Chị
Tuyết về thăm quê có chở theo Diễm. Lúc ấy, Diệu Huệ đang ngồi chuyện trò với bà Sáu Minh ở võng - còn Vượng đang ngồi ở chiếc ghế dựa cạnh cửa sổ gần một đầu võng. Nhìn qua ô cửa, Vượng thấy xe của chị Tuyết đang chạy bên kia bờ rào hoa Lài…
- Mẹ,
chị
Tuyết về. Vượng thốt lên.
Diệu Huệ cũng vừa đứng dậy: “Thưa bác, cháu về kẻo Sư bà trông!”
– “Ở lại chơi một lát nữa, cháu!” Bà
Sáu Minh nhìn Diệu
Huệ, cười thân tình.
- Em cứ ngồi chơi một tí đã. Vượng nói, nhưng thầm nghĩ, có lẽ nên để cho cô ấy về để đỡ áy náy lúc có mặt chị Tuyết, lại có cả Diễm nữa.
Cách nay gần một tháng, chị Tuyết có về thăm Sư bà với túi xách hoa quả lớn. Chị ở lại lâu bên Sư bà - điều này có vẻ khác với lệ thường. Không rõ chị đã tâm sự những gì với Sư bà, nhưng sau đó, Sư bà nhìn Diệu Huệ với ánh mắt chứa chan thương cảm. Chắc chắn Sư bà sẽ không bao giờ nói gì cho Diệu Huệ biết, vì bà luôn luôn tôn trọng nguyên tắc đã có lần dạy bảo chúng đệ tử “Không nên soi
mói, dòm ngó chuyện của người khác - hãy quan
sát, nhìn vào mình…”. Tuy vậy,
Diệu
Huệ lại có được linh cảm. Từ dạo đó, nàng ít muốn chạm mặt với chị Tuyết. Giác quan thứ sau có lẽ đã mách bảo với nàng điều gì chẳng lành ư? Sự nhạy cảm của một người con gái thuần khiết như Diệu Huệ cho thấy có lẽ nàng đã đúng…
Vượng ra sân đón chị và Diễm.
Anh cười: “Trông chị hôm nay có vẻ
khang khác…”
- Chị thấy có khác gì đâu nào? Tuyết đáp, cúi xuống nhìn lại bộ áo quần như thể để tìm kiếm sự khác lạ nào đó đã khiến chị trở nên “mới” hơn.
- Chị
không tự nhận biết được đâu. Vượng nhìn Diễm, cười: “Có phải vậy không Diễm?” Vượng nói lơ đãng: “Người
ta thường ít khi tự
biết chính xác về
mình nếu không chịu
khó…”
Mẹ Vượng vẫn không được vui khi gặp lại chị Tuyết. Có lẽ nỗi buồn tủi cứ còn dai dẳng trong lòng bà. Những việc làm, cử chỉ, lời nói sơ suất - dầu nhỏ, vẫn thường làm tổn thương người già rất sâu đậm. Có lẽ tâm hồn của họ đã trở lại như trang giấy trắng thời còn thơ trẻ? Vượng có lần nghe Sư bà Tuệ Nguyên nhắc “Tâm tính của tuổi già giống như tâm tính của con nít - nhạy cảm, hay hờn lẫy, vụng về… Người ta thường nói “Già sanh tật, đất sanh cỏ” là
do phán đoán chủ
quan, chưa
hiểu hết những cái “tật” đó thôi!”
Vượng gắng giữ vẻ thản nhiên, tỉnh bơ nói cười để mong khỏa lấp phần nào sự im lặng, bùi ngùi của mẹ. Anh muốn chị Tuyết có dịp gần gũi mẹ hơn để chuộc lại lỗi lầm cũ. Quay về phía Diễm, anh nói: “Em có muốn xem mấy
chậu hoa hồng
nhung của anh vừa trổ hoa không?”
- Anh lại học thêm “nghề” trồng
hoa nữa
sao?
- Trồng
hoa là một
cái thú… Ở quê,
ngoài đọc
sách và trồng
hoa - em bảo
anh giải
khuây bằng
cái gì? Vượng
cười
thoải
mái, chẳng
lẽ
chui vào các quán để
hát karaoke lè nhè tối
ngày ngoài khu phố chợ?
Ra đến khu vườn, Diễm hỏi mấy chậu hồng nhung đâu - anh cười: “Phỉnh em ra vườn chơi thôi, chứ mấy chậu
hồng nhung chưa
có chậu nào ra hoa cả,
bởi vì anh mới
trồng…”
Nhìn lên mắt Diễm - Vượng hỏi:
- Sao lâu quá vậy,
cô giáo?
