bích Vân (2) Bình Địa Mộc (3) Bình Nguyên (1) Bình Nguyên Trang (2) binh pháp (1) Bình Tâm (1) Bobby Nam Giang (3) Bùi Anh Sắc (1) Bùi Công Thuấn (1) Bùi Danh Hải Phong (1) Bùi Đức Ánh (66) Bùi Hoài Vân (5) Bùi Huyền Tương (2) Bùi Hữu Phước (1) Bùi Nguyên Bằng (25) Bùi Nhựa (4) Bùi Văn Bồng (5) Bùi Việt Thắng (2) BÚT KÝ (17) Ca Dao (2) Cao Duy Thảo (1) Cao Kim Quy (1) Cao Thị Thu Hà (3) Cao Thọ Thêm (2) Cao Thoại Châu (1) Cao Thu Hà (1) Cao Trọng Quế (1) Cao Văn Tam (5) Cát Du (7) Catherine Mansfield (1) Cẩm Lệ (4) Cẩm Tú Cầu (1) Chàng Cát (1) Chánh Đức (1) CHÀO XUÂN 2014 (1) CHÂN DUNG VĂN NGHỆ SĨ (2) Châu Đoàn (1) Châu Quang Phước (1) Châu Thạch (9) Châu Thường Vinh (1) Chí Anh (1) Chính Đức (1) chủ (1) CHỦ BIÊN (136) Chu Giang Phong (1) Chu Lai (2) Chu Ngạn Thư (10) Chu Trầm Nguyên Minh (16) Chu Vương Miện (1) Chúa Sơn Lâm (1) Cỏ Dại (7) covid 19 (1) Công Nguyễn (1) Cơ Xương (1) Cúc Dương (1) Cuộc thi văn chương (1) CỬA SỔ VĂN HÓA (6) Dạ Ngân (1) Dã Phong Bình (2) Dã Phương (1) Dạ Thảo (2) Dạ Thy (1) Diệp Linh (18) Diệp Uy (1) Dino Buzzati (3) DỌC ĐƯỜNG (29) Du Tử Lê (1) Dung Thị Vân (28) Duy Bằng (1) Duy Phạm (3) Dương Diệu Minh (1) Dương Đăng Huệ (1) Dương Hải Yến (2) Dương Hằng (7) Dương Kim Nhi (4) Dương Kim Thoa (1) Dương Phương Vinh (1) Dương Thành Thái (3) Dương Thị Yến Trinh (2) Dương Xuân Triều (6) Dzạ Lữ Kiều (6) Đàm Lan (17) đạo đức (2) Đào Hiền (2) Đào Hữu Thức (2) Đào Khương (2) Đào Minh Hiệp (2) Đào Phạm Thuỳ Trang (82) Đào Quang Bắc (1) Đào Quý Thạnh (1) Đào Thanh Hoà (14) Đào Thị Quý Thanh (1) Đào Thị Thu Hiền (3) Đào Văn Đạt (31) Đào Viết Bửu (7) Đặng Châu Long (1) Đặng Diệu Thoa (1) Đăng Đăng (1) Đăng Huỳnh (1) Đặng Quốc Khánh (8) Đặng Quý Địch (3) Đặng Tấn Tới (2) Đặng Thị Hoa (2) Đặng Thị Xuân (1) Đăng Trình (1) Đặng Tường Vy (3) Đặng Văn Sử (1) Đặng Việt Trinh (1) Đặng Xuân Xuyến (9) ĐIỂM BÁO (2) Điêu Thuyền (1) Đinh Lốc (2) Đình Thậm (1) Đinh Vương Khanh (4) Đoàn Khương Duy (1) Đoàn Thị Minh Hiệp (4) Đoàn Tuyết Thu (1) Đoản văn (1) ĐỌC SÁCH (23) Đỗ Chiến Thắng (6) Đỗ Duy Hoàng (15) Đỗ Hồng Ngọc (5) Đỗ KIm Dung (1) Đỗ Phu (1) Đỗ Quyên (2) Đỗ Tâm Linh (1) Đỗ Tấn Đạt (2) Đỗ Thị Kim Hải (2) Đỗ Trúc Hàn (1) Đỗ Văn Tiến (1) Đỗ Xuân Phương (1) Đức Linh (1) Đức Tiên (3) Elena Pucillo Truong (6) gan jing world (1) Ghi chép (2) Giang Đình (8) Giang Hiền Sơn (6) Giáo dục (1) Guy de Maupassant (1) Hà Đoàn (2) Hạ Ly (1) Hà Nguyên (2) Hà Nhữ Uyên (2) Hà Phi Phượng (1) Hạ Thi (3) Hà Thị Thu Hằng (1) Hà Tùng Sơn (1) Hải Điểu (1) Hải Miên (3) Hải Phong (2) Hải Thăng (1) Hải Thuỵ (6) Hải Yến (2) Hàm Sơn (1) Hàn Dã Thảo (2) Hàn Du Tử (17) Hàn Hữu Yên (1) Hàn Lâm (1) Hãn Nguyên Nguyễn Nhã (1) Hàn Nguyệt (1) Hàn Phong Vũ (19) Hàn Tín (1) Hạng Vũ (1) Hậu Cốc Ngang (1) Hậu Đậu (1) Hiếu Dũng (1) Hoa Hướng Dương (1) Hoa Mai (2) Hoa Tím Buồn (4) Hoa Tuyết (2) Hoà Văn (10) Hoa Xuyến Chi (1) Hoài Huyền Thanh (53) Hoan Giang (1) Hoàng Anh (6) Hoàng Anh 79 (26) Hoàng Chẩm (53) Hoàng Chẫm (1) Hoàng Đình Quang (2) Hoàng Giao (4) Hoàng Hạ Miên (6) Hoàng Hữu (1) Hoàng Khánh Duy (5) Hoàng Kim (1) Hoàng Kim Chi (1) Hoàng Kim Oanh (2) Hoàng Linh (6) Hoàng Long (2) Hoàng Lộc (8) Hoàng Mẫn (1) Hoàng Minh Tường (2) Hoàng Nghĩa Lược (1) Hoàng Ngọc Xuân (4) Hoàng Nguyên (1) Hoàng Phủ Ngọc Tường (1) Hoàng Thảo Chi (1) Hoàng Thị Nhã (8) Hoàng Thị Thu Thủy (2) Hoàng Trang (1) Hoàng Trần (1) Hoàng Trọng Quý (9) Hoàng Trọng thắng (1) Hoàng Tuấn Sơn (1) Hoàng Tuyên (2) Hoàng Vũ Thuật (1) Hoàng Xuân Hiến (1) Hoàng Xuân Niên (1) Hồ Bích Ngọc (4) Hồ Bích Vân (2) Hồ Đắc Thiếu Anh (1) Hồ Hải (2) Hồ Lê Diêm (1) Hồ Nam (1) Hồ Ngọc Diệp (1) Hồ Nhật Quang (1) Hồ Sĩ Duy (1) Hồ Thanh Ngân (10) Hồ Thế Hà (2) Hồ Thế Phất (3) Hồ Thế Sinh (1) Hồ Tĩnh Tâm (1) Hồ Tịnh Thuỷ (21) Hồ Vũ Khánh Linh (1) Hồ Xuân Thu (3) Hội Nhà văn TP. HCM (1) Hồng Hạnh (3) Hồng Liễu (1) Hồng Phúc (8) Hồng Tâm (10) Huệ Triệu (3) HUMICHI (5) Huy Nguyên (15) Huy Vọng (17) Huy Vũ (1) Huyết Kiệt (1) Huỳnh Dạ Thảo (1) Huỳnh Gia (18) Huỳnh Kim Bửu (1) Huỳnh Minh Lệ (2) Huỳnh Ngọc Nga (1) Huỳnh Ngọc Phước (29) Huỳnh Như Phương (1) Huỳnh Thanh Lan (1) Huỳnh Thị Quỳnh Nga (1) Huỳnh Thúy Thúy (1) Huỳnh Văn Diệu (1) Huỳnh Văn Mỹ (1) Huỳnh Văn Yên (1) Huỳnh Xuân Sơn (3) Hương Đêm (1) Hương Đình (4) Hương Quê Nhà (1) Hương Văn (6) Hửu Thỉnh (1) Irina Polianxkaia (1) James Dylan (4) James Joyce (1) Jeffrey Thai (9) Jerry Thu Trà (7) Kai Hoàng (1) Kate Chopin (1) Kha Tiệm Ly (4) Khả Xuân (1) Khán Võ (2) Khảo Mai (1) khoa học (1) Khổng Trường Chiến (3) Khổng Vĩnh Nguyên (1) KỊCH BẢN (1) Kiên Giang (1) Kiến Giang (12) Kiều Huệ (1) Kim Chuông (4) Kim Dung (2) Kim Ngoan (15) Kim Quyên (1) Kim Sơn Giang (22) Kim Tiết (9) Kim Yến (1) Kỳ Nam (2) Ký sự (14) Lã Bố (1) La Hán (1) La Mai Thi Gia (1) Lạc Thảo (1) Lại Ngọc Thư (1) Lam Giang (3) Lan Anh (1) Lan Phương (1) Lan Thanh (1) Lãng Du (6) Lâm Bích Thuỷ (8) Lâm Cẩm Ái (3) Lâm Hạ (11) Lâm Huy Nhuận (1) Lâm Trúc (30) Lâm Xuân Vi (1) Lâu Văn Mua (1) Lê Ân (5) Lê Bá Duy (9) Lê Đình Danh (79) Lê Đức Hoàng Vân (1) Lê Đức Lang (13) Lê Giang Trần (1) Lệ Hằng (3) Lê Hoài Lương (4) Lê Hoàng (2) Lê Hứa Huyền Trân (39) Lê Khánh Luận (1) Lê Minh Chánh (1) Lê Minh Dung (2) Lê Minh Hải (2) Lê Minh Vũ (3) Lê Ngân (3) Lê Ngọc Phái (1) Lê Ngọc Trác (1) Lê Ngũ Nam Phong (11) Lê Nhựt Triết (8) Lê Phương Châu (30) Lê Quang Trạng (23) Lê Sa Long (2) Lê Thanh Hùng (34) Lê Thanh My (8) Lê Thấu (1) Lê Thị Cẩm Tú (6) Lê Thị Hồng Thắm (1) Lê Thị Kim (1) Lê Thị Ngọc Lệ (1) Lê Thị Ngọc Nữ (32) Lê Thị Thu Hiền (1) Lê Thị Xuyên (13) Lê Thiếu Nhơn (15) Lê Thống Nhất (6) Lê Thụy Phương (2) Lê Tiến Dũng (1) Lê Tiến Mợi (6) Lê Trọng Nghĩa (3) Lê Trung Hiếu (1) Lê Tuân (4) Lê Uyên (1) Lê Văn Hiếu (12) Lê Văn Ngăn (3) Lê Vi Thuỷ (1) Lê Vinh (4) Lê Xuân Tiến (1) Lindsay Polak (1) Linh Lan (7) Linh Lan (Quảng Nam) (8) Linh Phương (3) Linh Thy (2) Long Khánh (4) Long Vương (1) luân hồi (1) Lữ Hồng (3) Lư Nhất Vũ (1) Lương Cẩm Quyên (1) Lương Duyên Thắng (3) Lương Đình Khoa (1) Lương Sơn (27) Lưu Ly (6) Lưu Quang Minh (15) Lưu Thành Tựu (1) Lưu Thị Mười (2) Lưu Xuân Cảnh (2) Lý Khánh Vinh (15) Lý Thành Long (1) Lý Thời Miễn (1) M.T.N.H (7) Mã Nhị Lan (1) Mạc Minh (2) Mạc Tố Hồng (1) Mạc Tường (2) Mai Đức Trung (6) Mai Hạnh (1) Mai Kiệm (1) Mai Loan (12) Mai Nhật (2) Mai Thanh (1) Mai Thị Vân (1) Mai Thìn (3) Mai Tuyết (37) Mang Viên Long (63) Marie Hải Miên (4) Mẫu Đơn (1) Mèo Con (1) Mi Thu (1) Miên Đức Thắng (2) Miên Linh (1) Minh Châu (2) Minh Đan (Lọ Lem Đất Võ) (6) Minh Nguyên (15) Minh Nguyễn (3) Minh Nguyệt (15) Minh Nguyệt (NT) (1) Minh Nhân Tông (1) Minh Vy (25) Mỗi tháng một tác giả và một bài thơ hay (2) Mộng Cầm (8) Mộng Nam (1) Mùa Xanh (3) Mưa (1) Mường Mán (1) MỸ THUẬT (6) My Tiên (1) Mỹ Vân (1) Nam Art (2) Nam Cao (1) Nam Thi (17) Năm Bửu (1) Nấm Độc (1) NCCGL (4) Ngàn Thương (33) Ngày Đẹp Tươi (1) nghệ thuật. (1) nghiên cứu (1) Ngọc Bút (8) Ngọc Diệp (35) Ngọc Thịnh (1) Ngô Càn Chiểu (1) Ngô Cự Chính (2) Ngô Diệp (6) Ngô Đình Hải (7) Ngô Hồng Nhung (1) Ngô Liêm Khoan (1) Ngô Minh Trãi (3) Ngô Nguyên Ngiễm (1) Ngô Thị Hoà (1) Ngô Thị Ngọc Diệp (10) Ngô Thuý Nga (30) Ngô Thúy Nga (16) Ngô Thy Học (7) Ngô Văn Cư (51) Ngô Văn Giảng (11) Ngô Văn Khanh (17) Ngô Viết Hòa (1) Nguyễn (1) Nguyễn An Bình (70) Nguyễn An Đình (4) Nguyễn Ánh 9 (1) Nguyễn Bá Nhân (1) Nguyễn Bích Sao Linh (1) Nguyễn Bình (1) Nguyễn Bính Hồng Cầu (2) Nguyên Cẩn (26) Nguyễn Châu (2) Nguyễn Chinh (4) Nguyễn Công Thụ (2) Nguyễn Công Tùng Chinh (1) Nguyễn Cử Tú Quỳnh (2) Nguyên Diệp (1) Nguyễn Dũng (1) Nguyễn Duy Khương (6) Nguyễn Duy Phương (1) Nguyễn Duy Thịnh (3) Nguyễn Đại Duẩn (2) Nguyễn Đặng Mừng (3) Nguyễn Đăng Thanh (20) Nguyễn Đăng Trình (4) Nguyễn Đình Bảng (1) Nguyễn Đình Trọng (1) Nguyễn Đoan Tuyết (25) Nguyễn Đồng Bội Thảo (1) Nguyễn Đức Chính (5) Nguyễn Đức Cơ (1) Nguyễn Đức Mậu (2) Nguyễn Đức Minh (6) Nguyễn Đức Minh Hùng (10) Nguyễn Đức Nhân (1) Nguyễn Đức Phú Thọ (25) Nguyễn Đức Quyền (4) Nguyễn Đức Tấn (6) Nguyễn Đức Tình (4) Nguyễn Gia Long (1) Nguyên Hạ (11) Nguyễn Hải Thảo (2) Nguyễn Hậu (2) Nguyễn Hiếu (8) Nguyễn Hiếu Học (2) Nguyễn Hòa Hiệp (2) Nguyễn Hoài Ân (1) Nguyễn Hoàng Thức (2) Nguyễn Hồng Diệu (1) Nguyễn Huệ (3) Nguyên Hùng (1) Nguyễn Huy (3) Nguyễn Huy (HD) (1) Nguyễn Huy Khôi (1) Nguyễn Huỳnh (1) Nguyễn Hữu Minh (1) Nguyễn Hữu Phú (1) Nguyễn Hữu Quý (2) Nguyễn Hữu Thuần (4) Nguyễn Hữu Trung (2) Nguyễn Khiêm (1) Nguyễn Khoa Đăng (51) Nguyễn Kiều Lam (2) Nguyễn Kiều Phương (3) Nguyễn Kim Hương (7) Nguyễn Kim Thịnh (1) Nguyễn Lam (2) Nguyễn Lương Vỵ (4) Nguyên Minh (1) Nguyễn Minh Dũng (46) Nguyễn Minh Hoà (1) Nguyễn Minh Khiêm (1) Nguyễn Minh Nguyệt (1) Nguyễn Minh Phúc (47) Nguyễn Minh Quang (5) Nguyễn Minh Thuận (9) Nguyễn Minh Toàn (1) Nguyễn Mỳ (1) Nguyễn Mỹ Nữ (3) Nguyễn Nga (14) Nguyễn Nghiêm (3) Nguyễn Ngọc Dũng (1) Nguyễn Ngọc Đặng (1) Nguyễn Ngọc Hà (4) Nguyễn Ngọc Hưng (6) Nguyễn Ngọc Thơ (31) Nguyễn Ngọc Tư (5) Nguyễn Nguy Anh (21) Nguyễn Nguyên Phượng (69) Nguyễn Nhật Hùng (4) Nguyễn Như Tuấn (14) Nguyễn Phin (23) Nguyên Phong (1) Nguyễn Phú Yên (8) Nguyễn Phượng (2) Nguyễn Phương Dung (2) Nguyễn Quang Quân (8) Nguyễn Quang Tâm (2) Nguyễn Quang Tuấn (1) Nguyễn Quân (2) Nguyễn Quốc Ái (1) Nguyễn Quốc Bảo (1) Nguyễn Quốc Đông (1) Nguyễn Quy (2) Nguyên Tâm (1) Nguyễn Tấn Thuyên (3) Nguyễn Thái An (3) Nguyễn Thái Dương (6) Nguyễn Thái Huy (35) Nguyễn Thành Công (48) Nguyễn Thành Giang (22) Nguyễn Thanh Hải (1) Nguyễn Thanh Huyền (8) Nguyễn Thanh Mừng (1) Nguyễn Thánh Ngã (1) Nguyễn Thành Nhân (18) Nguyễn Thanh Tuấn (7) Nguyễn Thanh Xuân (2) Nguyễn Thế Kiên (1) Nguyễn Thế Kỷ (1) Nguyễn Thị Ánh Huỳnh (2) Nguyễn Thị Bích Phượng (2) Nguyễn Thị Cẩm Thuỳ (3) Nguyễn Thị Chi (2) Nguyễn Thị Diệu Hiền (3) Nguyễn Thị Hải (1) Nguyễn Thị Hằng (6) Nguyễn Thị Hậu (1) Nguyễn Thị Hồng Đào (10) Nguyễn Thị Huệ (1) Nguyễn Thị Kim Huệ (2) Nguyễn Thị Mây (127) Nguyễn Thị Ngọc Hải (1) Nguyễn Thị Ngọc Sen (2) Nguyễn Thị Như Tâm (3) Nguyễn Thị Phụng (27) Nguyễn Thị Thanh Bình (6) Nguyễn Thị Thành Nhân (1) Nguyễn Thị Thanh Toàn (1) Nguyễn Thị Thanh Xuân (1) Nguyễn Thị Thu Ba (23) Nguyễn Thị Thu Hiền (1) Nguyễn Thị Thu Hoài (1) Nguyễn Thị Thu Thuý (3) Nguyễn Thị Thùy Linh (3) Nguyễn Thị Tiết (3) Nguyễn Thị Tuyết (1) Nguyễn Thị Việt Hà (39) Nguyễn Thị Xuân Hương (14) Nguyễn Thu Hằng (1) Nguyễn Thủy (4) Nguyễn Thúy Ngân (13) Nguyễn Thuý Quỳnh (2) Nguyễn Thường Kham (3) Nguyễn Thượng Trí (2) Nguyễn Tiến Đường (8) Nguyễn Trần (1) Nguyễn Trí Tài (40) Nguyễn Trọng Luân (2) Nguyễn Trung (1) Nguyễn Trung Nguyên (1) Nguyễn Tuyển (4) Nguyễn Văn Ân (68) Nguyễn Văn Bút (6) Nguyễn Văn Công (2) Nguyễn Văn Cường (CCK) (4) Nguyễn Văn Hiến (5) Nguyễn Văn Hoà (5) Nguyễn Văn Hòa (1) Nguyễn Văn Học (53) Nguyễn Văn Ngọc (1) Nguyễn Văn Thanh (1) Nguyễn Văn Thành (1) Nguyễn Văn Thảo (17) Nguyễn Văn Toan (1) Nguyên Vi (1) Nguyễn Việt Hà (2) Nguyễn Vinh (1) Nguyễn Vĩnh Bình (3) Nguyễn Xuân Cảm (3) Nguyễn Xuân Dương (1) Nguyễn Xuân Khánh (1) Nguyễn Xuân Thuỷ (1) Nguyễn Xuân Thủy (1) Nguyễn Xuân Tư (3) Nguyệt Linh (5) Nguyệt Quế (1) Ngưng Thu (44) Nhã Ngọc (1) Nhã Thiên (7) nhà Thương (1) Nhân Hậu (2) NHÂN VẬT (1) Nhật Nguyệt Xuân Hương (1) Nhật Quang (17) Nhất Sinh (1) Nhật Vũ (1) Nhi Hạ (1) NHỚ THUỞ ẤU THƠ (37) Như Hoài (4) NHỮNG ÁNG VĂN HAY VỀ LÀNG QUÊ VIỆT NAM (7) NHỮNG NGƯỜI BẠN ĐÂT THỦ (6) NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN HQN (5) Nông Quốc Lập (2) NP phan (1) Nửa Đời hư (1) NỬA THÁNG MỘT TÁC GIẢ VÀ MỘT BÀI THƠ HAY (38) nước (1) O. Henry (1) P.N. Thường Đoan (1) Pearl (1) Phạm Ánh (33) Phạm Anh Xuân (3) Phạm Bá Nhơn (2) Phạm Cao Hoàng (1) Phạm Đình Nghi (1) Phạm Hổ (1) Phạm Hữu Hoàng (20) Phạm Kiều Hưng (1) Phạm Lâm (1) Phạm Lê Tường Vi (1) Phạm Minh Dũng (14) Phạm Minh Hiền (9) Phạm Minh Thuận (10) Phạm Mỹ (1) Phạm Ngân (3) Phạm Như Vân (1) Phạm Phan Hòa (1) Phạm Phương Lan (1) Phạm Quỳnh An (1) Phạm Thái Ba (4) Phạm Thị Hải Dương (9) Phạm Thị Liên (1) Phạm Thị Mỹ Liên (30) Phạm Thị Phương Thảo (3) Phạm Thuý (6) Phạm Trần Ái Linh (4) Phạm Trung Tín (2) Phạm Tuấn Vũ (29) Phạm Tử Văn (21) Phạm Văn Phương (16) Phạm Văn Thạnh (1) Phạm Vũ (1) Phan Anh (12) Phan Cung Việt (1) Phan Đức Nam (1) Phan Hoài Thương (1) Phan Hoàng (2) Phan Huỳnh Điểu (1) Phan Hữu Lý (1) Phan Khanh (2) Phan Mai Thư Nhã (6) Phan Nam (20) Phan Quỳnh Như (1) Phan Sửu (1) Phan Tấn Lược (6) Phan Thanh Cương (2) Phan Thị Huỳnh Trang (2) Phan Tiên Phát (1) Phan Tình (1) Phan Trang Hy (25) Phan Văn Bình (1) Phan Văn Thạnh (1) Phan Văn Thuần (3) Phan Vĩnh (1) phần 1 (1) phần 2 (1) phần 3 (1) phần 4 (1) Phiêu Vân (1) Phong Dương (2) Phong Điệp (1) Phỏng vấn (7) Phú Ngọc (1) Phú Quang (3) Phú Xuân (8) Phùng Gia Lộc (1) Phùng Hiếu (10) Phùng Hiệu (1) Phùng Hoàng Chương (1) Phùng Phương Quý (7) Phùng Văn Khai (1) Phước Vũ (1) Phương Phương (10) Phương Uy (5) Quan Thế Âm (1) Quảng Ngọc (1) Quảng Ngôn Lê Ngữ (1) Quang Thám (1) Quang Tuấn Dũng (9) Quốc Hùng (2) Quốc Tuyên (1) quy luật dịch (1) Quỳnh Lệ (1) Quỳnh Nga (16) Quỳnh Trâm (1) Rason Helmandollar (1) Raymond Carver (1) Raymond Thư (1) Rêu (Cao Hoàng Từ Đoan) (13) SÁCH BẠN VĂN (71) SARAH HALL (1) SINH NHẬT (1) Song Ninh (11) Sông Hương (11) Sông Lam (1) Sông Song (8) Sơn Tịnh (2) Sơn Trần (15) Sruthi Thekkiam (1) T.T.Hiếu Thảo (22) Tạ Nghi Lễ (1) Tạ Thị Hoa (14) Tam quốc diễn nghĩa (4) TẢN VĂN (230) TẠP BÚT (612) Tạp chí Văn Mới (1) TẠP CHÍ VN BÌNH DƯƠNG (11) Tashi Dawa (1) Tâm Lãng (1) Tâm Nhiên (2) Tấn Hòa (1) Tần Khánh (4) TẬP SAN ÁO TRẮNG (39) Tập san Văn học nghệ thuật Hương Quê Nhà (1) Tây bá hầu Cơ Phát (1) Tây Du Ký (1) Tây Sơn bi hùng truyện (2) Thạch Anh (2) Thạch Cầu (1) Thạch Đà (7) Thạch Lam (1) Thạch Sene (5) Thái An Khánh (2) Thái Hoà (1) Thanh Bình Nguyên (27) Thành Dũng (1) Thanh Hải (1) Thanh Huyền (2) Thanh Lương (2) Thanh Minh (4) Thanh Phong (1) Thanh Sơn (1) Thanh Thảo (3) Thanh Trắc Nguyễn Văn (42) Thanh Tùng (7) Thành Văn (3) Thạnh Văn (1) Thanh Xuân (2) Thảo Nguyễn (1) Thâm Tâm (1) Thần Y (1) Thi Ngọc Lan (1) Thiên Ân (1) Thiên Di (5) Thiên Sơn (1) Thiên Thần Áo Trắng (7) Thiên Tôn (10) Thiên Trần (1) Thiệp chúc mừng năm mới (4) Thiệp chúc Tết (3) Thiệp mừng (3) Thông báo (1) Thơ (3139) Thơ Lê Nhựt Triết (1) THƠ MỜI HOẠ (7) THƠ PHỔ NHẠC (100) Thời sự Văn nghệ (6) Thu Dung (3) Thu Hằng (1) Thu Hiền (1) Thu Hoài (1) Thu Nga (1) Thuận Thảo (8) Thuận Yến (1) Thục Minh (7) Thuỳ Anh (13) Thuỵ Du (1) Thụy Du (3) Thuỳ Dương (1) Thùy Dương (1) Thủy Điền (1) Thuỳ Nhân (1) Thư cảm ơn (1) Thư ngỏ (1) THƯ NGỎ CỦA HQN (2) Thư tin (285) THƯ VIỆN TÁC GIẢ (1) Tiểu luận (4) Tiểu Mục Đồng (1) Tiểu Nguyệt (5) Tiểu thuyết (107) Tiêu Tương (1) Tin buồn (2) TIN VĂN (2) Tịnh Bình (19) Tịnh Minh Tiến (2) Tô Hồng Phương (1) Tô Kiều Ngân (1) Tố Mai (1) Tô Minh Yến (21) Tôn Nữ Hỷ Khương (2) Tôn Thất Út (2) Tôn Tư Mạc (1) Tống Ngọc Hân (1) Tống Xuân Tám (1) Trà Bình (4) TRABATHA (1) Trác Phi (1) Trang Linh (1) Trang Lộc (1) Trang Thơ Chào Xuân Mậu Tuất 2018 (1) TRANG THƠ CHỦ NHẬT (519) Trang Thơ Đón Xuân Đinh Dậu 2017 (1) TRANG THƠ ĐƯỜNG LUẬT (16) Tranh ảnh (3) Trầm Mặc (4) Trần Anh Dũng (1) Trần Bảo Định (4) Trần Băng Khuê (1) Trần Biên Thùy (1) Trần Dần (1) Trần Duy Đức (17) Trần Dzạ Lữ (4) Trần Định (1) Trần Đình Sử (2) Trần Đoàn Luận (1) Trần Đức ÁI (2) Trần Đức Hiển (1) Trần Đức Tín (1) Trần Hà Nam (4) Trần Hoàng Vy (2) Trần Hồng Vân (5) Trần Huiền Ân (2) Trần Huy Minh Phương (2) Trần Hữu Du (1) Trần Hữu Hội (17) Trần Kim Đức (5) Trần Kim Loan (2) Trần Kim Quy (1) Trần Lê Sơn Ý (2) Trần Linh Chi (1) Trần Long Thạch (1) Trần Lưu (1) Trần Mai Hường (11) Trần Mạnh Hảo (1) Trần Minh Nguyệt (16) Trần Năm (1) Trần Ngọc Hồ Trường (4) Trần Ngọc Mỹ (11) Trần Nguyên Hạnh (6) Trần Nhã My (2) Trần Như Luận (3) Trần Nhương (1) Trần Phù Nam (1) Trần Quang Dũng (4) Trần Quang Khanh (12) Trần Quang Lộc (1) Trần Quang Ngân (10) Trần Quốc Tiến (8) Trần Quốc Toàn (1) Trần Quốc Việt (1) Trần Tâm (7) Trần Thái Hưng (5) Trần Thanh Hải (3) Trần Thành Nghĩa (1) Trần Thế Nhân (13) Trần Thị Bích Thu (1) Trần Thi Ca (9) Trần Thị Cổ Tích (2) Trần Thị Huệ (1) Trần Thị Huyền Trang (3) Trần Thị Ngọc Hồng (1) Trần Thị Thanh (5) Trần Thị Thắng (1) Trần Thị Thương Thương (4) Trần Thị Trúc Hạ (1) Trần Thị Uyên (7) Trần Thiện (3) Trần Thiện Tuấn (1) Trần Thoại Nguyên (2) Trần Thuận (7) Trần Thúy Lành (6) Trần Thuỳ Trang (1) Trần Thư (1) Trần Thương Nhiều (1) Trần Trọng Hưng (2) Trần Trọng Tân (1) Trần Trọng Vũ (2) Trần Tuấn Anh (2) Trần Tuấn Thanh (10) Trần Vạn Giã (2) Trần Văn Bạn (16) Trần Văn Nhân (5) Trần Văn Thiên (1) Trần Việt (1) Trần Viết Dũng (11) Trần Võ Thành Văn (24) Triết học (2) Triều Âm (2) Triều Châu (1) Triều La Vỹ (2) Triệu Lam Châu (1) Triệu Từ Truyền (30) Trịnh Bửu Hoài (106) Trịnh Duy Sơn (2) Trịnh Hoài Linh (5) Trịnh Huy (4) Trịnh Thuỳ Mỹ (1) Trịnh Tuyên (1) Trịnh Viết Hiền (1) Trịnh Viết Hiệp (1) Trịnh Yến (2) Trọng Mật (2) trụ vương (1) Trúc Giang (4) Trúc Lập (1) Trúc Linh Lan (2) Trúc Thanh Tâm (12) Trúc Thuyên (3) trung quốc (1) Trung Trung Đỉnh (1) Trung Y (1) Truong Nguyen (1) Truyện dài (10) TRUYỆN DỊCH (15) Truyện ký (2) TRUYỆN NGẮN (1173) TRUYỆN VỪA (14) Trương Công Tưởng (16) Trương Diễm Phiến (1) Trương Đình Phượng (8) Trương Đình Tuấn (3) Trương Hồng Phúc (14) Trương Huỳnh Như Trân (2) Trương Lan Anh (1) Trương Nam Chi (5) Trương Thanh Cường (2) Trường Thắng (65) Trương Thị Thanh Tâm (22) Trương Thị Thúy (2) Trường Thịnh (6) Trương Tri (2) Trương Văn Dân (21) Trương Viết Hùng (1) TTM (1) Tuấn Nguyễn (7) Tuấn Quỳnh (3) Tuệ Mỹ (1) Tuti (2) Tuỳ bút (2) TÙY BÚT (120) Tuyết Nhung (1) Tuyết Vân (1) tứ đại mỹ nhân (1) Tường Vi (1) TX (1) Út Lãng Tử (1) Uyên Khuê (2) Uyên Minh (1) Uyển Phan (1) Vạn Lộc (1) Vành Khuyên (1) Văn (2469) Văn Công Mỹ (2) văn hóa truyền thống (5) Văn học nước ngoài (11) Văn Lưu (1) Văn Nguyên (1) Văn Nguyên Lương (7) Văn Nhược Ba (1) Văn Thạnh (2) Văn Thành Lê (1) Văn Thắng (23) Văn Trọng Hùng (1) Vân Đồn (3) Vân Giang (12) Vân Khanh (2) Vân Phi (32) Vân Tùng (2) Vi Ánh Ngọc (2) Vi Quốc Hiệp (1) Victor Remizov (1) VIDEO CLIP (2) Viễn Trình (25) Việt Quỳnh (1) Việt Trang (1) Việt Trương (1) Vĩnh Sơn (7) Vĩnh Thông (43) Vĩnh Tuy (21) Võ Bá Cường (1) Võ Chân Cửu (17) Võ Chí Nhất (3) Võ Công Liêm (1) Võ Diệu Thanh (18) Võ Dõng (1) Võ Đông Điền (4) Võ Hà (1) Võ Hạnh (2) Võ Mỹ Cát (1) Võ Ngọc Thọ (4) Võ Như Văn (3) Võ Thị Nga (13) Võ Thị Thu Thủy (1) Võ Thuỵ Như Phương (15) Võ Văn Hoa (1) Võ Văn Luyến (1) Võ Xuân Phương (3) Vũ Bình Lục (1) vũ đạo (1) Vũ Đình Huy (9) Vũ Đình Liên (1) Vũ Đình Minh (1) Vũ Đình Nguyệt (2) Vũ Đình Thung (2) Vũ Đức Trọng (1) Vũ Hạ (1) Vũ Hạnh (3) Vũ Hùng (2) Vũ Miên Thảo (5) Vũ Thành An (1) Vũ Thị Huyền Trang (115) Vũ Thụy Khuê (8) Vũ Trọng Quang (1) Vũ Trọng Tâm (2) Vũ Trọng Thanh (1) Vương Doãn (1) Vương Hạnh (1) Vương Hoài Uyên (4) Vương Tâm (3) Xanh Nguyên (4) Xuân Đài (1) Xuân Phong (6) Xuân Phương (1) Xuân Tiến (20) Ý Thu (3) Yên Kha (7) Ziken (2)
-------------------------------------------------------------------------
+ 817 TÁC GIẢ CÓ BÀI ĐĂNG TRÊN HƯƠNG QUÊ NHÀ
-------------------------------------------------------------------------