Nghĩa giải Tam quốc (4): Trương Giác ác dụng Đạo thuật, tôn giáo tà biến

 
Ảnh( pinterest)

Tác giả: Lưu Như

[ChanhKien.org] Tiếp theo phần 3.

Quân “Khăn Vàng” được xác định là giặc trong lịch sử

“Cuối thời Linh Đế, Khăn Vàng nổi lên, châu quận các nơi tự mộ nghĩa binh, Tiên Chủ (chỉ Lưu Bị) dẫn thuộc cấp từ chỗ hiệu úy Trâu Tĩnh thảo phạt giặc Khăn Vàng có công, trở thành huyện úy huyện An Hỷ”. Câu này là trong sách Tam Quốc Chí – Tiên Chủ truyện nói về việc Lưu Bị đánh giặc lập công và được phong chức. Có thể thấy quân Khăn Vàng bị chính sử phán xét là quốc tặc, không phải là nông dân khởi nghĩa như trong sách giáo khoa lịch sử đã bị soán cải của Trung Quốc hiện đại. “Châu quận các nơi tự mộ nghĩa binh” mới là nghĩa binh mà lịch sử thừa nhận, là các tổ chức tự phát trong nhân dân do cơ quan chính phủ ở các châu các quận dán bảng triệu tập, và là nghĩa quân cùng với quan quân đi thảo phạt giặc Khăn Vàng.

Còn một nhánh mà Lưu Bị tổ chức, chính là nghĩa binh triệu tập theo bảng cáo thị của quan phủ. Trong câu chuyện mở đầu của Tam Quốc diễn nghĩa, Lưu Bị được cấp cho địa vị nông dân báo quốc, nghĩa quân hưng khởi, viết rằng ba anh hùng hào kiệt Lưu–Quan–Trương trượng nghĩa đánh giặc mà ‘kết nghĩa vườn đào’. Nếu như đảo lộn địa vị này, thì anh hùng dân tộc thiên cổ mà người ta ca tụng sẽ mất đi ý nghĩa, người dân trăm họ sẽ không yêu mến và kính ngưỡng họ; văn hóa của chúng ta, lý niệm nhân nghĩa làm người cũng sẽ bị nghi ngờ và phủ định. Nếu nhận thức cơ bản về quân Khăn Vàng bị soán cải thì thị phi thiện ác cũng bị điên đảo, người đời sau học đến đoạn lịch sử này sẽ hoài nghi tổ tiên và văn hóa truyền thống của mình, đạo đức tất nhiên sẽ trượt xuống. Người Trung Quốc hôm nay đã là như vậy.

Do đó, khi tác giả viết tiểu thuyết lịch sử, mặc dù là tiểu thuyết, nhưng mục đích cũng mười phần rõ ràng: nếu đã là thông qua hình thức hý kịch vừa học vừa vui để đạt được hiệu quả, truyền đạt giá trị quan ‘nghĩa’, thì đầu tiên nhất định phải minh xác bên nào là nghĩa binh. Đây là việc quan trọng bậc nhất, cũng là tuyệt đối không được thay đổi. Nhân vật và câu chuyện có thể được hư cấu, nhưng cái lý niệm ‘nghĩa’ mà nó biểu đạt là tuyệt đối không được thay đổi, cho nên các nhân vật chủ yếu mà tác giả dùng để hồng dương lý niệm nhân nghĩa như Lưu Bị, hồng dương trung nghĩa như Quan Vũ, Gia Cát Lượng, cũng tất nhiên đại biểu cho bên chính nghĩa.

Vì vậy, chúng ta mới tiến hành diễn giải tường tận, từ bối cảnh của câu chuyện mở đầu ‘kết nghĩa vườn đào’.

Đạo thuật vốn dĩ vô tội, chỉ vì bị dùng với mục đích xấu

Vậy vì sao thủ lĩnh của quân Khăn Vàng là Trương Giác có thể hô mưa gọi gió, còn có thể sử dụng nước phép để trị bệnh cho người ta? Tác giả gửi gắm nguyên nhân, thiện ác chính tà ở trong đó hết sức rõ ràng.

Trong sách viết: “Quận Cự Lộc có ba anh em: một là Trương Giác, hai là Trương Bảo, ba là Trương Lương. Trương Giác vốn trượt tú tài. Khi vào núi hái thuốc, thì gặp một lão nhân, mắt danh, khuôn mặt trẻ, tay nắm gậy lê, gọi Giác vào trong một hang động, truyền cho ba cuốn thiên thư, rồi nói: ‘Sách này gọi là Thái Bình yếu thuật. Ngươi có được nó rồi thì phải thay Trời giáo hóa dân chúng, phổ cứu thế nhân; nếu có lòng khác, thì tất bị ác báo’. Giác lạy hỏi danh tính, thì lão nhân nói: ‘Ta là Nam Hoa lão tiên’. Nói xong thì hóa thành cơn gió đi mất.”

Đoạn này nói rõ, Trương Giác xuất thân ở huyện Cự Lộc, không phải nông dân, mà là thi trượt tú tài. Bản sự hô mưa gọi gió, dùng nước phép trị bệnh của y là do khi vào núi hái thuốc thì gặp được Nam Hoa lão tiên truyền cho ba quyển Thái Bình yếu thuật, nhưng thông tin này vẫn không phải trọng điểm, quan trọng nhất là lão nhân truyền lại rằng: “Ngươi có được nó rồi thì phải thay Trời giáo hóa dân chúng, phổ cứu thế nhân; nếu có lòng khác, thì tất bị ác báo”.

Vì sao câu này lại trọng yếu? Bởi vì đây là lời răn đe Trương Giác, người được nhận thiên thư thì phải thay Trời giáo hóa dân chúng, phổ cứu thế nhân, nếu không sẽ bị ác báo. Đây chính là mục đích của việc truyền thiên thư cho y, để y có được Đạo thuật thần kỳ, có được bản sự siêu thường, tuyệt đối không thể dùng để mưu cầu vinh hoa phú quý cho cá nhân. Rất hiển nhiên, tác giả viết ra lời này chính là đang nói với độc giả: Đạo thuật thần kỳ là có tồn tại, Thần Tiên sẽ lựa chọn người để truyền thụ thiên thư, để người này hiển hiện thần tích ở một mức độ nào đó, giúp người tiêu bệnh giải nạn, từ đó được quần chúng tin cậy, dựa vào đó mà thay Trời tuyên truyền đạo đức giáo hóa, để cho thế nhân nào có đạo đức bại hoại, có thể hiểu đạo lý thiện ác hữu báo, từ đó mà quy chính nhân tâm, trọng đức hành thiện, đạt được mục đích cứu người.

Có nghĩa là, những bản sự siêu thường ấy, các thứ thuật loại của Đạo giáo, nhất định phải dùng vào việc cứu người, cho dù là trị bệnh hay là để cuối cùng cứu nhân tâm đã bại hoại cũng vậy, đều là cứu người. Một khi đi ngược với lời thề, lợi dụng sự sùng bái của tín đồ đối với hiệu quả thần kỳ của Đạo thuật, dùng để đạt được mục đích danh lợi, thì tuyệt đối không có kết cục tốt. Ba anh em Trương Giác vì vậy mà mất mạng.

Các câu chuyện Thần Tiên lưu truyền từ thời cổ, đều cho người ta một nhận thức chung thế này: Thần Tiên truyền cho đệ tử, tuyệt đối không để cho đệ tử mưu cầu vinh hoa phú quý nơi thế gian con người, cho dù là trong Phong Thần diễn nghĩa kể rằng Nguyên Thủy Thiên Tôn lệnh cho Khương Tử Nha hạ sơn phò tá Châu Văn Vương, thuận thiên ý mà hành, thay đổi triều đại, lật đổ Trụ Vương nhà Thương, cũng chỉ có thể giới hạn ở việc xuất sơn phò tá Châu Văn Vương có đức hạnh rõ ràng, vốn được thiên hạ ủng hộ, mà không dùng phương thức cầm đầu các tín đồ tôn giáo, tự mình xưng vương để làm những việc đó. Việc này sẽ không gì hơn ngoài việc làm bại hoại hình tượng của tôn giáo, từ đó biến thành tà giáo. Việc thành lập tôn giáo vốn là để dẫn dắt đệ tử tu Đạo hướng thiện, vốn không cầu bất kể thứ gì của thế gian, Trương Giác rõ ràng đã vi phạm lời răn mà Thần Tiên đã căn dặn lúc đầu, muốn lợi dụng tôn giáo để đoạt lấy chính quyền, đi ngược mục đích ban đầu, thì làm sao có thể không tà biến được, không bị gọi là quốc tặc sao được? Có thể thấy tác giả đang răn đe người ta, rằng Đạo thuật mà thiên thư truyền vốn không có tội, dùng cho ngay chính thì là Thần thuật, dùng vào việc ác thì bị người ta xem là yêu thuật. Các thứ thuật loại, thiện dụng hay ác dụng, đều ở nhân tâm.

Vu Cát sử dụng Đạo thuật ngay chính, hình thành một ví dụ đối lập

Đạo thuật chỉ có thể dùng cho chính, chỉ có thể phục vụ cho tư tưởng cứu người, trong hồi 29 miêu tả Tôn Sách của Đông Ngô trảm Đạo sĩ Vu Cát, rồi bị Vu Cát đòi mạng mà chết đi, trong đó miêu tả rõ ràng nhất, Đạo nhân Vu Cát cũng trị bệnh cho người như vậy, cũng dùng Đạo thuật Thái Bình, hơn nữa từ không trung vẽ ra con rồng, rồi lấy gan rồng, tạo ra thần tích khiến mưa rơi xuống dày ba thước, giải trừ hạn hán ở địa phương, so với thần tích của Trương Giác thì còn thần kỳ đáng kinh ngạc hơn. Nhưng người này mấy chục năm không hề lợi dụng Đạo thuật để thu nạp môn đồ tại thế gian, chưa từng gây họa cho thế gian, chỉ là một mình hành tẩu làm việc tốt giúp người ta trị bệnh miễn phí, hình thành một hình ảnh đối lập mạnh mẽ với Trương Giác. Trong chương này, tác giả viết cũng là có mục đích, dùng để răn đe thế nhân. Đạo thuật thần tích của Thần Tiên là có tồn tại, chính là xem người dùng nó thế nào, là dùng một cách ngay chính hay dùng làm việc ác. Không thể vì có người dùng làm việc ác mà phủ định sự tồn tại của Thần Tiên và thiên ý, từ đó đi sang cực đoan, trở thành ác đồ vô Pháp vô Thiên, không tin thiện ác báo ứng, Tôn Sách cuối cùng bị Vu Cát đòi mạng, chính là để giảng đạo lý này. Tâm kính Thiên kính Thần là không thể bị dao động, nếu không sẽ có ác báo. Nhưng đồng thời cũng cần phải phân rõ thật giả và chính tà.

Từ khi Trương Giác sáng lập ra Đạo giáo Thái Bình thì đồ đệ ngày càng nhiều, tín đồ có mặt khắp nơi, thế là y khởi lên ý khác, cho rằng đã đắc được lòng dân, không dùng thì quả là đáng tiếc, nên bí mật bàn với hai em là Trương Bảo, Trương Lương để hành sự, muốn đoạt lấy chính quyền nhà Đông Hán. Bọn họ dùng một cách ác ý “Thiên nhân hợp nhất”, cách nói tam tài Thiên-Địa-Nhân mà văn hóa Đạo gia Trung Quốc giảng, Trương Giác tự xưng là Thiên Công tướng quân, Trương Bảo xưng là Địa Công tướng quân, Trương Lương xưng là Nhân Công tướng quân, lôi kéo cả một đội quân làm loạn lên đến 40~50 vạn người, muốn lập ra “Hoàng Thiên” của hắn, xảo ngôn rằng “Trời xanh đã chết, Trời vàng đang lập”. Vì họ buộc khăn vàng quanh trán, nên bị gọi là giặc Khăn Vàng. 

Mắt thấy “thế giặc to lớn, quan quân nản lòng”, đại tướng quân Hà Tiến tấu thỉnh Linh Đế hỏa tốc giáng chiếu, lệnh các nơi đánh giặc lập công; “mặt khác lệnh cho trung lang tướng Lô Thực, Hoàng Phủ Tung, Chu Tuyển, mỗi người dẫn theo lính tinh nhuệ, phân ba đường thảo phạt”.

Cánh quân của Trương Giác đến đánh U Châu, khiến cho thái thú Lưu Yên dán cáo thị chiêu mộ nghĩa binh. “Bảng cáo thị đi đến huyện Trác, thì có một anh hùng trong huyện Trác xuất hiện”. Vị anh hùng này chính là Lưu Bị. Lưu–Quan–Trương đã gặp nhau vào lúc này, mở ra câu chuyện kết nghĩa vườn đào.

Xem tiếp ...

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/254338

Read more…

Nghĩa giải Tam quốc (3): Mở đầu luận đế vương thất đức

 

(Ảnh Pinterest)

Tác giả: Lưu Như

[ChanhKien.org] Tiếp theo phần 2

Khi tác giả kể về “kết nghĩa vườn đào”, thì nhất định phải kể rõ về bối cảnh mà câu chuyện nảy sinh, tuy vậy quá trình kể rõ đó không giống với các tiểu thuyết của ngày nay, nó rất quan trọng, luận rõ về căn nguyên “trị loạn hưng suy” của đại cục thiên hạ phân lâu tất hợp, hợp lâu tất phân và lai lịch của “Hoàng Cân” (Khăn Vàng) tạo phản. Cách nhìn về lịch sử của ông không hề hàm hồ chút nào. Nếu không làm rõ bộ phận lịch sử quan này thì sẽ không thể nào thực sự lĩnh hội được hàm nghĩa chân chính của câu chuyện.

Do vậy chúng ta trước tiên hãy xem bối cảnh được miêu tả trong nguyên văn. Bởi vì cuốn tiểu thuyết liên quan đến quá trình hình thành cho đến suy vong của ba nước, vậy nên đoạn mở đầu là từ cuối thời nhà Hán. Rất nhiều người là đọc bản phiên dịch sang tiếng bạch thoại hiện đại của Trung Quốc Đại lục, thông thường chỉ có thể thấy được vài câu ngắn ngủi như “Cuối thời Đông Hán, chính trị hủ bại, dẫn tới cuộc khởi nghĩa nông dân Hoàng Cân”. Những thông điệp trọng yếu không chỉ bị xóa đi mất, mà nhận thức về đội quân Hoàng Cân này cũng là trái ngược với tác giả. Thật ra ở trong sách thì quân Khăn Vàng của Trương Giác, bị gọi là giặc Khăn Vàng, không hề được coi là khởi nghĩa nông dân, đây là cách nhìn của tác giả đối với lịch sử. Cho dù chúng ta có lý giải được hay không, thì cũng nên trả lại ý gốc cho tác phẩm. Vậy vì sao tác giả lại có nhận thức như vậy? Trong bối cảnh đã giải thích mười phần rõ ràng. Ai đúng ai sai, nhất định phải hết sức rõ ràng, nếu không Lưu Bị, Quan Vũ và Trương Phi sẽ trở thành các nhân vật phản diện trấn áp nghĩa quân, tuyệt đối không thể nhận được sự yêu mến của đa số người dân trăm họ.

Trong nguyên văn, tác giả trước hết nói rõ về đại cục của thiên hạ, phân lâu tất hợp, hợp lâu tất phân, bắt đầu từ thời Chiến Quốc phân tranh cuối triều nhà Chu, rồi hợp nhất về thời nhà Tần, một mạch nói đến sự phân chia cuối thời Đông Hán, hình thành ba nước. Đây chính là lai lịch của Tam quốc. Nhưng tác giả không hề dừng lại ở hiện tượng bề mặt của sự phân phân hợp hợp, thay đổi triều đại, mà là tiến một bước luận bàn rõ về cái gốc căn bản của việc thiên hạ hợp rồi lại phân.

Hoàng đế thất đức, hợp lâu tất phân

Nguyên nhân là gì? Đó chính là đế vương thất đức thất nghĩa. Do vậy, nguyên văn trực tiếp viết rõ nguyên nhân căn bản của việc nhà Đông Hán suy vong phân thành Tam quốc như sau:

Suy xét nguyên nhân việc nhà Hán từ cuối thời Thái Bình đi vào loạn thế, trước hết phải truy tới hai vua là Hán Hoàn Đế và Hán Linh Đế, chính trị hỗn loạn, là bắt đầu từ hai vị hoàng đế này. Hoàn Đế xa rời hiền thần, giam cầm trung lương, tin dùng hoạn quan, nghĩa là để cho hoạn quan —vốn là những người hầu hạ hàng ngày cho đế vương và hậu phi, là tầng lớp người hầu, không có kiến thức và tài năng trị quốc— thay thế đại thần để trị quốc, nắm giữ quyền lớn của quốc gia. Bọn họ dựa vào quyền lực để mưu lợi riêng, bán quan bán tước, họa loạn triều chính.

Đến thời Linh Đế, trong sách có viết, dù đại thần có muốn quy chính lại triều cương, nhưng cơ mật bị lộ, các đại thần tham dự ngược lại lại bị hoạn quan hãm hại. Từ đó những hoạn quan muốn sao làm vậy, hoành hành bá đạo.

Những lời này, chính là nói về đế vương thất đức, đi ngược với đạo quân vương, do vậy mà thiên hạ mới bị chia rẽ. Vua không tin trung thần, rời xa người thiện lương, biến các đại thần thành bù nhìn, để cho “người hầu” của mình trị quốc, chính là công tư không rõ ràng, thất tín với các đại thần, thất tín với thiên hạ. Dùng người không thích đáng, không thân cận với người lương thiện, do vậy đế vương là có phần trách nhiệm của mình trong đó, việc chưa làm tròn nghĩa vụ của đế vương, là cái bất nhân và bất nghĩa lớn nhất của đế vương. Người hầu của hoàng gia là gia thần của riêng gia đình hoàng đế, chứ không phải là các đại thần trị quốc, để họ trị quốc thì quốc gia không loạn sao được.

Tai họa liên tiếp, thiên tượng cảnh cáo

Chúng ta biết rằng, cổ nhân nói quân quyền Thần thụ, đế vương là thiên tử, là người đứng đầu thay Trời quản lý và dạy dỗ dân chúng, nếu như thất đức, thì sẽ xuất hiện các dị tượng và thiên tai không lành, người ta tin rằng đó là Trời đang cảnh cáo, dùng để khuyên răn đế vương quy chính đạo đức hành vi của mình. Nếu không thì giang sơn khó giữ, thiên hạ đại loạn, Thiên thượng sẽ trừng phạt ông ta. Do vậy, chúng ta thấy được, sau khi tác giả nói rõ về nguyên nhân của phân-hợp, trị-loạn, thì tường tận kể về các loại điềm báo không lành và các loại thiên tai thời Linh Đế. Rất nhiều hiện tượng dị thường theo nhau mà đến, đầu tiên là có rắn xanh rơi xuống ngai vàng của Linh Đế, có giông tố và mưa đá đột ngột, làm hỏng vô số phòng ốc, tiếp đó là động đất ở kinh thành Lạc Dương, bờ biển có sóng thần, còn có gà mái biến thành gà trống, khối khí đen cao mười mấy trượng bay vào cung điện v.v. Đại thần Sài Ung dâng biểu giải thích việc gà mái biến thành gà trống là cảnh cáo việc hoạn quan tham dự chính trị, do đó mà ông đã đắc tội với hoạn quan, phải từ quan về quê. Kể từ đó, Linh Đế lại càng tin dùng hoạn quan hơn nữa. Có 10 viên hoạn quan lộng hành nhất, bị gọi là “thập thường thị”, Linh Đế còn tôn một người lên làm “A Phụ”, tức là kính trọng như phụ thân. Đã đến mức như thế.

Cuối cùng, đối với hậu quả của sự thất đức của Hoàn Đế và Linh Đế, thì tác giả tổng kết một câu như sau: “Triều chính ngày một bại hoại, xa rời chính đạo, dẫn tới nhân tâm của người trong thiên hạ trở nên xấu đi, rất nhiều người do vậy mà nhân cơ hội làm loạn thế gian, dẫn tới đạo tặc nổi lên ở tứ phương, bách tính chịu nạn”. Đây chính là nguồn gốc căn bản của việc ba anh em Trương Giác tụ tập quân Khăn Vàng, rồi dám làm phản. Đồng thời cũng thể hiện rõ cách nhìn của tác giả, quân Khăn Vàng không hề là khởi nghĩa, mà là quân đạo tặc, nhân thời loạn mà mưu đồ đoạt lấy ngôi vua. Mưu đồ hết sức xảo trá.

Do vậy, tiếp đó tác giả viết đến thủ lĩnh của Khăn Vàng là ba anh em Trương Giác, miêu tả rằng anh em bọn họ loạn dùng các thứ thuật loại của Đạo gia, dựa vào hiệu lực thần kỳ giúp người trị bệnh, mà thu hút tín đồ đông đảo, mê hoặc nhân tâm, tạo thành một thế lực lớn mạnh, có đến vài chục vạn người theo, và khởi động loạn Khăn Vàng.

Khi kể rõ về bối cảnh câu chuyện như vậy, thì quan điểm lịch sử đã rõ ràng, phân tích tường tận, cái lý trong con người và sự răn đe từ Thiên thượng hợp lại làm một, chính là để khuyến thiện, khuyên các quân vương trong tương lai đừng thất đức, cần phải hiểu rõ cái nguyên nhân căn bản của hưng suy, trị loạn.

Vậy thần thuật trị bệnh của Đạo gia, vì sao lại bị Trương Giác đoạt được, những thứ thuật loại này của Đạo gia, vốn dĩ có vấn đề không? Tác giả cũng cho thấy kiến giải rõ ràng.

 

Xem tiếp Phần 4

Dịch từ: http://big5.zhengjian.org/node/254337

Read more…

Nghĩa giải Tam quốc (2): Thế nào là ‘nghĩa’?

 

(Ảnh Pinterest)

Tác giả: Lưu Như

[ChanhKien.org] Tiếp theo phần 1

Cái mà Tam quốc diễn nghĩa diễn là ‘nghĩa’, vì vậy câu chuyện kinh điển mở đầu chính là ‘kết nghĩa vườn đào’ giữa Lưu Bị, Quan Vũ và Trương Phi. Tại vườn đào của Trương Phi đã hình thành nên mối quan hệ kết nghĩa huynh đệ không cùng huyết thống. Vậy ‘nghĩa’ này là gì?

Cách hiểu phổ biến nhất về ‘nghĩa’ là chính lý làm người, là đạo lý mà làm người trên thế gian cần tuân theo. Do vậy, ‘nghĩa’ phải đường đường chính chính, ngay thẳng, công bằng, không vị tư, mà vị công, vì người khác mà hành. Chính vì vậy những người xuất thân khác nhau thì cũng có những nghĩa vụ khác nhau, không tự thân nỗ lực làm những việc nên làm thì bị xem là bất nghĩa, điều đó có nghĩa là bạn đã vi phạm nguyên tắc làm người. Dù bạn là ai, ngồi ở vị trí nào thì đều vô tư mà làm tốt những việc cần phải làm, đó chính là trách nhiệm của bạn, không thể trốn tránh, do vậy mới có cách nói rằng việc của mình thì không thể đẩy cho người khác. Tất nhiên cũng có cách nói rằng “chính nghĩa bất dung từ”, tức nếu cần phải gánh vác đạo nghĩa nào đó thì không thể nào từ chối.

Ví dụ, các quân thần, phu thê trong quá khứ đều nhấn mạnh về các nguyên tắc và trách nhiệm mà họ nên tuân theo, vương có vương đạo (nhân nghĩa), thần có thần đạo (trung nghĩa), phu thê diệc nhiên (lòng chung thủy). Bất luận là quân thần hay phu thê, sư đồ bằng hữu hay phụ tử huynh đệ, chị em dâu, mẹ chồng nàng dâu… dù bạn đang trong mối quan hệ nào, với thân phận ra sao đều phải nắm vững đạo lý căn bản về cách làm người này. Các đạo lý làm người mà mỗi bên đều cần tuân thủ, vốn có các nội dung cụ thể khác nhau, nhưng đều thuộc về phạm trù  ‘nghĩa’, đều là ‘nghĩa’. Đặc điểm chung chính là sự ngay chính, vô tư, vị tha, và những việc mà bản thân nên thực hiện, nên gánh vác.

Do đó, người xưa có câu: “huynh đạo hữu, đệ đạo cung”, ý là đạo lý của phận làm anh trai là phải yêu thương, chăm sóc, ân cần với em trai của mình, còn phận làm em trai thì sao, đó là sự biết ơn, tôn trọng, cung kính vị anh trai của mình, thái độ cũng cần tôn kính và cùng san sẻ với người anh trai, đó là nghĩa vụ. Vì thế, khi nói đến tình huynh đệ, có thể ai đó sẽ hỏi: vậy ‘kết nghĩa vườn đào’ của Lưu–Quan–Trương có phải ngụ ý là nghĩa tình huynh đệ này không?

Thể hiện cái nghĩa của quân thần

Chúng tôi quay trở lại quan điểm của tác giả. Tác giả viết về Tam quốc là mô tả về toàn bộ quá trình từ khi hình thành đến khi kết thúc của ba vương quốc Ngụy, Thục và Ngô, là sự miêu tả liên tục về những chi tiết thời hoàng kim và thất bại của các vị hoàng đế, những tướng lĩnh, các vị anh hùng hào kiệt. Tác giả triển khai câu chuyện của từng nhân vật chủ chốt một cách chi tiết, để cho mọi người thấy được những thân phận khác nhau đã có những quyết định và lựa chọn như thế nào khi đối diện với địa vị, quyền lực, giàu sang trong thời thế gian nguy nan, loạn lạc. Mỗi một người đều có những chí hướng khác nhau, những nguyên tắc ứng xử khác nhau và mỗi lựa chọn đều là sự khảo nghiệm nhân tâm, đều là sự lựa chọn giữa thiện và ác, cũng chính là lựa chọn giữa nghĩa và bất nghĩa mà người xưa nói đến. Do đó, chúng ta thấy rằng các cuộc chiến tranh vẫn tiếp diễn và các anh hùng từ mọi tầng lớp lại liên tục xuất hiện. Rốt cuộc thì ai đang công tâm báo quốc an dân, và ai là người nhân danh công lý trên bề mặt để rồi thực ra là tìm kiếm ngai vàng địa vị hay quyền lực lợi ích riêng tư? Để mọi người nhìn thấy được những biểu hiện cụ thể của nghĩa và bất nghĩa, tác giả đã viết nên tác phẩm đồ sộ này, và lịch sử quan của tác giả qua đó cũng được thể hiện một cách đầy đủ.

Vì thế, ‘kết nghĩa vườn đào’ xuất hiện ở phần mở đầu và cũng nhất định là có mối liên quan đến những nhân vật trọng yếu và nhân vật chính được tác giả khẳng định. Ba người quả thực là tam vị nhất thể: Lưu Bị là thủ lĩnh, là người đầu não cho các đệ, là nhân vật định hướng; Quan Vũ và Trương Phi là hai cánh tay trái phải đắc lực của Lưu Bị. Do đó, chúng ta có thể thấy được, khi ba người xuất hiện thì Quan Vũ ở bên trái, Trương Phi ở bên phải. Ngoài việc tận hết cái nghĩa huynh đệ, còn biểu hiện sự đồng tâm đồng lòng của nghĩa quân thần. Lưu Bị không quên công tâm mà ái dân kính hiền, làm vị vua nhân nghĩa khoan dung độ lượng, cùng với Quan Vũ là bề tôi, là vị tướng trung nghĩa, đã được triển hiện một cách trọng điểm. Đó là mối quan hệ giữa quân vương và quân thần mà tác giả đánh giá cao và tôn trọng. Tác giả viết ra là để giáo dục các đế vương và văn võ bá quan, cùng bách tính phổ thông trong tương lai.

Do đó, bạn sẽ nhận ra rằng Lưu Bị, người mà sau này sẽ làm vua, trọng điểm là thể hiện chữ ‘nhân’ trong ý nghĩa của nhân vật này, bởi vì có cách nói rằng đạo làm vua phải có nhân nghĩa. Còn Quan Vũ và Trương Phi là hai vị bề tôi, do vậy chủ yếu làm nổi bật hàm nghĩa ‘trung’. Tất nhiên mọi người cũng sẽ dễ dàng hiểu được vì sao bằng hữu thường nhắc đến tín nghĩa, bởi lẽ bằng hữu cốt yếu là biểu hiện cái hàm nghĩa “tín”. Thật ra nhân nghĩa, trung nghĩa, tín nghĩa đều có sự tương quan với nhau và không thể nào tách rời hoàn toàn, nếu tách rời hoàn toàn, thì sẽ xuất hiện cái ngu trung và ngu tín không phân biệt rõ thiện ác, thậm chí có thể dẫn tới “trợ Trụ vi ngược”. Do vậy, người xưa có câu rằng “hiền thần trạch chủ nhi sự” (Tôi hiền chọn chúa mà thờ). Tam quốc diễn nghĩa đã thể hiện nội hàm này một cách đầy đủ trong câu chuyện. Vì thế nhân nghĩa, trung nghĩa và tín nghĩa đều có hàm ý nhấn mạnh riêng. Nói một cách khác, cho dù là nhân, trung hay tín thì đều có nội hàm cơ bản bên trong là “Chính trực vô tư, giữ vững thiện niệm”.

Trong tiểu thuyết, để thể hiện lòng nhân từ của Lưu Bị, nhân vật Tào Tháo được miêu tả là một gian hùng và trái ngược với Lưu Bị. Những người tôn trọng lịch sử thì cho rằng không công bằng với nhân vật Tào Tháo và cảm thấy không phù hợp với lịch sử. Vậy chúng ta xem đây chỉ là cuốn tiểu thuyết và trên thực tế đó đều là xử lý nghệ thuật. Lưu Bị cũng không giống y như nhân vật lịch sử nguyên gốc mà là đại diện cho một tính cách cao quý trong lòng tác giả. Miễn là nhân vật chính được tác giả tạo dựng là chính diện và mục đích cuối cùng là đề cao lòng tốt, đồng thời nhằm mục đích chính là chuyển tải đến mọi người về nội hàm của các chủng loại ‘nghĩa’ khác nhau, dạy con người không chỉ trở thành người có tình mà còn là người trọng nghĩa.

Sau đây, chúng ta sẽ xem chuyện kết nghĩa của Lưu Quan Trương, trước hết cần phải nói rõ bối cảnh lịch sử. Ngày nay, cách giải nghĩa phổ biến ở Trung Quốc Đại lục là cuộc khởi nghĩa Hoàng Cân (Khăn Vàng) là do bối cảnh triều chính mục nát, quan lại tham ô và nhũng nhiễu vào cuối thời Đông Hán. Nhưng thật ra điều này không phù hợp nguyên tác lịch sử. Rốt cuộc như thế nào thì hãy dựa vào nguyên tác để đối chiếu.

Xem tiếp phần 3

Dịch từ: http://big5.zhengjian.org/node/254336

Read more…

Nghĩa giải Tam quốc (1): “Tam quốc chí” và “Tam quốc diễn nghĩa”

 

(Ảnh Pinterest)

Tác giả: Lưu Như

[ChanhKien.org]

Người Trung Quốc khá quen thuộc với hàng trăm nhân vật kinh điển trong lịch sử Trung Quốc như: Gia Cát Lượng, Lưu Bị, Quan Vũ, Trương Phi, đại đa số đều xuất thân từ Tam Quốc Diễn Nghĩa, nhưng nguyên gốc là Tam Quốc Chí, vậy phân biệt hai cuốn sách này như thế nào?

Nói một cách đơn giản, tác phẩm đầu tiên là một cuốn tiểu thuyết, giống như những bộ phim lịch sử với quy mô lớn ngày nay, thuộc về tác phẩm văn học và xuất phát từ lịch sử nhưng không tương đương với lịch sử. Tác phẩm sau được xem là sách về lịch sử và những ghi chép về những sự việc có thật trong lịch sử. Một số người lại hỏi: “Vậy thì Tam Quốc Diễn Nghĩa không hoàn toàn tương đương với lịch sử chân thực, tầm quan trọng của những câu chuyện này là gì?” Trên thực tế rất đơn giản. Mục đích chính của tiểu thuyết lịch sử là truyền tải một cách sinh động và truyền thần, tiết lộ mục đích chính thật sự của một giai đoạn lịch sử cổ đại Trung Quốc được dàn dựng và sắp xếp, đại diện cho lịch sử quan của tác giả, chính là nhìn nhận bộ lịch sử này như thế nào, nhận thức bộ lịch sử này như thế nào, và sau đó thể hiện nhận thức này dưới dạng một cuốn tiểu thuyết.

Việc viết tiểu thuyết của người xưa khác với ngày nay do họ nhận sự giáo dục cũng khác. Những độc giả trong quá khứ được gọi là nho sinh, là nhận nền giáo dục về lòng nhân từ, công bằng, trí tuệ và niềm tin vào Khổng Tử. Chí lớn của những người đọc sách này là tế thế an dân và dạy con người trở thành người tốt. Do đó, hầu hết các tiểu thuyết gia mang chí lớn này sử dụng trí huệ của cả một đời người để hoàn thành tác phẩm của họ, mục đích là để thực hiện giá trị nhân sinh và đóng góp cho xã hội và con người. Do đó, họ không bao giờ viết chỉ để người đọc thấy phấn khích thích thú mà họ viết tiểu thuyết lịch sử để tiết lộ ý nghĩa thực sự của một giai đoạn lịch sử. Điều này có ý nghĩa gì vậy? Chính là vì tác giả đã thấy được nội hàm của văn hoá, muốn lưu lại hình mẫu và giáo huấn cho đời sau, dạy người ta làm sao để làm người cho đúng đắn.

Ví dụ trong bộ Tam Quốc Diễn Nghĩa, toàn bộ cuốn sách tiết lộ rằng lịch sử của Tam Quốc là để lại cho nhân loại một văn hoá làm người-văn hóa liên quan tới chữ “Nghĩa”, nghĩa là dạy con người tuân thủ đạo nghĩ làm người trong nhiều tình huống khác nhau như thế nào. Để thể hiện một cách sống động và truyền thần, các nhân vật lịch sử được xử lý một cách nghệ thuật để làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn, các nhân vật lịch sử được khắc sâu trong lòng người dân, lưu truyên thiên cổ, từ đó mà người ta hiểu được hàm nghĩa thật sự của “Nghĩa”.

Mọi người đã quen thuộc với Quan Vũ bước ra diễn “Vượt năm ải chém sáu tướng”, “Hoa Dung đạo nghĩa thích Tào Tháo”, đối với chủ công là Lưu Bị thì không rời xa, đối với đối thủ là Tào Tháo thì cũng có các câu chuyện như có ân tất báo, vì thế mà được đặt vào vị trí “Nghĩa bạc vân thiên” (có nghĩa khí cao ngút trời). Lưu Bị và Gia Cát Lượng cũng lưu lại cái nghĩa quân thần qua các câu “Tam cố mao lưu”, “Cúc cung tận tụy”.

Do cuốn tiểu thuyết này được mệnh danh Tam Quốc Diễn Nghĩa, cái mà nó diễn chính là một chữ “Nghĩa”, theo quan điểm của tác giả, lịch sử chính là một kịch bản được an bài từ cõi u minh và để lạicho nhân loại nội hàm “Nghĩa” của văn hóa.

Chính vì thế, cuốn tiểu thuyết này chính là được mở đầu từ câu chuyện Kết nghĩa vườn đào của Lưu Quan Trương, giống như những bộ phim nhiều tập hiện đại, nhân vật chính xuất hiện trước, và khi vừa xuất hiện, nhân vật đã thể hiện rõ nét chủ đề “Nghĩa” của tác giả. Chúng tôi sẽ đi theo cái mạch của chữ “Nghĩa” này, đứng từ góc độ của tác giả La Quán Trung để khôi phục sự thật của mỗi câu chuyện kinh điển trong Tam Quốc Diễn Nghĩa.

(Phần 2)

Dịch từ: http://big5.zhengjian.org/node/254335


Read more…

CÁCH NHẬP COMMENT TRÊN HƯƠNG QUÊ NHÀ

Đầu tiên, nhấp chuột vào ô Nhập nhận xét của bạn rồi viết comment. Viết xong, nhấp chuột vào ô Tài khoản Google. Sau đó nhấp chuột vào Tên/URL thì sẽ hiện ra 2 ô. Ô phía trên, ghi Họ và tên của bạn. Ô phía dưới, ghi dòng chữ:huongquenha.com

Cuối cùng, nhấp chuột vào ô Tiếp tục và nhấp chuột tiếp vào ô Xuất bản là xong. (Nếu bạn đã có sẵn Tài khoản Google, thì sau khi viết comment, chỉ cần nhấp chuột vào ô Xuất bản là thành công)

Số lượt xem tháng trước


-------------------------------------------------------------------------


TÁC GIẢ & TÁC PHẨM
* TÁC GIẢ & TÁC PHẨM * TÁC GIẢ & TÁC PHẨM * TÁC GIẢ & TÁC PHẨM * TÁC GIẢ & TÁC PHẨM---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ái Nhân (21) Ambrose Bierce (1) ẢNH (58) Anh Ngọc (1) Anh Nguyên (1) Anh Phong (4) Anh Phương (9) âm nhạc (2) âm thanh (1) Ân Thiên (1) Bạch Diệp (5) Bách Mỵ (2) BÀN TRÒN VĂN NGHỆ (87) Bảo Hồ (1) Bảo Lâm (1) Bảo Ninh (2) Bé Hải Dân (1) Bích Ái (3) Bích Lê (4) Bích Ngọc (1) Bích Vân (2) Bình Địa Mộc (3) Bình Nguyên (1) Bình Nguyên Trang (2) binh pháp (1) Bình Tâm (1) Bobby Nam Giang (3) Bùi Anh Sắc (1) Bùi Công Thuấn (1) Bùi Danh Hải Phong (1) Bùi Đức Ánh (66) Bùi Hoài Vân (5) Bùi Huyền Tương (2) Bùi Hữu Phước (1) Bùi Nguyên Bằng (25) Bùi Nhựa (4) Bùi Văn Bồng (5) Bùi Việt Thắng (2) BÚT KÝ (17) Ca Dao (2) Cao Duy Thảo (1) Cao Kim Quy (1) Cao Thị Thu Hà (3) Cao Thọ Thêm (2) Cao Thoại Châu (1) Cao Thu Hà (1) Cao Trọng Quế (1) Cao Văn Tam (5) Cát Du (7) Catherine Mansfield (1) Cẩm Lệ (4) Cẩm Tú Cầu (1) Chàng Cát (1) Chánh Đức (1) CHÀO XUÂN 2014 (1) CHÂN DUNG VĂN NGHỆ SĨ (2) Châu Đoàn (1) Châu Quang Phước (1) Châu Thạch (9) Châu Thường Vinh (1) Chí Anh (1) Chính Đức (1) chủ (1) CHỦ BIÊN (137) Chu Giang Phong (1) Chu Lai (2) Chu Ngạn Thư (10) Chu Trầm Nguyên Minh (16) Chu Vương Miện (1) Chúa Sơn Lâm (1) Cỏ Dại (7) covid 19 (1) Công Nguyễn (1) Cơ Xương (1) Cúc Dương (1) Cuộc thi văn chương (1) CỬA SỔ VĂN HÓA (6) Dạ Ngân (1) Dã Phong Bình (2) Dã Phương (1) Dạ Thảo (2) Dạ Thy (1) Diệp Linh (18) Diệp Uy (1) Dino Buzzati (3) DỌC ĐƯỜNG (29) Du Tử Lê (1) Dung Thị Vân (28) Duy Bằng (1) Duy Phạm (3) Dương Diệu Minh (1) Dương Đăng Huệ (1) Dương Hải Yến (2) Dương Hằng (7) Dương Kim Nhi (4) Dương Kim Thoa (1) Dương Phương Vinh (1) Dương Thành Thái (3) Dương Thị Yến Trinh (2) Dương Xuân Triều (6) Dzạ Lữ Kiều (6) Đàm Lan (17) Đan Ngọc (2) đạo đức (2) Đào Hiền (2) Đào Hữu Thức (2) Đào Khương (2) Đào Minh Hiệp (2) Đào Phạm Thuỳ Trang (82) Đào Quang Bắc (1) Đào Quý Thạnh (1) Đào Thanh Hoà (14) Đào Thị Quý Thanh (1) Đào Thị Thu Hiền (3) Đào Văn Đạt (31) Đào Viết Bửu (7) Đặng Châu Long (1) Đặng Diệu Thoa (1) Đăng Đăng (1) Đăng Huỳnh (1) Đặng Quốc Khánh (8) Đặng Quý Địch (3) Đặng Tấn Tới (2) Đặng Thị Hoa (2) Đặng Thị Xuân (1) Đặng Toán (1) Đăng Trình (1) Đặng Tường Vy (3) Đặng Văn Sử (1) Đặng Việt Trinh (1) Đặng Xuân Xuyến (9) ĐIỂM BÁO (2) Điêu Thuyền (1) Đinh Lốc (2) Đình Thậm (1) Đinh Vương Khanh (4) Đoàn Khương Duy (1) Đoàn Thị Minh Hiệp (4) Đoàn Tuyết Thu (1) Đoản văn (1) ĐỌC SÁCH (28) Đỗ Chiến Thắng (6) Đỗ Duy Hoàng (15) Đỗ Hồng Ngọc (5) Đỗ KIm Dung (1) Đỗ Phu (1) Đỗ Quyên (2) Đỗ Tâm Linh (1) Đỗ Tấn Đạt (2) Đỗ Thị Kim Hải (2) Đỗ Trúc Hàn (1) Đỗ Văn Tiến (1) Đỗ Xuân Phương (1) Đức Linh (1) Đức Tiên (3) Elena Pucillo Truong (6) gan jing world (1) Ghi chép (2) Giang Đình (8) Giang Hiền Sơn (6) Giáo dục (1) Guy de Maupassant (1) Hà Đoàn (2) Hạ Ly (1) Hà Nguyên (2) Hà Nhữ Uyên (2) Hà Phi Phượng (1) Hạ Thi (3) Hà Thị Thu Hằng (1) Hà Tùng Sơn (1) Hải Điểu (1) Hải Miên (3) Hải Phong (2) Hải Thăng (1) Hải Thuỵ (6) Hải Yến (2) Hàm Sơn (1) Hàn Dã Thảo (2) Hàn Du Tử (17) Hàn Hữu Yên (1) Hàn Lâm (1) Hãn Nguyên Nguyễn Nhã (1) Hàn Nguyệt (1) Hàn Phong Vũ (19) Hàn Tín (1) Hạng Vũ (1) Hậu Cốc Ngang (1) Hậu Đậu (1) Hiếu Dũng (1) Hoa Hướng Dương (1) Hoa Mai (2) Hoa Tím Buồn (4) Hoa Tuyết (2) Hoà Văn (10) Hoa Xuyến Chi (1) Hoài Huyền Thanh (53) Hoan Giang (1) Hoàng Anh (6) Hoàng Anh 79 (26) Hoàng Chẩm (53) Hoàng Chẫm (1) Hoàng Đình Quang (2) Hoàng Giao (4) Hoàng Hạ Miên (6) Hoàng Hữu (1) Hoàng Khánh Duy (5) Hoàng Kim (1) Hoàng Kim Chi (1) Hoàng Kim Oanh (2) Hoàng Linh (6) Hoàng Long (2) Hoàng Lộc (8) Hoàng Mẫn (1) Hoàng Minh Tường (2) Hoàng Nghĩa Lược (1) Hoàng Ngọc Xuân (4) Hoàng Nguyên (1) Hoàng Phủ Ngọc Tường (1) Hoàng Thảo Chi (1) Hoàng Thị Bích Hà (1) Hoàng Thị Nhã (8) Hoàng Thị Thu Thủy (2) Hoàng Trang (1) Hoàng Trần (1) Hoàng Trọng Quý (9) Hoàng Trọng thắng (1) Hoàng Tuấn Sơn (1) Hoàng Tuyên (2) Hoàng Vũ Thuật (1) Hoàng Xuân Hiến (1) Hoàng Xuân Niên (1) Hồ Bích Ngọc (4) Hồ Bích Vân (2) Hồ Đắc Thiếu Anh (1) Hồ Hải (2) Hồ Lê Diêm (1) Hồ Nam (1) Hồ Ngọc Diệp (1) Hồ Nhật Quang (1) Hồ Sĩ Duy (1) Hồ Thanh Ngân (10) Hồ Thế Hà (2) Hồ Thế Phất (3) Hồ Thế Sinh (1) Hồ Tĩnh Tâm (1) Hồ Tịnh Thuỷ (21) Hồ Vũ Khánh Linh (1) Hồ Xuân Thu (3) Hội Nhà văn TP. HCM (1) Hồng Hạnh (3) Hồng Liễu (1) Hồng Phúc (8) Hồng Tâm (10) Huệ Triệu (3) HUMICHI (5) Huy Nguyên (15) Huy Vọng (17) Huy Vũ (1) Huyết Kiệt (1) Huỳnh Dạ Thảo (1) Huỳnh Gia (18) Huỳnh Kim Bửu (1) Huỳnh Minh Lệ (2) Huỳnh Ngọc Nga (1) Huỳnh Ngọc Phước (29) Huỳnh Như Phương (1) Huỳnh Thanh Lan (1) Huỳnh Thị Quỳnh Nga (1) Huỳnh Thúy Thúy (1) Huỳnh Văn Diệu (1) Huỳnh Văn Mỹ (1) Huỳnh Văn Yên (1) Huỳnh Xuân Sơn (3) Hương Đêm (1) Hương Đình (4) Hương Quê Nhà (1) Hương Văn (6) Hửu Thỉnh (1) Irina Polianxkaia (1) James Dylan (4) James Joyce (1) Jeffrey Thai (9) Jerry Thu Trà (7) Kai Hoàng (1) Kate Chopin (1) Kha Tiệm Ly (4) Khả Xuân (1) Khán Võ (2) Khảo Mai (1) khoa học (1) Khổng Trường Chiến (3) Khổng Vĩnh Nguyên (1) KỊCH BẢN (1) Kiên Giang (1) Kiến Giang (12) Kiều Huệ (1) Kim Chuông (4) Kim Dung (2) Kim Ngoan (15) Kim Quyên (1) Kim Sơn Giang (22) Kim Tiết (9) Kim Yến (1) Kỳ Nam (2) Ký sự (14) Lã Bố (1) La Hán (1) La Mai Thi Gia (1) Lạc Thảo (1) Lại Ngọc Thư (1) Lam Giang (3) Lan Anh (1) Lan Phương (1) Lan Thanh (1) Lãng Du (6) Lâm Bích Thuỷ (8) Lâm Cẩm Ái (3) Lâm Hạ (11) Lâm Huy Nhuận (1) Lâm Trúc (30) Lâm Xuân Vi (1) Lâu Văn Mua (1) Lê Ân (5) Lê Bá Duy (9) Lê Đình Danh (79) Lê Đức Hoàng Vân (1) Lê Đức Lang (13) Lê Giang Trần (1) Lệ Hằng (3) Lê Hoài Lương (4) Lê Hoàng (2) Lê Hứa Huyền Trân (39) Lê Khánh Luận (1) Lê Minh Chánh (1) Lê Minh Dung (2) Lê Minh Hải (2) Lê Minh Vũ (3) Lê Ngân (3) Lê Ngọc Phái (1) Lê Ngọc Trác (1) Lê Ngũ Nam Phong (11) Lê Nhựt Triết (8) Lê Phương Châu (30) Lê Quang Trạng (23) Lê Sa Long (2) Lê Thanh Hùng (34) Lê Thanh My (8) Lê Thấu (1) Lê Thị Cẩm Tú (6) Lê Thị Hồng Thắm (1) Lê Thị Kim (1) Lê Thị Ngọc Lệ (1) Lê Thị Ngọc Nữ (33) Lê Thị Thu Hiền (1) Lê Thị Xuyên (13) Lê Thiếu Nhơn (15) Lê Thống Nhất (6) Lê Thụy Phương (2) Lê Tiến Dũng (1) Lê Tiến Mợi (6) Lê Trọng Nghĩa (3) Lê Trung Hiếu (1) Lê Tuân (4) Lê Uyên (1) Lê Văn Hiếu (12) Lê Văn Ngăn (3) Lê Vi Thuỷ (1) Lê Vinh (4) Lê Xuân Tiến (1) Lindsay Polak (1) Linh Lan (7) Linh Lan (Quảng Nam) (8) Linh Phương (3) Linh Thy (2) Long Khánh (4) Long Vương (1) luân hồi (1) Lữ Hồng (3) Lư Nhất Vũ (1) Lương Cẩm Quyên (1) Lương Duyên Thắng (3) Lương Đình Khoa (1) Lương Sơn (27) Lưu Ly (6) Lưu Quang Minh (15) Lưu Thành Tựu (1) Lưu Thị Mười (2) Lưu Xuân Cảnh (2) Lý Khánh Vinh (15) Lý Thành Long (1) Lý Thời Miễn (1) M.T.N.H (7) Mã Nhị Lan (1) Mạc Minh (2) Mạc Tố Hồng (1) Mạc Tường (2) Mai Đức Trung (6) Mai Hạnh (1) Mai Kiệm (1) Mai Loan (12) Mai Nhật (2) Mai Thanh (1) Mai Thị Vân (1) Mai Thìn (3) Mai Tuyết (37) Mang Viên Long (63) Marie Hải Miên (4) Mẫu Đơn (1) Mèo Con (1) Mi Thu (1) Miên Đức Thắng (2) Miên Linh (1) Minh Châu (2) Minh Đan (Lọ Lem Đất Võ) (6) Minh Nguyên (15) Minh Nguyễn (3) Minh Nguyệt (15) Minh Nguyệt (NT) (1) Minh Nhân Tông (1) Minh Vy (25) Mỗi tháng một tác giả và một bài thơ hay (2) Mộng Cầm (8) Mộng Nam (1) Mùa Xanh (3) Mưa (1) Mường Mán (1) MỸ THUẬT (6) My Tiên (1) Mỹ Vân (1) Nam Art (2) Nam Cao (1) Nam Thi (17) Năm Bửu (1) Nấm Độc (1) NCCGL (4) Ngàn Thương (33) Ngày Đẹp Tươi (1) nghệ thuật. (1) nghiên cứu (1) Ngọc Bút (8) Ngọc Diệp (35) Ngọc Thịnh (1) Ngô Càn Chiểu (1) Ngô Cự Chính (2) Ngô Diệp (6) Ngô Đình Hải (7) Ngô Hồng Nhung (1) Ngô Liêm Khoan (1) Ngô Minh Trãi (3) Ngô Nguyên Ngiễm (1) Ngô Thị Hoà (1) Ngô Thị Ngọc Diệp (10) Ngô Thuý Nga (30) Ngô Thúy Nga (16) Ngô Thy Học (7) Ngô Văn Cư (52) Ngô Văn Giảng (11) Ngô Văn Khanh (17) Ngô Viết Hòa (1) Nguyễn (1) Nguyễn An Bình (70) Nguyễn An Đình (4) Nguyễn Ánh 9 (1) Nguyễn Bá Nhân (1) Nguyễn Bích Sao Linh (1) Nguyễn Bình (1) Nguyễn Bính Hồng Cầu (2) Nguyên Cẩn (26) Nguyễn Châu (2) Nguyễn Chinh (4) Nguyễn Công Thụ (2) Nguyễn Công Tùng Chinh (1) Nguyễn Cử Tú Quỳnh (2) Nguyên Diệp (1) Nguyễn Dũng (1) Nguyễn Duy Khương (6) Nguyễn Duy Phương (1) Nguyễn Duy Thịnh (3) Nguyễn Đại Duẩn (2) Nguyễn Đặng Mừng (3) Nguyễn Đăng Thanh (20) Nguyễn Đăng Trình (4) Nguyễn Đình Bảng (1) Nguyễn Đình Trọng (1) Nguyễn Đoan Tuyết (25) Nguyễn Đồng Bội Thảo (1) Nguyễn Đức Chính (5) Nguyễn Đức Cơ (1) Nguyễn Đức Mậu (2) Nguyễn Đức Minh (6) Nguyễn Đức Minh Hùng (10) Nguyễn Đức Nhân (1) Nguyễn Đức Phú Thọ (25) Nguyễn Đức Quyền (4) Nguyễn Đức Tấn (6) Nguyễn Đức Tình (4) Nguyễn Gia Long (1) Nguyên Hạ (11) Nguyễn Hải Thảo (2) Nguyễn Hậu (2) Nguyễn Hiếu (8) Nguyễn Hiếu Học (2) Nguyễn Hòa Hiệp (2) Nguyễn Hoài Ân (1) Nguyễn Hoàng Thức (2) Nguyễn Hồng Diệu (1) Nguyễn Huệ (3) Nguyên Hùng (1) Nguyễn Huy (3) Nguyễn Huy (HD) (1) Nguyễn Huy Khôi (1) Nguyễn Huỳnh (1) Nguyễn Hữu Minh (1) Nguyễn Hữu Phú (1) Nguyễn Hữu Quý (2) Nguyễn Hữu Thuần (4) Nguyễn Hữu Trung (2) Nguyễn Khiêm (1) Nguyễn Khoa Đăng (51) Nguyễn Kiều Lam (2) Nguyễn Kiều Phương (3) Nguyễn Kim Hương (7) Nguyễn Kim Thịnh (1) Nguyễn Lam (2) Nguyễn Lương Vỵ (4) Nguyên Minh (1) Nguyễn Minh Dũng (46) Nguyễn Minh Hoà (1) Nguyễn Minh Khiêm (1) Nguyễn Minh Nguyệt (1) Nguyễn Minh Phúc (47) Nguyễn Minh Quang (5) Nguyễn Minh Thuận (9) Nguyễn Minh Toàn (1) Nguyễn Mỳ (1) Nguyễn Mỹ Nữ (3) Nguyễn Nga (14) Nguyễn Nghiêm (3) Nguyễn Ngọc Dũng (1) Nguyễn Ngọc Đặng (1) Nguyễn Ngọc Hà (4) Nguyễn Ngọc Hưng (6) Nguyễn Ngọc Minh Anh (1) Nguyễn Ngọc Thơ (31) Nguyễn Ngọc Tư (5) Nguyễn Nguy Anh (21) Nguyễn Nguyên Phượng (69) Nguyễn Nhật Hùng (4) Nguyễn Như Tuấn (14) Nguyễn Phin (28) Nguyên Phong (1) Nguyễn Phú Yên (8) Nguyễn Phượng (2) Nguyễn Phương Dung (2) Nguyễn Quang Quân (8) Nguyễn Quang Tâm (2) Nguyễn Quang Tuấn (1) Nguyễn Quân (2) Nguyễn Quốc Ái (1) Nguyễn Quốc Bảo (1) Nguyễn Quốc Đông (1) Nguyễn Quy (2) Nguyên Tâm (1) Nguyễn Tấn Thuyên (3) Nguyễn Thái An (3) Nguyễn Thái Dương (6) Nguyễn Thái Huy (35) Nguyễn Thành Công (48) Nguyễn Thành Giang (22) Nguyễn Thanh Hải (1) Nguyễn Thanh Huyền (8) Nguyễn Thanh Mừng (1) Nguyễn Thánh Ngã (1) Nguyễn Thành Nhân (18) Nguyễn Thanh Tuấn (7) Nguyễn Thanh Xuân (2) Nguyễn Thế Kiên (1) Nguyễn Thế Kỷ (1) Nguyễn Thị Ánh Huỳnh (2) Nguyễn Thị Bích Phượng (2) Nguyễn Thị Cẩm Thuỳ (3) Nguyễn Thị Chi (2) Nguyễn Thị Diệu Hiền (3) Nguyễn Thị Hải (1) Nguyễn Thị Hằng (6) Nguyễn Thị Hậu (1) Nguyễn Thị Hồng Đào (10) Nguyễn Thị Huệ (1) Nguyễn Thị Kim Huệ (2) Nguyễn Thị Mây (127) Nguyễn Thị Ngọc Hải (1) Nguyễn Thị Ngọc Sen (2) Nguyễn Thị Như Tâm (3) Nguyễn Thị Phụng (27) Nguyễn Thị Thanh Bình (6) Nguyễn Thị Thành Nhân (1) Nguyễn Thị Thanh Toàn (1) Nguyễn Thị Thanh Xuân (1) Nguyễn Thị Thu Ba (23) Nguyễn Thị Thu Hiền (1) Nguyễn Thị Thu Hoài (1) Nguyễn Thị Thu Thuý (3) Nguyễn Thị Thùy Linh (3) Nguyễn Thị Tiết (3) Nguyễn Thị Tuyết (1) Nguyễn Thị Việt Hà (39) Nguyễn Thị Xuân Hương (14) Nguyễn Thu Hằng (1) Nguyễn Thủy (4) Nguyễn Thúy Ngân (13) Nguyễn Thuý Quỳnh (2) Nguyễn Thường Kham (3) Nguyễn Thượng Trí (2) Nguyễn Tiến Đường (8) Nguyễn Trần (1) Nguyễn Trí Tài (40) Nguyễn Trọng Luân (2) Nguyễn Trung (1) Nguyễn Trung Nguyên (1) Nguyễn Tuyển (4) Nguyễn Văn Ân (68) Nguyễn Văn Bút (6) Nguyễn Văn Công (2) Nguyễn Văn Cường (CCK) (4) Nguyễn Văn Hiến (5) Nguyễn Văn Hoà (5) Nguyễn Văn Hòa (1) Nguyễn Văn Học (53) Nguyễn Văn Ngọc (1) Nguyễn Văn Thanh (1) Nguyễn Văn Thành (1) Nguyễn Văn Thảo (17) Nguyễn Văn Toan (1) Nguyên Vi (1) Nguyễn Việt Hà (2) Nguyễn Vinh (1) Nguyễn Vĩnh Bình (3) Nguyễn Xuân Cảm (3) Nguyễn Xuân Dương (1) Nguyễn Xuân Khánh (1) Nguyễn Xuân Thuỷ (1) Nguyễn Xuân Thủy (1) Nguyễn Xuân Tư (3) Nguyệt Linh (5) Nguyệt Quế (1) Ngưng Thu (44) Nhã Ngọc (1) Nhã Thiên (7) nhà Thương (1) Nhân Hậu (2) NHÂN VẬT (1) Nhật Nguyệt Xuân Hương (1) Nhật Quang (17) Nhất Sinh (1) Nhật Vũ (1) Nhi Hạ (1) NHỚ THUỞ ẤU THƠ (37) Như Hoài (4) NHỮNG ÁNG VĂN HAY VỀ LÀNG QUÊ VIỆT NAM (7) NHỮNG NGƯỜI BẠN ĐÂT THỦ (6) NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN HQN (5) Nông Quốc Lập (2) NP phan (1) Nửa Đời hư (1) NỬA THÁNG MỘT TÁC GIẢ VÀ MỘT BÀI THƠ HAY (38) nước (1) O. Henry (1) P.N. Thường Đoan (1) Pearl (1) Phạm Ánh (33) Phạm Anh Xuân (3) Phạm Bá Nhơn (2) Phạm Cao Hoàng (1) Phạm Đình Nghi (1) Phạm Hổ (1) Phạm Hữu Hoàng (20) Phạm Kiều Hưng (1) Phạm Lâm (1) Phạm Lê Tường Vi (1) Phạm Minh Dũng (14) Phạm Minh Hiền (9) Phạm Minh Thuận (10) Phạm Mỹ (1) Phạm Ngân (3) Phạm Như Vân (1) Phạm Phan Hòa (1) Phạm Phương Lan (1) Phạm Quỳnh An (1) Phạm Thái Ba (4) Phạm Thị Hải Dương (9) Phạm Thị Liên (1) Phạm Thị Mỹ Liên (30) Phạm Thị Phương Thảo (3) Phạm Thuý (6) Phạm Trần Ái Linh (4) Phạm Trung Tín (2) Phạm Tuấn Vũ (29) Phạm Tử Văn (21) Phạm Văn Phương (16) Phạm Văn Thạnh (1) Phạm Vũ (1) Phan Anh (12) Phan Cung Việt (1) Phan Đức Nam (1) Phan Hoài Thương (1) Phan Hoàng (2) Phan Huỳnh Điểu (1) Phan Hữu Lý (1) Phan Khanh (2) Phan Mai Thư Nhã (6) Phan Nam (20) Phan Quỳnh Như (1) Phan Sửu (1) Phan Tấn Lược (6) Phan Thanh Cương (2) Phan Thị Huỳnh Trang (2) Phan Tiên Phát (1) Phan Tình (1) Phan Trang Hy (25) Phan Văn Bình (1) Phan Văn Thạnh (1) Phan Văn Thuần (3) Phan Vĩnh (1) phần 1 (1) phần 2 (1) phần 3 (1) phần 4 (1) Phiêu Vân (1) Phong Dương (2) Phong Điệp (1) Phỏng vấn (7) Phú Ngọc (1) Phú Quang (3) Phú Xuân (8) Phùng Gia Lộc (1) Phùng Hiếu (10) Phùng Hiệu (1) Phùng Hoàng Chương (1) Phùng Phương Quý (7) Phùng Văn Khai (1) Phước Vũ (1) Phương Phương (10) Phương Uy (5) Quan Thế Âm (1) Quảng Ngọc (1) Quảng Ngôn Lê Ngữ (1) Quang Thám (1) Quang Tuấn Dũng (9) Quốc Hùng (2) Quốc Tuyên (1) quy luật dịch (1) Quỳnh Lệ (1) Quỳnh Nga (16) Quỳnh Trâm (1) Rason Helmandollar (1) Raymond Carver (1) Raymond Thư (1) Rêu (Cao Hoàng Từ Đoan) (13) SÁCH BẠN VĂN (71) SARAH HALL (1) SINH NHẬT (1) Song Ninh (11) Sông Hương (11) Sông Lam (1) Sông Song (8) Sơn Tịnh (2) Sơn Trần (15) Sruthi Thekkiam (1) Stephen Crane (1) T.T.Hiếu Thảo (22) Tạ Nghi Lễ (1) Tạ Thị Hoa (14) Tam quốc diễn nghĩa (4) TẢN VĂN (230) TẠP BÚT (617) Tạp chí Văn Mới (1) TẠP CHÍ VN BÌNH DƯƠNG (11) Tashi Dawa (1) Tâm Lãng (1) Tâm Nhiên (2) Tấn Hòa (1) Tần Khánh (4) TẬP SAN ÁO TRẮNG (39) Tập san Văn học nghệ thuật Hương Quê Nhà (1) Tây bá hầu Cơ Phát (1) Tây Du Ký (1) Tây Sơn bi hùng truyện (2) Thạch Anh (2) Thạch Cầu (1) Thạch Đà (7) Thạch Lam (1) Thạch Sene (5) Thái An Khánh (2) Thái Hoà (1) Thanh Bình Nguyên (27) Thành Dũng (1) Thanh Hải (1) Thanh Huyền (2) Thanh Lương (2) Thanh Minh (4) Thanh Phong (1) Thanh Sơn (1) Thanh Thảo (3) Thanh Trắc Nguyễn Văn (42) Thanh Tùng (7) Thành Văn (3) Thạnh Văn (1) Thanh Xuân (2) Thảo Nguyễn (1) Thâm Tâm (1) Thần Y (1) Thi Ngọc Lan (1) Thiên Ân (1) Thiên Di (5) Thiên Sơn (1) Thiên Thần Áo Trắng (7) Thiên Tôn (10) Thiên Trần (1) Thiệp chúc mừng năm mới (4) Thiệp chúc Tết (3) Thiệp mừng (3) Thông báo (1) Thơ (3145) Thơ Lê Nhựt Triết (1) THƠ MỜI HOẠ (7) THƠ PHỔ NHẠC (101) Thời sự Văn nghệ (6) Thu Dung (3) Thu Hằng (1) Thu Hiền (1) Thu Hoài (1) Thu Nga (1) Thuận Thảo (8) Thuận Yến (1) Thục Minh (7) Thuỳ Anh (13) Thuỵ Du (1) Thụy Du (3) Thuỳ Dương (1) Thùy Dương (1) Thủy Điền (1) Thuỳ Nhân (1) Thư cảm ơn (1) Thư ngỏ (1) THƯ NGỎ CỦA HQN (2) Thư tin (285) THƯ VIỆN TÁC GIẢ (1) Tiểu luận (4) Tiểu Mục Đồng (1) Tiểu Nguyệt (5) Tiểu thuyết (107) Tiêu Tương (1) Tin buồn (2) TIN VĂN (2) Tịnh Bình (19) Tịnh Minh Tiến (2) Tô Hồng Phương (1) Tô Kiều Ngân (1) Tố Mai (1) Tô Minh Yến (21) Tôn Nữ Hỷ Khương (2) Tôn Thất Út (2) Tôn Tư Mạc (1) Tống Ngọc Hân (1) Tống Xuân Tám (1) Trà Bình (4) TRABATHA (1) Trác Phi (1) Trang Linh (1) Trang Lộc (1) Trang Thơ Chào Xuân Mậu Tuất 2018 (1) TRANG THƠ CHỦ NHẬT (524) Trang Thơ Đón Xuân Đinh Dậu 2017 (1) TRANG THƠ ĐƯỜNG LUẬT (17) Tranh ảnh (3) Trầm Mặc (4) Trần Anh Dũng (1) Trần Bảo Định (4) Trần Băng Khuê (1) Trần Biên Thùy (1) Trần Dần (1) Trần Duy Đức (17) Trần Dzạ Lữ (4) Trần Định (1) Trần Đình Sử (2) Trần Đoàn Luận (1) Trần Đức ÁI (2) Trần Đức Hiển (1) Trần Đức Tín (1) Trần Hà Nam (4) Trần Hoàng Vy (2) Trần Hồng Vân (5) Trần Huiền Ân (2) Trần Huy Minh Phương (2) Trần Hữu Du (1) Trần Hữu Hội (17) Trần Kim Đức (5) Trần Kim Loan (2) Trần Kim Quy (1) Trần Lê Sơn Ý (2) Trần Linh Chi (1) Trần Long Thạch (1) Trần Lưu (1) Trần Mai Hường (11) Trần Mạnh Hảo (1) Trần Minh Nguyệt (16) Trần Năm (1) Trần Ngọc Hồ Trường (4) Trần Ngọc Mỹ (11) Trần Nguyên Hạnh (6) Trần Nhã My (2) Trần Như Luận (3) Trần Nhương (1) Trần Phù Nam (1) Trần Quang Dũng (4) Trần Quang Khanh (12) Trần Quang Lộc (1) Trần Quang Ngân (10) Trần Quốc Tiến (8) Trần Quốc Toàn (1) Trần Quốc Việt (1) Trần Tâm (7) Trần Thái Hưng (5) Trần Thanh Hải (3) Trần Thành Nghĩa (1) Trần Thế Nhân (13) Trần Thị Bích Thu (1) Trần Thi Ca (9) Trần Thị Cổ Tích (2) Trần Thị Huệ (1) Trần Thị Huyền Trang (3) Trần Thị Ngọc Hồng (1) Trần Thị Thanh (5) Trần Thị Thắng (1) Trần Thị Thương Thương (4) Trần Thị Trúc Hạ (1) Trần Thị Uyên (7) Trần Thiện (3) Trần Thiện Tuấn (1) Trần Thoại Nguyên (2) Trần Thuận (7) Trần Thúy Lành (6) Trần Thuỳ Trang (1) Trần Thư (1) Trần Thương Nhiều (1) Trần Trọng Hưng (2) Trần Trọng Tân (1) Trần Trọng Vũ (2) Trần Tuấn Anh (2) Trần Tuấn Thanh (10) Trần Vạn Giã (2) Trần Văn Bạn (16) Trần Văn Nhân (5) Trần Văn Thiên (1) Trần Việt (1) Trần Viết Dũng (11) Trần Võ Thành Văn (24) Triết học (2) Triều Âm (2) Triều Châu (1) Triều La Vỹ (2) Triệu Lam Châu (1) Triệu Từ Truyền (30) Trịnh Bửu Hoài (106) Trịnh Duy Sơn (2) Trịnh Hoài Linh (5) Trịnh Huy (4) Trịnh Thuỳ Mỹ (1) Trịnh Tuyên (1) Trịnh Viết Hiền (1) Trịnh Viết Hiệp (1) Trịnh Yến (2) Trọng Mật (2) trụ vương (1) Trúc Giang (4) Trúc Lập (1) Trúc Linh Lan (2) Trúc Thanh Tâm (12) Trúc Thuyên (3) trung quốc (1) Trung Trung Đỉnh (1) Trung Y (1) Truong Nguyen (1) Truyện dài (10) TRUYỆN DỊCH (17) Truyện ký (2) TRUYỆN NGẮN (1173) TRUYỆN VỪA (14) Trương Công Tưởng (16) Trương Diễm Phiến (1) Trương Đình Phượng (8) Trương Đình Tuấn (3) Trương Hồng Phúc (14) Trương Huỳnh Như Trân (2) Trương Lan Anh (1) Trương Nam Chi (5) Trương Thanh Cường (2) Trường Thắng (65) Trương Thị Thanh Tâm (22) Trương Thị Thúy (2) Trường Thịnh (6) Trương Tri (2) Trương Văn Dân (21) Trương Viết Hùng (1) TTM (1) Tuấn Nguyễn (7) Tuấn Quỳnh (3) Tuệ Mỹ (1) Tuti (2) Tuỳ bút (2) TÙY BÚT (120) Tuyết Nhung (2) Tuyết Vân (1) tứ đại mỹ nhân (1) Tường Vi (1) TX (1) Út Lãng Tử (1) Uyên Khuê (2) Uyên Minh (1) Uyển Phan (1) Vạn Lộc (1) Vành Khuyên (1) Văn (2476) Văn Công Mỹ (2) văn hóa truyền thống (5) Văn học nước ngoài (13) Văn Lưu (1) Văn Nguyên (1) Văn Nguyên Lương (7) Văn Nhược Ba (1) Văn Thạnh (2) Văn Thành Lê (1) Văn Thắng (23) Văn Trọng Hùng (1) Vân Đồn (3) Vân Giang (12) Vân Khanh (2) Vân Phi (32) Vân Tùng (2) Vi Ánh Ngọc (2) Vi Quốc Hiệp (1) Victor Remizov (1) VIDEO CLIP (2) Viễn Trình (25) Việt Quỳnh (1) Việt Trang (1) Việt Trương (1) Vĩnh Sơn (7) Vĩnh Thông (43) Vĩnh Tuy (21) Võ Bá Cường (1) Võ Chân Cửu (17) Võ Chí Nhất (3) Võ Công Liêm (1) Võ Diệu Thanh (18) Võ Dõng (1) Võ Đông Điền (4) Võ Hà (1) Võ Hạnh (2) Võ Mỹ Cát (1) Võ Ngọc Thọ (4) Võ Như Văn (3) Võ Thị Nga (13) Võ Thị Thu Thủy (1) Võ Thuỵ Như Phương (15) Võ Văn Hoa (1) Võ Văn Luyến (1) Võ Xuân Phương (3) Vũ Bình Lục (1) vũ đạo (1) Vũ Đình Huy (9) Vũ Đình Liên (1) Vũ Đình Minh (1) Vũ Đình Nguyệt (2) Vũ Đình Thung (2) Vũ Đức Trọng (1) Vũ Hạ (1) Vũ Hạnh (3) Vũ Hùng (2) Vũ Miên Thảo (5) Vũ Thành An (1) Vũ Thị Huyền Trang (115) Vũ Thụy Khuê (8) Vũ Trọng Quang (1) Vũ Trọng Tâm (2) Vũ Trọng Thanh (1) Vương Doãn (1) Vương Hạnh (1) Vương Hoài Uyên (4) Vương Tâm (3) Xanh Nguyên (4) Xuân Đài (1) Xuân Phong (6) Xuân Phương (1) Xuân Tiến (20) Ý Thu (3) Yên Kha (7) Ziken (2)
-------------------------------------------------------------------------
+ 817 TÁC GIẢ CÓ BÀI ĐĂNG TRÊN HƯƠNG QUÊ NHÀ
-------------------------------------------------------------------------