|
Nhà thơ Mạc Tường - Hội VHNT Bình Định |
Tôi
quen nhà thơ Mạc Tường trên mạng xã hội, có duyên gặp anh nhân một dịp ghé thăm thành
phố biển Quy Nhơn cùng
nhà thơ Thanh Xuân. May mắn hơn, tôi
được anh tặng tập thơ
“Lạy trời
mưa xuống”. Khi ánh mắt tôi dừng lại ở tác phẩm “Nhớ mẹ”, một cảm giác buâng
khuâng khó tả, tôi như lịm đi mặc cho dòng cảm xúc cứ thế tràn ra đến bất tận. Từng chữ, từng câu trong tác
phẩm của anh như sợi dây vô hình
trói chặt trái tim tôi.
“Mẹ là nắng ấm ngày đông
Là
cơn mưa hạ dịu lòng đất khô”
Mẹ là đề tài muôn thuở của thi ca, nhạc họa. Tuy không mới nhưng qua cảm nhận của nhà thơ Mạc Tường, hình ảnh người mẹ đã được nâng tầm Cửu Phẩm. Với lời thơ mộc mạc, giản dị nhưng ẩn chứa một biển cả xúc cảm của đứa con nhớ mẹ đến vô bờ. Mở đầu bài thơ tác
giả đã sử dụng hình ảnh so sánh “Mẹ - nắng ấm ngày đông”. Là
đứa con xa quê,
tôi luôn cảm nhận sâu sắc sự thiếu vắng tình thương, hơi ấm của mẹ trong đời, lòng luôn
mong mỏi phút giây được xà vào lòng mẹ để được vỗ về, yêu thương. Và
thật sự kinh ngạc với cảm nhận vô cùng tinh tế của anh “Mẹ là nắng ấm ngày đông”.
Nắng ấm là hình ảnh hạnh phúc mà muôn
người trông đợi, thể hiện sự ấm no, sum vầy. Nó còn là sự may mắn, gần gũi với mỗi một người chúng ta. Còn
điều gì tốt đẹp hơn để
có thể so sánh cùng mẹ. Tuy nhiên tác
giả lại đặt nắng ấm vào ngày đông
thì nắng ấm ấy càng quý giá
biết bao, đáng trân
trọng biết bao! Thật vậy, định mệnh mỗi chúng ta được sinh ra, được yêu thương, chăm
sóc, được nhận hơi ấm thiêng liêng từng phút, từng giây bên mẹ hiền yêu dấu. Tôi thật tâm chia sẻ mất mát lớn lao với những ai không còn
mẹ trên đời.
Chưa dừng lại ở “nắng ấm ngày đông”,
tác giả lại đưa ra thêm
hình ảnh “cơn mưa
hạ”, “đồng lúa”, “nương ngô”
để so sánh với mẹ.
Những hình ảnh mộc mạc, đời thường nhưng qua cách
sắp xếp tinh tế, tác giả đã xây nên một hình tượng mẹ đầy yêu thương, gần gũi và vô cùng
quan trọng trong cuộc đời chúng ta.
Nếu như ca dao có
câu: “Công
cha như núi
Thái sơn/Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”, hay:
“Công cha đức mẹ cao dày/Cưu mang trứng nước những ngày ngây thơ”
để nói về công lao to lớn của
cha mẹ thì với Mạc Tường, công lao to
lớn ấy được thể hiện rõ ràng, cụ thể và sắc nét hơn:
“Mẹ là nắng ấm ngày đông
Là
cơn mưa hạ dịu lòng đất khô
Mẹ là đồng lúa, nương ngô
Nuôi
con khôn lớn giang hồ rong chơi”.
Tác
giả chia sẻ: "Trong
bài thơ này
anh cứ ám ảnh mình là người vô dụng, chẳng làm được gì để đền đáp ít nhiều cho mẹ mình. Vì thế anh viết câu: Nuôi con
khôn lớn giang hồ rong chơi". Xưa nay nước vẫn luôn xuôi
dòng, và cha mẹ truyền đời chăm lo cho
con cháu. Cái từ "giang hồ" sử dụng ở đây không hề thô một chút nào, mà
nó còn làm nổi bật thêm sự khiêm nhường và lòng hiếu thuận của tác giả. Tác giả tự nhận mình vô dụng, tác giả tự nhận mình yếu kém khi chẳng làm được việc gì đó thật lớn lao để đền đáp công ơn của mẹ. Công ơn cha mẹ như trời biển, chúng ta làm
sao trả cho hết đây?! Nhưng tác
giả vẫn luôn ám ảnh, canh cánh
bên lòng. Nghĩa là sự
hiếu thuận đã đạt đến mức phi thường, thoát tục!
Bốn câu thơ tiếp, tác giả viết:
“Mẹ là suối lệ tuôn rơi
Khi
con vấp ngã cuộc đời quây lưng
Mẹ là hạt muối, lát gừng
Cùng
cha lặn lội cuối rừng đầu non”
Phải là một người con vô cùng có
hiếu thì tác giả mới có một ánh nhìn tinh
tế đến thế: “Mẹ là suối lệ tuôn rơi/ Khi con vấp ngã cuộc đời quây lưng”.
Chỉ có mẹ mới là tình yêu
duy nhất, chỉ có mẹ mới là sự quan tâm trong
suốt, chỉ có mẹ mới buồn trước nỗi buồn của đứa con khờ. Mẹ còn là người bạn, là hành
trang, là chiếc gậy cùng cha băng
non vượt suối, là hạt muối, lát gừng trong những lúc gian lao.
Chỉ bằng hình ảnh so sánh “Mẹ - hạt muối, lát gừng”, tác giả đã cho ta thấy một gia đình êm ấm, hạnh phúc, vợ chồng hòa thuận, sẻ chia, mẹ hiền con thảo. Thật hạnh phúc biết bao! Để rồi: “Bây giờ mẹ đã không
còn/Cõi xa mẹ nghỉ có tròn giấc mơ?”
Ôi thôi, gia đình hạnh phúc nay còn
đâu? Mộ mẹ đã rêu phong,
khói hương nghi ngút
kia liệu có lấp đầy khoảng trống mênh mông
trong lòng tác giả?
Như chết lặng trong trong nỗi niềm nhớ mong bất tận nhưng tác
giả vẫn không quên
quan tâm đến người mẹ đã đi thật xa đến thế giới bên kia, liệu ở bên ấy mẹ “có tròn giấc mơ?”
Trong tác phẩm “Mẹ
ơi”,
tác giả cũng viết:
“Tìm
đâu ngày ấy bây giờ
Đêm
nằm gặp mẹ trong mơ
Mẹ ơi! Muôn
trùng xa lắc
Trăm
năm con vẫn đợi chờ.”
Dẫu biết là ảo vọng, nhưng sao con có
thể quên mẹ, quên đi hình
bóng thiêng liêng, quên đi câu ru hời thân thương năm tháng.
Bất chợt dòng cảm xúc lại dâng tràn:
“Chiều nay nhang khói
bơ thờ
Rưng rưng nhớ mẹ câu thơ chạnh buồn.”
Một nỗi nhớ vô hình nhưng tha thiết, tác giả đứng đó ngẩn ngơ một cách lạ kì, dường như dòng
hoài niệm đang ùa về để
chiếm lĩnh mọi ý niệm của lý trí. Giờ đây, tác giả chỉ là một đứa trẻ thơ trước mộ mẹ, buồn quá chừng, vô vọng quá chừng! Dường như trong tâm
tưởng vừa cất lên tiếng gọi: "Mẹ ơi, mẹ ơi..." nhưng đáp
trả chỉ là tiếng mây khói mơ hồ mà có lắng lòng thì
chúng ta mới nghe nổi.
Với Mạc Tường thơ là
một bức tranh huyền ảo với một chuỗi hình ảnh thật. Lời thơ bình
dị nhưng tinh tế và giàu cảm xúc, in đậm tính nhân văn
sâu sắc. Anh không làm
hổ danh cái nôi
văn hóa Bình Định – vùng đất linh hội, anh hùng!
Chuyên
mục “Trang thơ chủ nhật Hương Quê
Nhà” tuần này xin trân trọng giới thiệu cùng quý bạn đọc,
bạn viết chùm thơ "Mẹ là hạt muối”
của nhà thơ Mạc Tường!
V.N.L
NHỚ MẸ
Mẹ là nắng ấm ngày đông
Là
cơn mưa hạ dịu lòng đất khô
Mẹ là đồng lúa, nương ngô
Nuôi
con khôn lớn giang hồ rong chơi
Mẹ là suối lệ tuôn rơi
Khi
con vấp ngã cuộc đời quây lưng
Mẹ là hạt muối, lát gừng
Cùng
cha lặn lội cuối rừng đầu non
Bây
giờ mẹ đã không còn
Cõi
xa mẹ nghỉ có tròn giấc mơ?
Chiều nay nhang khói
bơ thờ
Rưng rưng nhớ mẹ câu thơ chạnh buồn.
MẸ ƠI
Liêu
xiêu quanh gánh đường
xa
Nuôi
con mơ giấc ngọc ngà
Mẹ ơi! Làm
sao đền đáp
Bao
nhiêu chăng nữa vẫn là…
Ngậm ngùi mẹ tiễn con đi
Câu
kinh đêm trắng thầm thì
Mẹ ơi! Chân
trời góc bể
Mai
về mỏi cánh thiên di
Đong
đưa câu
hát à ơi
Ru
con, ru mãi một đời
Mẹ ơi! Sao buồn đến thế
Khẽ khàng chiếc lá thu rơi
Tìm
đâu ngày ấy bây giờ
Đêm
nằm gặp mẹ trong mơ
Mẹ ơi! Muôn
trùng xa lắc
Trăm
năm con vẫn đợi chờ.
NHỚ HÀN MẠC TỬ
Quy
Hòa vương mảnh trăng treo
Tiếng anh rao vọng cuối đèo mênh mang
Dội về buốt cõi nhân gian
Ai
mua mà bán trăng vàng hỡi
anh!
Tình
duyên người dứt không đành
Thì
thôi trăng mãi vướng cành liễu xưa.
M.T
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét