- “ Thụy! Sao ông ngồi một mình ở đây? Mà làm gì ông thẫn thờ quá vậy?”.
Thụy ngước nhìn lên – Trung, cậu bạn hàng xóm nổi tiếng vì những trò nghịch
ngợm nhưng rất tốt bụng và vui tính. Không ai biết được Trung có buồn không? Vì
lúc nào vẻ mặt anh cũng rạng ngời niềm tin, và hạnh phúc. Trung luôn mang lại
cho người thân – bạn bè xung quanh một cảm giác ấm áp, an lành. Thụy gượng cười
trả lời bạn : “ Có buồn và thẩn thờ gì đâu? Mình ra đây nhâm nhi li cà phê và
nghe nhạc Trịnh như mọi lần thôi mà. Còn cậu sao cũng đi một mình đến đây vậy? ”.
Trung cười rất tươi - nhìn vào Thụy, cao giọng như hát : “ Tớ ấy à? Tớ bấm quẻ
biết hôm nay cậu bạn thân nhất của mình có chuyện buồn mà không thể nói cùng
ai, giữ trong lòng thì nặng trĩu nên tớ ra đây cho cậu giải bày thôi”. Thụy
cười và đấm vào vai bạn : “ Ông nổ vừa thôi chứ, mình thì có chuyện gì mà buồn
chứ?”. Trung vẫn tỉnh khô nhìn vào mặt Thụy và nói từng tiếng:“ Cậu đừng giấu tớ, tớ là ma xó mà, không có
chuyện gì qua mắt được tớ đâu? ”. Thụy có vẻ phân vân, yên lặng.
Một thoáng đăm chiêu, Thụy
nhìn thẳng vào mặt Trung - khẻ nói: “ Có thật cậu muốn nghe những u uẩn sâu
khuất trong lòng mình không? Mình muốn quên đi tất cả, nhưng từ hôm qua tới bây
giờ nó lại trổi dậy cậu à!”. Thụy khẻ lắc đầu : “ Mình thua rồi, thua nó
thật rồi, không thể chế ngự nó thêm nữa.
Mình sẽ tâm sự cùng cậu vậy… ”.
Nhìn vẻ mặt như héo lại, khô
ráp - và nghe giọng nói như uất nghẹn của Thụy; Trung chỉ nhìn bạn với đôi mắt
đồng cảm và khích lệ.
“ Cậu cũng đã từng biết tôi là một đứa con
nuôi phải không?”
Thụy đột nhiên hỏi bạn. Sau phút ngỡ ngàng,
giọng Trung điềm tỉnh : “ Cả cái xóm này, ai mà không biết cậu là con nuôi chứ?
Cậu về đây khi cậu lớn rồi mà? Nhưng con nuôi thì sao ? Ba, mẹ và các anh em
vẫn rất thương yêu cậu hết lòng đó thôi?
”. Thụy gật nhẹ đầu như để xác nhận. Giọng trầm trầm, xa vắng : “Thì mình có nói gì ba, mẹ hiện giờ của mình đâu?
Họ yêu thương mình hết lòng mà ”. Trung ngạc nhiên ngắt lời bạn : “ Vậy bạn còn
buồn gì nữa chứ? ”. Thụy yên lặng một lúc lâu, và vẻ mặt bỗng trở nên đỏ rần lên - anh nói gằn từng tiếng : “ Tôi hận ông, bà đã
đẻ tôi ra, rất hận cậu à, Họ không phải là con người nữa rồi, mà chỉ là những
con vật đội lốt người thôi… ”.
Dường như nhận ra được vẻ
hốt hoảng, và kinh ngạc của bạn, Thụy nói khẻ như với chính mình : “ Cậu đừng tròn mắt ngạc nhiên vậy, hãy nghe
tôi kể lại những gì tôi đã sống, đã trải qua khi tôi còn là con cái của họ …
cậu sẽ hiểu vì sao ! ”.
Quá khứ lại quay về, như một cuộn phim đã bật
máy - Thụy miên man nói, miên man kể như muốn nhanh chóng trút cạn những đau
buồn, sợ hãi ra khỏi lòng mình.
“… Nhà tôi nghèo lắm, “ông ấy” ( mà tôi gọi là cha ) thì suốt ngày say
xỉn, mọi chuyện đổ dồn lên đôi vai gầy còm cỏi của người đàn bà mà tôi gọi là
mẹ. Tôi là con đầu , sau tôi còn bốn đứa em nữa. Hai cô em gái kề, và thằng út
đau yếu bệnh tật luôn. Tôi sống thiếu thốn đủ mọi thứ, cơm không đủ ăn, áo
không đủ mặc, và không hiểu sao tôi và cô em gái kề út của tôi lại bị những
trận đòn rất độc ác của “ông ta” mỗi buổi chiều. Ông ấy đánh chúng tôi không
phải để răn dạy điều gì ( vì suốt ngày chúng tôi chẳng làm điều gì sai, trái
với ý ông cả ), mà dường như đánh vì thù hận, là mong cho chúng tôi chết đi cho
rảnh nợ vậy. Những lần như thế, bà ấy
cũng không nói gì, không can ngăn, mà chỉ biết xuống bếp ngồi ôm mặt khóc thầm,
hoặc sau đó lặng lẽ lấy nước muối xoa vào những vết bầm trên thân thể thâm tím
của chúng tôi thôi. Tôi nhìn thấy trên gương mặt bà – nhất là ở đôi mắt thâm
quầng một nỗi đớn đau còn hơn chính bà bị roi vọt hành hạ…”
Trung nhìn Thụy tỏ vẻ
ái ngại cho bạn. Anh định nói câu gì để an ủi Thụy, nhưng ngập ngừng mãi không
tìm ra lời nào, Trung vỗ nhẹ tay lên vai bạn như một sự chia sẻ sâu kín. Thụy
nắm chặt bàn tay bạn – im lặng một lát, như để nén giữ cơn xúc động dang dâng
lên có thể khiến Thụy bật khóc. Thụy đốt
một điếu thuốc, giọng trầm buồn :
- “… Năm tôi học lớp bảy,
em gái kề út học lớp bốn, thì thằng em út của tôi bị bệnh. Nó bị đau mắt - hai mắt nó đỏ và sưng húp lên, to lắm, khó mở mắt ra được. Ông ấy
hớt hãi đem nó đi chữa bệnh mắt khắp nơi, và những đồng bạc chắc mót trong nhà
cũng theo hai cha con ông ấy đi hết. Những ngày đó chúng tôi chỉ ăn một bữa, và ông ấy bắt tôi và em gái kề út
phải nghỉ học ở nhà đi bán vé số, bán báo đem tiền về nhà mỗi buổi chiều.
Và vào một buổi sáng, ông ấy bảo hai anh em
tôi ở nhà không phải đi bán vé số nữa. Khoảng gần trưa, ông ấy về nhà với một
người đàn ông lạ. Vừa bước chân vào là ông ấy gọi ngay tên hai chúng tôi ra chào
khách . Không vòng vo, ông nói thẳng :
“Hai đứa bay theo chú này đi làm ăn, tao không nuôi nổi chúng bay nữa!”. Trong
lúc tôi và cô em kề điếng lặng , đứng yên trân tráo nhìn nhau, rồi lấm lét nhìn
người khách lạ - người đàn ông lạ lấy ra một xấp tiền đưa cho ông ấy, rồi nắm
hai tay chúng tôi kéo ra xe. Hai chúng tôi cố bám tay vào cánh cửa, không chịu
rời. cánh cửa nhà quen thuộc bao năm là nơi cuối cùng hai chúng tôi cố bám vào.
Tôi và em gái khóc nức nở, hết lời van xin ông bà ấy cho chúng tôi được ở lại, hứa sẽ làm mọi thứ mà ông bà yêu cầu, nhưng chỉ nhận lấy đôi mắt
dửng dưng. lạnh lùng . Người khách lạ gắng sức gỡ bung hai cánh tay yếu đuối,
đã lôi chúng tôi đi dễ dàng. Bà ấy nhìn
theo chúng tôi, bổng nói như thét vói theo : “ Chúng con hãy đi đi, ở lại ngôi
nhà này các con cũng không sống nổi đâu !”.
Những người hàng xóm biết chuyện chạy đến can
ngăn, nhưng vẫn không làm ông bà ấy động lòng. Ông ấy chống tay đứng giữa cửa,
nói to với mọi người : “ Tôi đông con nuôi không nổi nên nhờ cậu này nuôi hộ
thôi, bà con không mắc mớ gì ngăn cản vào chuyện riêng của gia đình tôi!”. Có
người chạy đi báo với chính quyền. Công an xã đến, nhưng rồi cũng không giải
quyết được . Im lặng nhìn theo.
Vậy là chúng tôi theo người
đàn ông đó vào thành phố. Tôi giả bộ ngoan ngoãn, khù khờ, đợi lúc ông ta không
để ý, tôi bỏ trốn . Những kinh nghiệm của tháng ngày bán vé số đã giúp
tôi. Tôi lần dò tìm đến các chiếc xe tài
đậu dọc đường, năn nỉ tài xế cho tôi theo về lại quê nhà vì đã bị đi chơi lạc.
Gặp người tài xế lớn tuổi, tốt bụng – ông nhìn tôi giây lâu - rồi gật đầu cho
tôi leo lên phía sau thùng xe trống. Khi đi đến giữa đường, người tài xế dừng
lại nghỉ trưa, ăn cơm. Tôi kịp đổi ý, vì
sợ người đàn ông đó bán tôi một lần nữa,
hay người khách lạ quay lại nhà tìm . Tôi xin người tài xế được ở lại . Và tôi
đã lưu lạc nơi này…
Sau đó không lâu, tôi may mắn
gặp được vợ chồng người thầy giáo ở thị xã này khi ngủ nhờ trước hiên nhà của
ông bà. Ông bà hỏi thăm, biết chuyện –
khuyên tôi hãy ở lại, nhận nuôi tôi, và đã thương yêu tôi như con ruột như cậu
biết đó. Nhưng đã bao năm, tôi không còn biết tin tức của cô em gái kề út của
tôi nữa. Không biết nó đã lưu lạc đến nơi nào ?. Sau hai lần được phép của cha
mẹ nuôi – tôi đã thử nhớ lại - dò tìm đến căn nhà ở trong con hẻm nhỏ của thành
phố, nhưng – con hẻm đã bị xóa bỏ - trước mắt là con đường rộng hai chiều, tất
cả đã đổi thay nhanh chóng đến không ngờ! Có lúc tôi đã thầm nghĩ, có thể nó không còn sống được trên cõi đời này nữa rồi?. “
Thụy ngừng kể, quay sang Trung -
giọng phẩn uất: “ Ông bà ấy như vậy đó, theo cậu có đáng hận không? Con cái đẻ ra, là núm ruột, là máu thịt của
mình mà sẵn sàng dứt bỏ, bán đi để lấy tiền, mặc con cái sống chết ra sao…Họ có phải là con người nữa không? ”.
Trung ngồi yên lặng không nói
gì, chờ cho cơn xúc động của bạn dịu bớt anh mới khẽ khàng: “ Theo tôi, cậu hãy
quên họ đi, vui mà sống, chẳng phải cậu đang hạnh phúc với gia đình của cậu đó
thôi? Sao hôm nay cậu đột nhiên nghĩ đến họ vậy? ”. Thụy rít lên “ Tôi thèm
nghĩ đến họ làm gì, họ không đáng cho tôi phải nghĩ đến, họ là những người mà
tới chết đi tôi cũng còn hận ”. Yên lặng một lát, Thụy nói nhỏ giọng “ Cậu biết
đó! Tôi sắp cưới vợ, mẹ tôi bảo tôi nên về quê thăm lại hai ông bà đó, mẹ còn
nói rằng “ Chắc là họ có nỗi khổ riêng,” Cậu thấy mình có tức không chứ? ”.
Trung không biết khuyên bạn điều gì lúc này nên chỉ yên lặng, ngồi nhâm
nhi ly cà phê và thở khói…
Bà Sinh đi chợ về thấy trong nhà mình có một
thanh niên lạ đang ngồi chơi với thằng Út - mù . Thấy bà về, Thụy đứng dậy lí
nhí chào. Bà Sinh nhìn người lạ một lúc, bổng run lên bần bật. Mắt nhìn không rời người
thanh niên khỏe mạnh, tuấn tú - bà thầm nghĩ “ đây là đứa con trai tội nghiệp của
mình sao? ”. Bà muốn chạy lại nắm lấy tay con, muốn nói ra hết những u uất khốn
khổ đang hành hạ bà đêm ngày, khiến cho bà không phút nào sống yên tâm được.
Nhưng biết phải nói làm sao đây? Bà là một người mẹ không ra gì, là người mẹ mà
không bảo vệ cưu mang được con mình.
Bà cảm thấy nghèn nghẹn ở cổ, đau nhói ở lồng
ngực - không nói được một lời nào. Bà chỉ mở to đôi mắt trân tráo nhìn con.
Thằng Út - mù nắm chặt tay anh , nói như hét : “ Anh hai về rồi mẹ ơi! Mẹ không
nhận ra anh sao? ”.
Thụy nhìn mẹ, vẻ lam lũ và già
cỗi trước tuổi của bà làm anh cảm
thấy xót xa; nhưng anh vẫn không thể mở miệng nói được gì.
Bức tường vô hình giá lạnh như đang ngăn cách hai mẹ con anh. Thụy nhìn chăm
chăm vào cánh cửa – chính ở nơi ấy - anh và em gái đã cố bám chặt, ghì chặt lấy
nó không buông tay và nhìn bà cầu cứu. Nhưng
bà đã không hề nói lời nào, không có một cử chỉ can thiệp mà lại quay đi, bỏ
chạy vào buồng, bỏ mặc anh và em gái bị ông ấy rứt ra khỏi nơi bám víu cuối
cùng. Có lẽ, vì không chịu thêm được nữa, bà
đã khóc. Tiếng nấc nghẹn ngào từng hồi ấy vọng ra rõ bên tai anh như
đang còn văng vẳng…
Lúc nầy, Thụy chỉ nghe được một câu: “ Mẹ xin con, mẹ không đáng làm một người mẹ,
con cứ mắng nhiếc nguyền rủa hay nói gì đó với mẹ đi! Con yên lặng vậy mẹ không chịu nổi !”. Thụy
cứ đứng sững , lạnh lùng nhìn bà. Nhìn
thấy bà khóc tức tưởi, anh cũng rất muốn nói
lời nào đó với bà, nhưng tấm cửa kia cứ ám ảnh chờn vờn trong đầu, khiến
Thụy không nói nên lời. Anh cố kìm giữ
nỗi hờn giận bao năm cứ chực trào ra . Anh đã nói – giọng khô cứng , như tắt
nghẹn: “ Bà đừng khóc nữa, tôi hỏi bà một câu thôi “ Sao bà nỡ lòng để ông ấy
đem tôi và em gái bán cho người khác vậy? ”. Tôi còn may mắn trốn thoát, còn em
gái có thể chết ở đâu đó rồi , bà biết không?”. Bà Sinh nấc nghẹn, lảo đảo gieo mình xuống chiếc chỏng tre gần đó - rên lên: “ Hiền ơi! Mẹ giết con thật rồi ”.
Bà cứ khóc gào, vật vã như con sóng dâng lên
mỗi lúc một cao - mãi đến khi ngất đi. Thụy
bàng hoàng, hốt hoảng thật sự - anh lay gọi mẹ nhưng bà vẫn bất động, toàn thân
tái đi, lạnh giá! Thằng Út- mù cảm nhận được những gì đang xảy ra bên nó, khản tiếng gọi tên mẹ và anh. Thụy cố lục tìm
trong các ngăn hộc chai dầu Nhị Thiên Đường, hay Song Thập mà bà vẫn thường
dùng hằng ngày bấy lâu – nhưng không tìm thấy nữa! Anh vội lấy tay thoa vuốt
các điểm ở hai bên thái dương…
Khoảng hơn nửa giờ sau, Thụy
thoáng nhìn thấy bà Sinh dần dần mở to đôi mắt trắng dã, cứng đờ - bà đang tỉnh lại. Thấy Thụy đang ngồi bên cạnh nhìn
bà với ánh mắt lo lắng. bà muốn ngồi dậy, nhưng Thụy nói như ra lệnh: “ Bà còn
yếu lắm, bà hãy nghỉ cho khỏe đi? Tôi còn ở lại đây lâu, lúc nào khỏe hẳn sẽ
nói chuyện … ”.
Thụy đứng dậy vào bếp nấu bữa ăn. Thằng Út
bám theo anh không rời, nó luôn miệng nói, hỏi , và kể cho anh nghe đủ thứ
chuyện từ ngày vắng anh và cô em gái. Nhờ Út-mù anh biết được tin đứa em gái
còn lại của anh đã là mẹ của một đứa con rồi. Cuộc sống chắc cũng nhàn nhã nhưng vì nhà anh nghèo nên
gia đình nhà chồng ít cho em gái anh về thăm gia đình. Còn ông ấy đã chết trong
một lần uống rượu say trở về nhà bị té bất tỉnh trên đường, không ai thấy - nằm
lạnh cả đêm . Nghe xong lời thằng Út kể,
lòng anh bổng dấy lên chút ngậm ngùi cho thân phận con người trong vòng đời
ngắn ngủi.
Ngày hôm sau bà Sinh bảo cậu Út sang nhà hàng xóm chơi, còn lại một mình bà với Thụy. Bà muốn dược
trút hết nỗi lòng, những dằn vặt khổ đau, những bất hạnh mà bà đã âm thầm gánh
chịu từ thời con gái đã giấu kín bao năm nay. Bà biết, mai này – bà sẽ không
còn dịp để nói thêm gì với con trước khi quá trễ. Trước đây bà đã nghĩ bụng “ Sống
để dạ, chết mang theo”, nhưng lúc
này đã hoàn toàn khác xưa : Thụy đã khôn lớn, đang sống cách xa bà không còn
dịp gần gũi thêm nữa – nếu cứ im lặng để mặc Thụy dò đoán. rồi khổ đau, ray rức
suốt đời thì làm sao bà nhắm mắt cho yên được?
Giọng bà Sinh ráo hoảnh, tỉnh
táo khác thường :
- “… Hồi xưa khi còn là con gái mẹ cũng rất dễ
nhìn, nhưng nhà nghèo và bà ngoại con lại bỏ mẹ khi còn nhỏ để cuốn gói đi theo một người đàn ông giàu có
khác ở thị xã. Ông ngoại con buồn bã,
bất lực - suốt ngày uống rượu không ngó ngàng gì đến mẹ. Mẹ cứ như vậy
lớn lên không ai chăm sóc, vỗ về. Như một cây tre ngoài bờ buội. Mẹ thèm nghe
một lời an ủi, một vòng tay của ai đó ôm mẹ vào lòng. Nhưng đợi chờ mãi vẫn
không có ai, vì có ai muốn cưới một người như mẹ về làm vợ đâu? Khi ông ngoại
con say, mẹ hay trốn ra ngồi một mình bên bờ sông mà mơ tưởng, nghĩ ngợi. ..” Chợt bà Sinh quay lại nhìn Thụy - hỏi: “ Con có còn
nhớ ông Ba Ngà nuôi vịt ở bến sông không?. Ông thường hay cho con trứng vịt
ngày nào đó? ”.
Không đợi nghe câu trả lời của
anh, bà kể tiếp : “… Một đêm nọ, mẹ đang
ngồi bó gối bên bờ sông như mọi hôm để chờ giờ trở vê nhà ngủ thì ông ba Ngà lén ôm mẹ vào lòng từ phía sau. Một
thoáng hốt hoảng, và mẹ đã nhận ra ông ấy ngay. Mẹ biết ông đã có vợ con rồi, mẹ định kêu la lên
vùng vẫy để thoát khỏi vòng tay kia, nhưng ông ta đã bịt chặt miệng mẹ, và sự
cô đơn, sự thèm muốn, làm mẹ đã buông xuôi - không cho mẹ làm điều đó. Và từ đó
- cứ hằng đêm, mẹ lại lén đến bờ sông với ông ta. Như một thói quen không thể
dứt bỏ. Không thể thiếu thốn. Kết quả là mấy tháng sau đó mẹ mang thai con. Mẹ
sợ hãi, tìm gặp báo tin với ông ấy nhưng ông ấy dửng dưng rồi hăm dọa mẹ đủ điều. Mẹ quá sợ hãi nên đêm nào cũng lang thang ngoài bờ sông đến
khuya. Lúc ấy, mẹ muốn chết đi để không nghe lời đàm tiếu. cho khỏi nhục nhã
với bà con, làng xóm. Và Ba Sơn đã cứu sống mẹ, ba Sơn con cũng mồ côi, đang ở
bên kia sông một mình. Ba Sơn tìm đến với mẹ, nhưng không vô trách nhiệm, đã
sang gặp ông ngoại con xin cưới mẹ về làm vợ. Ông ngoại con đồng ý ngay,và bảy tháng sau con ra đời…” Thụy cắt ngang lời bà Sinh : “ Thì ra tôi
không phải là con ông ấy sao? “ Thụy
nhếch cười : “ Còn em gái của tôi thì
sao ? ”.
Bà Sinh cố nén cơn xúc động
như đang lên dâng lên – say sưa kể tiếp như sợ rằng mình sẽ không dịp nói được nữa :
- “… Ông Sơn rất yêu thương
mẹ, và con. Ông không để mẹ con mình phải thiếu thốn gì cả à, con còn nhớ lúc
con còn nhỏ không?” Thụy nghĩ thầm : “ Có lẽ mẹ anh nói đúng, anh nhớ lúc còn nhỏ
ông ấy rất yêu thương anh, hay cõng anh đi chơi khắp nơi, và không một lần nặng
lời, chứ đừng nói đến chuyện đánh mắng.” Thụy ôn tồn : “ Mẹ kể tiếp đi!”
- “ …Sau con, mẹ sinh thêm em
Thắm, nhà ta lúc đó sống hòa thuận và vui vẻ lắm tuy vẫn còn nghèo, con à!
Nhưng sự đời vẫn trớ trêu, oan nghiệt, không cho mẹ và gia đình ta êm ấm mãi,
lâu dài!. Không ngờ được, sai lầm của mẹ từ thời trẻ đã lấy đi của mẹ tất cả
những gì mình đang nắm giữ. Mẹ gặp lại ông Ba Ngà trong một lần đi chợ về, ông
ta chặn mẹ lại và bắt mẹ phải chìu theo
lòng tham đắm tối tăm của ông ta. Ông ta đã hăm dọa nếu mẹ không làm theo ý ông
- ông ta sẽ nói tất cả mọi chuyện cho ông Sơn và mọi người trong làng biết. Lúc
đó mẹ hốt hoảng, rất lo sợ mất đi hạnh
phúc của mình đang có, đành nhắm mắt làm theo. Cây kim trong bọc cũng có ngày lòi
ra, ba Sơn bắt gặp quả tang mẹ và ông Ba Ngà đang ở trong căn lều chăn vịt của
ông - không chịu nổi cơn sốc quá lớn, ba Sơn bỏ đi biệt. Ba ngày sau khi về lại
ông trở thành một con người hoàn toàn khác, nát rượu, cộc cằn, và bỏ bê mọi chuyện. Ông ta
muốn hành hạ mẹ. Giờ thì con hiểu sao ông ấy trả thù con và Hiền tàn nhẫn như
vậy rồi chứ?
Ngày nào con và em cũng bị
hành hạ, mẹ đau lòng lắm nhưng mẹ biết làm sao? Và khi ông có ý định đưa con và
em cho người khác mẹ đã yếu hèn, chỉ biết nghĩ đến mình mà không nghĩ đến các
con. Mẹ quá sợ ông ta, với lại mẹ nghĩ anh, em con sống khổ sở vậy giờ đi với
người ta có thể hai đứa sẽ sướng hơn, sẽ không còn ai đánh đập đến thâm tím
người mỗi ngày nữa…”
Bà Sinh bổng im bặt. Nhìn thẩn thờ ra sân. Sân
vắng. Nắng chói chang trên những cành cây không còn mầu tươi. Nó như cũng đang
héo dần như cuộc đời bà ở đây. Bà Sinh quay lại – dán cái nhìn chậm lên gương
mặt đờ đẩn, trống vắng của Thụy - đợi chờ
những lời trách móc, nguyền rủa. của anh.
Thụy yên lặng nhìn lại bà -
một lúc lâu – như để ghi nhận những nét khổ đau oan nghiệt đã hằn in lên đó bao
năm. Cuối cùng, Thụy uể oải đứng lên. bước ra cửa. Chợt anh ngoái đầu lại, nhìn bà Sinh
đang còn ngồi ủ rũ nơi chiếc
chỏng tre - nói : “ Tôi đi ra ngoài một lúc, mẹ với em cứ ăn cơm trước nhé ”.
Bà Sinh chợt cảm thấy lòng nhẹ tênh, không còn
chút vướng bận - bà vừa mừng vừa tủi khi
nghe Thụy gọi bà là mẹ . Tiếng
mẹ thật giản dị vậy mà bà đã luôn mong chờ từ nhiều năm qua với nỗi thắc
thỏm , đớn đau. Bà nghĩ đến Hiền - và
cảm thấy như vẫn còn một khối giá băng đang xâm chiếm trong lòng . Hiền của bà
giờ này đang ở đâu? Nó còn sống hay là đã chết thật rồi? . Những giọt nước mắt
lại lặng lẽ lăn dài trên khuôn mặt già nua xương xẩu của bà ...
Thằng Út mù chơi bên nhà hàng
xóm đã dò dẫm về ở sân. Bà nhìn thấy trên tay nó có một trái bắp nấu to. Bà vội
chạy ra đón con. Út mù giúi vào tay bà
trái bắp để dành: “ Bác Hai cho con, con
không ăn, mang về cho mẹ, con biết me mẹ thích ăn bắp nếp mà? ”. Bà Sinh nắm
chặt tay con. ôm choàng lấy nó, nước mắt rưng rưng …
Sáng sớm hôm sau Thụy về lại nhà cha, mẹ nuôi - anh muốn nói với mẹ
nhiều điều lắm, nhưng vẫn có một cái gì cứ nghèn nghẹn ở cổ. Anh chỉ tỉnh táo nói được mấy câu trước lúc
đeo xách lên vai : “ Sáng nay tôi về lại nhà, tôi hết thời gian xin được về
thăm quê rồi!.” Anh ngập ngừng : “ Rồi tôi sẽ tranh thủ về thăm mẹ, và thằng Út.
Lần sau về, tôi sẽ đem em theo lên thành phố, tìm cách chữa trị bệnh mắt cho nó
thử xem sao? ”. Không để bà Sinh kịp trả
lời – anh vội nói : “ Tôi gởi mẹ một ít tiền để nuôi em , mẹ hãy cầm tạm – đây
là đồng tiền mồ hôi của tôi! ”. Anh nhét vào tay bà Sinh xấp tiền và vội vã
quay đi như cố nén không muốn nhìn lại
dòng nước mắt tuôn ra từ đôi mắt đã đỏ hoe của bà. Ra khỏi ngỏ, đi được một
đoạn, anh lại quay vào sân - nói rõ to : “ Bà hãy giữ sức khỏe, đừng buồn nữa,
tôi sẽ đăng báo tìm em, bà phải sống để chờ ngày gặp lại nó chứ? ”
Truyện hay.
Trả lờiXóaCảm ơn bạn đã vào đọc và động viên! Chúc bạn sức khoẻ!
Trả lờiXóaTruyện ghi lại một cảnh đời thật đau lòng, thật quá bất hạnh! Đúng cuộc đời là bể khổ!Nhưng, các nhân vật vẫn hết lòng sống & vượt qua - đẻ dần tìm thấy hy vọng...Chúc mừng MN! Chia vui cùng huongquenha ! MVL
Trả lờiXóaEm cảm ơn anh luôn quan tâm đến HQN. Rất mong những đóng góp của anh.Chúc anh sức khoẻ!
Trả lờiXóaMinh Nguyệt rất vui khi đọc được truyện ngắn của em ở trang nhà. Em cảm ơn anh nhiều. Chúc trang nhà luôn ăn nên làm ra anh nhé.
Trả lờiXóaChòa Minh Nguyệt, mình cũng rất mong như vậy.Luôn nhớ HQN Nguyệt nhé!Chúc sức khỏe!
Trả lờiXóa