- Anh nói cái gì lâu? Diễm cười.
- Thiệp hồng ấy mà, còn giả bộ với anh làm gì?
Diễm nghĩ có lẽ Vượng đã nghe chị Tuyết hay ai đó nói về chuyện gia đình ông Thắng Đạt muốn cậu con trai cầu hôn với nàng - Diễm cười buồn: “Chuyện của
người lớn, em chưa hề biết…”
- Nếu
em “biết” được thì sao?
- Chuyện
ông Thắng
Đạt
ma mãnh làm “thua lỗ” công ty của nhà nước đến giải thể để rồi được về hưu non, lập công ty riêng khai trương rùm beng, lấy tên mình và tên con dựng bảng hiệu ở thị xã ai mà không biết…
- Nhưng
cậu Đạt bây giờ là giám đốc rồi…
Giọng Diễm trở nên giận dỗi gay gắt bất chợt: “Anh đánh giá em như vậy sao?”
Vượng thấy mình có lỗi. Gương mặt sa sầm u tối của Diễm, giọng nói bất bình hiếm thấy ở nàng đã khiến Vượng bồi hồi, khó xử. Anh biết mình đã chạm đến nỗi đau của Diễm một cách vô cớ. Anh tin là nàng sẽ khác với suy nghĩ toan tính của mẹ từ sự khác biệt bên ngoài: Diễm giản dị, có chút biếng trễ lùi xùi trong cách ăn mặc so với mẹ nàng luôn son phấn, với bao áo quần model kiểu mới.
Anh cầm lấy tay Diễm: “Anh xin lỗi, anh vô tình…”
Nước mắt Diễm bắt đầu chảy ràn rụa trên hai gò má nhợt nhạt…
Sau lần gặp lại Thảo Phương ở Quy Nhơn trong chuyến nàng theo đoàn tham quan
ghé lại,
Thảo
Phương
gọi
điện thoại cho anh đều đặn. Nàng bảo nàng không muốn viết thư vì muốn nghe giọng của Vượng. Muốn được anh trả lời ngay những câu hỏi, những thắc mắc - hay vỗ về an ủi nàng như thuở còn ở Sài Gòn, bởi vì xa anh, nàng rất cô đơn. Sống
cạnh
cha mẹ
(chỉ lo
bay nhảy
áp phe) và người
anh cả
(chỉ lo
chạy
theo những
cuộc
tình) nàng rất đỗi buồn chán. Thậm chí, nàng bảo: “Em có nằm chết cứng trong
phòng riêng cũng chẳng ai hay!” Giọng nàng da diết.
Nghe Thảo Phương tâm sự, có lúc thật khẩn thiết, Vượng cũng vẫn cảm thấy nàng còn xa cách mình. Đời sống quá sung túc đến dư thừa của nàng từ nhỏ đã tạo cho Thảo Phương tính dễ nóng giận, dễ buồn chán, và có lẽ cũng sẽ dễ đổi thay trước nghịch cảnh. Mà cuộc đời của anh từ nhỏ (nhất là lúc ba anh mất) đã là con đường gian nan. Gập ghềnh. Với đôi chân son bé bỏng ấy, Thảo Phương có bước nổi cùng anh cho đến hết con đường? Vượng cảm thấy Thanh có lý khi viết cho anh: “Mày hãy dẹp bỏ bớt cái tính lý tưởng,
mơ mộng đi - rồi mày sẽ
thấy được nhiều thứ…” Chưa được ba năm rời Sài Gòn,
sống
xa cái ánh sáng chói chang đầy mầu sắc ấy; Vượng đã có lúc tự cười lấy mình: “Ôi! cái thời sinh viên nghèo khó nhưng sao tuyệt
vời đến thế!. Mắt
không thấy chông gai, tai chẳng nghe sấm
sét - chỉ có một
đường bước
tới…”
Giọng Thảo Phương vang lên: “Anh có nghe em nói không?”
- Có. Anh cười –
Có nghe…
- Nghe sao anh không trả lời
em, không nói gì?
- Anh đang suy nghĩ… Có lẽ em nên chọn một người bạn ở Sài Gòn
cùng cảnh
ngộ để chia sẻ… Anh đang ở xa em, bị cột vào cái “thời khóa biểu” của đời sống, anh có thể làm gì được cho em bây giờ?
- Anh không thể vứt bỏ cái “thời khóa biểu” nhàm
chán ấy để vào với em được sao?
“Vứt bỏ
cái thời khóa biểu
nhàm chán” - Thảo
Phương
có ý lạ,
nhưng
xem ra chưa
thực tế, chưa thật sự hiểu anh. Đâu phải nói “vứt bỏ” là vứt bỏ được ngay. Vào Sài Gòn sẽ sống như thế nào? Liệu nàng có còn mãi yêu anh?
Vượng
liều
lĩnh nói:
- Vậy
em hãy “vứt bỏ cái thời khóa biểu
nhàm chán” ấy để về quê sống với anh nhé!
Thảo Phương không đáp. Nàng cúp máy.
Tốt nghiệp Đại học Kinh tế, ra trường được vào làm ngay ở công ty sản xuất bột giặt, mỹ phẩm (mà mẹ nàng có chân trong hội đồng quản trị) ở giữa thành phố, Thảo Phương còn cảm thấy buồn chán. Vậy tình yêu của anh, có thể đem lại niềm vui và hạnh phúc cho nàng thực sự chăng? Câu trả lời còn ở phía trước, mà hình như Thảo Phương chưa từng đụng chạm tới! Nàng nói liên miên về mình - có lúc cuộc điện đàm kéo dài hơn nửa tiếng! Có lẽ nàng thương yêu nàng hơn…
Một hôm, Vượng chủ động gọi cho Thảo Phương: “A lô, em đó à? Em đang ở đâu vậy?”
- Em đang dự tiệc sinh nhật của nhỏ Hoàng Nhân. Anh còn nhớ con nhỏ học bên trường Dược không?
- À, nhớ,
nhớ… Có
phải
cô bé bị cận hai diop mà mắc cỡ không đeo kính bị đụng vào đuôi xe tải phải không?
- Đúng rồi!
Bạn
chí thân của
em đấy.
- Em sướng
nhỉ!
Có bạn
chí thân bên cạnh
là diễm
phúc rồi.
- Anh gọi
cho em có việc
gì?
- Không có chuyện
gì cả,
chỉ vì
anh buồn.
Giá có em ở
đây nhỉ?
- Anh cứ tưởng tượng có em bên cạnh là được rồi!
- Anh dở tưởng tượng lắm! Vượng bật cười – Làm bác sĩ mà cứ tưởng tượng thì chết thiên hạ hết còn gì? Nếu anh là nhà thơ thì hay biết mấy…
- Sao anh không chịu
làm thơ đi?
- Cho ai đọc?
- Cho em
đọc đủ rồi.
- Có người nói, ra khỏi nhà là đụng phải “nhà
thơ” rồi; anh ngại đụng đầu quý nhà thơ ấy lắm.
- Em xin
stop nhé! Tối về nhà,
em sẽ gọi lại cho anh nha…
Chị
Tuyết
là người
phản đối trước tiên cuộc tình giữa Vượng và Diệu Huệ khi biết anh ngày càng gần gũi, quyến luyến nàng. Bà Sáu Minh chỉ im lặng. Sư bà Tuệ Nguyên chỉ mỉm cười. Bênh vực cho Vượng chỉ có chị Mai, nhưng lại là người ít nói, không miệng lưỡi lý luận như chị mình.
Chị Tuyết nói với Vượng:
- Chị
không thể hiểu nổi tại sao em lại yêu thương một cô gái sa cơ thất thế như vậy? Công lao ăn học khó khổ của em chỉ để cưới một cô vợ học chưa hết lớp 12 hay sao?
Như mọi lần, Vượng đứng dậy, bỏ ra sau vườn. Lát sau, anh trở vào, giọng ôn tồn: “Chị có thể nói gì em cũng được, nhưng
xin chị đừng đụng chạm
tới sự bất hạnh của người
khác.”
- Cậu bênh vực cho con bé ấy à?
- Không
phải bênh vực, nhưng là sự công bình, là đạo lý làm người…
- Cậu không cần lên giọng dạy đạo lý với tôi, ai đã cưu mang cậu, lo
cho cậu nên người? Cậu
không nghĩ đến
những
người
khác hay sao?
Bà Sáu Minh bước đến gần chỗ Tuyết như muốn chặn lại những lý lẽ kể lể đau lòng mà Tuyết có thể ngồi nói rỉ rả cả buổi không hết. Giọng bà buồn buồn: “Thôi, đủ rồi! Chị em không nên bất
hòa như thế. Việc vợ chồng đều
do duyên số nhân duyên đưa đẩy quyết định chứ có ai muốn
hay không muốn mà được đâu?”
Vượng lại bỏ ra sau vườn.
Chị Tuyết ấm ức, cười khẩy: “Can ngăn không nghe, để rồi khổ cả đời cho biết
mùi…”
Đêm hôm ấy, sau thời kinh buổi tối, khi các ngọn đèn trong chánh điện đều tắt, đến giờ ngủ - Diệu Huệ bỗng cảm thấy mệt lã, đầu hơi choáng, tê buốt. Cơn choáng kéo dài, đồng thời với nhịp đập trong lồng ngực nặng nhọc, đau thắt, khó thở. Nàng vịn hai tay qua vai Diệu Lệ lê bước vào phòng. Vừa ngồi xuống chiếu thì Diệu Huệ ói mửa thốc tháo, ngã lăn ra giường. Diệu Lệ chạy lên phòng Sư bà Tuệ Nguyên. Các cô chú ở dãy phòng kế bên đều dồn về phòng Diệu Huệ. Không ai bảo ai, họ đều lâm râm đọc kinh.
Sư bà đã có mặt. Bà dạy Diệu Lệ sang mời Vượng sau khi áp bàn tay lên vầng trán nguội lạnh của Diệu Huệ:
“Nam
mô A Di Đà Phật!” Bà thốt lên trong nỗi bàng hoàng.
Vượng nắm cổ tay Diệu Huệ, sờ lên trán - lặng lẽ đặt ống nghe lên giữa ngực.
- Thế
nào, cháu? Sư bà
lên tiếng.
- Có lẽ đã
muộn!
Vượng
bần
thần,
thở
dài. Ngoài trạm của cháu không có bình oxy,
không có máy trợ
tim…
Anh thò tay vào túi
áo pyjamas lôi ra chiếc
điện
thoại
di động SamSung của Thảo Phương tặng hôm gặp lại ở Quy Nhơn - bấm số…
Một giờ sau chiếc xe cấp cứu của bệnh viện huyện mới hú còi chạy vào cổng chùa. Người bác sĩ trực và cô y tá vội vàng bật cửa, khệ nệ khiêng bình oxy và túi
xách dụng
cụ,
thuốc
men lên phòng…
Diệu Huệ vẫn nằm im lìm. Hôn mê. Sự cố gắng xoa bóp hô hấp nhân tạo của Vượng
không đem lại kết quả gì. Diệu Huệ được cho
thở oxy. Máy trợ tim đặt giữa ngực.
Vị bác sĩ trực nhìn Vượng giây lâu - ánh mắt của họ âm thầm nói chuyện.
Sư bà Tuệ Nguyên ngồi ở chiếc ghế dựa phía đầu giường, nhìn chăm chăm lên khuôn mặt nhợt nhạt đờ đẫn của Diệu Huệ - rồi thoáng nhìn Vượng: “Có cần đưa về bệnh viện tỉnh không cháu?”
Bác sĩ trực đang cúi nhìn xuống chiếc máy trợ tim rồi nhìn lên đồng hồ bình oxy, thong thả đáp thay Vượng: “Thưa Sư bà, có lẽ không cần thiết…”
Quả tim của Diệu Huệ đã ngừng đập sau mấy lần giật thót người lên. Oxy không vào được trong buồng phổi. Nàng đã ra đi vào lúc 3
giờ
30’ sáng - đúng giờ
khai kinh buổi sớm thường ngày.
Đưa vị bác sĩ và cô y tá trực lên xe trở về bệnh viện - Vượng cũng đi thẳng về nhà. Anh đến ngồi trên chiếc ghế đá thường ngồi mỗi buổi sớm mai, nhưng không gian im vắng, lạnh buốt.
Từ phía ngôi chùa bỗng vang lên hồi chuông trống dồn dập, khẩn thiết - và lại rền vang tiếng niệm kinh như lời thiết tha đưa tiễn ngậm ngùi…
Vượng đứng lên, đếm bước loanh quanh trong khoảng sân mờ nhạt ánh sáng; lòng se thắt buồn. Anh nói thầm cho mình nghe: “Vậy
là em đã ra đi - đã rũ bỏ mọi thứ;
đời người
thật chỉ
dài trong một hơi
thở…”
Tiếng chim chuyền cành bỗng vọng lại ríu rít, trong trẻo khiến Vượng đứng khựng lại ngơ ngác quay nhìn về phía hàng cây bạc hà. “Tiếng chim vẫn nồng
ấm còn đây, mà người
thì đã vĩnh viễn xa ta…” Vượng thì thầm… (Hết chương 2)
M.V.L
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét