Thường thì nhà văn, nhà thơ mới
xây dựng một câu chuyện có ý nghĩa, mới bày tỏ cảm xúc chân tình của mình về
con người trong xã hội. Còn nhà giáo trực tiếp cầm phấn đứng trên búc giảng
truyền lại những kiến thức đã có trong sách vở cho học sinh không những thế mà
còn : “… vì lợi ích trăm năm trồng người”, cái ý nghĩa ấy vô cùng lớn lao với
nhưng ai tâm huyết với nghề của mình. Nên khi đọc “ Niềm tin của tôi ” của Nguyễn Thị Bình cứ đọng lại
trong tôi tình thầy trò sâu đậm, là chỗ dựa vững chắc của một tâm hồn trẻ thơ
mà hình hài không nguyên vẹn.
Bài thơ không dài lắm, thể tự do ngắt
dòng theo mạch cảm xúc của
cô Bình, giáo viên mỹ thuật trường Tiểu học Huỳnh Ngọc Huệ, Đà Nẵng:
NIỀM
TIN CỦA TÔI (*)
Tặng em Phạm
Tiến Đạt và tất cả học sinh khuyết tật
học hòa nhập.
Em không nguyên vẹn
Đôi chân chưa một lần chạm đất
Vẫn khát khao đến trường
Bằng đôi tay bố mẹ yêu thương.
Giờ ra chơi
Nhìn chúng bạn vui cười chạy nhảy
Em ngồi buồn
Ánh mắt bớt thơ ngây.
Giờ học vẽ
Em mừng vui
Khuôn mặt rạng ngời
Bức tranh em:
Bầu trời xanh có đàn chim bay lượn
Hoa nở rộn ràng muôn sắc muôn hương
Có ước mơ bình thường mà cháy bỏng .
Và tôi thấy :
Có - tuổi - thơ - không - bình - yên trong ấy
Tim tôi rơm rớm nhói đau
Vững vàng lên em nhé!
Ngày mai
Hạnh phúc sẽ mỉm cười
Rạng rỡ những niềm
vui
Em sẽ là người hữu ích.
Chúng ta có thể hình dung một
bạn học sinh tiểu học ngồi trên
chiếc xe lăn, hay đi đôi nạn gỗ, hay được bố mẹ chở xe máy ,…rồi vào lớp .Tất
cả yếu ớt lắm, luôn nhờ cậy người thân trong gia đình, bạn bè ,…Em học sinh ở
bài thơ trên được cô giáo gợi tả :
Em không nguyên vẹn / Đôi chân chưa
một lần chạm đất /
Vẫn khát khao đến trường / Bằng đôi
tay bố mẹ yêu thương /
Em vẫn là người có đôi chân chưa một
lần chạm đất! Tủi thân, xót xa cho em quá! Nguyên nhân có phải từ trong bào
thai mẹ, hay sinh ra rồi bị sốt đau, hay bị tai nạn,…để dẫn đến thương tật một
đời?!... Bao năm em chưa đứng lên được như người bình thường dùng đôi chân đứng
lên trên mặt đất, để cùng mọi người bước đi cho hết cuộc đời mình. Với một tâm
hồn trong sáng, em khao khát tung
tăng nô đùa với các bạn cùng tuổi, cùng lớp mà đâu có được! Sao ước mơ xa xôi quá, vẫn chưa là người
lớn:
Giờ ra chơi / Nhìn chúng bạn vui cười
chạy nhảy /
Em ngồi buồn / Ánh mắt bớt thơ ngây
Tuổi thơ không được vui chơi còn gì
tuổi thơ nữa. Có lẽ, giờ vào lớp công bằng hơn, thú vị hơn:
Giờ học vẽ / Em mừng vui / Khuôn mặt
rạng ngời.
Đọc đến đây tôi thầm cảm ơn cô giáo.
Có cô, em có cả bầu trời xanh, có đàn chim bay lượn, có hoa nở rộn ràng khoe sắc tỏa hương. Chính nhờ
cô, em mới có cảm hứng sáng tạo, em bộc lộ tài năng. Biết rằng trời xanh kia là
muôn thuở, cánh chim không bao giờ ngừng
bay, hoa luôn tỏa sắc hương. Tất cả quanh em rộn ràng sinh sôi, sinh sôi mãi.
Tất cả thật gần gũi thân thương biết chừng nào sao tầm tay em không thể vói
tới. Ước mơ em khao khát cháy bỏng. Để rồi:
Và tôi thấy:
Có-tuổi- thơ-không- bình -yên trong ấy
Cả câu thơ được gạch nối liên kết từng
tiếng “có –tuổi – thơ –không –bình –yên trong
ấy” nghe the thắt quặn lòng. Có lẽ cô giáo có quyền cảm nhận theo chủ quan hoặc
khách quan đi chăng nữa thì số phận con người thay đổi hay không?! Cô yêu người nên yêu nghề,
chăm chút nghề dạy học là chăm chút học
sinh mình. Vốn trái tim nhạy cảm, cô rơm rớm nhói đau vì tạo hóa bất công! Đồng
cảm, sẻ chia, giúp đỡ là
việc làm nhân hậu giữa người với người. Hình ảnh cô giáo ở trường là người mẹ
thứ hai mở rộng vòng tay, tấm lòng nâng đôi cánh tuổi thơ bay lên giữa bầu trời
bình yên cho em niềm tin trong cuộc sống:
Vững
vàng lên em nhé! / Ngày mai /Hạnh phúc sẽ mỉm cười /
Rạng rỡ những niềm vui / Em sẽ là
người hữu ích /
Bài thơ “Niềm tin của tôi”
là tiếng nói lương tâm của một nhà giáo cháy bỏng lòng yêu thương học sinh hết
mực, là vẻ đẹp nguồn cội về tấm gương người thầy trên bục giảng dành trọn tấm
lòng trang trải những tâm tư như thể phép màu động viên, khích lệ: Hãy tựa vào
cô đây, đôi chân em sẽ vững vàng tiếp bước! Bầu trời là của chung em ạ! Bài thơ
còn là bức thông điệp gởi đến chúng ta hãy vì cuộc sống cộng đồng luôn quan tâm
chia sẻ nhiều hơn nữa!...
15.04.2010
Nguyễn Thị Phụng
____________
(*) Trích Tấm lòng Nhà giáo
tập X( NXB Giáo Dục, 2010)
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét